K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

trình bày cảm nhận của em về bài thơ mầm non của Võ Quảng                          dưới vỏ 1 cành bàng                        có 1 vài lá đỏ                         1 mầm non nho nhỏ                        còn lặng lép lặng im                                                mầm non mắt lim dim                        cố nhìn qua khẽ lá               ...
Đọc tiếp

trình bày cảm nhận của em về bài thơ mầm non của Võ Quảng 
                         dưới vỏ 1 cành bàng
                        có 1 vài lá đỏ
                         1 mầm non nho nhỏ
                        còn lặng lép lặng im
                        
                        mầm non mắt lim dim
                        cố nhìn qua khẽ lá
                        thấy mây bay hối hả
                        thấy lất phất mưa phun

                        rào rào trận lá tuân
                        rải vàng đầy mặt đất
                        rừng cây trông thưa thớt
                        chỉ thấy cội với cảnh
làm theo dàn ý này ạ 
B1 : nêu khái quát nội dung đoạn thơ, bài thơ ấy
B2 :chỉ ra dấu hiệu nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ ấy
B3: phân tích dấu hiệu nghệ thuật ấy
B4: khẳng định lại giá trị nghệ thuật và tư tưởng của tác giả
B5: liên hệ
làm trước 7 giờ ạ

0
11 tháng 8 2017

Phân tich à

a)

Hai tiếng "đã nghe", "đã vắng" gợi tả cái không gian bao la, vắng vẻ của những buổi chiều thu lành lạnh:

"Đã nghe rét mướt luồn trong gió,

Đã vắng người sang những chuyến đò”

Cấu trúc câu thơ song hành và cách diễn tả cũng rất mới. Có chuyển đổi cảm giác giữa xúc giác và thính giác. Như vậy, sự cảm nhận của thi nhân về rét, về gió, về cái xa vắng không chỉ bằng giác quan mà còn bằng cả linh hồn nữa. Chữ "luồn" đã cụ thể hóa cái rét, cảm nhận được nó bằng trực giác. Rét mướt luồn trong gió thu hiu hắt chứ không phải là gió rét. Rõ ràng là chưa rét đậm, rét tê tái, đúng là cái rét, cái lành lạnh những chiều thu, những đêm tàn thu.


11 tháng 8 2017

b)
- Biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa
- Tác dụng: Khiến cho hình ảnh của mầm non trở nên gần gũi, sống động, có hồn. Mầm non như một loài
vật trải qua giấc ngủ đông dài đằng đẵng nay mùa xuân đến vội bật tung lớp chăn xù xì, xám xịt, khô héo
để hiên ngang đứng dậy giữa đất trời, khoác chiếc áo màu xanh biếc căng đầy sức sống.

8 tháng 2 2017

“Một thứ quà của lúa non: Cốm” rút trong tác phẩm “Hà Nội 36 phố phường” là một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi tuyệt tác, được tác giả viết với tất cả tấm lòng trân trọng, thành kính, thiêng liêng.
Phần một bài tuỳ bút nói về nguyên liệu làm ra cốm, một món quà “thanh nhã và tinh khiết”. Hương vị cốm là sự “nhuần thấm cái hương thơm của lá”, của vừng sen trên hồ do cơn gió mùa hạ đem lại. Là “cái mùi thơm mát” của bông lúa non ta “ngửi thấy” khi đi qua những cánh đồng xanh, khi hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi. Nguyên liệu làm ra cốm là “cái chất quý trong sạch của Trời”, được hình thành một cách linh diệu, lúc đầu là “một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ”, về sau được nắng thu làm cho “giọt sữa dần dần đông lại”…
Thạch Lam đã có một cách quan sát tinh tế, một sự cảm nhận tài hoa, một cách viết nhẹ nhàng, biểu cảm và đầy chất thơ. Trái tim của ông tưởng như đang rung động trước màu xanh và hương thơm dịu ngọt của bông lúa nếp non trên cánh đồng làng quê.
Lúa nếp non đến lúc nào được gặt đem về, cách chế biến cốm là “một sự hi mật trân trọng và khe khắt giữ gìn” được truyền từ đời này sang đời khác. Và chỉ có cốm làng Vòng mới là đặc sản Hà Nội, do bàn tay những cô gái làng Vòng làm ra “thứ cốm dẻo và thơm ấy”. Cốm Vòng ngon nổi tiếng khắp cả nước. Những người làm ra cốm và gánh cốm đi bán rất duyên dáng, đáng yêu. Đó là các cô gái làng Vòng “xinh xinh áo quần gọn ghẽ”, với cái đòn gánh “hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng”, được bà con phố phường “ngóng trông” khi mùa cốm đến Cốm đã ngon, người bán cốm lại xinh dòn, cuộc sống thêm sắc màu ý vị.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

16 tháng 12 2016

1. Cảm ơn nhà thơ Hạ Tri Chương, chính ông đã đánh thức trong lòng độc giả những tình cảm gắn bó với quê hương. Nó làm thức tỉnh bao kẻ đang muốn từ bỏ quê hương. Đồng thời củng cố, khắc sâu hơn niềm tin yêu quê hương gia đình của mỗi con người.

