Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu nói "Thà ngồi tù......tôi không chịu được" đã khẳng định lòng dũng cảm ,sức mạnh phản kháng mãnh liệt của chị Dậu,chị không muốn cúi đầu cam chịu mãi cảnh áp bức, bất công dù có bị tù tội và chị muốn cho chúng thấy rằng "con giun xéo lắm cũng quằn"
2.Đọc "Tắt đèn" ta xót thương cho một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu.Lúc đầu, chị cự lại tên cai lệ bằng lí lẽ:" Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ".Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay, tên cai lệ vẫn cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chổng tha thiết đã thúc đẩy chị phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đó .Khi tên cai lệ dã thú ấy tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ hung hăng sấn tới chỗ anh Dậu, thì chị đã nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Không còn ông – cháu, tôi – ông gì nữa, chị chuyển phắt sang xưng bà và gọi tên cai lệ là mày. Điều đó thể hiện thái độ căm giận, khinh bỉ đến cao độ, đồng thời khẳng định tư thế của chị là sẵn sàng đè bẹp đối phương. Chị Dậu là một lò lửa đang bùng cháy dữ dội. Chị không thèm đấu lí với tên cai lệ bất lương mà thẳng tay trừng trị hắn.Chị túm cổ túm cổ hắn,ấn dúi làm tên cai lệ ngã chỏng quèo trên mắt đất.Rồi chị xông vào tên ng nhà lí trưởng,2 ng giằng co du đẩy nhau,rốt cuộc tên này cũng bị chị túm tóc ngã nhào ra thềm.Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thượng và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ.Chị Dậu là người nông dân mộc mạc và giàu đức hy sinh nhưng ko hoàn toàn yếu đuối mà tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng
Câu nói đó thể hiện sự tức giận ko thể kìm nén được của chi Dậu. ý nghĩa của câu nói là chị Dậu thà phải ngồi tù còn hơn cứ để tên cai lệ hống hách kia ức hiếp đó à phản ứng tức thời ,bộc phát thiếu suy nghĩ nhưng lại thể hiện sâu sắc sức mạnh tiềm tàng không chịu khuất phục trước sự áp bức . điều này cho thấy rằng nếu có sự dẫn đừng chỉ lối của đảng thì những nông dân như chị sẽ là người đứng lên đấu tranh đầu tiên và đồng thời nhấn mạnh tư tửong chính cửa tác phẩm
tk bài 1
Giữa nhịp sống hối hả ngày nay, con người luôn mong muốn tìm kiếm sự thư giãn bằng những nhu cầu vui chơi, hưởng thụ. Từ đó dẫn đến việc phát sinh hàng loạt tệ nạn xã hội, mà trong đó, ma túy là một vấn nạn gây bức xúc cho toàn dư luận.
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu ma túy là gì? Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên (morphin...); bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp (amphetamine) có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu. Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: trong xã hội, ma túy thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến. Một người bị nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất người đó lệ thuộc.
Thực trạng sử dụng ma túy ngày càng trở nên nghiêm trọng. Kết quả rà soát đến tháng 9/2015 toàn quốc có hơn 204 nghìn người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của lực lượng Công an, tăng gần 23 nghìn người (tăng 12%) so với cuối năm 2013. Theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, mỗi người nghiện ma túy sử dụng khoảng 230.000 đồng/ngày, do đó số tiền thiệt hại là rất lớn. Bên cạnh đó, những năm gần đây người nghiện ma túy của Việt Nam luôn luôn gia tăng.
