Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Tố Hữu - một tiếng thơ trữ tình chính trị xuất sắc nhất của dòng Văn học cách mạng kháng chiến Việt Nam. Người đã thổi vào thơ ca cách mạng một luồng sinh khí nồng nàn - rạo rực hăm hở tâm huyết của người lính trẻ, với chất giọng đằm thắm chân thành ngọt ngào của người dân xứ Huế mộng mơ, thơ Tố Hữu dường như đã thấm đẫm chân lí của thời đại, chân lí giác ngộ cách mạng, khi bắt gặp lí tưởng Đảng:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Từ ấy là tập thơ đầu tiên của Tố Hữu (1937 - 1947). Đây là chặng đầu mười năm thơ Tố Hữu cũng là muôn năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử sôi động đã diễn ra nhiều biến cố to lớn làm rung chuyển và thay đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam.
Có thể nói với Từ ấy đã đánh dấu sự trưởng thành của hồn thơ Tố Hữu, đây là sự khẳng định lí tưởng của một chiến sĩ trẻ khi đã có Đảng dẫn lối soi đường.
Bài thơ này Tố Hữu đã bày tỏ cảm xúc mãnh liệt đột ngột, cảm xúc thực của một trái tim đang khao khát được giác ngộ, để đi theo chân lí của cách mạng, để tìm ra một hướng đi cho tương lai. Mở đầu bài thơ, tác giả đã dùng từ Từ ấy rất độc đáo - không hiểu là từ khi nào, thói quen không được xác định rõ ràng, cũng không phải là dạo ấy, dạo đó, hay là từ ngày đó... mà người chỉ dùng một cụm từ từ ấy, để diễn tả tâm trạng của mình khi bắt gặp lí tưởng cho cuộc đời. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ - là câu thơ như chợt tỉnh giấc sau một đêm dài mộng mị, qua từ bừng câu thơ như trỏ nên có hồn hơn, trở đầy tầm trạng khi xao xuyến, khi thì rạo rực băn khoăn hớn hở. Tố Hữu đã rất tinh tế khi dùng câu thơ này để diễn tả một cái tôi bản ngã của một chàng thanh niên 19 tuổi đang băn khoăn đứng giữa cuộc đời: Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước - Chọn một dòng hay để nước trôi đi. Thì cùng lúc đó người đã giác ngộ lí tưởng cách mạng. Ánh sáng lí tưởng đã chiếu rọi vào tâm hồn trẻ làm bùng nổ một thế giới đầy hương sắc, tràn trề sức sống và niềm vui. Sự gặp gỡ lí tưởng đã dẫn đến sự đổi thay cơ bản mốỉ quan hệ con người với toàn bộ thế giới, đem lại sự gắn bó ruột thịt với muôn người lao khổ để tạo thành sức mạnh to lớn của cách mạng. Sự gặp gỡ lí tưởng cũng đã tạo nên một cái tôi trữ tình kiểu mới trong thơ: Cái tôi tự ý thức sâu sắc về mình đồng thời là cái tôi gắn bó với muôn người, ở giữa mọi người. Cái tôi ấy đã hòa chung vào với cộng đồng khi đã thấy:
Mặt trời chân lí chói qua tim.
Mặt trời - là một biện pháp tu từ ẩn dụ, để chiếu ánh sáng lí tưởng cách mạng, mặt trời ấy có đủ sức mạnh và ánh sáng chân lí để soi rọi bao con người, bao chiến sĩ trẻ, bao thanh niên trí thức chưa được giác ngộ. Chỉ có mặt trời ấy mới đủ chân lí vĩnh cửu để soi rọi bao nẻo đường, chiếu sáng mọi ngõ ngách trong sâu thẳm của trái tim.
Niềm vui tràn trề của một tâm hồn hòa vào niềm hân hoan của cả một thế hệ thanh niên cách mạng cũng đã tạo nên một cảm xúc ngây ngất say mê, trong bài Hi vọng, Tố Hữu đã viết :
Ôi vui quá! Rộn ràng trên vạn nẻo
Bốn phương trời vào theo dấu muôn chân
Cũng như tôi, tất cả tuổi đương xuân
Chen bước nhẹ trong giỏ dầy ánh sáng.
