">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2021

Bài thơ Nhớ rừng của tác giả Thế Lữ đã cho ta thấy được tình yêu nước thầm kín của người dân lúc bấy giờ, qua hình ảnh con hổ trong vườn bách thú và hình ảnh con hổ khi xưa rất oai liệt qua khổ thơ thứ 3. Đầu tiên chúng ta sẽ đến với hai câu đầu"Nào đâu những đêm ... ánh trăng tan?" ,hình ảnh con hổ ở trong mội buổi tối đẹp,diễm lệ.  Ở 2 câu sau"Đau những ngày mưa...ta đổi mới?",hình ảnh con hổ oai minh như một vị chúa tể đang ngắm nhìn giang sơn của mình. Hai câu tiếp "Đâu những ngày...giấc ngủ ta tưng bừng?",hình ảnh con hổ vào buổi sáng khi con hổ vẫn còn ngủ. Với câu tiếp theo "Đâu những chiều ... mặt trời gay gắt,", sự chiến đấu của con hổ với các loài vật khác để chiếm lấy lãnh thổ của riêng mình. Cuối cùng là hai câu cuối "Để ta chiếm ... nay còn đâu?",với kết thúc là hai câu hỏi tu từ,phải chăng tác giả tiếc nuối về một thời oanh liệt, lừng lẫy của con hổ? Đoạn thơ thể hiện được hai hình ảnh đó là h/ả bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của con hổ với nước non hùng vĩ, h/ả chúa sơn lâm trong một tư thế của nhà vua của chốn núi rừng hùng vĩ, với tư thế lẫm liệt,uy nghi. Và kết đoạn là một sự đau đáu muốn tìm lại thời đó, một thời vàng son của chúa tể sơn lâm. 

7 tháng 4 2021

Bài thơ Ngắm Trăng là bài thơ được trích trong nhật ký Trong Tù của Hồ Chí Minh là bài thơ tứ tuyệt Giản dị mà hàm sức cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả khi trong cảnh ngục tù tối tăm trong đó hai câu thơ cuối là hai câu thơ thể hiện rõ chắc nghệ sĩ Hòa huyện với chất chiến sĩ cách mạng của Bác từ phòng gian tăm tối bác hướng tới vầng trăng nhìn ánh trăng tâm hồn thêm thư thái song sát nhà tù không thể ngăn cách được người tù và vầng trăng máu và bạo lực không thể nào dìm được hân lý vì người tù cách mạng đây là một thi sĩ chiến sĩ vĩ đại câu cuối nói về Vầng Trăng Trăng được nhân hóa có ánh mắt nét mặt và tâm tư trở thành một người bạn tri ân tri kỷ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác Trăng Và Phát triên ngô đối diện Đàm Tâm thông nhau qua ánh mắt hai câu cuối Được cấu trúc Đăng đối nên sự cân xứng giữa người và Trăng chắc nghệ sĩ hòa nguyện trong Bác.

27 tháng 12 2021

Bài thơ Ngắm Trăng là bài thơ được trích trong nhật ký Trong Tù của Hồ Chí Minh là bài thơ tứ tuyệt Giản dị mà hàm sức cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả khi trong cảnh ngục tù tối tăm trong đó hai câu thơ cuối là hai câu thơ thể hiện rõ chắc nghệ sĩ Hòa huyện với chất chiến sĩ cách mạng của Bác từ phòng gian tăm tối bác hướng tới vầng trăng nhìn ánh trăng tâm hồn thêm thư thái song sát nhà tù không thể ngăn cách được người tù và vầng trăng máu và bạo lực không thể nào dìm được hân lý vì người tù cách mạng đây là một thi sĩ chiến sĩ vĩ đại câu cuối nói về Vầng Trăng Trăng được nhân hóa có ánh mắt nét mặt và tâm tư trở thành một người bạn tri ân tri kỷ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác Trăng Và Phát triên ngô đối diện Đàm Tâm thông nhau qua ánh mắt hai câu cuối Được cấu trúc Đăng đối nên sự cân xứng giữa người và Trăng chắc nghệ sĩ hòa nguyện trong Bác.

