K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2017

a, Với hai câu thơ của Viễn Phương trong bài “Viếng lăng Bác”:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

ta thấy câu thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ:

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

b,Câu thơ " Chỉ cần trong xe có một trái tim" là câu kết của tác phẩm " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Hình ảnh " một trái tim" được sử dụng với tư cách phép tu từ hoán dụ.Ý nghĩa của hình ảnh thơ trên là biểu hiện của tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người linh lái xe Trường Sơn. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hình ảnh thơ trong câu kết là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.

7 tháng 8 2017

a) Với hai câu thơ của Viễn Phương trong bài “Viếng lăng Bác”:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

ta thấy câu thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ:

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ của Viễn Phương: tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước (đối tượng so sánh trong hai câu của bài “Viếng lăng Bác” là Bác Hồ) để nâng cao giá trị hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh không gượng ép, gần như là hiển nhiên của nhà thơ. Qua đó, có thể hiểu được đối tượng mà tác giả so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của Viễn Phương đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ (đặc biệt là ẩn dụ).

23 tháng 2 2017

Nhận xét khái quát

Các biểu hiện cụ thể

1.Bác Hồ là người quý trọng kết quả sản xuất của con người

Lúc ăn Bác không để rơi vãi hạt cơm nào

2. Kính trọng người phục vụ

Cái bát của Bác ăn xong lúc nào cũng sạch.Thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất
3.Việc gì mà Bác tự làm được thì không phải nhờ người khác giúp

Người phục vụ của Bác có thể đếm trên đầu ngón tay

Chúc bạn học tốt!

4 tháng 3 2018

NX khái quát và biểu hiện cụ thể

1.bữa cơm:-chỉ vài 3 món đơn giản

-lúc ăn ko để rơi vãi 1 hột cơm

-ăn xong bát bao iờ cx sạch,thúc ăn đc cất tươm tất

2.cái nhà:-chỉ vẹn vẹn 3 phòng,phảng phất hương thơm của hoa cỏ

3.lối sống:-bác làm vc suốt ngày suốt đời làm vc từ vc lớn đến vc nhỏ

-giản dị trong đời sống, tác phong, lời ns, bài vt

CHÚC BN HOK TỐT!!!hihivui

20 tháng 2 2017

1.Bữa cơm:-Chỉ vài 3 món đơn giản

-Lúc ăn không để rơi vãi 1 hột cơm

-Ăn xong bao giờ cái bát cũng sạch và thức ăn còn lại thì sắp xếp tươm tất

2.Cái nhà:-Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn có ba phòng

3.Lối sống:-Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,từ việc nhỏ đến việc lớn.

-Giản dị trong quan hệ, lời nói , tác phong , bài viết

​Chúc p học tốt




23 tháng 2 2017

Nhận xét khái quát Các biểu hiện cụ thể
1.Bác là người biết quý trọng kết quả sản xuất của con người Lúc ăn Bác không để rơi vãi hạt cơm nào
2. Bác là người biết quý trọng người phục vụ Bát của Bác khi ăn xong lúc nào cũng sạch sẽ. Thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất
3. Việc gì Bác tự làm được thì không cần người khác giúp Người phục vụ chỉ đếm trên đầu ngón tay

Chúc bn học tốt!

3 tháng 4 2017

Mẹ là người con luôn yêu quý nhất.Mẹ muốn con được ăn no,có áo len màu,có giày đi học khi trên màn hình báo tin trời trở rét.Mẹ muốn con ngoan ngoãn,học giỏi,biết vươn lên cùng bạn bè.Mẹ đã thức suốt đêm,đôi mắt trũng xuống lo âu,khi con bị sốt phải nghỉ học.Mẹ đã khóc,ôm chặt con vào lòng...Lên lớp 7,con mới biết quét nhà,tự giặt quần áo,nấu cơm,nhặt rau giúp mẹ.Thấy con làm,mẹ ngắm nhìn rồi nước mắt chảy ra.Mẹ đã hi sinh vì con nhiều quá,con luôn muốn gọi nghìn vạn lần hai tiếng :"Mẹ,mẹ ơi!".

