K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 6 2019

Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạp phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiều hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.

Dàn ý cho bạn:

1. Mở bài: 

- Dẫn dắt giới thiệu về vấn đề nghiện game online hiện nay.

2. Thân bài:

Giải thích:

- Game online đánh vào tâm lý ham mê những điều mới lạ của giới trẻ và luôn tạo một sức hấp dẫn khó cưỡng lại đối với mọi người chơi. 

- Nghiện game được định nghĩa là tình trạng không thể kiểm soát cảm giác thèm chơi game, chơi liên tục đến mức lệ thuộc vào game và ngày càng cô lập bản thân với gia đình, bạn bè và xã hội.

Biểu hiện:

- Không quan tâm đến những công việc khác ngoài game, người nghiện game bỏ bê những mối quan hệ xung quanh như gia đình và bạn bè. Việc học tập, làm việc trì trệ, không được tiến hành.

- Cảm xúc bất ổn: khi chơi game, người nghiện game sẽ có trạng thái kích thích, hưng phấn khi chơi và thất vọng nếu thua một ván game. Cảm xúc tiêu cực quá nhiều dễ sinh ra tâm lý bất mãn, bạo lực với mọi thứ xung quanh.

- Rối loạn tâm thần vận động: hoạt động chậm chạp, lờ đờ khi tiếp xúc với thực tế.

- Sức khỏe kiệt quệ vì ngồi chơi game trong thời gian dài.

Tác hại:

- Dù có tác dụng giúp chúng ta giải trí sau những giờ học căng thẳng nhưng nó cũng gián tiếp gây ra một vài vấn đề : 

+ Thành tích học tập của những học sinh nghiện game sụt giảm nghiêm trọng. 

+ Nhiều em vì nghiện game mà đi vào con đường tội lỗi như ăn cắp vặt, trộm tiền của bố mẹ và bạn bè để nạp vào game 

+ Khi ngồi trước màn hình quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực và cả tinh thần của các em. 

+ Nhiều học sinh quá đắm chìm vào game mà quên mất cuộc sống ở thực tại, buông thả bản thân hoặc nhầm lẫn giữa thực và ảo => tinh thần không được minh mẫn. 

Nguyên nhân:

- Cảm giác thỏa mãn sau khi đánh thắng một ván game do não bộ tiết ra chất gây hưng phấn.

- Nhu cầu giải tỏa stress trong cuộc sống nhưng không biết kiểm soát điều độ.

-  Thiếu sự quan tâm từ gia đình khiến trẻ em nghiện game ngày càng tăng lên.

Giải pháp và hướng khắc phục:

+ Mỗi người cần tự đặt cho mình giới hạn thời gian chơi trò chơi điện tử. 

+ Ta có thể chọn các cách giải trí khác như chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động xã hội....

=> Rút ra bài học bản thân

3. Kết bài: 

- Khẳng định lại vấn đề và nêu ra suy nghĩ cá nhân.

6 tháng 4 2021

Thế kỉ XXI chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với sự xuất hiện của hàng loạt các thiết bị thông minh phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, thì chúng cũng mang lại không ít những thách thức đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất trong những năm gần đây là hiện tượng nghiện game ở học sinh.

Game là một phần của trò chơi điện tử. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa game và trò chơi điện tử bởi trò chơi điện tử là sự kết hợp giữa trò chơi và thiết bị giúp bạn tương tác và chơi được trò chơi đấy. Một số các game phổ biến hiện nay có thể kể đến như Liên minh huyền thoại, DOTA , Clash of Clans, Haft-life,… được giới trẻ vô cùng ưa chuộng. Và “nghiện game” đã chính thức được tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận như một dạng  rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị đặc dụng riêng để giúp những "con nghiện" thoát khỏi ám ảnh tâm lý. Nghiện game có thể một số biểu hiện như không thể kiểm soát được thời gian, tần suất, địa điểm chơi game, luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh trong game, coi trọng game hơn bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống đến mức quên ăn, quên ngủ, không còn nghĩ gì đến học hành, công việc.Việc nghiện game ở học sinh đã và đang gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống không chỉ của cá nhân học sinh đó mà còn lên toàn xã hội. Trước hết, nghiện game gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh. Việc tiếp xúc hàng giờ, thậm chí hàng ngày với máy tính có thể gây ra mỏi mắt, dần dần suy giảm thị lực. Bên cạnh đó, việc chơi các trò chơi chiến đấu thường xuyên đặt bộ não trong một trạng thái căng thẳng liên tục, đó là nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ. Không những thế, sức khỏe học sinh cũng bị tàn phá khi các “con nghiện game” thường xuyên ăn uống qua loa, tạm bợ, bỏ bữa để có thời gian chơi game, trong khi đó, cột sống cũng rất dễ bị tổn thương khi ngồi trong một tư thế, thậm chí là sai tư thế quá lâu…

