K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2017

theo tớ thì nên ôn tất cả, phần tiếng việt, văn bản thì nên ôn tác giả đọc qua văn bản 1 lần, văn ôn tục ngữ là gì, ca dao là gì, tất cả các bài văn nữa
đấy chỉ theo tớ nghĩ thôi ạ

30 tháng 4 2017

Thanks nhìu!

10 tháng 2 2017

Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối
hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách
vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong
đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô
cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.
Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người
thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em
còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường,
thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi
cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức
trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn
sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn
luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho
em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên
trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng
tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách
Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua
việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm
được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người
bạn của em trong cuộc sống.
Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi
đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những
hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức,
kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân
khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy
cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những
trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành
qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.
Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn
trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp
hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng
qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay
đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn
những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc
tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ
trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời.

Học tốt!vui

Trong con đường học tập, một thứ không thể thiếu đối với mỗi con người đó chính là sách vở. Nếu con đường học tập là chiến trường thì sách vở chính là vũ khí.

Vì vậy, sách vở rất quan trọng. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, bạn ra chiến trường trên tay không một thứ vũ khi nào thử hỏi bạn có thể chiến đấu không? Sách vở không chỉ rất quan trọng mà nhu cầu về sách vở của mỗi con người càng ngày càng cao. Nhất là sách. Sách mang đến cho chúng ta những kiến thức cơ bản, những kiến thức mở rộng để chúng ta có thể đến gần được với tri thức hơn.

Sách có rất nhiều loại: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tiểu thuyết, truyện đọc,.. Sách giáo khoa là loại sách cơ bản nhất mà ai cũng được học. Kiến thức trong sách là kiến thức bắt buộc ai cũng phải hiểu và phải nhớ để vận dụng cho đời sống bên ngoài. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về kiến thức bạn có thể đọc sách tham khảo. Sách tham khảo lại có rất nhiều loại: Sách về tự nhiên, sách về khoa học… để bạn có thể tìm được quyển sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của bạn.
Sách còn giúp con người giải trí. Những câu chuyện cười, những bộ tiểu thuyết,… sẽ giúp đầu óc bạn thanh thản hơn, giúp bạn qua đi mệt mỏi của mình.

Sách còn dạy bạn kinh nghiệm sống. Những quyển sách dạy nấu ăn, dạy cắm hoa, dậy cách làm thế nào để có mái tóc đẹp… sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.

Sách rất đa dạng. Sách giúp con người ta hướng thiện. Sách luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bạn ở mọi lúc, mọi nơi. Sách giúp con người có thể đên với thành công, đến với đỉnh cao của tri thức.

Vở cũng quan trọng không kém. Vở cũng là hành trang không thể thiếu trên hành trình học tập của học sinh. Vở giúp bạn ghi chép, tóm tắt lại những ý có trong sách. Người ta thường có câu: “Học đi đôi với hành”. Bạn không thể học mà không thực hành được. Và vở sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.

Ôi, bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu trên đời này không có sách vở thì sẽ ra sao? Thế giới này sẽ chỉ toàn những người vô học, sẽ chỉ toàn là màu đen, màu đen của sự mù chữ.
Các bạn ơi, chúng ta hãy dang rộng vòng tay đón chào sách vở nhé!

5 tháng 11 2017

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha hương, bắt gặp một đêm trăng đẹp khiến nỗi nhớ quê trong ông lại bùng cháy lên mãnh liệt. Bài thơ chính là tiếng lòng nhẹ nhàng, sâu lắng và đầy âu lo

Bài thơ được lấy cảm hứng từ một đêm trăng nơi đất khách quê người và một nỗi nhớ quê da diết không thể diễn tả thành lời. Cảm xúc bỗng nhiên ùa về miên man theo ánh trăng, đan xen vào đó là sự trằn trọc và thao thức khi ánh trăng rọi qua khung của sổ:

Đầu giường ánh trăng roi

Ngỡ mặt đất phủ sương

(Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương)

