...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn tham khảo ;

Trong suốt những năm hoc, em đã được học rất nhiều bài thơ do Bác Hồ sáng tác. Nhưng trong số đó em thích nhất là bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Nguyển Ái Quốc. Bài thơ đã nói lên những khó khăn của Bác Hồ khi Bác sống và làm việc ở Pác Bó. Dù có khó khăn gian khổ nhưng Bác Hồ vẩn vượt qua được chính điều đó đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều về bài thơ này. “Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thiệt là sang” Ngay từ tiêu đề của bài thơ đã thấy một cái gì đó như bột phát lam nhà thơ phải sáng tác “Tức cảnh” có lẽ là nơi hang cùng, rừng rận, tức cảnh vật nơi đây nhà thơ đã bột phát ra ý thơ và sáng tác ra bài thơ này. Mờ đầu bài thơ Bác Hồ đã cho ta thấy những khó khăn gian nan của Bác Hồ khi sống ở Pác Bó: “Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” Khi ở Pác Bó chĩ có một mình Bác nên Bác rất lá cô đơn nên Bác chỉ còn biết “ sáng ra suối” để làm những việc gì đó còn vào buổi tối Bác chĩ còn biết la “ tối vào hang”. Khi ban ngày Bác đã ra suối thì ban đêm Bác chĩ còn biết trở về lại hang của mình để nghĩ ngơi sau một ngày ra suối. cảnh sinh hoạt hằng ngày của Bác ở Pác Bó chĩ đơn giản như vậy thui. Chĩ những điều đó cũng chứng tỏ Bác là một người đơn giản không thích sự cầu kì trong cuộc sống. Ở đây thức ăn của Bác cũng rất là đơn giản. Hằng ngày, thức ăn của Bác chĩ có “cháo bẹ rau măng” rất là đơn giản. Vì nơi rừng sâu nên thức ăn của Bác cũng không được sang trọng lắm. Bác đã tận dụng những gì có được ở Pác Bó chế biến thành thức ăn của mình. “Cháo bẹ rau măng” là nhửng gì có trong thiên nhiên nhất là ở rừng. Chĩ hai câu thơ đầu Bác Hồ đã nêu lên những khó khăn của mình khi ở Pác Bó. Nhưng có khó khăn đấn mấy thì Bác Hồ vẫn trải qua và có một cuộc sống rất là đơn giản ở Pác Bó Đến hai câu thơ tiếp theo Bác Hồ đã cho chúng ta thấy dù ở Pác Bó điều kiện làm việc không được thuận tiện cho lắm nhưng Bác vẩn làm việc được và cho đó là một cái sang của mình “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thiệt là sang” Đến hai câu thơ tiêp theo Bác Hồ cho ta thấy công việc cách mạng của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Dù ở Pác Bó bàn làm việc của bác chĩ la một cục đá bằng phẳng để Bác có thể làm việc. Mặc dù ở Pác Bó thiếu thốn về điều kiện làm việc nhu thế nhưng Bác vẫn làm tốt công tác cách mạng của mình. Dù có khó khăn Bác vẫn cho công việc cách mạng của mình thiệt là sang . Điều đó chứng tỏ Bác vẫn lạc quan trong công việc dù có khó khăn đến mấy. Sự khó khăn gian khổ thiếu thốn về vật chất không làm nao núng tinh thần người chiến sĩ cách mạng trái lại Bác còn cảm thấy thế là đủ, là sang. Qua bài thơ em thấy Bác Hồ là một người có cuộc sống giản dị và lạc quan trong cuộc sống. Chính sự gian khổ ấy đã tôi luyện cho Bác một tinh thần thép và luôn lạc quan tinh tưởng vào tiền đồ của nước nhà. Chúng ta phải biết học hỏi tính cách sống giản dị của Bác Hồ để hoàn thiện bản thân mình hơn.

1.Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ. 2.Tìm hiểu kết cấu bài thơ.(Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đương luật- khai, thừa, chuyển, hợp- đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ logic giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba) 3. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ ( cả ở bản chữ Hán và bản dịch...
Đọc tiếp

1.Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ.