Cùng với những tác động tiêu cực lên sức khỏe thế chất, nghiện game cũng ảnh hưởng xấu đến tinh thần và kết quả học tập của học sinh. Coi game là “thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có không quan trọng”, thành tích học tập dễ sa sút, học sinh không còn tâm trí học hành, làm việc, đắm chìm vào thế giới ảo và xa lánh với đời sống thật, họ dễ rơi vào trạng thái u uất, chán nản, lâu dần sinh ra trầm cảm, thậm chí có những hoang tưởng từ cuộc sống trong trò chơi ra ngoài đời thật.Đồng thời, hiện tượng nghiện game đang diễn ra cũng gây ảnh hưởng to lớn tới gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh nghiện game sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền vào các game online. Ở lứa tuổi học sinh, chưa làm ra tiền, các em dễ nảy sinh tính trộm cắp, nói dối bố mẹ để có tiền chơi game. Ở mức độ nặng hơn, tâm trí học sinh còn có thể bị kiểm soat bởi những hành động trong game, gây ra những hành động trái pháp luật, gây tổn thương cho bản thân và cho người khác, trở thành gánh nặng cho cả xã hội.

24 tháng 3 2023

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số hóa nên các trò chơi điện tử, game online hiện nay cũng rất phát triển với sự đa dạng về thể loại phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên hiện nay một bộ phận lớn thanh thiếu niên cũng như học sinh đang sa đà quá vào trò chơi điện tử khiến công việc học hàng sa sút kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Như chúng ta đã biết, trước đây việc ra đời của các trò chơi điện tử mang tính chất giải trí giúp con người giải tỏa bớt căng thẳng sau những giờ làm  việc. Thì ngày nay, với sự phát triển của xã hội đã ra đời game online.

Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.

Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.

Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.

Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.

 

Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để "cày" game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.

Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?

Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị. Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.

Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.

26 tháng 3 2018

Giả sử hôm nào bạn nói chuyện với bạn bè của mình bạn cứ khoanh tay trước ngực, ai hỏi gì thì trả lời, ai không hỏi thì thôi. Bạn đoán đi, sau bao lâu thì người ta không muốn nói chuyện nữa? Ngay lập tức bên kia nhận ra điều đó và họ sẽ bớt nhiệt tình dần trong câu chuyện của mình. Lâu dần, họ sẽ xa bạn và ít nói chuyện với bạn hơn. Nguyên nhân không phải vì họ sợ bạn, mà vì bạn đã làm mất “kết nối” giữa hai người. Chẳng có gì chán hơn việc nói chuyện với một “khúc gỗ”. Thế mà tâm hồn ta đang diễn bài KHÚC GỖ với những người xung quanh đấy…nhưng suy cho cùng là vì điều gì? Tại sao giới trẻ bây giờ cứ nhao nhao lên facebook như một thói quen khó bỏ, thậm chí cũng có thể gọi là một sự nghiện ngập, dăm ba phút phải lên để xem ai đang làm gì, ai thích bài mình, ai cmt bài mình…? (nói thật là tôi cũng đã từng như vậy). Nguyên nhân là vì ta chưa bao giờ cảm thấy đủ đầy niềm vui cả, ta phải mở cửa ra thế giới để xem ai quan tâm ta, coi trọng ta, kết nối với ta? Lúc đó ta mới vui…. Những khi lên fb “chém gió” loạn xạ là những lúc con người bên trong ta cảm thấy thực sự cô đơn. Nhưng ta đâu có biết sự cô đơn đó, ta đã “bù lấp” nó đi bằng những khoảnh khắc mua vui khi lên ngắm hotgirl/ hotboy, theo dõi thần tượng Hàn Quốc của mình phát ngôn gì? Sơn Tùng hôm nay ăn mặc ra sao? Chi Pu và Gil Lê có gì mới? Và bấy nhiêu thứ đủ làm ta thiêu đốt bớt năng lượng của tuổi trẻ rồi, ta mệt và đi vào giấc ngủ với một đống hỗn độn những điều quan tâm, đủ tất cả mọi thứ, chỉ thiếu một thứ thôi: nghĩ về cuộc sống mà mình thực sự muốn sống. Sẽ có lúc ta ngồi tự hỏi:

– Ước mơ mình theo đuổi thực sự là gì? Mình có ước mơ không? Thứ mình gọi là ước mơ có thực sự là ước mơ?
– Bạn bè mình là ai? Ai là bạn và ai chỉ là bè?
– Nếu bây giờ mình sa cơ lỡ vận, thực sự ai là người sẽ ở bên mình bất kể mình có tồi tệ đến thế nào đi nữa?…