Nhắc đến Lí Bạch, người ta thường nghĩ đến cảnh thưởng rượu dưới trăng, tức cảnh sinh tình; nhưng hoàn cảnh này lại khác hẳn. Hai câu thơ đầu có đan xen giữa hiện thực và tưởng tượng. Hiện tượng trăng rọi vào đầu giường xuyên qua khung cửa sổ là cảnh tác giả có thể thấy. Có lẽ đêm trăng đó quá đẹp, quá ấn tượng trong một đêm thanh tịnh như vậy khiến cho tác giả bồn chồn, trằn trọc không thể chợp mắt được. Ánh trăng len lỏi vào đầu giường khiến tác giả có một phép so sánh đầy tinh tế “Ngỡ măt đất phủ sương”. Ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất vào buổi tối khiến tác giả có cảm giác như măt đất đang bị bao phủ bởi một lớp sương trắng và mỏng tang. Có lẽ cam xúc trong trái tim của Lí Bạch đang tràn ra như chính ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất như bây giờ.

Chỉ với hai câu thơ nhưng phần nào đã vẽ lên được một đêm trăng nhẹ nhàng, trong không gian tĩnh lặng và sự lãng mạn, huyền ảo như bao trùm lấy. Cảm xúc của tác giả cũng vì thế là tự bung ra, da diết, bâng khuâng về những điều thân quen đã qua.

Ánh trăng giống như một người bạn lâu ngày không gặp, cảm xúc vừa vui mừng, vừa buồn vu vơ, vừa có một nỗi nhớ nào đó đã bắt đầu nhen nhóm lên. Và dòng cảm xúc bỗng nhiên tràn ra ở hai câu thơ cuối:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

(Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương)

Câu thơ thứ nhất là một phép đối lập đầy dụng ý nghệ thuật và mang ý nghĩa sâu sắc. Hai từ “ngẩng” và “cúi” đối lập nhau nhưng lại có ý nghĩa bổ trợ cho nhau.

Cử chỉ “ngẩng đầu” nhìn trăng sáng thì “cúi đầu” lại nhớ về cố hương. DƯờng như ánh trăng chính là chất xúc tác để cho nỗi nhớ cứ thế tuôn trào ra mãnh liệt. “Cố hương” trong câu thơ này khiến cho người đọc nghẹn ngào ở trong lòng, vì nó gợi nhắc đến những điều xưa cũ, những con người xưa cũ ở mảnh đất cũ. CỐ hương thực ra là quê cũ, là quê hương bao nhiêu năm rồi thi sĩ chưa kịp trở lại. Bây giờ bỗng nhiên những hình ảnh về “cố hương” cứ hiển hiện khiến trái tim của Lí Bạch thấy chua xót và nghẹn ngào không nguôi.

Một nỗi nhớ quê nhẹ nhàng, miên man nhưng da diết và day dứt biết nhường nào. CHỉ với 4 câu thơ theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc nhưng tác giả vừa vẽ lên một bức tranh đêm trăng tuyệt đẹp vừa khơi gợi nên nỗi nhớ đã giấu kín ở trong trái tim mình ở nơi đất khách quê người. Nỗi nhớ ấy len lỏi sang tâm hồn người đọc khiến cho họ cũng cảm thấy có một nỗi nhớ nào vừa ngang qua đây.

Với tứ thơ giản dị, ngôn ngữ bình dân và cảm xúc chân thành, bài thơ “TĨnh dạ tư” của Lí Bạch đã thực sự khiến người đọc cảm nhận được những xúc cảm tinh tế nhất. Có lẽ vì thế người ta mới nói thơ Lí Bạch càng đọc càng ngấm, càng thấm.

7 tháng 11 2017

cảm ơn nhaha

5 tháng 1 2021

khó quá à ! hay cậu xem xem youtube thử đi .