6 tháng 5 2021

Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn. Phải chăng trăng đã thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù?Thật vậy Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp, đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng.Chao ôi! phải tinh tế biết bao Bác đã vẻ nên một khung cảnh tuyệt đẹp dưới sự giao hoà giữa người và trăng. Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên.  Tóm lại, hai câu thơ cuối này không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

Im đậm,nghiêng nghi vấn

In đậm cảm thán

7 tháng 5 2021

tk 

Có thể nói hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm một vị trí danh dự trong thơ Bác. Thiên nhiên trong thơ Bác lúc nào cũng bình dị, tươi mới. Ở hầu hết các bài thơ đều thắm đậm sắc màu của lá, hoa cây cỏ, núi, sông,… Đối với Người được sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu đằm thắm, tha thiết. Qua đó thể hiện phong thái ung dung, tự tại của Người.Người luôn có ý thức trân trọng thiên nhiên và xem thiên nhiên như một người bạn. Đôi khi là người tri kỉ, sẻ chia tâm tình. Dù là khi còn tự do hay lúc bị giam cầm, thiên nhiên lúc nào cũng gần gũi thân tình, hữu ái. Bài thơ “Ngắm trăng” bộc lộ rõ ràng tình cảm ấy.Mặc dù ở trong ngục tù, Người vẫn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái lớn lao. Vầng trăng sáng trên cao là hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đang gọi mời, tâm tình tỏ bày với người bạn xưa. Trăng cũng có hồn, cũng biết ngắm nhìn và cảm thông. Còn người vượt lên trên nghịch cảnh, vươn tới ánh sáng. Ngục tối có thể giam hãm thân thể Người nhưng không thể nào giam hãm tinh thần Người.Qua đó, có thể thấy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc còn tự do hay khi bị giam hãm, người vẫn yêu mến thiên nhiên tha thiết với một tinh thần lạc quan, yêu đời đắm say. Không có gì có thể cản trở Người tìm đến và đắm mình trong thiên nhiên hiền hòa.

14 tháng 5 2021

tk 

Bốn câu thơ tiếp theo ghi lại không khí làng chài đón đoàn thuyên đánh cá trở về:

"Ngày hôm sau, ồn ào, trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe,

Những con cá tươi ngon, thân bạc trắng".

Sau một ngày đêm ra khơi đánh cá, đoàn thuyền đã trở về bến. Cả làng chài, hàng trăm người, già trẻ, gái trai, những ông bố bà mẹ, những người vợ đứa con... ra bến đợi từ sáng sớm. Đông vui "tấp nập" và "ồn ào". Có niềm vui sướng nào to lớn hơn? "Cá tươi ngon, thân bạc trắng" đầy ắp các khoang thuyền. Câu thơ "Nhờ ơn trời, biến lặng, cá đầy ghe" đã thể hiện một cách cảm động nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng của bà con làng chài: sống gắn bó với biển khơi, tin vào trời đất một cách thánh thiện. "Nhờ ơn trời" nên ra khơi gặp nhiều may mắn: biển lặng, sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, "cá đầy ghe". Làm ruộng, đánh cá, hay đi rừng, đi biển,... qua hàng nghìn năm, sống gắn bó với thời tiết, với thiên nhiên, cho nên "ơn trời mưa nắng phải thì...", "Nhờ trời hạ kế sang đông...", "Trời cho chân cứng đá mềm", v.v... là lời cầu mong, là niềm tin thánh thiện, phác thực của bà con lao động xưa nay. Tế Hanh đã diễn tả niềm tin ấy, lời cầu mong chúc phúc ấy một cách giản dị chân thành. Tình cảm tốt đẹp ấy, gần 20 năm sau lại được Huy Cận nói lên tha thiết ngọt ngào trong bài thơ "Đoàn thuỵền đánh cá":

"Ta hút bài ca gọi cú vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cánhư lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự thuở nào".

Bốn câu thơ cuối đoạn nói về những chàng trai làng chài, những con thuyền của họ. Tác giả tả ít mà gợi nhiều. Hình ảnh hoán dụ "làn da ngâm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" ngợi ca những chàng trai làng chài khỏe mạnh, cường tráng, lao động dũng cảm, đã tôi luyện trong sóng gió đại dương. Từ làn da ngăm rám nắng đến thân hình của họ đều mang cái mặn mòi của biển khơi.

Và con thuyền được nhân hóa nằm ngủ im lìm sau một chuyến ra khơi vất vả và thắng lợi:

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dấn trong thớ vỏ".

Dân chài lưới và những con thuyền đã được tôi luyện trong sóng gió đại dương. Vần thơ của Tế Hanh thấm đượm ý vị triết lí: lao động sáng tạo, lao động là nguồn hạnh phúc vô giá.