Hạ Tri Chương là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào đời Đường. Ông là bạn vong niên với Lý Bạch. Hầu hết các sáng tác của ông đều thể hiện tình cảm yêu thương sâu nặng với quê hương. Một trong những bài thơ mang cảm hứng chủ đạo về nỗi niềm nhớ quê hương của tác giả là Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư):

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Ngay nhan đề bài thơ đã thể hiện niềm xúc động dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình mà gần hết cuộc đời nay mới trở lại. Tình cảm nhớ quê luôn thường trực trong lòng tác giả, nhưng phải đến khi đứng trên mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn, tình cảm ấy không thể nén được và trào dâng

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về già)

Quê hương chính là cội nguồn của mỗi cá nhân, gia đình, thậm chí cả dòng họ. Được sinh ra nhưng tuổi ấu thơ đã phải rời gia đình, quê hương sống nơi đất khách quê người. Vậy là tác giả ngay từ nhỏ đã phải làm quen với phong tục tập quán và kể cả lũ bạn hoàn toàn mới lạ. Sự hoà đồng có lẽ cũng nhanh, nhưng nó vẫn không phải là quê nhà, là sinh khí âm dương hội tụ của mẹ cha để sinh ra mình. Điều đó có ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức của nhà thơ. Nỗi niềm nhớ quê đã trở thành thường trực đau đáu trong lòng. Quê hương trong bài thơ là cố hương. Tác giả xa cách không phải là 3 năm, 15 năm mà là hơn nửa thế kỷ, gần một đời người. Đành rằng cuộc sống chốn Tràng An náo nhiệt, ồn ào, sung túc. Công danh có thành đạt đến mức nào, cái chất quê, cái máu, cái hồn trong ông vẫn không hề thay đổi. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau “li gia”. Tuy vậy, ta thấy rằng với tác giả, vui sướng vô cùng là cuối đời còn được hồi hương.

Cuộc đời đầy sóng gió và cát bụi, mái tóc còn xanh mướt ngày nào khi xa quê thì nay, chính trên mảnh đất này mái tóc ấy đã bạc phơ. Dẫu cho tóc bạc, da mồi, địa vị công danh thay đổi. Nhưng cái cốt cách, cái linh hồn của đất mẹ quê cha vẫn nguvên đó.

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

Lời nói, giọng quê vẫn không thay đổi, ấy chẳng phải là sự gắn bó với quê hương đó sao. Thật vậy truyền thống văn hoá của gia đình, dân tộc quê hương không dễ gì thay đổi được. Nó được ăn sâu trong máu, trong tâm hồn tác giả. Lý Bạch trên bước đường chống kiếm lãng du xa quê từ nhỏ nhưng ánh trăng nơi quán trọ đã gợi trong ông những kỷ niệm thân thương nhất về quê hương, ánh trăng làm sống dậy một thời gắn bó từ thuở nằm nôi. Hạ Tri Chương cũng vậy, ông sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương hết mực của cha mẹ, của quê hương, chỉ có những kẻ bạc tình mới nỡ nhắm mắt quên đi nguồn cội.

Càng cảm động nhường nào khi trên đỉnh danh vọng cao sang mà hình ảnh quê hương không hề phai nhạt. Ta hiểu rằng về với quê có lẽ là ước nguyện lớn nhất của đời ông. Ước nguyện ấy đã biến thành hiện thực, bao năm ly biệt nay trở về với quê hương, trong lòng sao tránh khỏi cảm xúc dâng trào. Có lẽ ngay từ đầu ngõ tác giả đã thốt lên con đã về đây hỡi người mẹ hiền quê hương, ông như muốn ôm trọn cả quê hương vào lòng với những dòng nước mắt sung sướng.

Nhưng về tới quê hương một nghịch lý đã xảy ra:

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?

(Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Thời gian xa quê dài dằng dặc, bạn bè cùng trang lứa ngày xưa ai còn ai mất. Quê hương đã có thay đổi gì chưa. Đời sống cùa bà con như thế nào? Bao nhiêu câu hỏi cứ dội về hiện hữu. Sau tiếng cười nói ồn ào của lũ trẻ, lòng tác giả không khỏi man mác. Trong con mắt lũ trẻ thì mình là khách lạ, đó là một thực tế bởi khi ông từ giã quê hương thì làm gì đã có chúng. Sau nụ cười tinh nghịch của trẻ thơ là những giọt nước mắt chua cay và sung sướng. Ta là khách lạ! xa quê gần một đời người nay mới trở lại, ta dù lạ với lũ trẻ thơ như quá đỗi thân thuộc với mảnh đất quê hương. Sung sướng hơn bao giờ hết nhà thơ đang đứng trên mảnh đất quê hương, ông đã thực hiện được.tâm nguyện của mình “sống chết với quê hương”. Tình cảm ấy đẹp quá, thiêng liêng quá!.

Cảm ơn nhà thơ Hạ Tri Chương, chính ông đã đánh thức trong lòng độc giả những tình cảm gắn bó với quê hương. Nó làm thức tỉnh bao kẻ đang muốn từ bỏ quê hương. Đồng thời củng cố, khắc sâu hơn niềm tin yêu quê hương gia đình của mỗi con người. Và dĩ nhiên không có tình cảm gắn bó với quê hương sẽ không lớn nổi thành người.

Bạn tham khảo nhé!!! Hơi dài xíu hehe

16 tháng 12 2016

eoeo mơn bạn nha Nguyễn Đức Huy

1 tháng 4 2023

camr nhaan thaat tuoi deư

1 tháng 4 2023

like nha

26 tháng 12 2020

Nội dung chính của đoạn văn trên là tả quá trình cốm làng Vòng được tạo và miêu tả quang cảnh của làng Vòng khi tới cánh đồng lúa.

Câu chứa biện pháp tu từ (BPTT): "Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mà về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết." BPTT so sánh ngang bằng (như)

19 tháng 8 2016

Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao.  Mầm cây sấu, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy một khác.

... Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. 

- Những từ được gạch chân là từ ghép.

- Từ ghép đẳng lập: cây bàng, cây bằng lăng, mùa hạ, mưa bụi.

- Từ ghép chính phụ: mưa phùn, mùa xuân, chân mạ, dây khoai, cây cà chua, xanh rợ, mầm cây, cây nhội.

Chúc bạn học tốt hihi

19 tháng 8 2016

Từ ghép chính phụ:  Mưa phùn, mùa xuân, chân mạ, dây khoai,c ây cà chua, xanh rợ, cây nhội, mầm cây.

Từ ghép đẳng lập: cây bằng lăng, cây bàng, mùa hạ, mưa bụi, uống thuốc.

 

Chúc bạn học tốt!!

26 tháng 8 2016

ai giúp vs

26 tháng 8 2016

a, đẳng lập : xanh lá ( mk đoán z toy nhg cx k chắc )

chính phụ : mưa phùn, mùa xuân, chân mạ. dây khoai, cà chua, trảng ruộng, cây sấu, cây nhội, cây bàng, bằng lăng

 

                                                                  Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:                                                                                  Truyện trong vườn   Có một cây hoa giấy và một cây táo cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho cây lá xanh mướt, tốt...
Đọc tiếp

                                                                  Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

                                                                                 Truyện trong vườn

   Có một cây hoa giấy và một cây táo cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho cây lá xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như môt tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo vẫn đứng lặng lẽ một góc vườn, thân cành trơ trọi nứt nẻ. Cây hoa giấy nói:

   - Táo ơi! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa.

   Cây táo nép mình im lặng. Ít lâu sau cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng. Rồi cây táo trổ hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu cây kết những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng. Một hôm hai ông cháu chủ vườn ra thăm cây. Ông với tay hái cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen táo thơm ngon. Thấy hai ông cháu không để ý đến mình cây hoa giấy buồn lắm. Cây táo nghiêng tán lá xanh thầm thì an ủi bạn:

   Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon cho mọi người còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát.

  Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu ra nhiều điều. Nó không còn nghĩ chỉ có mình mới đáng yêu như trước nữa. Nó yêu mảnh vườn này, yêu cả cái dáng trơ trụi của cây táo sau mùa cho quả.

                                                                                          (Theo Internet – Những giá trị tinh thần)

1. PTBĐ chính của đoạn văn trên là gì?

2. Hãy nêu nội dung chính của văn bản trên.

3. Hãy so sánh và rút ra nhận xét về thái độ, cách ứng xử của cây hoa giấy với cây táo và cây táo với cây hoa giấy.

4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn sau:

             Cây táo nghiêng tán lá xanh thầm an ủi bạn:

             - Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người 1 việc. Tôi dâng trái ngon cho mọi người còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát.

5. Viết 1 đoạn văn ngắn (6-8 câu) phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn đẹp.

 

Thanks! 😊

0