Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
3.Viết 1 đoạn khoảng 6-8 nêu ý nghĩa của chi tiết Niêu cơm thần.
-Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
- Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.
Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
-Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
+Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.
2.Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu ý nghĩa của chi tiết Tiếng đàn thần
Bài làm
Âm nhạc thần kì là chi tiết phổ biến trong truyện cổ tích dân gian.Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau: Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan ,giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công,Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm, giúp vạch mặt Lí thông, giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc.
Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù.
Tiếng đàn là chi tiết thần kì trong truyện cổ tích thạch sanh. Tiếng đàn giúp Thạch Sanh giải oan, vạch mặt Lí Thông, chữa khỏi bệnh cho công chúa, tiếng đàn còn giúp Thạnh Sanh đánh lui binh mười tám nước chư hầu. Đây là tiếng đàn của công lí, của nhân dân yêu chuộng hòa bình. Có thể nói tiếng đàn này là tiếng đàn đẹp nhất, giàu ý nghĩa nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
Tôi và Trang là hai người bạn thân từ thưở mới bắt đầu tập đánh vần chữ o, chữ a. Cho đến tận bây giờ, khi mà hai chúng tôi đã là học sinh lớp sáu rồi thì tình bạn của hai đứa vẫn thắm hồng như ngày nào. Nhà tôi cách nhà Trang không xa vì vậy sáng nào hai đứa tôi cũng rủ nhau đi học.Con đường đến trường với hai chúng tôi quả là một thế giới diệu kì. Con đường ấy đẹp nhất là đoạn chạy dọc bờ sông với một hàng phượng vĩ đổ dài. Ngay trong lúc này đây, dưới ánh nắng vàng rực vào một sớm hè, trong âm thanh rộn ràng của tiếng ve, tôi thấy cảnh đẹp đến nao lòng. Hàng phượng trong nắng hè với tiếng ve rộn vang làm lòng tôi nao nức.
Bầu trời mùa hè cao vời vợi. Những chị mây trắng đang nhởn nhơ trôi trên nền trời xanh thẳm. Nắng, cái nắng của mùa hạ chói chang và rực rỡ. Nắng sưởi ấm tâm hồn tôi và như an ủi tôi về nỗi lo của ngày hè sắp đến.Con đường tôi đi học cũng đông đúc, nhộn nhịp vào mỗi sớm mai, cũng vui vẻ với những tiếng nói tíu tít cười của đám học sinh chúng tôi.Cũng đã từng năm năm trời đi trên con đường này hình ảnh của một hàng phượng cùng với tiếng ve vào những ngày hè ít nhiều cũng đọng lại trong tâm hồn tôi một cảm xúc vừa vui, vừa buồn.
Hàng phượng vĩ mang một vẻ đẹp rất đỗi gần gũi với tôi. Từ xa nhìn lại trông hàng phượng vĩ như những mâm xôi gấc đỏ rực. Tôi không biết rằng hàng phượng vĩ đã bao nhiêu tuổi nở hoa chỉ thấy cành nhiều, lá sum xuê.Hàng phượng vĩ cây nào cây ấy cũng giống nhau. Rễ cây ngoằn ngoèo nổi lên mặt đất như những con rắn khổng lồ.Thân cây to, xù xì, hai ba đứa chúng tôi ôm cũng không xuể.Những cành cây chắc, khỏe xoè ra như những chiếc dù lớn. Lá phượng xanh um,mát rượi, ngon lành như lá me non. Hoa phượng màu đỏ thẫm. Sắc hoa trong nằng hè rất đẹp và hơi ngả sang sắc cam. Nhà văn Xuân Diệu đã từng viết: “Phượng không phải là một đoá, là một cành mà là cả một vùng trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử trong xã hội thắm tươi.” Hoa phượng như phun trào lên không gian một ngọn lủa cháy rừng rực tưởng như không gì có thể rập tắt.Người ta đã quên mất đoá hoa, chỉ nghĩ đến hàng, đến cây, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm.Mùa hè hàng phượng gọi đến bao nhiêu là ve.Nào là ve sầu, ve đất…Tất cả chúng đang đợi chờ ngày hoa phượng nở. Rồi chỉ vài ngày nắng rực rỡ hoa phượng đã nở đỏ từng chùm, từng chùm.