Tố Hữu đã bộc lộ một cảm xúc, một niềm tin vào tương lai: Người thanh niên cách mạng tự cảm thấy:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tâm hồn của cái tôi trữ tình lúc này đã được mở rộng, để đón nhận những chân lí tuyệt vời mà Đảng đã đem lại, những hương vị tuyệt vời của cuộc sống đang nô nức reo vui vào một niềm vui mới, niềm vui khi đã có Đảng dẫn đường. Tố Hữu đã dùng biện pháp so sánh vì hồn tôi lúc này như là một vườn hoa lá - lại có cả hương thơm và rộn rã tiếng chim. Hương vị ngọt ngào của cuộc đời thực đã phai màu trong suy nghĩ của người thanh niên cách mạng, niềm tin của người thanh niên cách mạng mặc dầu mang màu sắc lí tưởng hóa, nhưng lại rất chân thành và trong trẻo là tâm huyết mãnh liệt của người chiến sĩ trẻ.
Từ ấy đã thể hiện được bầu nhiệt huyết mãnh liệt của người chiến sĩ trẻ, của một cái tôi trữ tình buổi đầu nặng trĩu những ưu tư, ưu phiền của cuộc đời. Song đã bắt gặp được lí tưởng cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui của con người đối với cuộc đời, của niềm tin vào một tương lai sáng huy hoàng, vào chân lí của cách mạng.
Có thể nói đôi bàn tay ấy cũng có một cuộc đời, cuộc đời ấy giống như cuộc đời của Tnú vậy. Cũng có những lúc anh hùng nhưng cúng phải chịu nhiều đau thương mất mát. Thế nhưng đến cuối cùng bàn tay ấy cũng giết chết biết bao nhiêu kẻ thù để báo thù cho tất cả những đau thương mà nó cũng như chủ nhân nó phải chịu.Trước hết đó là một bàn tay lành lặn. Bàn tay ấy đã cùng với Mai học chữ trong rừng. Bàn tay ấy đã nhanh nhẹn cầm những thư liên lạc vượt qua mọi gian nan và những vòng vây của giặc để mang đến cho những người cán bộ trong rừng. Qua đây ta thấy hình ảnh đôi bàn tay của Tnú hiện lên thật sự rất đẹp, rất chắc chắn khi cầm thư và đồ tiếp tế. Một bàn tay nhỏ nhắn như vậy mà có thể cầm biết bao nhiêu đồ như vậy, quả thật rất đáng khen. Không những thế ta còn thấy được một người anh hùng Tnú tuy bé nhỏ nhưng đã mang sẵn bản chất anh hùng, bản chất sử thi. Bàn tay ấy không chỉ vậy mà còn gan góc cầm đá đập vào đầu của Tnú khi học không cho được cái chữ vào đầu. Theo như anh Quyết nói thì phải học cái chữ để có thể trở thành cán bộ được. Chính vì thế mà khi không học được, học chữ này thì quên mất chữ kia đôi bàn tay cầm lấy đá đập đầu khiến cho máu chảy ròng ròng. Chính hình ảnh bàn tay ấy làm nổi bật lên hình ảnh người anh hùng Tây nguyên ngay từ bé đã mang một tư tưởng lớn của cách mạng, phải trở thành cán bộ cách mạng để cứu dân làng, cứu nước. Và khi không học được chữ sợ rằng mình không thể giúp ích cho đất nước nên Tnú mới dùng chính bàn tay của mình để trừng trị mình.Và chính đôi bàn tay ấy anh đã giết chết bao nhiêu là kẻ thù.
Bế Văn Đàn là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương. Ông tham gia nhiều chiến dịch, luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực vượt qua mọi khó khăn ác liệt, kiên quyết chấp hành mọi chỉ thị mệnh lệnh nghiêm túc, chính xác kịp thời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong một lần được giao nhiệm vụ quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào. Mặc dù Bế Văn Đàn vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo, ông đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Bế Văn Đàn vượt qua lưới đạn dày đặc của quân Pháp, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn, Bế Văn Đàn được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Do không có xạ thủ đã hi sinh và k có giá súng nên ông đã tự lấy thân mk làm giá súng, yêu cầu động đội bắn. Hình ảnh "Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng" trở thành một trong những tấm gương tiêu biểu trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ Chiến tranh Đông Dương.
bài tham khảo
Mỗi con người đều có một nhật kí riêng cho đời mình, từ khi sinh ra cho đến khi hóa vào cát bụi. Có người may mắn nhưng cũng có người bất hạnh, may mắn hay bất hạnh đôi khi do bạn nghĩ. Bởi vì bạn không được chọn nơi bạn sinh ra nhưng được chọn cách mình sống như thế nào. Chính cách sống của bạn mới đem lại may mắn hay bất hạnh cho chính bạn. Nơi mình sinh ra không có nghĩa là nơi mình sẽ chết đi. Vì thế chúng ta hãy sống đẹp, sống đúng với chính mình.