Những phút ấy thật không tránh được cảm giác cô đơn và trống vắng. Sau cơn say, ta bâng khuâng và hụt hẫng, về những thứ mà suốt một thời gian ta coi đó là điều quan trọng trong đời. Những thứ niềm vui ta đi theo chẳng qua chỉ để thỏa lấp cái trống vắng và cô đơn tận cùng của tâm hồn. Ai cũng sẽ va đập với đời, ai rồi cũng sẽ có những tổn thương đến từ gia đình, bạn bè, xã hội, thầy cô… và một điều tôi chắc chắn là mấy thứ bạn xã giao trên facebook, mấy thứ thần tượng kia không bao giờ giúp được ta nuôi dưỡng và dịu đi những vết thương lòng. Có chăng đó chỉ là những liều Morphine hạng nặng để ta tạm thời quên nỗi đau đi mà thôi. Rồi đến lúc nỗi đau sẽ trở lại và làm ta gục ngã. Những lúc ấy, chẳng có gì thay thế được một đứa bạn chân thành, có thể ngồi bên ta và đồng cảm cùng ta. Có thể người đó không làm cho ta vui lúc đó, nhưng bên họ ta cảm thấy bình an là đủ. Tất cả chúng ta, suy cho cùng là những trái tim luôn thiếu đói tình yêu, vậy sao không bớt sống ảo đi, bớt “chảnh” trên facebook, bớt rào cản với người khác, trở về hồn nhiên và dung dị như chính tâm hồn mình, học cách có những kết nối thực với mọi người. Lúc đó ta mới thực sự “thu hút”, không phải trong mắt, mà trong tâm hồn người khác.

26 tháng 3 2018

sao dài thế nhỉ

21 tháng 2 2018

DÀN Ý NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN FACEBOOK CỦA HỌC SINH VÀ GIỚI TRẺ HIỆN NAY
I. MỞ BÀI:
Xã hội ngày phát triển, nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng tăng. Mạng facebook được tạo ra giúp mọi người dễ dàng kết nối. Tuy nhiên càng ngày hiện tượng nghiện facebook lại càng phổ biến.

II. THÂN BÀI:
Giải thích
Facebook: mạng xã hội tiện ích do Mark Zuckerberg sáng tạo ra ho phép mọi người kết nối với nhau mà không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý
Nghiện facebook là hiện tượng người sử dụng luôn chăm chăm vào mạng facebook, không thể rời ra và cảm thấy thiếu thốn, không thể sống được nếu thiếu facebook.
Hiện trạng:
  • Lượng người truy cập Facebook rất cao
  • Theo thống kê, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng facebook nhiều nhất, lâu nhất đứng hàng đầu thế giới

Nguyên nhân:
  • Nhu cầu kết bạn toàn cầu tăng, hội nhập với thế giới cũng được đề cao.
  • Trên mạng xã hội, người sử dụng thoải mái được bày tỏ ý kiến mà không sợ bị kiểm soát
  • Người sử dụng có thể dùng Facebook để che dấu bản thân, sống ảo với nhiều người khác, là một con người khác nên họ thích sử dụng mạng xã hội nhiều hơn
  • Facebook là nơi có nhiều người được nổi tiếng, khiến nhiều người ham muốn được nổi tiếng mà sử dụng nhiều hơn, thường xuyên hơn

Tác hại:
  • Tốn thời gian
  • Dễ dàng bị mất thông tin cá nhân
  • Dễ dàng sống trong thế giới ảo mà quên mất bản thân mình và trở nên tự ti ở ngoài
  • Gây ra tính cách xấu cho người dùng: tự ti, mặc cảm, đố kị, ghen ghét

Biện pháp:
  • Quản lý thời gian sử dụng hợp lý, tự ý thức được bản thân mình
  • Nhà nước phải đưa ra các chính sách sử dụng phù hợp và quản lý chặt chẽ các trường hợp xấu
  • Đối với học sinh : học tập, sử dụng facebook là công cụ giải trí, kết bạn lành mạnh dưới sự quản lý của cha mẹ, nhà trường

III. KẾT BÀI:
Thay vì lúc nào cũng sống trong thế giới mạng xã hội, hãy cùng nhau tham gia những hoạt động ngoại giờ bổ ích.

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN FACEBOOK CỦA HỌC SINH VÀ GIỚI TRẺ HIỆN NAY
Xã hội ngày phát triển, nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng tăng. Mạng facebook được tạo ra giúp mọi người dễ dàng kết nối. Tuy nhiên, ngỡ tưởng Facebook mang lại cho người sử dụng nhiều lợi ích nhưng càng ngày nhiều người sử dụng khiến cho Facebook mang nhiều tác hại xấu bởi hiện tượng nghiện facebook lại càng phổ biến.