Đốm lửa nhỏ hôm nào nay đã cháy rực lên thành một ngọn đuốc.Trời càng nắng to phượng càng nở rực rỡ,mang lại cho con đường tôi đi học một màu sắc thần tiên.Hoa phượng và những chú ve sầu đã tạo nên cho bờ sông một bản nhạc say đắm lòng người. Vào mỗi mùa hè,một ngày bốn lần, tôi và Trang đi trên con đường này cũng là bồn lần chúng tôi được nghe tiếng ve kêu râm ran trên khắp các cành cây phượng vĩ. Tiếng ve kêu như mang đến cho tôi một cảm giác xao xuyến, bồi hồi khó tả. Nó là cảm giác vui vì tôi sắp được nghỉ hè, là cảm giác buồn thoáng qua về tình bạn và tình thầy trò. Tôi sẽ phải xa mái trường tôi mà hằng ngày tôi vẫn học tập hăng say sao? Và tôi sẽ không thường xuyên đi qua con đường này chăng? Tôi sẽ không được gặp bạn bè thầy cô trong ba tháng ư? Thời gian đó với tôi là quá dài! Và dường như khi trong đầu tôi miên man với nỗi nhớ, với nỗi buồn thì tiếng ve kia cũng có vui đâu bao giờ? Tiếng ve sầu như cũng lặng đi cùng tôi. Chắc hẳn rằng những chú ve cũng phần nào hiểu được tâm trạng của tôi, của một đứa học sinh sắp phải rời xa mái trường nơi nó đã gắn bó bao năm tháng qua.Hè đến nhanh rồi cũng ra đi thật nhanh chóng .Hoa phượng đã tàn, những chú ve mời ngày nào còn cất giọng ca muôn thưở thì nay đã lặn đâu mất rồi. Phượng để lại những dấu hỏi chấm treo lủng lẳng trên khắp các cành cây. Dấu hỏi chấm ấy nói cho biết điều gì về tương lai của tôi, về tình bạn tốt đẹp giữa tôi và Trang đây? Hàng phượng ấy có phải là hiện thân của tương lai tôi không? Tất cả chỉ là những dấu hỏi trong sự đợi chờ.
Có lẽ rằng sau này cho dù tôi có trưởng thành một con người thành đạt hay người bình thường thì hình ảnh con đường hoa phượng mà tôi đã đi học suốt những ngày thơ ấu cắp sách tới trường sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của tôi. Và bây giờ tôi cũng đã vững vàng để tin một điều: “Hoa phượng đã tàn rồi”.
Dường như hòa cùng sự mải miết học tập trong suốt năm của chúng em, hàng phượng vĩ cũng cần mẫn vươn rộng những cánh tay che mát cho con đường dẫn vào trường. Đến kì nghỉ hè, những nàng phượng vĩ mới dịp phô này vẻ đẹp của mình với những nghệ sĩ ve sầu trong dàn hợp xướng mùa hạ.
Từ xa trông lại, hàng phượng vĩ như đôi môi đỏ tươi của bầu trời. Những thân hình cao lớn, xép hàng thẳng tắp nhưng khi chúng em xếp hàng vào lớp. Người mẹ thiên nhiên đã đã khoác cho chúng những chiếc áo giáp cứng cáp khiến mỗi thân cây như một chàng hiệp sĩ, luôn bảo vệ cho nàng công chúa hoa phượng đang khoe sắc. Những chiế lá cũng tươi hơn, xanh hơn, nâng đỡ những chùm hao. Những tia nắng mùa hè rọi ánh vàng rực rỡ khiến sắc đỏ của hoa phượng thêm sáng, thêm tươi. Hàng phượng vĩ như một nhóm nhạc thỉnh thoảng lại cất cao giọng hát. Một âm thành du dương, khi trầm khi bổng nhưng rất đều. Có một tiết mục trình diễn làm vui tai học trò chúng em là nhờ những chú ve. Hàng trăm chú ve nhỏ náu mình trong những cành cây phượng và mải miết hòa tấu cho dàn đồng ca. Mặt đường như ngập tràn tiếng nhạc ve ngân. Tiếng ve gọi những nụ hoa phượng còn e thẹn náu mình trong chiếc vỏ non xanh thức dậy, thưởng thức tiếng nhạc và khoe săc. Hàng phược vĩ và những chú ve như đôi bạn thân thiết mỗi dịp hè về. Tình bạn này thật đáng yêu biết mấy.
