Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Điều quan trọng nhất trong việc học hay làm bất cứ một việc gì chúng ta cần xác định rõ mục tiêu cho bản thân. Học để hiểu biết, học để làm người, học để làm việc và chung sống. Mục tiêu là yếu tố đầu tiên quyết định nên sự thành công của bạn. Nếu như ta không xác định được mục tiêu học để làm gì thì mãi mãi việc học đối với bạn như là một cực hình bởi bạn không thể đi đến đích mà không biết cái đích đó ở đâu. Xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn có động lực hơn trong học tập.
Khi đã xác định rõ mục tiêu thì bạn cần phải có sự tư tin vào bản thân mình. Nếu như bạn nghĩ rằng sức học của mình kém thì bạn sẽ không bao giờ khá lên được. Nhưng một khi tin rằng bạn có thể học tốt hơn và muốn chinh phục được nó thì bạn sẽ tìm cách vươn lên, nỗ lực hết mình để có thể chiếm lĩnh được nó.
Mục tiêu với niềm tin thôi thì chưa đủ. Khi làm một việc gì cũng cần có đam mê cũng như trong học tập chúng ta cũng có sự đam mê yêu thích các môn học thì khi đó việc học đối với chúng ta sẽ không còn nhàm chán nữa. Những môn trong khối thi của mình thì ta cần phải nắm thật chắc kiến thực, luyện tập thật nhiều. Những môn không thuộc khối thi thì các các bạn cũng đừng nên xem thường hay dành ít thời gian cho nó vì mỗi môn học đều có những đặc thù riêng để hình thành và giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn.
Để nắm chắc được kiến thực học thì ở trên lớp ta cần phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đây đủ. Chúng ta cần lắng nghe cách chứng minh, phân tích của các thầy cô những vấn đề cốt yếu và trọng tâm của bài học sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề, ghi nhớ bài học một cách tốt hơn. Cùng nhau học tập theo nhóm trao đổi bài với nhau bởi vì “học thầy không tày học bạn” sẽ giúp ta bổ sung kiến thức cho nhau đồng thời rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.
Nguồn : Viết đoạn văn trình bày luận điểm sau: Học để ngày mai lập nghiệp - Ngữ văn Lớp 8 - Bài tập Ngữ văn Lớp 8 - Giải bài tập Ngữ văn Lớp 8 | Lazi.vn - Cộng đồng Tri thức & Giáo dục
Bài làm
Như chúng ta đã biết thanh niên là tài sản quý báu của quốc gia, thanh niên là thế hệ kế cận sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Thanh niên Việt Nam nay đang đứng trước một cơ hội rất lớn, tương lai rộng mở sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Nhưng mọi điều tốt đẹp đâu có thể đến một cách dễ dàng, phía trước tương lai ấy là hàng ngàn khó khăn, thử thách đang đón chờ ta. Vậy chúng ta những thanh niên còn đang ngồi trên ghế nhà trường cần phải chuẩn bị những gì cho tương lai, cho ngày mai lập nghiệp đây? Nếu như ai đó nghĩ: “Lập nghiệp? nói đến điều đó bây giờ liệu có còn quá sớm hay không?” thì xin thưa rằng hoàn toàn không. Bởi lẽ thanh niên cần định hướng trước tương lai cho mình.Tương lai của thanh niên chính là tương lai của đất nước. “Ngày mai” không còn xa nữa, thời gian sẽ đưa nó đến rất nhanh nếu như ta không chú ý, không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì chúng ta sẽ không chiến thắng.
thanh niên chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thời kỳ mà tri thức đang chiếm lĩnh tất cả.Tri thức là chìa khoá mở ra cánh cửa thành công.Chính vì vậy có tri thức là điều rất quan trọng đối với mỗi một thanh niên chúng ta. Có thể nói tri thức là chất nhựa đường tốt nhất giúp ta tạo cho riêng mình một con đường sự nghiệp. Điều đáng mừng là phần lớn các học sinh hiện nay đều ý thức được tầm quan trọng của việc học, ý thức được trách nhiệm của mình giờ đây là phải học. Thể hiện qua tỉ lệ học sinh khá và giỏi ở các trường Trung học Phổ Thông, thể hiện qua số học sinh đạt các giải thành phố trong các năm qua, thể hiện qua tỉ lệ học sinh đỗ các trường đại học, cao đẳng qua mỗi năm. Những con người đó thật đáng tuyên dương khen ngợi. Họ chính là những tấm gương sáng về học tập cho chúng ta noi theo.