Facebook là mạng xã hội tiện ích do Mark Zuckerberg sáng tạo ra ho phép mọi người kết nối với nhau mà không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý. Dù hai người ở hai đầu của địa cầu, chỉ cần có mạng Internet, họ có thể sử dụng Facebook để liên lạc. Nghiện facebook là hiện tượng người sử dụng luôn chăm chăm vào mạng facebook, không thể rời ra và cảm thấy thiếu thốn, không thể sống được nếu thiếu facebook.

Facebook ngày càng phổ biến với những tiện ích nhất định nên lượng người sử dụng gia tăng rất nhanh và cao. Theo như thống kê, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng facebook nhiều nhất, và thời gian đăng nhập sử dụng lâu nhất đứng hàng đầu thế giới. Giới trẻ là độ tuổi sử dụng facebook nhiều nhất và nhiều bạn trẻ không thể rời xa facebook một chút nào.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện Facebook. Khi nhu cầu kết bạn tăng, đặc biệt kết bạn toàn cầu thì người sử dụng facebook muốn dành nhiều thời giờ sử dụng và lâu dần trở thành thói quen. Trên mạng xã hội, người sử dụng buồn vui được bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ ai quản lý. Đó chỉ là mạng xã hội ảo, nên họ luôn có quan điểm nếu bị chỉ trích cũng không sợ vì tất cả chỉ là ảo. Điều này càng thu hút người sử dụng online Facebook nhiều hơn. Trên mạng xã hội, người dùng có thể ẩn danh tính, không cần phải là chính mình nên họ càng muốn dùng facebook nhiều hơn. Hơn thế, nhiều bạn trẻ nổi tiếng nhờ Facebook bởi vậy vì mong muốn nổi tiếng mà nhiều người dùng facebook để tăng độ phổ biến của mình.

Mạng xã hội Facebook có rất nhiều lợi ích tốt, tuy nhiên nghiện Facebook lại là hiện tượng xấu gây ra nhiều tác hại đối với mỗi cá nhân cũng như xã hội. Nghiện Facebook chỉ tổn tốn thời gian thì giờ của chúng ta. Lúc nào trên tay cũng khư chiếc điện thoại, lướt lướt trang Facebook rồi đọc những trạng thái của người khác rồi rảnh rỗi không làm gì. Thời gian lướt Facebook đó có thể dành cho đọc sách, học tập hay tham gia nhiều hoạt động bổ ích khác nhau. Facebook là mạng xã hội còn nhiều lỗ hổng. Thông tin cá nhân của người dùng dễ dàng bị đánh cắp. Nhiều người giả danh lập ra những tài khoản đi lừa đảo người khác gây ảnh hưởng đến danh tiếng người khác và nhiều trường hợp vi phạm đến luật lệ. Vì Facebook là mạng xã hội ảo, bởi vậy nhiều người ẩn đi bản thân, sống khác đi, dần dần hình thành thói quen sống giả dối bản thân mình, trở nên tự tin mặc cảm hơn ở ngoài đời và luôn muốn sống ở mạng ảo đó. Nghiện Facebook gay ra hiện tượng sống ảo khiến con người đắm chìm ở thế giới ảo,tự tin, mặc cảm với bản thân, đố kị, và phát ngôn ngày càng thiếu suy nghĩ, trở thành những anh hùng bàn phím bình luận bừa bãi gây nên nhiều cuộc tranh cãi không đáng có.

Để hiện tương nghiện facebook giảm tải ta phải có những biện pháp thích hợp. Mỗi bản thân phải quản lý thời gian sử dụng hợp lý, tự ý thức được bản thân mình. Nhà nước phải đưa ra các chính sách sử dụng phù hợp và quản lý chặt chẽ các trường hợp xấu. Như Trung Quốc xây dựng những nhà cai nghiện Facebook cho trẻ em để chúng thoát khỏi những tác hại xấu của nghiện facebook. Còn đối với học sinh luôn đề cao học tập, sử dụng facebook là công cụ giải trí, kết bạn lành mạnh dưới sự quản lý của cha mẹ, nhà trường.

Cuộc sống còn nhiều điều thú vị đợi chúng ta khám phá. Vậy tại sao ta phải sống ở thế giới ảo của Facebook ,mà không tích cực tham gia các hoạt động ngoại giờ bổ ích khác nhau? Hãy để hiện tượng nghiện Facebook không còn là vấn đề khiến chúng ta phải đau đầu.