Chúng ta ắt hẳn ai cũng có một gia đình, chính gia đình là nơi mình sinh ra. Có gia đình tràn đầy hạnh phúc, tiếng cười, nhưng cũng có gia đình lạnh giá, thậm chí cuộc sống như địa ngục. Có gia đình nghèo hèn suốt đời lam lũ, nhưng cũng có gia đình giàu sang, khi sinh ra bạn đã sống trong nhung lụa. Có gia đình bé nhỏ, thiếu tình thương, bạn sinh ra đã nhận thức được sự đói nghèo và bất hạnh. Dù cho trong gia đình nào thì nơi ấy cũng ảnh hưởng không ít đến bạn, có thể giúp bạn sống tốt hơn nhưng cũng có thể dìm chết bạn. Thế nhưng bạn có quyền chọn “ cách mình sẽ sống”, đó là cách bạn vượt lên hoàn cảnh, thích nghi với cuộc sống. Chính cách sống quy định con người bạn, làm thay đổi hoàn cảnh của bạn. Bạn không được chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống.
Mối người có một cảnh ngộ riêng, đó là điều không thể lựa chọn tùy ý, hay chê trách, hay bác bỏ. Nơi mình sinh ra dù là nông thôn nghèo hay đô thị phù hoa thì nơi ấy chỉ gắn bó với một phần đời của bạn. Bạn không có quyền lựa chọn bởi đơn giản bạn bất lực. Tất nhiên sinh ra trong một gia đình giàu sang, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi ra ra trong một gia đình nông dân nghèo. Khi lớn lên đôi khi mình sẽ ước rằng được sinh ra trong một gia đình khá giả hơn thế nhưng nào có được đâu. Bạn cần phải nhận ra điều đó và vứt bỏ những ham muốn viễn vong. Được sinh ra trong một gia đình nhà giáo ưu tú, giáo sư Ngô Bảo Châu cũng may mắn tiếp nhận những kiến thức từ gia đình. Hay con của những nhà tài phiệt thì suốt cuộc đời của họ giàu sang, phú quý. Thế nhưng chúng ta đừng vội đố kị, đừng thèm muốn hay suýt xoa. Nếu giáo sư Ngô Bảo Châu không cố gắng, không học hỏi hết mình thì cũng như bao người khác, không bao giờ chạm tới giải thưởng field danh giá. Nếu như con của Bill Gate không làm việc quần quật mà phá gia chi tử như bao quý tử khác thì dù có giàu nức đố đổ vách đến cuối đời vẫn đói trơ xương. Điển hình như người được mệnh danh là công tử Bạc Liêu, cậu cả Huy của Bá Hệ Trạch, giàu đến khinh người thế nhưng chàng công tử này lại sống một đời xa xỉ, buông thả, tiêu tốn hơn tám ngàn tấn vàng để rồi cuối đời phải kiếm sống chật vật bằng nghề xe ôm. Chúng ta thấy đấy, dù sinh ra trong hoàn cảnh nào nhưng cách mình sẽ sống là tùy chúng ta chọn.
Nếu bạn chọn được cách sống tốt bạn sẽ thành công hơn mong đợi. Nếu sinh ra trong gia đình nghèo hèn, vùng quê lam lũ khiến bạn luôn nuôi ý chí thoát nghèo, thoát cảnh đói, thoát khỏi cuộc sống tối tăm thì sớm muộn gì một ngày không xa bạn sẽ chớp lấy cơ hội và trở nên giàu có. Chính cái nghèo đã thúc đẩy bạn trở nên giàu có vì thế không phải mình sinh ra nghèo hèn, bất lợi thì luôn đẩy bạn đến bên vực thẳm. Chính bạn sẽ thay đổi hoàn cảnh của chính mình. Công ty điện tử Sam Sung trước khi vững mạnh thì chỉ là một tiệm bán cá khô. Đấy, chính hoàn cảnh đã thúc đẩy họ lớn mạnh, chính hoàn cảnh đã thúc đẩy bao người vươn lên trong cuộc sống. Giá như bạn sống trong cảnh phú quý, xa hoa, thế nào bạn cũng có suy nghĩ cần gì phải lao động nữa, đó là suy nghĩ cực kì sai lầm. Nếu chọn cách sống ấy thế nào bạn cũng tán gia bại sản. Một số người, một số quốc gia giàu có, sắn sàng chi tiền cho những sự kiện xa xỉ để cuối cùng nợ ngập đầu, điển hình như Hy Lạp. Thế đấy chúng ta cần chọn cho mình cách sống phù hợp để lấy cảnh ngộ mình làm điểm bắt đầu và tiến lên.