Tiếng ve .. ve … ve… âm thành gọi mùa hè. Hoa phượng vĩ khoe sắc cũng báo hè sang. Mùa hè cũng vì vậy mà rực rỡ sắc màu hơn, tươi thắm hơn. Hoa phượng cùng tiếng ve luôn gắn bó với tuổi học trò chúng em.
Khi tách khỏi phần âm nhạc và trình bày dưới dạng văn bản, ca từ trong một bài hát gặp rất nhiều thiệt thòi. Với trích đoạn Lạc trôi, rõ ràng học sinh làm bài chỉ có thể tiếp cận nó dưới dạng... một bài thơ tự do.
Nhưng, xét theo dạng thể hiện ấy, chủ đề, ngôn từ và thông điệp của trích đoạn đều không rõ ràng và chặt chẽ, thậm chí là khá mông lung và khó hiểu, đối với cách tư duy thông thường. Những câu như: "Ngăn giọt lệ ngừng khiến khóe mi sầu bi" hay "Trống vắng bóng ai dần hao gầy" là điển hình
Có lẽ Sơn Tùng cũng không hình dung sẽ có ngày “Lạc trôi” của anh vào đề thi
Nếu theo tư duy logic thông thường, chúng ta đều hiểu không ai nói như thế cả. Còn theo cảm nhận tổng quát, cá nhân tôi thấy trích đoạn chỉ là những cảm xúc mơ hồ, vô định, xen lẫn giữa sự chán chường, lạc lõng và đau khổ... thay cho việc biểu lộ một tư tưởng gì đủ rõ ràng. Và không khí chung từ trích đoạn này là cảm giác... não tình.
Là người nghiên cứu ngôn ngữ, tôi thấy cố gắng lắm thì 2 câu hỏi đầu (về phương thức biểu đạt và các từ Hán Việt) cũng có thể tạm chấp nhận – dù nếu bàn kĩ thì sẽ còn rất nhiều vấn đề. Nhưng 2 câu hỏi tiếp theo thì không hề ổn.
Bởi, sự đan xen lộn xộn giữa những ngôn từ về bi quan, mất phương hướng, thậm chí có lúc như là... kêu cứu trong trích đoạn là không thể đủ cho sự tường minh cần thiết của một thông điệp. Và khi gắn với quan niệm được gợi ý trong câu hỏi tiếp theo, học sinh rất dễ rơi vào cảnh viết hú họa, viết đón ý về trích đoạn này.
Còn quan niệm được gợi ý về hạnh phúc lại không có gì ăn nhập với trích đoạn, không có duyên cớ gì để đi tới ý tưởng "hạnh phúc không có sẵn". Sẽ dễ hiểu hơn, nếu trích đoạn đủ cho các em hình dung câu chuyện về một người đi tìm hạnh phúc, nhưng vì lý do gì đó lại thấy thất vọng, thấy hạnh phúc là một khái niệm viển vông, không dễ kiếm tìm.
Tôi không phê phán, thậm chí là đánh giá cao việc đưa ra những đề thi có tính thời sự và thực tế. Nhưng, trong trường hợp này, "sáng tạo" của đề thi không thành công, vì môn Văn cần những tiêu chí đặc thù đảm bảo khả năng cảm thụ tiếng Việt.