3 tháng 4 2017

Thank you

15 tháng 11 2017

Ai sinh ra trên đời cũng đều quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt chuồn chuồn. Đến mùa lúa chín, tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất, được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê. Những súc cảm ấy vẫn luôn trong tôi không gì xoá mờ được. Giờ đây, tuy thân thể tôi xa cách quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó, vẫn luôn bên nó như chưa từng có sự chia ly. Tôi yêu quê hương của tôi nhiều lắm !
- cặp từ trái nghĩa có trong bài trên là ': có >< không

15 tháng 11 2017

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống..
- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.

10 tháng 2 2017

Bắt đầu từ lớp một, chúng ta bước vào công cuộc tiếp thu tri thức để chinh phục cũng như chung sống với xã hội loài người và tự nhiên. Rời bàn tay mẹ, bước qua cánh cổng trường là có bao điều kì thú đến với ta. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan viết: “Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới nay là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Lời nhắn nhủ của người mẹ xiết bao cảm động và giàu ý nghĩa.

Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Vậy thì thế giới rộng này thuộc về tuổi trẻ “Thế giới này là của con”, con cần phải biết thế giới của mình như thế nào, nó đẹp đẽ giàu có và cũng có những góc khuất ra sao. Để biết về thế giới của mình, con hãy can đảm rời tay mẹ bước qua cánh cổng trường cao rộng.

Trước khi đến trường, cuộc sống của chúng ta bó hẹp trong một ngôi nhà, một góc phố, một ngôi làng với những con người ta đã quen mặt, quen tình, với những trò chơi ta đã thành thạo, thuần thục. Nhưng ngày qua ngày, vẫn bầu trời ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người với những công việc và thói quen ấy,... thật khó có thể tưởng tượng dược sự đơn điệu, tẻ nhạt bao trùm lên chúng ta như thế nào.

Nhưng bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Những thầy cô - những người cha mẹ mới, hàng chục người bạn, hàng trăm gương mặt mới lạ,... Tính cách, cuộc sống của mỗi người đã là một điều thú vị cho ta. Nhìn vào mỗi ngươi là một lần ta được nhìn vào gương để xem xét chính mình, kiểm nghiệm chính mình. Nhưng đó cũng chưa phải là điều tuyệt diệu nhất khi đến với trường học.

Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. Và như thế. “những chân trời mới” đang được trải ra ngút ngàn trước mắt những đứa trẻ vừa chập chững bước vào cuộc sống. Thế giới rộng lớn ấy là thế giới của những cánh rừng rộng lớn, những cánh chim đại bàng mênh mông, những bước lao mình dũng mãnh. Là những lòng đại dương mênh mông xanh thẳm ăm ắp cá tôm. Là lòng đất thẳm sâu với bao khoáng sản, bao lò lửa đang rùng rùng sôi sục. Đó còn là những đất nước xa xôi với bao phong tục tập quán lí thú, độc đáo. Là nhưng người anh em cùng chung một Tổ với chúng ta trên khắp non nước Việt Nam,... Chao ôi! Thế giới này có bao điều diệu kì mới lạ. Từ hiện thực cuộc sống, “Cổng trường mở ra” còn dạy cho con biết ước mơ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Con ước thế giới này mãi hòa bình không có chiến tranh; con ước trẻ em trên khắp thế giới có cơm ăn, áo mặc và được đến trường như con; con ước ngày mai con sẽ được bay lên cung trăng thăm chú Cuội,... Thế giới của ước mơ rực rỡ, đẹp đẽ biết nhường nào!

“Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình.

12 tháng 5 2017

bn làm j thế

12 tháng 10 2017

Bà ngoại em năm nay đã sáu mươi tư tuổi. Bà là kế toán đã về hưu. Bà có dáng người dong dỏng cao, mái tóc bà dài nhưng đã bạc. Làn da của bà trắng nhưng đã lốm đốm đồi mồi rồi. Bà có nụ cười hiền từ và rất nhân hậu. Tuy đã hơn sáu mươi tuổi nhưng sức khỏe của bà rất tốt. Hàng ngày, bà vẫn thường đi chợ và nấu cơm cho cả gia đình em ăn. Bà nấu cơm rất ngon và khéo. Em rất thích ăn cơm của bà nấu. Những lúc rảnh, bà lại đeo kính và đọc truyện cổ tích cho em nghe. Em rất yêu quý bà ngoại và ước gì bà sống với em mãi mãi.