Chúng ta cần vượt lên cảnh ngộ của mình, dù nghèo hèn hay giàu sang, chúng ta cần vứt bỏ suy nghĩ cố hữu về cảnh ngộ của gia đình mình. Cảnh ngộ ấy không ảnh hưởng nhiều đến chúng ta. Hãy bắt đầu và tiếp tục lập kế hoạch thoát khỏi cảnh ngộ, phải sống là chính mình. Bạn sống sao, bạn hưởng vậy, ai sống hay hưởng nhờ cho bạn. Hãy vượt lên nghịch cảnh, quẳng gánh lo đi và vui sống.
Chúng ta cần biết rằng: “ Bạn không được chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống”. Vì thế hãy sống cho chính bạn. Chính cách sống bạn chọn sẽ thay đổi cảnh ngộ của chính mình.
Không hay nhưng hi vọng bạn đón nhận :)
Cuộc đời giống như một thước phim với sắc màu mà mỗi người chúng ta là nhân vật chính tạo nên những khoảnh khắc quan trọng. Dù ta không được lựa chọn một thước phim hay nhưng chính chúng ta lại được quyền chỉnh sửa nội dung của nó. Vì vậy nên người ta hay nói: "ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng được lựa chọn cách mình sẽ sống"
Không ai có thể lựa chọn cho mình một số phận tốt đẹp, ta chỉ có thể lựa chọn cách sống để tạo ra những may mắn cho chính cuộc đời chúng ta. Nơi ta sinh ra không có nghĩa là nơi bạn kết thúc cuộc đời. Bạn sinh ra nghèo khó nhưng không có nghĩa bạn chết trong nghèo khó. Có người sinh ra đâu được may mắn như những người khác, họ không có một mái ấp tình thương, họ không có điều kiện thuận lợi để trưởng thành. Như vậy không có nghĩa là xấu xa, hèn nhát, bị xem thường. Cái mà xã hội đánh giá và nhìn vào là cách bạn sống thế nào, nỗ lực ra sao và vươn lên giữa bùn lầy bằng cách nào. Có lẽ cách sống là thứ quy định con người bạn, làm thay đổi điểm xuất phát vốn không được tốt đẹp. Vả chăng ta không thể chọn được chọn bố mẹ sinh ra ta, không được thành phố ta sinh sống, nếu điều đấy có thể xảy ra thì biết bao trẻ em Châu Phi đã muốn thay đổi định mệnh trước khi chúng chào đời.
Tuy hoàn cảnh sống là một bước đệm, là bàn đạp để bạn phát triển. Ai có bàn đạp tốt có thể chạy xa hơn, nhanh hơn, ai có bàn đạp tệ, họ phải nỗ lực gấp bội lần. Nhưng hãy nhớ rằng mọi thứ chỉ mang tính tương đối, có những người không có hoàn cảnh tốt họ vẫn có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai gần. Nhất là những đứa trẻ nhà nghèo vượt khó, chúng đối mặt với khó khăn bằng sự kiên cường, đối diện với giọt mồ hôi của cha bằng những tấm bằng khen quý giá, chúng thương bờ vai gầy của mẹ bằng những đêm dài bên bàn học đến tận khuya. Trong cuộc sống ai cũng có quyền được hạnh phúc, sung sướng và vui vẻ, đó là quyền sống của con người từ khi họ xuất hiện trên thế gian này. Nhưng trong xã hội hiện nay vẫn có những đứa trẻ đáng thương chưa thành hình đã bị mẹ chúng tước đoạt mất quyền sống hoặc bị vứt bỏ một cách tàn nhẫn. Hay những đứa bé xấu số phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh, mang trong mình căn bệnh chất độc màu da cam. Tuy vậy, những đứa trẻ ấy không vì thế mà chịu đau khổ, bằng ý chí nghị lực của mình các em đã vươn lên trở thành những người có ích cho xã hội. Có lẽ chính những hoàn cảnh khó khăn đã khiến con người trở nên mạnh mẽ hơn, nghị lực hơn và sống có ích hơn. Người ta thường nói rằng: "Sông có khúc, người có lúc", vì vậy sẽ không có ai cứ mãi đau khổ, không có ai cứ mãi hạnh phúc, chỉ là chúng ta làm thế nào để vượt qua những lúc khó khăn và làm thế nào để tận dụng những may mắn và hạnh phúc khi cuộc đời cho bạn. Hãy luôn nhớ rằng đời ta phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. Số phận lựa chọn con người, thì con người phải tìm cách để thay đổi số phận để cuộc sống của chúng ta không bị chi phối bởi những điều tưởng chừng khó có thể thay đổi, hãy luôn là người làm chủ, làm chủ chính cuộc sống của mình.