12 tháng 9 2017

1. VD: Câu chuyện thực tế:

- Hàng xóm nhà em đã có lần xảy ra xích mích giữa cha và người con. Họ cãi nhau chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt. Thế rồi, người con vì quá tức giận nên đã bỏ nhà ra đi, cậu ta tìm đến nhà của những người bạn của mình và xin ở lại đó. Rồi cứ thế, ngày qua ngày, người con luôn nghĩ đến cha của mình, cậu ta ân hận về những việc mình đã làm. Thế rồi, người con cũng quyết định về nhà. Nhưng không, người cha đã lên cơn đau tim và qua đời ngay sau khi cậu bỏ nhà ra đi. Từ đó, cậu luôn dằn vặt bản thân mình, luôn nhớ về cha. Chắc hẳn, người cha của cậu ở trên thiên đàng cũng nhớ cậu lắm!

=> Người cha và người con rất thương mến nhau, có một tình cảm gắn bó, cao thượng nhưng lại không có kết cục tốt đẹp.

2.

Bố cục:(ở đây là bài văn của bạn nên bạn tự chia nha, mk gợi ý rồi đó)

+Mở bài: Từ đầu đến...

+Thân bài: Tiếp theo đến...

+Kết bài: Phần còn lại.

Tính liên kết:(bạn chọn nha)

- Câu trả lời 1: Đã có tính liên kết. Vì các câu, các ý đã được tiếp nối theo trình tự rõ ràng, đã thông suốt 1 chủ đề, đã được sắp xếp trước sau hô ứng làm cho chủ đề liền mạch.

-Cấu trả lời 2: Chưa có tính liên kết. Vì nội dung nói về nhiều chủ đề, bị ngắt quãng giữa các đoạn...

Nhận xét: (bạn chọn c1 hoặc c2 nhé)

+Cách 1: Đã biết liên kết văn bản thành dòng liền mạch, câu từ mềm mại, đủ ý...

+Cách 2: Chưa liên kết được các câu, câu từ còn cứng, thiếu ý,...v...v

Mình chỉ giúp được vậy thôi ah

Chúc bạn học tốtok

12 tháng 9 2017

sao bn lại viết ko dấu , may mk vẫn đọc dc !!!

21 tháng 3 2017

Đã tố cáo và phê phán hành động ham mê cờ bạc và sự vô trách nhiệm của tên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu của sinh hoạt cá nhân. Y đánh bạc khi làm công vụ liên quan đến tính mạng và tài sản của dân thì đó là sự vô trách nhiệm. Y thắng bài thì đê vỡ. Y sung sướng bao nhiêu thì dân càng cùng cực bấy nhiêu thì sự sung sướng của y là một hành động phi nhân tính là một kẻ lòng lan dạ thú của một tên quan phụ mẫu

21 tháng 3 2017

bạn chép hay tự nghĩ mà hay thế???

25 tháng 3 2017

a. Mở bài.

- Giới thiệu chung về nét đẹp tình cảm gia đình của dân tộc Việt Nam.

- Trích dẫn câu ca dao.

b. Thân bài.

* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.

- Hình ảnh so sánh: Anh em như thể chân tay.

+ Tay - Chân: Hai bộ phận trên cơ thể con người có quan hệ khăng khít, hỗ trợ cho nhau trong mọi hoạt động.

+ So sánh cho thấy mối quan hệ gắn bó anh em.

- Rách , lành là hình ảnh tượng trưng cho nghèo khó, bất hạnh và thuận lợi, đầy đủ.

Từ đó câu ca dao khuyên : Giữ gìn tình anh em thắm thiết dù hoàn cảnh sống thay đổi.

* Vì sao phải giữ gìn tình anh em?

- Anh em cùng cha mẹ sinh ra dễ dàng thông cảm giúp đỡ nhau.

- Anh em hoà thuận làm cha mẹ vui.

- Đó là tình cảm nhưng cũng là đạo lý.

- Là trách nhiệm, bổn phận của mỗi con người.

- Là truyền thống dân tộc.

* Làm thế nào để giữ được tình cảm anh em?

- Quan tâm đến nhau từ lúc còn nhỏ cho đến khi đã lớn.

- Quan tâm giúp đỡ nhau về mọi mặt: Vật chất, tinh thần.

- Giữ hoà khí khi xảy ra xung khắc, bất đồng.

- Nghiêm khắc nhưng vị tha khi anh, chị em mắc sai lầm.

c. Kết bài.

- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.

25 tháng 3 2017

Ca dao tục ngữ không chỉ là những câu lục bát về tình yêu đôi lứa muôn màu muôn vẻ mà còn là bài học đạo lý, đạo đức và cách ứng xử mẫu mực mang tính nhân hậu của dân tộc ta. “ Người trong một nước phải thương nhau cùng” huống chi là anh em trong một gia đình, ông bà ta có câu:

“ Anh em như thể tay chân,

Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần”

Câu ca dao thật giản dị, gần gũi nhưng chứa biết bao nhiêu điếu cho ta suy nghĩ.

Trước tiên, ta cần hiểu ý nghĩa một số hình ảnh như “tay chân” và “ rách lành” . Tay và chân là hai bộ phận của con người, có quan hệ khăng khít với nhau, hổ trợ cho nhau. Anh em trong một gia đình cũng vậy, đều cung cha mẹ sinh ra. Đều sống chung trong mọt gia đình, một mái nhà, cùng lớn lên, cùng chén nước bát cơm, có mối quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh giúp em, em giúp anh,mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân. Qua hình ảnh so sánh ở câu thứ nhất đã nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh và em, chính tình cảm này sẽ là cơ sở cho cách cư xử giữa anh và em.

Lành là chỉ những lúc giàu có, sung sướng; rách chỉ những lúc nghèo khổ thiếu thốn, khó khăn hoạn nạn. Hoàn cảnh thì có thể thay đổi nhưng an hem vẫn phải thương yêu nhau, đùm bọc, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau, không hề thay đổi.

Câu ca dao nêu lên một vấn đè về đạo đức, đồng thời là vấn đề tình cảm cơ bản của con người: tình anh em. Anh emdo cha mẹ sinh ra, khi bé sống chung trong một gia đình phải thương yêu nhau đã đành. Nhưng khi lớn lên, dù trong hoàn cảnh sống như thế nào thì vẫn phải quan tâm, giúp đỡ chia sẽ lẫn nhau. Giữ mãi tình anh em la bổn phận của mỗi con người. Và đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này đén đời khác và thể hiện qua câu ca dao trên. Tinh thần yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau là đạo đức là nhân cách của con người. Do vậy, nếu gia đình nào biết hòa thuận, đùm bọc, chia sẽ giúp đỡ lẫn nhau thì gia đình đó được hạnh phúc vui vẻ, an nhàn.

Truyền thống cao đẹp và nhân bản ấy không chỉ dừng lại ở đó mà nó được thể hiện rộng hơn, lớn hơn giữa đồng bào trong một nước và đặc biệt là giữa dân tộc này với các dân tộc khác mỗi khi có bão lũ, thiên tai…chính tình yêu thương đùm bọc đó đã giúp cho con người vượt qua được những khó khăn trước mắt và vượt qua được những nổi đau, có tinh thần để vươn lên.

Tình an hem là tình ruột thịt gắn bó và gần gũi với nhau rất mật thiêt như tay và chân của một cơ thể. Do vậy, câu ca dao trên có ý nghĩa rất qyuan trọng đối với mỗi người. Những hình ảnh thật đơn giản và gần gũi nhưng đã đẻ lại ột bài học ứng xử thật tinh tế nhưng hết sưc gần gũi biết bao. Nếu tay chân không giúp đỡ với nhau thì cơ thể sẽ ra sao? Nếu anh em không đùm bọc che chở lẫn nhau thì cha mẹ có vui không, cuộc sống của anh thấy ấm áp và luôn có sự che chở không?

Yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau là cách sống đẹp của con người có đạo đức. Đó là tình yêu thương đùm bọc của tình anh em trong một gia đình, tình đồng bào của một dân tộc, của nhân loại. Khi chúng ta được may mắn hơn, được sống trong tình yêu thương che chở của bố mẹ, chúng ta hãy làm sao để ba mẹ luôn vui lòng khi nhìn thấy những đứa con của mình luôn đùm bọc che chở cho nhau, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của bố mẹ.

30 tháng 3 2018

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.


1 tháng 4 2018

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.