2.Tìm hiểu kết cấu bài thơ.(Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đương luật- khai, thừa, chuyển, hợp- đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ logic giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba)

3. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ ( cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

4. Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩ miêu tả còn có ngụ ý gì nữa không?

5.Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không?Vì sao?Hãy nêu vắn tắt nội dung y nghãi bài thơ?

 

 

3
30 tháng 4 2017

2. Đây là một bài thơ tứ tuyệt. Thơ tứ tuyệt có kết cấu như sau:

Câu đầu là khai ( mở ra), câu thứ hai là thừa (triển khai ý của câu đầu), câu thứ ba là chuyển (chuyển ý), câu thứ tư là hợp (tổng hợp vấn đề lại)

Trong bài này, câu khai nêu ra vấn đề: cái khó của sự đi đường. Cái khó này chỉ có thể nhận biết được qua thực tế "tẩu lộ"

Câu thừa triển khai mở rộng ý thơ: Cái khó đó chính là phải vượt hết lớp núi này đến lớp núi khác. Điệp ngữ trùng san cho ta cảm thấy như việc vượt qua đèo núi là vô cùng tận, cái khó của việc đi đường là vô cùng tận

Câu chuyển đã phát triển sang một ý mới: Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót, cái khó của việc đi đường dường như đã tiêu tan hết, người đi đường có thể dừng bước nghỉ ngơi mà ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ bao la.

Câu hợp mở ra một không gian mênh mông "muôn trùng nước non". Không gian đó được thu cả vào tầm mắt của người đi đường. Đó cũng là cái kết quả thắng lợi chỉ có được sau những ngày đi đường gian lao vất vả

3. Trong bản chữ Hán có các điệp ngữ: tẩu lộ, trùng san; trong bản dịch có điệp ngữ: núi cao. Các điệp ngữ này góp phần miêu tả cái gian khổ chồng chất tưởng chừng như không bao giờ chấm dứt của việc vượt qua hết lớp núi này đến lớp núi khác vô cùng, vô tận

4.Câu 2: Trùng san chi ngoại hựu trùng san

- Điệp từ: trùng san\(\rightarrow\)Nói về những khó khăn chồng chất mà người đi đường phải vượt qua tưởng chừng vô tận

Câu 4: Vạn lí dư đồ cố miện gian

\(\rightarrow\)Muôn dặm nước non thu vào trong tầm mắt

\(\rightarrow\)Ngụ ý về đường đời, đường cách mạng

Hai câu này ngoài ý nghĩa miêu tả còn có một ý nghĩa triết lí: Con đường cách mạng quả là lâu dài, gian khổ nhưng sẽ có ngày tới được đỉnh cao của chiến thắng vinh quang

5. Bài thơ này là bài thơ kể chuyện đi đường và qua đó nêu lên một chân lí về con đường đấu tranh cách mạng: Cố gắng vượt qua thử thách sẽ đạt được mục đích cao đẹp

15 tháng 1 2019

Trả lời:

Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Dường như ta bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.

Song hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

1.Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh chính ông ở khổ thơ 3,4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ? 2.Tâm tư nhà thơ được thể hiện qua bài thơ như thế nào? 3. Bài thơ hay ở những điểm nào?(Gợi ý: Cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ...
Đọc tiếp

1.Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh chính ông ở khổ thơ 3,4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?

2.Tâm tư nhà thơ được thể hiện qua bài thơ như thế nào?

3. Bài thơ hay ở những điểm nào?(Gợi ý: Cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh; những chi tiêt miêu tả đầy gợi cảm; sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ giản dị mà cô đọng, nhiều dư vị…)

4. Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:

- Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu…

-Lá vàng rơi trê giấy;

Ngoài trời mưa bụi bay.

Theo em những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình?

 

 

3
27 tháng 4 2017

Câu hỏi 1. Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông trong hai khổ thơ 3 và 4. Hãy so sánh dê làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc những cám xúc gì về tình cảnh ông đồ?