Chúng ta ai ai cũng sẽ hiểu về câu nói: "Bạn không được chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống". Vì vậy hãy sống cho chính bản thân mình, chống lại nghịch cảnh để có thể thay đổi được điểm xuất phát khó khăn.
Cô Nguyễn Thu Hương dò giùm em nhé !
#Walker
I. Mở bài
- Dẫn dắt vào vấn đề: lựa chọn lối sống là vấn đề khó khăn đối với nhiều bạn trẻ.- Giải thích mục đích, ý nghĩa câu thơ: là sự băn khoăn, trăn trở về một lẽ sống đẹp, đó là câu hỏi của nhiều người không riêng gì nhà thơ Tố Hữu.
II. Thân bài
1. Sống đẹp là như thế nào ?
- Sống đẹp là sống thật con người mình, sống là mình một cách chân thành, sống không trái với lương tâm của một con người.
- Sống đẹp là sống yêu thương, trân trọng, sẻ chia với mọi người, trân trọng những gì mình có, đồng thời cũng biết căm ghét những điều xấu xa
- Sống đẹp là biết cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, có ước mơ, có nghị lực thực hiện ước mơ.
- Sống đẹp không chỉ là sống cho riêng mình mà là dùng tài năng, công sức của mình để cống hiến làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
2. Ý nghĩa của việc sống đẹp
- Sống đẹp khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, “sống” theo đúng nghĩa chứ không phải sự tồn tại đơn thuần: đời sống tinh thần phong phong phú hơn.
- Khi ta có một cách sống đẹp, bản thân mới thực sự có giá trị, ta sẽ nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ người khác.
- Nếu mỗi người đều có một lối sống tích cực thì sẽ không còn khoảng cách giữa người nữa.3. Bàn luận, mở rộng
- Bên cạnh những người có lối sống đẹp lại có những người sống tiêu cực: ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, sống vô cảm, thờ ơ, sa vào tệ nạn, ...
- Sống đẹp không phải chỉ ngày một ngày hai có thể làm được, nó thể hiện ở những hành động nhỏ nhất trong suốt đời người.
4. Liên hệ bản thân
- Có thái độ phê phán, lên án với những người có lối sống tiêu cực.
- Luôn mở rộng lòng mình để yêu thương, sẻ chia nhiều hơn với người thân, gia đình và những người xung quanh.
- Là học sinh cần phải biết định hướng lối sống lành mạnh, không ngừng nỗ lực học tập để hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Cần tỉnh táo để tránh xa lối sống ăn chơi, xa đọa
III. Kết bài
- “Khi bạn ra đời, bạn khóc, mọi người cười” nhưng hãy sống sao để “khi chết đi mọi người khóc còn bạn cười”.
Bạn tham khảo nhé:
Dàn ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu, dẫn dắt để nêu vấn đề
+ Trực tiếp: nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung, mục đích của câu thơ.
+ Gián tiếp: lựa chọn lối sông là vấn đề vô cùng khó khăn, đặc biệt đối với bạn trẻ.
+ Phản đề: nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kì, trục lợi.
- Nêu vấn đề: vấn đề sông đẹp mà cầu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn, tích cực
2. Thân bài
A. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.
- Câu thơ của Tô' Hữu viết dưới dạng một câu hỏi, nêu lên vấn đề sông đẹp trong cuộc sống mỗi con người.
- Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người tư khi xã hội xuất hiện Hiển văn minh, văn hóa.
- Sống đẹp: sống có ý nghĩa, sông có ích cho cộng đồng, quốc gia dân tộc, người khẳng định năng lực bản thân, giá trị của mỗi cá nhân; sống khiến
- Bị nguời khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo; sông với tâm hồn, tình cám nhân cách, suy nghĩ khát vọng chinh đáng, cao đẹp.
- Câu thơ của Tô' Hữu là lời chất vấn, thực chất là lời nhắc nhở định con người cần rèn luyện cách sống đẹp.
B. Biểu hiện của lối sống đẹp
- Sống có lí tưởng, mục đích đúng đắn, cao đẹp:
+ Sống tự lập, có ích cho xã hội.
+ Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.
+ Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thân.
- Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:
+ Sống hiếu nghĩa với người thân.
+ Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.
+ Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí. nghị lực.
+ Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.
- Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức:
+ Học để biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình.
+ Học để sống có văn hóa, tiến bộ.
+ Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.
- Sống phải hành động lương thiện, tích cực:
+ Không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp.
+ Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể.
C. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp.
- Thói ích ki, vụ lợi không lứiừng làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,
- Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.
- Thói lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kĩ năng sống, kĩ năng làm việc và quan hệ xã hội.
- Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn ... dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn.
- Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp.
- Tích cực học tập trong cuộc sống, lịch sử, sách vở.
- Xác định mạc đích sông rõ ràng.
- Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động, mở mang tri thức.
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp
+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá giá trị con người.
+ Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở, gợi mở về lối sống đẹp, nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay.
Đoạn văn:
Trong cuộc sống, mỗi người đều có một thái độ sống và phong cách sống riêng của chính mình. Thật vậy, theo em, phong cách sống đẹp chính là thái độ sống có mục tiêu, có ước mơ và luôn nỗ lực để theo đuổi ước mơ và mục tiêu sống của chính bản thân mình. Đã bao giờ bạn tự hỏi "Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có ước mơ?". Không có ước mơ, con người chắc chắn sẽ sống một cuộc sống vô định, vô nghĩa. Không có ước mơ thì đồng nghĩa với việc chúng ta chẳng có con đường để đi cho riêng mình, ta sẽ mãi mãi phó mặc cuộc sống của mình cho số phận và điều gì đến thì đến. Vậy nên, không có ước mơ thì ta sẽ mãi phụ thuộc và sống vô nghĩa biết nhường nào. Vì vậy, sống đẹp chính là việc từng ngày được sống, ta luôn nỗ lực phấn đấu theo đuổi ước mơ và mục tiêu của mình đến cùng bằng tất cả những sự nỗ lực và kiên trì. Nỗ lực là khi con người dồn 100% sức lực, tâm trí cho công việc mà mình muốn làm, con đường mà mình muốn đi. Nỗ lực là khi ta vận dụng tất cả những tiềm năng và yếu tố, năng lực, kỹ năng mình có bằng mọi cách khác nhau để đạt được thứ mà mình mong muốn. Kiên trì là khi con người có sức bền bỉ với công việc mà mình đang làm, gặp khó khăn thì không nản mà tìm cách vượt qua bằng các cách khác nhau để đạt được điều mà mình muốn thì thôi. Kiên trì và nỗ lực cũng chính là thông điệp trong câu nói "Có công mài sắt có ngày nên kim": nếu như con người chịu khó, nỗ lực làm việc, phấn đấu và hoàn thiện bản thân không ngừng nghỉ thì sẽ đạt được thành quả tương xứng.Người biết nỗ lực là người biết tìm tòi và khám phá ra những yếu tố và tiềm lực mà mình có để vận dụng vào công việc mình đang làm. Hơn nữa, người nỗ lực cũng là người không từ bỏ 1 cơ hội nào để đưa ra những giải pháp tốt nhất cho công việc mình đang làm, không ngừng thử thách bản thân và tìm đủ mọi cách để đạt được thành công. Chính nhờ sự nỗ lực phi thường ấy mà đã có biết bao con người thành công trên cuộc sống. Trên cả thành công, đó là một thái độ sống đẹp hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, thái độ sống đẹp mà ai cũng cần phải có đó là sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ và kiên trì đến cùng vì mục tiêu của bản thân.