# Chúc bạn học tốt #
Tham khảo nha em:
Bao trùm tác phẩm Hịch tướng sĩ là lòng yêu nước thiết tha, cháy bỏng, ý chí căm thù giặc sâu sắc của tác giả. Lòng yêu nước được thể hiện muôn màu, muôn vẻ. Khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương dân của người con, người anh hùng lẫy lừng của dân tộc. Thấy giặc giày xéo đất nước, nhân dân khổ cực, ông không cầm được nước mắt. Bóng quân thù còn chưa sạch, ông ngày đêm không ngủ, ruột đau như cắt, lo lắng cho vận mệnh, quốc gia dân tộc. Ôi, đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân! Vì đất nước, ông chẳng màng thân mình "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dã ngựa, ta cũng yên lòng". Không chỉ vậy, Trần Quốc Tuấn còn là người hết lòng với binh sĩ, xem họ như anh em ruột thịt mà nhắc nhở, bảo ban. Ông cũng thẳng thắn phán những khuyết điểm của binh sĩ để cảnh tỉnh họ, đồng thời dùng lời lẽ chân thành, tha thiết để khích lệ ý thức chiến đấu và trách nhiệm. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được lan toả từ người cầm quân đến kẻ binh sĩ, từ người lãnh đạo đến nhân dân khắp chốn. Dù cho lúc bấy giờ hay mãi về sau thì tấm lòng yêu nước, thương dân của Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ như chúng em học tập và noi theo.
ThamKHẢO
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-8/viet-doan-van-voi-luan-diem-trong-hich-tuong-si-long-yeu-nuoc--faq271997.html#:~:text=Vi%E1%BA%BFt%20%C4%91o%E1%BA%A1n%20v%C4%83n,s%C4%A9%20d%C6%B0%E1%BB%9Bi%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bng.
Tham khảo nha em:
Người xưa đã dạy lí thuyết không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là hoạt động tiếp thu những kiến thức cơ bản của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. “Hành” là quá trình vận dụng những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học vào thực tế và công việc hằng ngày. “Học để hành” có nghĩa là học để làm cho tốt mọi nhiệm vụ được giao, học ở đây không chỉ là học trong sách vở mà còn phải học trong đời sống. “Học với hành” giúp ta vừa chuyên sâu kiến thức lại vừa thông thạo, hoàn thiện những kĩ năng làm việc và Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, học không đi với mục đích cầu danh lợi mà phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Chỉ có như thế thì hiệu quả học tập mới được nâng cao.
tk
Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.
Điều quan trọng nhất trong việc học hay làm bất cứ một việc gì chúng ta cần xác định rõ mục tiêu cho bản thân. Học để hiểu biết, học để làm người, học để làm việc và chung sống. Mục tiêu là yếu tố đầu tiên quyết định nên sự thành công của bạn. Nếu như ta không xác định được mục tiêu học để làm gì thì mãi mãi việc học đối với bạn như là một cực hình bởi bạn không thể đi đến đích mà không biết cái đích đó ở đâu. Xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn có động lực hơn trong học tập.Khi đã xác định rõ mục tiêu thì bạn cần phải có sự tư tin vào bản thân mình. Nếu như bạn nghĩ rằng sức học của mình kém thì bạn sẽ không bao giờ khá lên được. Nhưng một khi tin rằng bạn có thể học tốt hơn và muốn chinh phục được nó thì bạn sẽ tìm cách vươn lên, nỗ lực hết mình để có thể chiếm lĩnh được nó.Mục tiêu với niềm tin thôi thì chưa đủ. Khi làm một việc gì cũng cần có đam mê cũng như trong học tập chúng ta cũng có sự đam mê yêu thích các môn học thì khi đó việc học đối với chúng ta sẽ không còn nhàm chán nữa. Những môn trong khối thi của mình thì ta cần phải nắm thật chắc kiến thực, luyện tập thật nhiều. Những môn không thuộc khối thi thì các các bạn cũng đừng nên xem thường hay dành ít thời gian cho nó vì mỗi môn học đều có những đặc thù riêng để hình thành và giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn.Để nắm chắc được kiến thực học thì ở trên lớp ta cần phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đây đủ. Chúng ta cần lắng nghe cách chứng minh, phân tích của các thầy cô những vấn đề cốt yếu và trọng tâm của bài học sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề, ghi nhớ bài học một cách tốt hơn. Cùng nhau học tập theo nhóm trao đổi bài với nhau bởi vì “học thầy không tày học bạn” sẽ giúp ta bổ sung kiến thức cho nhau đồng thời rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm.