- Hai khổ thơ đầu là hình ảnh ông đồ thời Hán học hưng thịnh. Thời Hán học còn hưng thịnh là thời vàng son của chữ nho, thời đắc ý của ông đồ. Mỗi khi hoa đào nở, báo hiệu Tết đến, xuân về, người ta lại thấy trên hè phô ông đồ ngồi cùng mực tàu, giấy dỏ viết chữ, viết câu đối đỏ cho những người xin chữ, mua câu đối về treo Tết. Xin chữ, chơi câu đối Tết là thú vui tao nhã của nhiều người. Đây là nét sinh hoạt văn hóa của người Việt từ ngàn xưa. Màu đỏ của giấy hòa vào màu đỏ của hoa đào nở. Hình ảnh ông đồ viết chữ nho bên hè phố như góp thêm vào nhịp sống đông vui, náo nức của phố phường, vào không khí tưng bừng, rộn rã của ngày xuân : Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Thời ấy, ông đồ rất “đắt hàng” (Bao nhiêu người thuê viết), ông đồ được xã hội kính trọng, chữ nho được tôn vinh, coi trọng. Nhiều người xúm quanh ông thuê viết, xin chữ, mua câu đối, tấm tắc khen ông tài hoa, khen chữ ông đẹp (Như phượng múa rồng bay). Ông đồ là tâm điểm của sự chú ý, chữ nho là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người: Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng hay”

- Hai khổ thơ 3 và 4 là hình ảnh ông đồ thời Hán học suy tàn. Vẫn là ông đồ với mực tàu, giấy đỏ ngồi bên hè phố ngày Tết, nhưng tất cả đã khác xưa. Một cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương : Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay dâu ? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu... Thời Tây học đang dần thay thế cho thời Hán học. Chữ nho nhường chỗ cho chữ Pháp, chữ quốc ngữ. Người thuê viết chữ nho mỗi năm mỗi vắng, giấy đỏ, mực tàu không được ông đồ dùng đến vì thế mà trở nên vô duyên, bẽ bàng phơi trên hè phố. Phép nhân hóa đã làm cho câu thơ trở nên sinh động, có hồn : “Giấy đỏ buồn không thắm

- Mực đọng trong nghiên sầu”. Giấy đỏ bày mãi ra không dùng đến cũng phai màu dần. Mực đă mài trong nghiên không được ông đồ đụng tới nên cũng khô dần. Nỗi sầu buồn của những vật vô tri chính là tâm trạng ảm đạm, buồn bã của ông dồ thời nho học lụi tàn. Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa nhưng không còn ai chú ý đến ông nữa. Ông đồ hị mọi người bỏ rơi, lạc lõng, lẻ loi giữa phố phường đông đúc : Ông đồ vẫn ngồi dấy, Qua đường không ai hay, Hai câu thơ tả cảnh mà ngụ tình. Lá vàng rơi gợi nên sự buồn bã, tàn tạ. Cảnh giấy đỏ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi càng thêm ảm đạm. Ngoài trời mưa bụi ẩm ướt, nào nề : Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa hụi hay. Rõ ràng đó là những câu thơ biểu cảm, diễn tả tâm trạng sự xót xa, sầu não của ông đồ.

2.Tâm tư nhà thơ được thể hiện qua bài thơ như thế nào?

- Hai câu cuối của bài thơ “Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?” đã bộc lộ trực tiếp niềm xót xa, thương cảm của nhà thơ khi nghĩ đến “người xưa”. Câu hỏi không có câu trả lời, như là lời tự vấn của nhà thơ, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước sự vắng bóng của “ông đồ xưa”. Câu hỏi gieo vào lòng người đọc nỗi thương cảm, tiếc nuối khôn nguôi. Hình ảnh mở đầu bài thơ “Mỗi năm hoa đào nở

- Lại thấy ông đồ già” và hình ảnh cuối bài thơ “Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa” là những hình ảnh được kết cấu theo kiểu đầu cuối tương ứng trong thơ xưa không chỉ làm nổi bật chủ đề của bài thơ mà còn tạo nên một nỗi hoài cảm nhớ nhung đầy xúc động, cảnh vẫn là cảnh xưa nhưng người thì vắng bóng.