Đề thi của trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
TS Trần Ngọc Hiếu (ĐH Sư phạm HN): Chưa đủ sâu sắc để phân tích
Giảng dạy về chuyên ngành văn học, tôi vẫn thường xuyên tìm hiểu về các đề thi cho môn học này tại môi trường THPT. Nhìn chung, kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đề thi văn phải có phần đọc hiểu văn bản, một điều đáng buồn là các giáo viên thường lấy những bài văn, bài thơ rất đơn giản, cũ kỹ về ngôn ngữ để làm tiêu chí đọc hiểu. Cách lựa chọn như vậy ảnh hưởng rất tiêu cực, vì văn học là môn học duy nhất nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ của các em.
Do vậy, việc trường chuyên Vĩnh Phúc đưa một ca khúc mới nổi, được giới trẻ ưa thích vào đề thi là điều không đáng bị lên án, thậm chí cần được nhìn nhận công bằng về những khía cạnh tích cực.
Nhưng, để xuất hiện một cách thuyết phục trong đề thi, ca từ phải chứa đựng nhiều giá trị thẩm mỹ. Để rồi từ đó, người dạy mới có điều kiện nâng cao được nhận thức thẩm mỹ của các em. Lạc trôi chưa làm được điều này.
Mở màn năm 2017 bằng một MV siêu phẩm mang tên "Lạc trôi" và chỉ tốn đúng 1 ngày để thu về hơn 1 triệu lượt xem, Sơn Tùng M-TP đã thực sự chứng tỏ được khả năng và bản lĩnh của mình. Không chỉ gây ấn tượng bằng giai điệu gây nghiện, nội dung sáng tạo, độc đáo mà MV mới của Sơn Tùng còn gây tò mò nhờ vào những bối cảnh tuyệt đẹp, đặc biệt là với những khung hình được quay ở ngoài trời.
Rất nhiều người đã tò mò đi tìm kiếm thông tin về chốn bồng lai tiên cảnh đẹp không khác gì trong những bộ phim cổ trang này. Và thật bất ngờ, toàn bộ những cảnh quay này đều được thực hiện ngay tại Việt Nam chứ không phải một đất nước xa xôi nào khác, thậm chí còn rất gần Đà Lạt - địa điểm du lịch quen thuộc của tất cả bạn trẻ. Được biết nơi thực hiện những cảnh quay "nửa mơ nửa thực" này chính là ngôi chùa nổi tiếng Linh Quy Pháp Ấn ở Lâm Đồng.
Hình ảnh từ MV "Lạc trôi" của Sơn Tùng M-TP
Cách thành phố Bảo Lộc khoảng 21km về phía Nam, chùa Linh Quy Pháp Ấn tọa lạc tại Đồi 45, Thôn 4, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng. Nơi đây từ lâu đã được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh với những cánh "cổng trời" hùng vĩ, nơi bạn có thể phóng tầm mắt nhìn ngắm cả một khoảng không gian rộng lớn và hòa mình vào đất trời, núi non.
Tất cả những ai từng đặt chân đến nơi đây đều phải công nhận rằng ấn tượng đầu tiên về nơi này chính là cảm giác "lửng lơ". Lửng lơ giữa đất trời, lửng lơ giữa mây ngàn và lửng lơ ngay trong những tầng cảm xúc sâu nhất của bản thân. Thời gian đẹp nhất để ghé thăm Cổng trời là vào bình minh và hoàng hôn. Nếu như khung cảnh bình minh dày đặc những lớp sương mờ và mây phủ khắp núi đồi thì hoàng hôn lại đem đến cảm giác bùi ngùi, tiếc nuối khi nhìn ánh nắng vàng chói chang dần lặn mất sau một ngày.
@pmpatama85
@lenttaa
@aquaritttv
@ryannguyen
@thcq_uzi
@hhau1806
Với khung cảnh hùng vĩ, không gian yên tĩnh, trầm mặc nhưng cũng không kém phần huyền bí của chùa, nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành một trong những địa điểm được nhiều bạn trẻ muốn ghé thăm đến. Biết đâu bạn cũng sẽ tìm được cảm giác "Lạc trôi" giống như Sơn Tùng M-TP thì sao?