Đoạn thơ trên đây là đoạn thơ trung tâm, đoạn thơ hay nhất của bài "Quê hương". Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng của Tế Hanh đối với nơi chôn nhau cắt rốn, với bà con làng chài thân yêu của mình. Thể thơ tám chữ trong "Quê hương" mượt mà, tươi xanh, giàu âm điệu và nhạc điệu, vang xa thắm thiết ngọt ngào. Đó là tiếng lòng thương mến của đứa con li hương. Những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa và hoán dụ về con thuyền, mái chèo, dân chài lưới,... đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật tươi mới, đặc sắc của một hồn thơ trẻ trung, dào dạt xúc cảm "Quê hương" là sự khởi đầu cho cảm hứng quê hương đất nước của Tế Hanh, một tiếng thơ "dung dị đậm đà, đáng yêu", một hành trình thơ hơn nửa thế kỉ.

27 tháng 12 2021

Bốn câu thơ tiếp theo ghi lại không khí làng chài đón đoàn thuyên đánh cá trở về:

"Ngày hôm sau, ồn ào, trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe,

Những con cá tươi ngon, thân bạc trắng".

Sau một ngày đêm ra khơi đánh cá, đoàn thuyền đã trở về bến. Cả làng chài, hàng trăm người, già trẻ, gái trai, những ông bố bà mẹ, những người vợ đứa con... ra bến đợi từ sáng sớm. Đông vui "tấp nập" và "ồn ào". Có niềm vui sướng nào to lớn hơn? "Cá tươi ngon, thân bạc trắng" đầy ắp các khoang thuyền. Câu thơ "Nhờ ơn trời, biến lặng, cá đầy ghe" đã thể hiện một cách cảm động nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng của bà con làng chài: sống gắn bó với biển khơi, tin vào trời đất một cách thánh thiện. "Nhờ ơn trời" nên ra khơi gặp nhiều may mắn: biển lặng, sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, "cá đầy ghe". Làm ruộng, đánh cá, hay đi rừng, đi biển,... qua hàng nghìn năm, sống gắn bó với thời tiết, với thiên nhiên, cho nên "ơn trời mưa nắng phải thì...", "Nhờ trời hạ kế sang đông...", "Trời cho chân cứng đá mềm", v.v... là lời cầu mong, là niềm tin thánh thiện, phác thực của bà con lao động xưa nay. Tế Hanh đã diễn tả niềm tin ấy, lời cầu mong chúc phúc ấy một cách giản dị chân thành. Tình cảm tốt đẹp ấy, gần 20 năm sau lại được Huy Cận nói lên tha thiết ngọt ngào trong bài thơ "Đoàn thuỵền đánh cá":

"Ta hút bài ca gọi cú vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cánhư lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự thuở nào".

Bốn câu thơ cuối đoạn nói về những chàng trai làng chài, những con thuyền của họ. Tác giả tả ít mà gợi nhiều. Hình ảnh hoán dụ "làn da ngâm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" ngợi ca những chàng trai làng chài khỏe mạnh, cường tráng, lao động dũng cảm, đã tôi luyện trong sóng gió đại dương. Từ làn da ngăm rám nắng đến thân hình của họ đều mang cái mặn mòi của biển khơi.

Và con thuyền được nhân hóa nằm ngủ im lìm sau một chuyến ra khơi vất vả và thắng lợi:

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dấn trong thớ vỏ".

Dân chài lưới và những con thuyền đã được tôi luyện trong sóng gió đại dương. Vần thơ của Tế Hanh thấm đượm ý vị triết lí: lao động sáng tạo, lao động là nguồn hạnh phúc vô giá.

Đoạn thơ trên đây là đoạn thơ trung tâm, đoạn thơ hay nhất của bài "Quê hương". Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng của Tế Hanh đối với nơi chôn nhau cắt rốn, với bà con làng chài thân yêu của mình. Thể thơ tám chữ trong "Quê hương" mượt mà, tươi xanh, giàu âm điệu và nhạc điệu, vang xa thắm thiết ngọt ngào. Đó là tiếng lòng thương mến của đứa con li hương. Những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa và hoán dụ về con thuyền, mái chèo, dân chài lưới,... đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật tươi mới, đặc sắc của một hồn thơ trẻ trung, dào dạt xúc cảm "Quê hương" là sự khởi đầu cho cảm hứng quê hương đất nước của Tế Hanh, một tiếng thơ "dung dị đậm đà, đáng yêu", một hành trình thơ hơn nửa thế kỉ.