- Thông qua các chi tiết miêu tả, qua giọng điệu của bài thơ, nhà thơ đã bộc lộ một cách kín đáo tám sự của mình. Đó là niềm cảm thương chân thành đối với tình cảnh những ông đồ đang tàn tạ trước những đổi thay của cuộc đời; đó còn là niềm nhớ nhung luyến tiếc cảnh cũ ngưòi xưa nay đà vắng bóng. Nhà thơ ngậm ngùi nhớ tiếc một vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đã từng một thời gắn bó thân thuộc với mình. Đó là niểm hoài cổ mang giá trị nhân văn cao cả, một tinh thần dân tộc đáng trân trọng.

Câu hỏi 3. Bài thơ hay ở những điểm nào ? (Gợi ý : cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh ; những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm ; sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ giản dị mà cô đọng, nhiều dư vị...)

Bài thơ có sức sống mạnh mẽ, lâu bền trong lòng người đọc bởi những đặc sắc về nghệ thuật của nó.

Đó là :

- Sự giản dị, trong sáng, tinh luyện và hàm súc trong ngôn ngữ.

- Sự vận dụng thể thơ thích hợp để diễn tả tâm tình sâu lắng của nhà thơ.

- Giọng điệu bài thơ trầm lắng, ngậm ngùi, phù hợp với việc diễn tả tâm tư, cảm xúc của nhà thơ.

- Kết cấu bài thơ giản dị, chặt chẽ, có nghệ thuật. Cách kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật chủ để của bài thơ.

- Hình ảnh thơ được chắt lọc, giàu sức truyền cảm, gợi nhiều hơn tả. Cảnh đối lộp về hình ảnh ông đồ ở đầu và cuối bài thơ có tác dụng gợi sự so sánh, thể hiện được tình cảnh thất thế, tàn tạ của ông đồ. Bài thơ có sức lay động, truyền cảm lớn. Đọc xong bài thơ, trong lòng người đọc vẫn còn đọng lại dư âm man mác, buâng khuâng, một nỗi buồn dịu nhẹ.

Câu hỏi 4. Phân tích đế làm rõ cái hay của những câu thơ sau :

- Giấy đỏ buồn không thắm

- Mực đọng trong nghiên sầu...

- Lá vàng rơi trên ỳ ấy ;

Ngoài giời mưa bụi bay.

Theo em, những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình ?

Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu... Trong ngày Tết của người Việt, hai cái không thể thiếu là bánh chưng xanh và câu đối đỏ. Người ta thường viết câu đối Tết bằng giấy đỏ, mực tàu. Màu đỏ của giấy là màu tươi, sáng, nhưng giấy đỏ bày ra trên hè phố, đã lùu không được ông đồ đụng đến vì thế mà nhạt dần màu đi theo thời gian và gió bụi. Phép nhân cách hóa ở đây được dùng với một hiệu quả kép, nhà thơ vừa thổi vào tờ giấy vốn vô tri vô giác một linh hồn, vừa tả được tâm trạng buồn tủi, tình cảnh bẽ bàng, tội nghiệp của ông đồ. Để có mực viết câu đối, người ta lấy thỏi mực tàu thêm một chút nước rồi mài vào nghiên để có được thứ mực màu đen đặc sánh. Giấy đỏ đã chờ sẩn, mực cũng đà sẩn sàng, nhưng lúc này ông đồ không còn ai thuê viết nữa nên mực trong nghiên cạn dần đi, khô lại, “đọng trong nghiên sầu”. Lại một phép nhân hóa nữa để diễn đạt nỗi xót xa, sầu muộn của con người. Lá vàng rơi trên giấy ; Ngoài giời mưa bụi bay. Ông đồ ngồi trên phố vẫn “đống người qua” như xưa nhưng ông không còn được mọi người để mắt đến. Người đời đà bỏ rơi ông rồi. Lá vàng lẻ loi rơi trên giấy mới bẽ bàng làm sao ! Lá vùng làm nhạt màu tươi đỏ của giấy, lá vàng rơi gợi sự héo úa, ảm đạm và tàn lụi của tình cảnh ông đồ. Mưa bụi ngoài trời cứ thản nhiên bay càng tô đùm nỗi cô đơn, lẻ loi, bé nhỏ đến tội nghiệp của ông. Cái lạnh ngoài trời của những ngày cuối năm càng tăng thêm sự buốt giá trong lòng ông đồ đang ngồi co ro bcn hè phố.