Thực ra bất kỳ vấn đề nào đều tồn tại 2 mặt của nó, facebook cũng không ngoại lệ nó có rất nhiều lợi ích với người sử dụng. Tuy nhiện thực sự thì hiện tại facebook ngày càng như 1 bãi rác với nhiều thông tin giật tít câu view, khiến nhiều người sống ảo và gây tác hại cực kỳ to lớn. Đa số những người nghiện facebook để không biết mình nghiện. Mình có 1 mẹo nhỏ để thoát khỏi nghiện facebook trong vòng 5 năm khá hiệu quả là tự đặt thời gian cho mình. Ví dụ mình quy định 1 tuần chỉ được online facebook vào chủ nhật, hoặc chỉ online vào thứ 7 và chủ nhật. Các ngày còn lại sẽ thoát hoàn toàn facebook trên tất cả các thiết bị. Và cách này giúp mình được tập trug rất nhiều. Ngoài ra bạn cũng có thể unfriend bớt với những bạn không quen biết để tránh bị nhiều thông tin và notification ảnh hưởng. Tắt thông báo trên các app facebook cũng là lựa chọn hay.
21 tháng 2 2018

ê đoạn văn thôi

20 tháng 12 2018

Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.

Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạp phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.

Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.

Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại : trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.

Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiều hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.

Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh,phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.

Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.
Ngọc LInh - vforum.vn

BÀI VĂN MẪU 2 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN GAME
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã và đang đáp ứng được những nhu cầu căn bản của con người mà một trong số đó là giải trí. Game ra đời cũng vì mục đích ấy. Tuy nhiên, việc quá chìm đắm, say mê vào game online đã dẫn đến hiện tượng nghiện game của một bộ phận không nhỏ học sinh ngày nay.

Game là những trò chơi trên máy tính, được sáng tạo với mục đích giúp con người giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Bản chất của game không xấu, tuy nhiên, nếu chơi quá nhiều sẽ dẫn đến nghiện game, phụ thuộc vào game và khó có thể dứt ra được.

Hiện nay, hiện tượng nghiện game trở nên vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Ta có thể bắt gặp các hàng net mọc lên như nấm với đa phần là học sinh. Những học sinh này có thể ngồi hàng giờ để chơi game, quên ăn quên ngủ. Thậm chí, nhiều trường hợp, bố mẹ phải đến tận quán game để bắt con về. Người nghiện game thì luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải vì thiếu ngủ, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch.

Game cũng như một loại cám dỗ, để lại những hậu quả khôn lường. Trước hết, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người chơi. Chơi nhiều có thể bị cận thị, thiếu ngủ, đầu óc không tỉnh táo, tinh thần mệt mỏi, lâu ngày còn có thể sinh trầm cảm. Hơn nữa, chơi game còn tốn thời gian và tiền bạc. Vì dành quá nhiều thời gian cho game, học sinh dễ chểnh mảng, sa sút trong việc học hành, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nghiện game cũng là nguyên nhân sinh ra nhiều thói hư tật xấu, làm suy đồi nhân cách, đạo đức của người học sinh. Không có tiền chơi game, nhiều bạn nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ, trốn học để chơi game. Tình cảm gia đình, thầy trò vì thế mà rạn nứt, để lại vết thương khó có thể hàn gắn.

Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do đâu? Trước hết, đó là do bản tính tò mò, ưa khám phá của người học sinh, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ bởi những thứ mới mẻ. Đó còn là do học sinh không chú tâm vào việc học hành, bị bạn bè lôi kéo, sa đà vào con đường nghiện game. Một phần khác, là do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, quản lí chặt chẽ thời gian học tập, sinh hoạt của con em mình.

Mỗi học sinh để không sa chân vào con đường nghiện game cần có ý thức trong việc học hành, tích cực rèn luyện đạo đức, coi học là nhiệm vụ chính, chơi game chỉ để giải trí, giải tỏa áp lực và có thời gian chơi phù hợp. Phụ huynh cần quan tâm hơn đến thời gian sinh hoạt của con cái, nhà trường cũng cần phối hợp với gia đình khi thấy học sinh có những biểu hiện bất thường như thường xuyên mệt mỏi, thiếu ngủ. Các cơ quan chính quyền nên có những biện pháp cụ thể để quản lí thời gian hoạt động của các quán game, tổ chức nhiều sân chơi bổ ích, thú vị cho học sinh tham gia.

Những lợi ích của game là không thể phủ nhận, tuy nhiên nó tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Nếu chơi có điều độ và thời gian hợp lí, game sẽ là món ăn tinh thần để chúng ta giải tỏa những muộn phiền, căng thẳng thường ngày. Thậm chí, chơi game còn giúp cải thiện tư duy, phản xạ tay và mắt nhanh hơn. Còn ngược lại, một khi đã trở thành nô lệ của game, nó sẽ làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống thường ngày của chúng ta.