Thực trạng trên đã gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Chẳng những tác động nghiêm trọng đến cá nhân sử dụng, ma túy còn gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến toàn xã hội. Nhất là độ tuổi thanh thiếu niên, do những cơ chế phát triển về tâm lý, ham muốn khẳng định bản thân mà lâm vào con đường tệ nạn. Ta thấy những cái chết thương tâm, những người đánh mất tương lai vì ma túy. Ma túy làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000,đ thậm chí 1.000.000 - 2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của. Bên cạnh gia đình, người nghiện ma túy còn ảnh hưởng đến xã hội gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm... Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội.Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu chưa có thuốc chữa...Hiện nay nước ta có trên 130.000 người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tệ nạn đó? Trước tiên là về nguyên nhân khách quan, sự phát triển của internet đã thúc đẩy việc tự do trao đổi, mua bán. Ngoài ra còn do sự thiếu quan tâm của gia đình và nhà trường, sự dụ dỗ của bạn bè, giao du trong môi trường xã hội xấu. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan mới là yếu tố dẫn đến tệ nạn nghiện ma túy. Họ dao động, không làm chủ bản thân, muốn vui chơi hưởng lạc mà không lao động. Ngoài ra, cũng do cuộc sống căng thẳng khiến họ tìm đến sự giải thoát, đến những liều thuốc tinh thần. Khi nhận thức còn non nớt, họ chỉ biết niềm vui trong giây phút mà quên đi hậu quả dài lâu. Họ chỉ muốn thỏa mãn bản thân mà quên đi gia đình.
Trong những năm gần đây, cách bài trừ tệ nạn ma túy được xã hội đặc biệt quan tâm. Sự tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông như báo, đài... ngày càng phổ biến. Sự quan tâm đặc biệt của chính phủ thể hiện qua việc thành lập những trung tâm cai nghiện, đội ngũ y bác sĩ cố gắng ngày đêm hỗ trợ cho các con nghiện. Các cơ quan chức năng mạnh tay xử lí những hành vi cố tình vi phạm, buôn bán và tàng trữ ma túy. Việc tuyên truyền trong nhà trường cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, các cuộc thi hùng biện, vẽ tranh phòng chống tệ nạn ma túy được tổ chức cho các em học sinh. Nhưng quan trọng hơn cả, mỗi cá nhân cần phải rèn luyện ý thức, tránh xa chất bột trắng, giữ cho bản thân tỉnh táo trước những cám dỗ của ngoại cảnh. Cần xây dựng cho mình một đời sống khỏe mạnh, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tóm lại, ma túy là một vấn nạn nghiêm trọng cần xóa bỏ. Để đạt được điều đó, cần sự đồng lòng, góp sức của toàn thể xã hội. Với tư cách là những người tiên phong của đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mỗi thanh thiếu niên cần rèn luyện nhận thức đúng đắn, ý thức được vai trò và vị trí của cá nhân.
Đôn-ki-hô-tê hiện lên là nhân vật vừa có những nét hay, vừa có những nét tính cách gàn dở. Nhân vật thuộc dòng dõi quý tộc với ước mong muốn làm hiệp sĩ để trừ yêu diệt ác, giúp đỡ người lương thiện. . Hình dáng gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi con ngựa còm, mình mặc áo giáp sắt, đầu đội mũ sắt, vác giáo dài, những thứ này đã han gỉ của tổ tiên, lão đem đánh bóng và bắt chước những nhân vật trong loại truyện hiệp sĩ do lão đã đọc quá nhiều . Đầu óc mê muội nhìn thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió lại tưởng là bọn khổng lồ gian ác và pháp thuật của pháp sư Phơ-re-xtôn. Muốn tiễu trừ giống xấu xa à điều tốt đẹp, chỉ tiếc đầu óc hoang tưởng sai lệch, hão huyền. Lão dũng cảm đánh quân gian ác nhưng đó lại là những cối xay gió cho thấy sự nực cười. Bị thương không rê, đó là điều đáng học tập nhưng việc làm này làm theo hiệp sĩ giang hồ trong sách. Lão Không lo chuyện ăn ngủ nhưng dành tất cả cho tình nương Đuyn-xi-nê-a. Như vậy, tuy có ít nhiều khía cạnh tốt đẹp nhưng do đọc quá nhiều loại truyện xấu nên Đôn-ki-hô-tê trở thành người nực cười, đáng trách mà cũng đáng thương. Có khát vọng và lí tưởng cao đẹp nhưng hoang tưởng, ngỡ những chiếc cối xay gió là những kẻ thù khổng lồ dị dạng và đánh nhau với chúng rồi thảm bại.