Muốn chiếm lĩnh được tri thức cần có phương pháp khoa học thay vì việc học tủ và học vẹt. Học vẹt là học chay, học không khoa học, tràng giang đại hải, học theo kiểu bắt chước một cách vô thức, không hiểu bản chất của vấn đề. Còn học tủ là lối học lỏi, chọn phần tiếp thu nhanh để học. Hai lối học tai hại này đều gây ra hậu họa khôn lường. Học tủ có thể bị "lệch tủ", "trật tủ" và khả năng bị điểm liệt, điểm yếu rất báo động. Học vẹt khiến cho học sinh rỗng kiến thức và làm mất đi lối tư duy phân tích, tổng hợp vấn đề. Cả hai cách học này đều khiến học trò bị mất phương hướng, và hoàn toàn trống rỗng khi học. Kiến thức thực sự, khả năng sáng tạo và phát triển trí tuệ sẽ không được bị triệt tiêu bởi hai phương pháp học tủ và học vẹt lệch lạc, phiến diện.
Trong số các vấn đề giáo dục được bàn thảo rộng rãi hiện nay, cách dạy là chuyện được nói đến nhiều nhất. Cách lên lớp, cách giảng bài, cách ra đề, cách chấm thi… khâu nào cũng có chuyện.
Nhiều ý kiến chê trách giáo viên về việc sử dụng các bài văn mẫu, hạn chế sáng tạo của học sinh, về cách giải thích một chiều, cách ra đề khuyến khích lối học tủ, học vẹt. Những chuyên đó đều có thật. Tuy nhiên, ở đây đổ hết lỗi cho giáo viên, cho những người trực tiếp đứng lớp là không thỏa đáng bởi vì cách dạy không chỉ phụ thuộc vào năng lực của thầy giáo mà còn vào nhiều yếu tố khác như cơ sở vật chất, qui mô lớp học, nội dung chương trình, sách giáo khoa, thi cử.
Chỉ nói riêng về chương trình thôi, hiện nay ai cũng thấy chương trình phổ thông đang lưu hành là khá nặng. Nặng theo cả hai mặt: nhiều và khó. Nhiều vì thời gian học trên lớp có hạn mà khối lượng kiến thức muốn đưa vào lại quá lớn, thầy cô giáo không tài nào chuyển tải hết, còn học sinh thì không đủ điều kiện để tiếp thu. Thử lấy một ví dụ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, khi dạy bài “Đêm nay Bác không ngủ”, chương trình đưa ra 4 kết quả cần đạt, trong đó yêu cầu thứ hai là "Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ" và yêu cầu thứ ba là "Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ và tác dụng của chúng". Thiết nghĩ đối với một em bé mới học lớp 6 có cần phải biết bản chất của khái niệm ẩn dụ với "4 kiểu ẩn dụ thường gặp là ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác" như sách giáo khoa yêu cầu học sinh phải ghi nhớ hay không? Đó là chưa kể bài thơ này chỉ được giảng trong có 1-2 tiết.
Đối với học sinh phổ thông, nhất là với các lớp học ở cấp dưới, dạy không chỉ để biết mà còn để cảm, để sống. Bản thân muốn biết cũng phải biết từ từ, biết ít một mới có thể tiêu hóa được. Cho nên giảm tải, cắt bớt nội dung chương trình là hết sức cần thiết. Có thế trẻ em mới đỡ học thêm, có thì giờ để chơi và tham gia nhiều hoạt động khác.
Bên cạnh chuyện cắt bớt nội dung chương trình cũng nên chú ý làm sao để kiến thức phù hợp với tâm sinh lý, trình độ phát triển của học sinh. Nhiều sách giáo khoa đưa ra những câu hỏi quá khó, học sinh không thể trả lời được. Chẳng hạn, trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 dành cho trẻ em mới 9 tuổi chúng ta bắt gặp những câu hỏi như sau:
Em hiểu câu thơ “Nhịp chân nghiêng, giấc ngủ em nghiêng” như thế nào? (bài học “Khúc hát ru của Nguyễn Khoa Điềm).