Nghiện game là một hiện tượng đáng báo động ngày nay. Mỗi chúng ta hãy là một người chơi khôn ngoan, đưa game trở về mục đích tốt đẹp ban của nó.
Kiều Oanh - vforum.vn

Vấn đề nghiện game online hiện này vẫn đang trở nên bức thiết đặc biệt đối với các bạn học sinh khi suy nghĩ còn chưa chín chắn vẫn chưa nhận thức được tác hại và lợi ích của chơi game và cũng chưa biết cân bằng giữa giải trí và nghiện nên kéo theo rất nhiều hệ lụy khác nhau. Bên cạnh đó nghiện game trên điện thoại cũng trở nên đáng báo động. Thực tế việc chơi game bây giờ đa số đều tốn thời gian chứ ít mang tính chất giải trí vì người dùng sử dụng quá nhiều thời gian vào việc chơi game mà quên đi việc học tập hoặc lao động. Vì thế nếu có thể ban không nên chơi bất kỳ game nào mà hay lo học hành ra ngoài chơi các trò thể thao vận động sẽ tốt hơn

21 tháng 12 2018

GIẢI PHÁP: BẢO CÔNG AN TỚI QUẨY BANH TIỆM NET CHO ĐẾN KHI TIỆM NET ĐÓNG CỦA

NGUYÊN NHÂN: BỐ MẸ LM GIÀU QUÁ CHO CON TIỀN NHIỀU SINH RA CHƠI NET NHIỀU, CỔNG TRƯỜNG, BỜ TƯỜNG, AN NINH,....KO ĐẢM BẢO=> CÚP HOK, CÚP TIẾT,..

BỐ MẸ HIỀN QUÁ

28 tháng 10 2017

Trò chơi điện tử (game) vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh .

Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó .Do bố mẹ không quan tâm , do buồn , do bạn bè rủ rê , do không tự chủ được bản thân …Song dù lý do nào đi nữa , ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại . Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè …Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .

Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại .Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại .Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích ,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.

Ham chơi điện tử – Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.

28 tháng 10 2017

ể ngắn hơn ko

2 tháng 1 2024

Trong thời đại công nghệ ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của giới trẻ. Tuy nhiên, hiện tượng nghiện mạng xã hội đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng và đe dọa tâm hồn, tinh thần của thế hệ trẻ.

Mạng xã hội, với sự thuận tiện và tốc độ truyền thông, đã thu hút hàng triệu người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội không kiểm soát đã dẫn đến hiện tượng nghiện mạng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người sử dụng.

Một trong những vấn đề lớn nhất là sự so sánh và áp đặt về hình ảnh trên mạng xã hội. Giới trẻ thường xuyên tiếp xúc với những hình ảnh "hoàn hảo", tạo nên áp lực về ngoại hình và cuộc sống mà họ cảm thấy phải đạt được. Điều này dẫn đến tình trạng tự ti, thiếu tự tin và sự không hài lòng với bản thân.

Nghiện mạng cũng ảnh hưởng đến quan hệ xã hội thực tế của giới trẻ. Việc dành nhiều thời gian trên mạng xã hội hơn là giao tiếp trực tiếp đã làm suy giảm khả năng giao tiếp trực tiếp và xây dựng mối quan hệ trong thế giới thực. Điều này tạo ra cảm giác cô độc và cô lập, thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề tâm thần như trầm cảm và lo lắng.

Ngoài ra, nghiện mạng còn tác động tiêu cực đến hiệu suất học tập và sự phát triển cá nhân của giới trẻ. Thời gian dành cho mạng xã hội thường xuyên lẫn vào thời gian học tập, làm giảm chất lượng công việc và tập trung. Điều này có thể ảnh hưởng lâu dài đến tương lai của họ.

Để giải quyết vấn đề nghiện mạng, cần có sự hỗ trợ từ cộng đồng, gia đình và giáo dục. Giới trẻ cần được tạo ra nhận thức về tác động của mạng xã hội và học cách sử dụng mạng xã hội một cách tích cực và kiểm soát. Gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường hỗ trợ và an ninh cho con em mình.

12 tháng 1

1. Khái niệm nghiện mạng xã hội

Nghiện mạng xã hội là một trạng thái mà người dùng cảm thấy không thể kiểm soát được sự sử dụng mạng xã hội của mình. Đó không chỉ là việc thường xuyên vào các nền tảng xã hội mà còn là cảm giác thiếu thốn khi không thể truy cập vào các mạng này. Người nghiện mạng xã hội có thể dành hàng giờ mỗi ngày để lướt các tin tức, xem ảnh, video, hoặc theo dõi các cập nhật từ bạn bè, người nổi tiếng hoặc các trang thông tin. Mạng xã hội khiến người dùng không thể rời mắt khỏi màn hình dù là trong lúc làm việc, học tập hay thậm chí trong các cuộc trò chuyện xã hội thực tế.