Tham khảo
Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng " của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, Phrăng là một chú bé vô tư và hồn nhiên. Tuy đã trễ giời đến lớp nhưng vì mải chơi, Phrăng đã có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng cỏ. Phrăng cũng như bao đứa trẻ khác, cậu ham chơi, hiếu động và vô lo vô nghĩ. Nhưng điều đặc biệt khiến em vô cùng yêu mến Phrăng đó là tình yêu nước thiết tha ở cậu bé. Tình yêu nước ấy được thể hiện rõ trong buổi học Pháp văn cuối cùng. Khi nghe thầy Ha-men thông báo người dân vùng An-dát không còn được học tiếng Pháp nữa, Phrăng đã cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Tâm trạng của Phrăng đã có sự biến đổi sâu sắc, cậu cảm thấy ân hận vì đã lãng phí thời gian học tập, không nhớ các quy tắc phân từ của tiếng Pháp. Khi nghe thầy Ha-men giảng bài, Phrăng cảm thấy trân trọng thầy giáo của mình, cậu cũng chưa bao giờ thấy mình hiểu bài nhanh đến thế. Diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng đã cho ta thấy được tình yêu nước sâu sắc và mãnh liệt ở chú bé. Em vô cùng yêu mến chú bé Phrăng!
Em tham khảo:
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực xuất sắc, chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Qua đoạn Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn), tác giả đã lên án, tố cáo chế độ sưu thuế dã man của thực dân Pháp và bọn cường hào địa chủ tiếp tay cho chúng bóc lột nhân dân ta, khiến nhân dân ta trở nên bần cùng hóa. Trong đoạn trích, bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời được ngòi bút sắc sảo của Ngô Tất Tố vạch rõ thông qua việc khắc họa nhân vật cai lệ. Thật vậy, cai lệ chỉ là tên tay sai mạt hạng trong bộ máy thống trị của xã hội đương thời nhưng nhân vật này lại là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất cho nhà nước, xã hội thực dân lúc bấy giờ. Tác giả tập trung dựng lên chân dung cai lệ không phải qua tâm lí, tâm trạng mà qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của nhân vật này. Ngôn ngữ của cai lệ không phải ngôn ngữ của con người, hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè, nham nhảm, chửi, dọa nạt, cử chỉ, hành động của hắn cũng thể hiện tính cách hung hãn, hách dịch: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp. Cai lệ thực sự trở thành một công cụ đánh trói người, hắn mất hết cả nhân tính khi bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu, định trói anh Dậu giữa lúc anh đang ốm nặng. Toàn bộ hành động, ý thức của hắn đều không còn tính người mà tàn bạo, độc ác đến táng tận lương tâm. Cai lệ không chỉ tiêu biểu cho tầng lớp tay sai thống trị mà lớn hơn, có ý nghĩa là hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời. Có thể nói, Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực có ý nghĩa tố cáo đanh thép chế độ thực dân nửa phong kiến.
Tham khảo:
Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời được ngòi bút sắc sảo của Ngô Tất Tố vạch rõ thông qua việc khắc họa nhân vật cai lệ. Thật vậy, cai lệ chỉ là tên tay sai mạt hạng trong bộ máy thống trị của xã hội đương thời nhưng nhân vật này lại là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất cho nhà nước, xã hội thực dân lúc bấy giờ. Tác giả tập trung dựng lên chân dung cai lệ không phải qua tâm lí, tâm trạng mà qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của nhân vật này. Ngôn ngữ của cai lệ không phải ngôn ngữ của con người, hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè, nham nhảm, chửi, dọa nạt, cử chỉ, hành động của hắn cũng thể hiện tính cách hung hãn, hách dịch: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp. Cai lệ thực sự trở thành một công cụ đánh trói người, hắn mất hết cả nhân tính khi bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu, định trói anh Dậu giữa lúc anh đang ốm nặng. Toàn bộ hành động, ý thức của hắn đều không còn tính người mà tàn bạo, độc ác đến táng tận lương tâm. Cai lệ không chỉ tiêu biểu cho tầng lớp tay sai thống trị mà lớn hơn, có ý nghĩa là hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời. Có thể nói, Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực có ý nghĩa tố cáo đanh thép chế độ thực dân nửa phong kiến.
Tham khảo:
Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.
Tham khảo:
Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng.
hai mày là gì