PHẢI CHĂNG ĐÂY LÀ Ý TƯỞNG RÚT TỪ TÁC PHẨM KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH CỦA NGUYỄN DU?
Bạn tham khảo nha!))
Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.
Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.
Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.
Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.
Hồ Chí Minh là nhà lãnh tụ vĩ đại, cũng là người cha già của dân tộc Việt Nam, Bác không chỉ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đến bến bờ của thành công. Trong suốt cuộc đời của mình Bác luôn suy tư, trăn trở là làm sao cho dân tộc ta được độc lập, nhân dân ta được tự do. Bác đã dành cả cuộc đời của mình cho dân, cho nước. Không những vậy Bác còn còn luôn quan tâm, chăm sóc đến con người, đó là những quan tâm chân thành, những tình cảm ấm áp mà Bác dành cho con dân của Việt Nam ta. Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ đã khắc họa thành công con người vĩ đại, hết lòng vì dân, vì nước ấy.
Trong bài thơ này, hình ảnh của Bác Hồ hiện lên mới thật gần gũi, ấm áp làm sao. Vốn dĩ là vị lãnh tụ tối cao của Cách mạng Việt Nam, là người đứng đầu của một quốc gia nhưng hình ảnh của Bác không hề quyền uy hay sang trọng như bao vị lãnh tụ khác, ngược lại hình ảnh của Bác hiện lên thật gần gũi, ấm áp làm sao. Bác hòa mình vào công cuộc kháng chiến, cùng các chiến sĩ “nằm gai nếm mật” chứ không sử dụng những đặc quyền nên có ở địa vị của mình. Ở ngay phần mở đầu bài thơ, hình ảnh Bác Hồ được gợi ra với vẻ suy tư, trăn trở và nguyên nhân cũng chỉ có một, đó là Bác đang suy tính việc dân, việc nước:
“Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”
Điểm nhìn của bài thơ là qua điểm nhìn trần thuật của anh đội viên, đó là một đêm Bác không ngủ, dáng vẻ suy tư, trầm ngâm bên bếp lửa của Bác có lẽ là lo đến việc chính sự, việc Cách mạng. Đó là những công việc trọng đại cần suy tính kĩ càng, cẩn trọng vì chỉ cần một sự sơ xuất nhỏ hay một nước đi sai thì vận mệnh của đất nước cũng có thể lâm nguy, đất nước đứng trước ranh giới của bờ vực thẳm. Hình ảnh Bác suy tư trong đêm khuya thật đẹp, thật đáng trân trọng bởi toàn bộ con người, tâm trí của Bác là dành cho dân, cho nước. Không chỉ là con người hết lòng vì nước mà Bác còn là một người cha già có tấm lòng nhân hậu, ấm áp , thể hiện trực tiếp qua những hành động ân cần, chu đáo của Bác dành cho những người đội viên:
“Rồi Bác đi dém chăn
Từng người, từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Bác là người vô cùng ân cần, tỉ mỉ với tấm lòng ấm áp đối với tất cả mọi người. Những việc nước đã khiến Bác cả đêm trằn trọc, suy tư, Bác không quan tâm đến giấc ngủ của mình nhưng lại vô cùng quan tâm đến những người đội viên, khi đêm đã về khuya Bác đi đắp lại chăn cho từng người, từng người một. Đêm khuya trong rừng lạnh và buốt, Bác không muốn các cháu của mình bị cảm hay bị lạnh nên Bác đã cẩn trọng đắp lại chăn cho từng người. Sợ đánh động đến giấc ngủ của các cháu mà Bác chỉ “nhón chân nhẹ nhàng”. Bác Hồ của chúng ta luôn vĩ đại như vậy, không thể hiện một cách ồn ào nhưng lại luôn âm thầm quan tâm, chăm sóc mọi người. Việc nước đã làm cho Bác mỏi mệt, suy tư, nhưng không vì vậy mà Bác lơ là với những đứa cháu của mình. Hành động dịu dàng, ấm áp của Bác khiến cho ta liên tưởng đến hình ảnh của người cha già đối với những người con thơ của mình vậy.