- Những câu thơ trên là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình. Tả cảnh nhưng chủ ý là tả tình cảnh, tâm trạng của con người.

8 tháng 1 2018

Câu 1: Hãy phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông đồ ở khổ 3,4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?
Trả lời:
Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông đồ ở khổ 3,4:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già”
Hai câu thơ trên thể hiện tết đến với hình ảnh hoán dụ được tác giả sử dụng là “ hoa đào nở” và “lại thấy”
Sự lặp lại thời gian giúp ta nhận ra sự xuất hiện đều đặn, gắn bó đã có từ ngàn đời giữa ông đồ và mùa xuân.
Đồng thời hình ảnh :
“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.”
Qua hình ảnh ta có thể thấy sự trân trọng, nâng niu và gìn giữ văn hóa dân tộc.

Câu 2: Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?
Trả lời:
Tâm tư nhà thơ thể hiện xuyên suốt qua bài thơ:
Khổ 1,2: nhà thơ nhớ về hình ảnh tết xưa, những hình ảnh rất đỗi thân thương và mộc mạc thể hiện tình yêu con người, đất nước.
Khổ 3,4 hình ảnh tết được nhà thơ khắc họa rất chân thực, độc đáo và chi tiết, hình ảnh ông đồm hoa, đường phố vẫn như xưa.
Khổ 5 là sự nuối tiếc không còn sự xuất hiện của ông đồ.
Tâm trạng của tác giả vui buồn lẫn lộn, lúc vui lúc buồn nhưng vẫn thể hiện với nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Câu 3: Bài thơ hay ở những điểm nào?
Trả lời:
Bài thơ hay ở những điểm:

  • So sánh hình ảnh ông đồ vẽ chữ khác nhau qua từng năm
  • Những chi tiết dường như quen thuộc: tết đến ông đồ cầm mực giấy ra viết chữ
  • Sự thốn thiếu, trống vắng khi ông đồ không xuất hiện


Câu 4: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
“Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...”
“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời bụi mưa bay.”
Theo em, những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình?
Trả lời:
Theo em, những câu thơ đó vừa tả cảnh vừa tả tình.
Trên đây là bài soạn tác phẩm “ Ông đồ”, qua tác phẩm ta có thể nhận ra được tinh hoa văn hóa dân tộc mỗi dịp lễ tết. Tác giả đã cho những lớp thế hệ trẻ chúng ta một cái nhìn toàn diện về ông đồ trong mỗi dịp Tết, và bên cạnh đó tác giả cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi không còn thấy hình ảnh ông đồ. Hi vọng qua bài học này các em đã năm được những nội dung, giá trị cơ bản của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập tốt.

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:... Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế.Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ...
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

... Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế.

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.(...)Trong buổi sáng lãnh lẽo ấy, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa.

                                                            (Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD 2010)

Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích?

Câu 2: Vận dụng kiến thức về phép tu từ, chỉ ra sự khác nhau trong cách viết của hai câu văn được gạch chân? Hiệu quả nghệ thuật của các cách viết đó?

Câu 3Nêu ý nghĩa của hình tượng ngọn lửa- diêm trong đoạn trích “ Cô bé bán diêm”

Câu 4: Cho câu chủ đề: Truyện ngắn “Cô bé bán diêm” đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn  An-dec-xen đối với một em bé bất hạnh. Em hãy viết  tiếp khoảng 10 câu văn để tạo thành một đoạn văn diễn dịch triển khai câu  chủ đề trên, trong đoạn có sử dụng một thán từ, một từ tượng hình ( gạch chân và chú thích rõ).

2
1 tháng 11 2021

Có lắm mới có ăn nhé

1 tháng 11 2021

Là "làm" chứ không phải "lắm" bạn nhé

→ Kiểu câu cảm thán. 

→ Hành động bộc lộ cảm xúc. 

21 tháng 6 2021

Trả lời:

Xác định kiểu câu và hành động nói được sử dụng trong câu sau:

   - Khốn nạn… Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu!

→ Kiểu câu cảm thán

→ Hành động bộc lộ cảm xúc

7 tháng 12 2021
Hỏi cô Quyên í