Em hiểu hình ảnh “lượn lờ đờ như trôi trong nắng" như thế nào? (bài "Những cánh bướm bên bờ sông" của Vũ Tú Nam).
Em hiểu câu thơ sau đây như thế nào? “Bút nghiêng, lất phất hạt mưa. Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn” (bài "Nghệ nhân Bát Tràng" của Hồ Minh Hà).
Em hãy cho biết: Ngành công nghiệp nhẹ có nhiệm vụ sản xuất ra những sản phẩm gì? Ngành công nghiệp nặng có nhiệm vụ sản xuất ra những sản phẩm gì?
Trong cuốn Tiếng Việt lớp 5 cũng có những câu hỏi người lớn trả lời cũng khó chứ đừng nói các em bé 10 tuổi: Em thấy tre có những nét nào giống phẩm chất của dân tộc Việt Nam? (bài học “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy)
Bài này thuộc thể loại gì? Trọng tâm miêu tả của tác giả nhằm vào những hoạt động nào? (bài học trích trong "Vỡ bờ" của Nguyễn Đình Thi).
Nếu dạy khó quá, học sinh không tiếp thu được thì các em sẽ chán học, học không hứng thú. Trong trường hợp không thích học mà lại phải làm bài, phải thi thì các em sẽ dễ chọn cách học vẹt, học thuộc mặt dù không biết nó là gì, hễ thầy giáo khen hay thì cũng khen hay, thầy chê cứ xem là dở. Tình trạng này nếu kéo dài, lâu dần sẽ làm mòn khả năng suy nghĩ độc lập của học sinh. Rồi từ nhà trường các em sẽ bước ra xã hội, từ đứa trẻ các em sẽ trở thành người lớn. Từ lối học biến thành lối nghĩ, lối làm. Nếu không kịp sửa chữa lối học vẹt trong nhà trường sẽ có nguy cơ biến thành căn bệnh trong xã hội. Căn bệnh này hẳn cũng đang là một thách thức đối với xã hội chúng ta.
Em viết theo các ý chị gợi ý nha:
Nêu lên vấn đề cần nghị luận. (VD: Học tập và lao động là một trong những điều quan trọng nhất hiện nay...)
Khái niệm học tập tốt và lao động tốt?
Tác dụng của lao động tốt và học tập tốt với con người?
Nêu dẫn chứng?
Trái ngược với lao động tốt và học tập tốt?
Liên hệ bản thân em (Bản thân em đã làm gì để học tập và lao động tốt...?)
Kết luận.
Bạn viết ra thành 1 đoạn văn về luận điểm học tập tốt lao động tốt Giúp m vs
Trong công cuộc đổi mới của Ðảng, tuổi trẻ Việt Nam đã "hành quân theo bước chân những người anh hùng", "hành quân theo chân Bác", tiếp bước cha anh đi đầu trong công cuộc đổi mới, 2 phong trào "thanh niên lập nghiệp", "tuổi trẻ giữ nước" đã động viên hàng triệu đoàn viên thanh niên tham gia, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong lao động, chiến đấu, học tập, xây dựng cuộc sống mới.
Các phong trào "Xứng danh anh bộ đội cụ Hồ" thực hiện "6 điều Bác Hồ dạy", "Ðoàn kết 3 lực lượng", "Ðền ơn đáp nghĩa", "Sản xuất, kinh doanh giỏi", "3 mục tiêu dân số, sức khỏe, môi trường", "Dạy tốt, học tốt". "Học vì ngày mai lập nghiệp" … là biểu hiện cụ thể những cố gắng, nỗ lực vượt bậc của tuổi trẻ Việt Nam trong, thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". Ðại hội đại biểu Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VII (1997) lại một lần nữa khẵng định khẩu hiệu hành động của tuổi trẻ trong thời kỳ mới "Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ".
Từ nội dung chính này bạn có thể tự viết thành một bài cho riêng mình.
Người thanh niên học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp trước hết phải thể hiện tính tự lập của mình!
là sao bn