Qua cuộc đối thoại của anh đội viên với Bác thì hình ảnh của Bác càng trở lên đẹp đẽ hơn, Bác không đi ngủ theo lời khuyên như của anh đội viên mà khuyên lại anh nên đi ngủ để lấy sức ngày mai đánh giặc, còn Bác thức thì cứ “mặc Bác”. Bác không ngủ được không chỉ vì lo đến con đường Cách mạng phía trước mà còn là nỗi lo lắng, bồn chồn không yên tâm vì những người dân công phải ngủ ngoài rừng, điều kiện trong rừng lại vô cùng khắc nghiệt, chỉ có thể trải lá làm chiếu, manh áo mặc trên người làm chăn. Vì những người cháu thân yêu của Bác đang phải chịu khổ nên Bác không yên tâm ngủ ngon một mình:
“Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn”
Vâng, vì Bác là Bác Hồ vĩ đại của dân tộc ta, là vị cha già của dân tộc ta nên Bác không ngủ và cũng không thể ngủ. Hình ảnh của bác hiện lên qua những trang thơ này thật đẹp biết bao. Bác đẹp không chỉ bởi con người trí tuệ, con người chính trị tài ba mà Bác đẹp bởi chính vẻ giản dị, dân dã, đẹp bởi chính tấm lòng bao dung, vị tha đầy ấm áp của Bác, Bác quan tâm đến mọi người bằng cả tấm lòng của mình, đó là tấm lòng của một vĩ nhân, của một con người mà dù ai, miễn sao là con dân của Việt Nam đều cảm thấy tự hào, kính trọng.
Tham khảo:
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.
Tuổi thơ của tôi là cả một thế giới đầy ám ảnh. Ám ảnh bởi những hình ảnh thân thuộc của quá khứ, của những cảm xúc từng trải. Tôi luôn thổn thức khi nhớ về thời thơ ấu. Ấy là khi tôi nhận ra mình đã quá xa sân ga tuổi nhỏ. Và tôi lưu giữ nó qua những dòng nhật kí hay những tấm ảnh.
Tôi vô tình bắt gặp tấm ảnh cách đây khoảng 10 năm trước. Đó là tấm ảnh với góc sân nền đất - nơi mà chúng tôi vẫn mải mê với bao trò chơi trong buổi chiều. Ngày ấy tôi cùng lũ bạn chơi nhảy dây. Tôi cảm nhận đâu đó mùi khói bếp của mẹ, mùi thơm đến lạ lùng của khói xám quyện cùng mùi cơm chín. Cảm giác như những làn khói như thuyên thấu qua từng lớp ngói đất của căn nhà. Bởi nó cũ quá rồi ! Trong không gian ấy, tôi nghe tiếng đàn gà gọi nhau kiếm ăn, nghe tiếng tre vi vu, nghiêng ngả bên góc ao. Tôi thấy cái lồng chim cũ kĩ mà bố vất vả làm mỗi chiều. Tôi thấy cái vất vả, khốn khó của cuộc sống trong quá khứ không giống như sự sung túc của hiện tại. Nhưng thực sự cái nỗi vất vả ấy làm tôi thêm yêu cuộc sống vô cùng !!