12 tháng 10 2017

Đã bao hôm tôi đi qua ngôi nhà cổ đó nhưng dạo này tôi thấy nó tự nhiên đẹp đến lạ , chắc do tôi không để ý .Ngôi nhà ấy phủ lên màu vàng mốc của thời gian , bao quanh là những tấm kính đã ngả màu. Hằng ngày, những hàng cây xanh mướt nhộn nhịp trong tiếng chim lí lo huyền ảo .Ôi , ngôi nhà ấy cũ nhất , mang đậm chất cổ xưa nằm giữa cả một dãy nhà hiện đại .Người ta có vẻ quên đi nó , quên mất những thứ kì bí ẩn sau bức kính đầy rêu.Ngẫm nghĩ , nhìn qua nó tôi thấy có một sự buồn thăm thẳm , ỉu xìu dựa trên sắc vàng .Thấy lại lớp học cũ trầm bổng vang lên tiếng học bài của lũ học trò nhỏ ngày ấy .Tuy đã qua nhiều năm nhưng cái kỉ ức , cảnh vật còn lưu lại , luyến tiếc của bây giờ tôi sẽ không nào quên nổi .

23 tháng 3 2017
Dân <--- Tương phản ---> Quan

Hàng trăm nghìn con người , từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc , kẻ đội đất, kẻ vác tre , nào đắp, nào cừ, bì bõm dướ bùn lầy ngập quá khuỷu chân , người nào người nấy lướt thướt như chuột lột . Chân lắm tay bùn , trăm lo nghìn sợ đê vỡ.

Mưa gió ầm ầm , dân phu rối rít , vất vả lấm láp , gọi gió tắm mưa , như đàn sâu lũ kiến ở trên bờ đê.

CẢNH HỘ ĐÊ

Trong đình đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng . Quan phụ mẫu uy nghi chễm chện ngồi => cảnh sống an toàn, nhàn nhã, mải mê cờ bạc.

Ở trong đình rất nhàn nhã, đường bệ, nguy nga : nào quan ngồi trên , nào nha ngồi dưới , người nhà, lính lệ khoanh tay sắp hàng , nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh.

Khắp mọi nơi nước tràn lênh láng , xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa ngập hết, kẻ sống không có chỗ ở , kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước . Tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết! CẢNH ĐÊ VỠ Vẫn mãi mê cờ bạc như không có chuyện gì xảy ra , vui mừng vì thắng được ván bài ù to => Vô trách nhiệm, thờ ơ.

Nhận xét về dụng ý của tác giả khi xây dựng cảnh tương phản:

Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh , làm nổi bậc sự đối lập . Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm , chỉ ham mê bài bạc. Những người dân phải gội gió tắm mưa , nhọc nhằn , chống chọi với thiên tai một cách tuyệt vọng . Cuối cùng , sự vô trách nhiệm của quan viên đã dẫn đến cảnh vỡ đê . Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

Tớ mới soạn xong đó, cậu xem tham khảo thử nha Nhất Duy, Chúc cậu học thật tốt nha!hihi

26 tháng 3 2017
a) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.
b) Những người dân hộ đê: Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: "Tình cảnh trông thật là thảm".
c) Viên quan đi hộ đê thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, "tình cảnh thảm sầu" không sao kể xiết.
d) Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.
27 tháng 4 2017

Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.

Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.

Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổỉ, lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:

Bảy nổi ba chìm ưới nước non.

Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, sô phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

ơ đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa... lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.

Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc (ba chìm bảy nổi), nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?

Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn người phụ nữ không làm chủ được cuộc dời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại Mà em vẫn giữ tấm lòng son. ơ đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù... mà em vẫn giữ... chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" (chữ hay nhất trong câu thơ) nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.

Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.

k nha