Thử sức vậy, bạn (anh/chị :p) xem rồi góp ý ạ :3 Có thể lớp 8 chưa hiểu rõ lắm :p
Bài làm
Sự thấu cảm là một biểu hiện thực sự có ý nghĩa đối với mỗi con người. Sự thấu cảm giúp ta biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, từ đó mà bản thân ta hiểu thế nào là cảm thông, chia sẻ. Sâu xa hơn, sự thấu cảm ấy khiến ta hiểu sâu sắc hơn những gì người khác suy nghĩ hay cảm nhận, để biết bao dung, tha thứ cho những lỗi lầm, khi mà con người ta bị đặt vào những nghịch cảnh bất đắc dĩ để từ đó xóa tan sự ích kỷ, hẹp hòi. Thấu cảm cũng giúp ta biết được những nỗi đau, mất mát của người khác khi gặp sóng gió để tự biết mình phải sống ra sao để không làm tổn thương, phá vỡ hạnh phúc của bản thân và những người xung quanh. Như vậy, sự thấu cảm là cơ sở nuôi dưỡng những điều tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta. Hãy biết và nuôi dưỡng sự thấu cảm theo suốt hành trình cuộc sống. (179 chữ)
1.1. Mở đoạn: Nêu được vấn đề cần nghị luận: chia sẻ suy nghĩ của bản thân về hạnh phúc: Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?
1.2. Thân đoạn: Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình, thực chất là bày tỏ ý kiến về hai quan niệm hạnh phúc.
- Giải thích: hạnh phúc là niềm vui, sự hài lòng khi con người đạt được những điều tốt đẹp.
- Bình luận: Khẳng định quan niệm trong hai câu hỏi đều đúng:
-
- Hạnh phúc là đem đến niềm vui cho người khác, bởi ta vui khi mình sống đẹp, sống có ích, biết vị tha, làm được điều tốt đẹp cho người khác, giúp người khác hạnh phúc.
- Hạnh phúc là sự hài lòng của riêng bản thân mình, khi ta đạt được những nhu cầu, khát vọng chính đáng của bản thân, tạo ra được những thành quả tốt đẹp, nâng cao giá trị sự sống.
- Quan niệm của học sinh về hạnh phúc: cần kết hợp cả hai - đem đến niềm vui cho người khác và bản thân được hài lòng – thì hạnh phúc mới trọn vẹn, ý nghĩa.
- Phê phán: suy nghĩ, cách sống vị kỉ, chỉ biết tới hạnh phúc riêng...
- (Học sinh dùng lí lẽ và dẫn chứng để trình bày quan điểm một cách sáng tỏ, thuyết phục)
1.3. Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa của việc lựa chọn quan niệm hạnh phúc để tạo ra hạnh phúc và có cuộc sống hạnh phúc.
Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uống, quần áo để mặc, khí trời để thở… đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn. Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ. Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư. Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như trời như biển. Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn… làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người.
Bài thơ "Bài hát ai trồng cây" của Bế Kiến Quốc là một tác phẩm sâu sắc, tình cảm và ý nghĩa. Khi đọc bài thơ này, tôi nhận thức được sự quan trọng của việc trồng cây, không chỉ là một hành động đơn thuần mà còn là một nghệ thuật sống đầy ý nghĩa.
Cảm xúc bắt đầu từ sự giao thoa giữa hình ảnh tĩnh lặng của cây và tiếng hát ngọt ngào của những người trồng cây. Bài thơ không chỉ là lời ca của mảnh đất mà còn là những lời thơ đầy hứng khởi về sức sống, hy sinh và tình yêu thương. Cảm giác như mình đang lắng nghe tiếng hát của người nông dân, những người mang theo hy vọng và niềm tin, như là những giọt mưa mang lại sự tươi mới cho đồng ruộng.
Đặc biệt, bài thơ làm tôi nhớ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tạo ra một tương lai bền vững. Từ những chi tiết nhỏ như hạt cát, bài thơ nói lên một thông điệp lớn về sự kết nối giữa con người và tự nhiên. Đó không chỉ là một sự kỳ diệu, mà còn là một trách nhiệm mà chúng ta cần chấp nhận.
Cuối cùng, "Bài hát ai trồng cây" không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một cảm nhận sâu sắc về giá trị cuộc sống và tình thương. Bài thơ đã thức tỉnh tôi về ý nghĩa của việc chăm sóc và gìn giữ môi trường, như một lời nhắc nhở về trách nhiệm của chúng ta đối với hành động bảo vệ hành tinh này.