Tuổi thơ của tôi nó giản dị lắm, nó không phải trong một ngôi nhà cao sang cũng không phải trong những con đường với những công trình lớn. Tôi sinh ra trong tình yêu thương và tuổi thơ của tôi cũng vậy. Các bạn biết đấy, mỗi con người đều có những kí ức về tuổi thơ , kí ức ấy nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người. Hình ảnh của lũ trẻ vui chơi, nhảy dây và thả diều đã gợi cho tôi những kí ức về tuổi thơ của mình. Bỗng dưng cảm xúc và hình ảnh về nó bỗng hiện trên con đường làng, nơi mà tôi đã cùng lũ bạn cùng nhau hò hét và thả diều. Còn nhớ, cái hôm ấy trời nắng lắm chúng tôi chạy ra gốc đa tựa vào gốc ấy nhìn lên trời thì thầm với nhau " sau này mà lớn rồi, liệu có quên tôi không vậy hả các bạn tốt " cả đám từng đứa nói " không quên nhau đâu, mỗi khi buồn hãy về đây ngồi đây đợi chúng tôi sẽ đợi các bạn " câu nói ấy vẫn vang bên tai tôi...Có gì đó lạ lắm, hùi hương thơm của những lá sen, những cơn gió lao xao chạy qua hay là tiếng hát của những chú chim dường như hình ảnh này nó đã khiến tôi phải mê mẩn không thể quên khi bước chân về quê hương, được nhớ lại những kí ức về tuổi thơ...
_ Tham khảo _
Mỗi khi mùa hè đến, em lại thấy những cơn mưa rào bất chợt, dội xuống xối xả, trắng phau cả một vùng trời. Mưa rào hay còn gọi là mưa dông với diễn biến nhanh và mạnh. Nó luôn mang đến cảm giác thoải mái cho con người và thiên nhiên.
Khi bắt đầu có cơn mưa rào, bầu trời đen xám xịt, dặc quánh lại. Những đám mây đen kéo nhau ùn ùn bay đến nơi xa, che khuất đi ánh mắt trời chói chang. Nhìn bầu trời như đang giận giữ và chuẩn bị trút cơn giận xuống mắt đất cọc cằn lâu lắm không có nước tưới.
Trên những tán cây cao, cành lung lay, ngả nghiêng như sắp gãy vì cơn gió từ đâu mạnh mẽ thổi thốc về. Gió làm rơi rụng những chiếc lá ở trên cây phủ đầy gốc. Khung cảnh trước lúc trời mưa khiến con người phát sợ, chỉ có một màu xám xịt bao phủ.
Khi mây che kín bầu trời, bắt đầu có những giọt nước rơi xuống, từng hạt to và tròn lăn xuống mặt đất. Mưa, bắt đầu trời đổ cơn mưa rào. Mưa rất to, rơi lộp độp trên mái hiên, rồi đọng lại giữa sân. Mưa như xối xả. Mưa khiến cho cây cối trong vườn như được tắm táp một trận no nê và thoải mái nhất. Con đường đầy bụi bám giờ đây được cơn mưa dội xuống cũng thật sạch sẽ biết bao.
Mưa rào rơi vội vã khiến cho lũ gà con chiêm chiếp, nhao nhác tìm mẹ trong mưa. Cánh đồng ruộng cũng ngập nước trắng phau. Mưa luôn làm cho mọi thứ trở nên sạch sẽ nhất.
Mỗi lần trời mưa, mẹ em thường lậy chậu, xong nồi để hứng nước mưa. Vì mẹ bảo nước mưa rất sạch và lúc nấu nước pha chè thì ngọt và ngon. Lũ trẻ con xóm em mỗi lần có cơn mưa rào thì thường rủ nhau đi tắm mưa, đứa nào cũng hớn hở chờ đợi khoảnh khắc đón nhận mưa rào rơi trên mái hiên nhà.
Những giậu mồng tơi ởi ven đường được cơn mưa rào tắm tắp khiến chúng trở nên có sức sống và tràn đầy màu sắc xanh tươi hơn. Lúc trời đổ cơn mưa to, là lúc mẹ em phải hứng nước ở chuồng heo, chuồng bò, tránh nước chảy tràn vào đây khiến cho mấy con vật thất khó chịu.
Sau cơn mưa rào, bầu trời dường như sáng hẳn lên, mọi thứ đều như được gột rửa đi bụi bặm và đất bẩn. Không gian thoáng đãng, cảnh vật cũng trở nên tươi mới và con người rất thoải mái tinh thần.
Cơn mưa rào luôn là cơn mưa mà em dợi chờ, để được thoải mái tắm mưa, thoải mái xòa tay hứng những giọt mưa tròn trĩnh.
1. Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.