Nghiện mạng xã hội không phải là một khái niệm mới, nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok, Twitter… trong vài năm qua, tần suất sử dụng và sự lệ thuộc vào các mạng xã hội này đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Theo thống kê của các tổ chức nghiên cứu, có đến 70% thanh thiếu niên hiện nay đều sử dụng mạng xã hội hằng ngày, và con số này đang không ngừng tăng lên.

Nghiện mạng xã hội không chỉ đơn giản là việc sử dụng quá nhiều thời gian trên các nền tảng này mà còn liên quan đến các yếu tố như tâm lý phụ thuộc vào các thông báo, tin nhắn, hay sự công nhận từ cộng đồng trực tuyến. Người nghiện mạng xã hội thường có cảm giác không an tâm nếu không kiểm tra thông báo, và họ liên tục lướt qua các trang mà không có mục đích rõ ràng, chỉ để tìm kiếm những cập nhật mới.

2. Tác hại của việc nghiện mạng xã hội đối với giới trẻ

Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý: Nghiện mạng xã hội có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tâm lý. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng quá mức mạng xã hội có thể gây ra lo âu, trầm cảm và cảm giác cô đơn. Một trong những lý do là mạng xã hội thường tạo ra một bức tranh hoàn hảo về cuộc sống của người khác, khiến người sử dụng so sánh bản thân với những gì họ thấy. Cảm giác này thường dẫn đến sự thiếu tự tin, áp lực tâm lý và các vấn đề về sức khỏe như trầm cảm, đặc biệt là đối với giới trẻ.

Sự khao khát được công nhận trên mạng xã hội cũng tạo ra một sự phụ thuộc mạnh mẽ vào các phản hồi tích cực từ người khác, như lượt "like", lượt chia sẻ hay bình luận. Việc không nhận được sự chú ý này có thể khiến người dùng cảm thấy thất bại, không đủ giá trị, và dần dần tạo ra sự lo âu kéo dài.

Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Mạng xã hội không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý mà còn có những tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất. Việc dành quá nhiều thời gian trước màn hình điện thoại hoặc máy tính sẽ gây ra các vấn đề về mắt như mỏi mắt, đau mắt, khô mắt. Ngoài ra, việc ngồi lâu, ít vận động và thiếu thời gian dành cho thể thao cũng làm tăng nguy cơ các bệnh về xương khớp, như đau lưng, đau cổ.

Hơn nữa, nghiện mạng xã hội cũng có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống. Nhiều người dành quá nhiều thời gian lướt mạng xã hội vào ban đêm, điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến thiếu ngủ và các vấn đề về sức khỏe khác như mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và hệ miễn dịch yếu.

Ảnh hưởng đến học tập và công việc: Một trong những tác động rõ rệt của việc nghiện mạng xã hội là sự giảm sút khả năng tập trung trong học tập và công việc. Giới trẻ thường xuyên bị gián đoạn bởi các thông báo từ các ứng dụng mạng xã hội, khiến họ không thể tập trung vào việc học hoặc làm việc. Điều này không chỉ giảm năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công việc, học tập và thậm chí là kết quả học tập.

Một nghiên cứu từ Đại học California đã chỉ ra rằng việc lướt mạng xã hội liên tục trong lúc làm việc sẽ làm giảm 40% năng suất làm việc. Trong học tập, việc sử dụng mạng xã hội khiến học sinh, sinh viên dễ bị xao nhãng và không thể hoàn thành bài tập, dẫn đến việc giảm chất lượng học tập và thành tích học tập.

Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội thực tế: Sự lệ thuộc vào mạng xã hội cũng làm giảm chất lượng các mối quan hệ xã hội thực tế. Mặc dù mạng xã hội tạo ra cơ hội kết nối với bạn bè và gia đình từ xa, nhưng sự kết nối này lại thiếu tính sâu sắc và chân thành. Người nghiện mạng xã hội có xu hướng bỏ qua các cuộc gặp gỡ, giao tiếp thực tế để dành thời gian cho thế giới ảo. Điều này dẫn đến việc giảm các kỹ năng giao tiếp trực tiếp, từ đó gây ra sự cô đơn, thiếu thốn tình cảm, và làm giảm khả năng duy trì các mối quan hệ thực sự.

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với các nội dung tiêu cực trên mạng xã hội cũng có thể dẫn đến sự suy giảm lòng tin vào con người và xã hội. Người sử dụng mạng xã hội có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các thông tin sai lệch, các bình luận độc hại và các vấn đề tiêu cực, dẫn đến sự bi quan trong cuộc sống.

