Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK
Nguyên Hồng là một nhà văn đặc biệt - nhà văn của những người cùng khổ. Có lẽ chính bởi hoàn cảnh khó khăn, chân lấm tay bùn và thiếu thốn tình thương nên ông có những thấu hiểu, đồng cảm cho những kiếp người khố rách áo ôm của xã hội
Nguyên Hồng là một nhà văn đặc biệt - nhà văn của những người cùng khổ. Có lẽ chính bởi hoàn cảnh khó khăn, chân lấm tay bùn và thiếu thốn tình thương nên ông có những thấu hiểu, đồng cảm cho những kiếp người khố rách áo ôm của xã hội. Cha mất, mẹ đi thêm bước nữa, tuổi thơ ông đầu đường xó chợ, bươn chải làm đủ mọi nghề. Chính vì thế chất nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương và vào thế giới nghệ thuật của tác giả. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên. Tác giả Nguyên Hồng cùng với những tác phẩm của mình sẽ còn mãi trong tâm trí của người đọc
Tham khảo
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Từ xưa đến nay lòng hiếu thảo luôn luôn là một truyền thống của dân tộc ta. Nếu theo nho giáo thì chữ Hiếu luôn đặt lên hàng đầu. Lòng hiếu thảo chính là sự kính trọng, biết ơn của mình đối với ông bà, cha mẹ. Hiếu thảo chính là sự thể hiện hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già. Những người đã có ơn với chúng ta. Cha mẹ là những người để mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta lên người. Hiếu thảo chính là một truyền thống tốt của dân tộc ta đã được gìn giữ từ xưa đến nay. Sống hiếu thảo là một lối sống đẹp, luôn ghi nhớ những công ơn của ông bà, cha mẹ. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành. Câu ca dao đã có câu
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
chúc bạn học tốt
Tham khảo
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Tham Khảo !
Từ xưa tình yêu quê hương đát nước đã có trong trái tim của mỗi người Việt Nam. Quê hương chính là những ký ức tuổi thơ không thể nào quên. Đó cũng chính là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và thấy bình yên nhất. Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn luôn như đã mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Khi tết đến, chúng ta càng thấy nhớ nhà và muốn trở về quê hương hơn nữa. Nó còn chính là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, như cũng thật mong chờ biết bao. Đặc biệt hơn đó là khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, và đồng thời cũng là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Trong ngôi nhà có những người mà ta yêu quý nhất họ luôn dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về. Đó chính là tình yêu chân thành, xuất phát từ tận sâu trái tim của những người yêu thương dành cho chúng ta.
tham khảo :
Bất cứ ai trong cuộc sống này cũng có một quê hương, một Tổ quốc trong tim. Ngay từ bé, tôi đã được mẹ nói cho nghe về những truyền thống lịch sử dân tộc, những văn hóa cổ truyền đặc sắc của quê hương. Từ đó trong tôi đã dồi dào một lòng yêu quê hương, đất nước từ bao giờ không hay. Quả thực, đây là một thứ tình cảm cao quý mà ai cũng cần có trong mình. Vì quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta sự sống. Đó là cội nguồn để hướng về, nơi chôn rau cắt rốn mà bất cứ ai cũng không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, con người ta có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay là nhờ công lao của biết bao thế hệ ông cha ta ngày trước đã kiên cường dựng nước và giữ nước, không ngại đổ máu xương để chống lại kẻ thù xâm lược. Vậy nên, cần biết trân trọng và yêu thương Tổ quốc này vì từng tấc đất mà ta đang ở đều được đánh đổ bằng bao mồ hôi công sức của thế hệ trước.
Mỗi người đều có câu chuyện riêng của cuộc đời mình, nó có nhiều đoạn vui cũng lắm đoạn buồn. Tuy nhiên, chính bản thân bạn có trách nhiệm viết nên cuốn sách của đời mình.
Bạn là nhân vật chính, nhưng có lắm lúc bạn muốn một ai đó đồng hành cùng mình qua các chương. Bạn muốn họ thành nhân vật chính cùng bạn. Ước muốn đó nhiều khi mãnh liệt tới mức bạn viết về nó đầy mấy chục trang, hai ba chương liền. Và có khi tự hạ mình thành vai phụ, đẩy người kia thành nhân vật chính.
Đáng buồn là người đó cũng có câu chuyện riêng của họ, và họ không coi bạn như nhân vật chính cùng họ, họ có người khác cho vai đó. Hình ảnh bạn xuất hiện chỉ trong vài dòng ngắn ngủi rải rác khắp chương truyện của họ.
Có thể bạn cũng biết là không đáng, không nên, tại sao lại phải như vậy - nhưng bạn vẫn cứ tiếp tục như thế - hình ảnh 1 người không đáng lại tràn lan qua các chương về đời sống của bạn, át đi những nhân vật khác.
Cuối cùng, bạn vẫn sống cuộc đời của bạn, viết tiếp câu chuyện của đời mình. Hà cớ gì không để nó là một thứ sau này mỗi khi nhìn lại và mỉm cười. Mình có thể có giai đoạn ngu ngốc, mê đắm nhưng chính mình lại vượt qua nó vì mình biết là nó sẽ ít khi như ý của mình, sống cân bằng giữa lý trí và cảm xúc hơn.
Mong cô nhận xét !
tham khảo
Mỗi người cần có cái riêng của mình. Trong cuộc sống, con người có rất nhiều điểm chung. Bởi vậy mà bản sắc cá nhân chính là điều làm nên giá trị của mỗi người. Cái riêng đó thể hiện qua nhiều yếu tố: ngoại hình, tính cách, sở thích, đam mê… Cái riêng đó cũng chính là lợi thế của mỗi người. Mà từ đó, chúng ta có thể phát triển để giúp bản thân đạt được những thành công trong cuộc sống. Ngược lại, nếu con người không thể nhận ra cái riêng của bản thân thì sẽ khó khăn trong việc lựa chọn, định hướng tương lai. Trong trái đất rộng lớn, mỗi người là một hạt cát nhỏ bé, nhưng riêng biệt. Hãy tạo ra cái riêng của chính mình!
cảm ơn