3. Nguyên nhân của hiện tượng nghiện mạng xã hội

Có nhiều nguyên nhân khiến giới trẻ ngày càng trở nên nghiện mạng xã hội. Một trong những lý do chính là sự dễ tiếp cận và tính hấp dẫn của mạng xã hội. Mạng xã hội luôn có mặt mọi lúc, mọi nơi qua các thiết bị di động, khiến người dùng có thể dễ dàng truy cập mà không cần phải bỏ ra nhiều công sức.

Một nguyên nhân quan trọng khác là tâm lý "FOMO" (Fear of Missing Out - Nỗi sợ bỏ lỡ). Mạng xã hội luôn cung cấp những thông tin mới mẻ, cập nhật nhanh chóng, khiến người sử dụng cảm thấy nếu không theo dõi, họ sẽ bị bỏ lỡ những sự kiện quan trọng. Điều này dẫn đến việc người dùng luôn kiểm tra mạng xã hội liên tục, không thể rời mắt khỏi màn hình.

Hơn nữa, sự hấp dẫn của các nền tảng mạng xã hội cũng đến từ việc chúng tạo ra ảo tưởng về sự hoàn hảo. Mọi người chỉ chia sẻ những khoảnh khắc đẹp nhất, vui vẻ nhất trong cuộc sống của mình, tạo ra một bức tranh lý tưởng mà nhiều người trẻ mong muốn đạt được. Điều này gây áp lực lớn lên bản thân họ khi so sánh mình với những người khác, dẫn đến việc họ dành thời gian nhiều hơn cho việc "trưng bày" cuộc sống trên mạng xã hội thay vì sống thực tế.

4. Hệ quả của việc nghiện mạng xã hội (Tiếp theo)

Sự phụ thuộc vào sự công nhận từ cộng đồng: Một yếu tố quan trọng khiến nghiện mạng xã hội trở nên sâu sắc hơn là cảm giác thỏa mãn khi nhận được sự công nhận từ cộng đồng. Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok luôn cung cấp những phản hồi tức thì từ bạn bè và người theo dõi qua "like", "comment" và chia sẻ. Những phản hồi này tạo ra cảm giác được công nhận và có giá trị.

Tuy nhiên, điều này cũng gây ra sự phụ thuộc. Nếu không nhận được đủ sự chú ý từ cộng đồng mạng, người dùng có thể cảm thấy thất bại, lo âu và tự ti. Điều này càng làm tăng sự nghiện và khiến họ tiếp tục tìm kiếm sự công nhận qua mạng xã hội, làm gia tăng sự phụ thuộc vào các nền tảng này.

30 tháng 4 2022

Tham khảo:

Trò chơi điện tử (game) đang được giới trẻ hết sức ưa chuộng, ra đời với mục đích đem đến sự giải trí cho con người sau những giờ làm việc căng thẳng. Nhưng đối với một bộ phận giới trẻ, trò chơi điện tử đang để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất và tinh thần. Trước hết, khi dành quá nhiều thời gian cho chúng, người chơi sẽ mất đi thời gian để học tập, tham gia các hoạt động xã hội cũng như dễ gặp tật khúc xạ, cột sống. Đồng thời, dưới tác động từ các yếu tố bạo lực, nhân cách của họ – đặc biệt là trẻ chưa đến tuổi vị thành niên – sẽ dễ bị thay đổi, trở nên cộc cằn, hung hãn hơn. Nhưng đó vẫn chưa phải điều kinh khủng nhất, một khi đã nghiện trò chơi điện tử, người chơi sẽ không còn thiết gì đến cuộc sống xung quanh, bỏ bê tất cả công việc và tìm đủ mọi cách để được đắm mình trong thế giới của những “anh hùng, chiến binh, thủ lĩnh. Chắc hẳn, dư luận xã hội vẫn chưa quên vụ án hai anh em họ ở Thái Nguyên giết bà để lấy tiền chơi game hay việc một nam công nhân giết người yêu để lấy tiền trả nợ do chơi trò chơi điện tử. Đó là những hồi chuông mạnh mẽ, cảnh tỉnh mọi người về mối hiểm họa ẩn tàng trong phương thức giải trí phổ biến bậc nhất hiện nay. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần ý thức được tác hại của trò chơi điện tử để tránh sa đà vào nó, tích cực tham gia vào các hoạt động thể chất hoặc dành thời gian cho việc đọc sách. Xây dựng nếp sống lành mạnh, sống gắn bó se chia với những người xung quanh, thoát khỏi sự lệ thuộc vào thế giới ảo. Có như vậy chúng ta mới hạn chế được những tác hại từ trò chơi điện tử.