Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Khi đọc “Chuyện cổ tích của loài người”, em cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Tình thương từ người mẹ vốn là thứ sẽ che chở cho trẻ con đến sau này. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ cái ăn đến giấc ngủ với lời ru, tiếng hát. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn, Xuân Quỳnh đã giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con là sâu sắc.
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh, tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người.
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
II. Thân bài
1. Sự ra đời của loài người
- Sinh ra trước nhất: toàn là trẻ con
- Khung cảnh thuở sơ khai:
- Không dáng cây ngọn cỏ.
- Chưa có mặt trời, toàn là bóng đêm.
- Không có màu sắc khác.
2. Sự ra đời của thiên nhiên
- Mặt trời: giúp trẻ con nhìn rõ.
- Cây, cỏ, hoa: giúp trẻ con nhận rõ màu sắc, kích thước.
- Tiếng chim, làn gió: giúp trẻ con cảm nhận được âm thanh.
- Sông: giúp trẻ con có nước để tắm
- Biển: giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá.
- Đám mây: đem đến bóng mát.
- Con đường: giúp trẻ con tập đi.
=> Thiên nhiên không chỉ là nơi sinh sống, mà những sự vật trong thiên nhiên sẽ phục vụ cho cuộc sống của con người.
3. Sự ra đời của gia đình
- Mẹ: mang đến tình yêu thương và lời ru, sự chăm sóc.
- Bà: mang đến những câu chuyện cổ tích, dạy dỗ những giá trị văn hóa tốt đẹp.
- Bố: dạy dỗ những kiến thức, giúp trẻ em hiểu biết.
=> Gia đình là nơi luôn che chở và yêu thương cho con người.
4. Sự ra đời của xã hội
- Chữ viết, bàn ghế, cục phấn, cái bảng, trường học… đều là những đồ dùng học tập của con người.
- Thầy giáo, cô giáo là người dạy dỗ, cung cấp kiến thức.
=> Giáo dục có vai trò quan trọng đối với con người.
III. Kết bài
Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích của loài người.
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.
Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.
Trong bài "Chuyện cổ tích về loài người", khổ 3 mang đến cho người đọc một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người. Đây là khổ thể hiện sự đau khổ và khó khăn mà con người phải trải qua trong cuộc sống.
Khổ 3 mở đầu bằng những câu chuyện về những người nghèo khổ, sống trong cảnh đói khát và cảnh tàn phá của chiến tranh. Những hình ảnh này tạo nên một bức tranh u ám về cuộc sống của loài người, khi mà sự đau khổ và khó khăn trở thành một phần không thể thiếu.
Tuy nhiên, khổ 3 cũng thể hiện sự kiên nhẫn và lòng can đảm của con người. Dù đối mặt với những khó khăn, họ không bỏ cuộc mà vẫn kiên trì và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Đó là sự mạnh mẽ và lòng kiên nhẫn của con người trong cuộc sống.
Khổ 3 cũng đề cập đến tình yêu và lòng nhân ái của con người. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, những hành động nhân ái và tình yêu thương vẫn tồn tại. Đó là những hành động nhỏ như chia sẻ thức ăn, giúp đỡ những người khác và tạo ra một cộng đồng đoàn kết.
Từ khổ 3, ta cảm nhận được rằng cuộc sống không chỉ toàn là đau khổ và khó khăn. Con người có thể vượt qua mọi khó khăn và tìm thấy niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống. Dù có bao nhiêu khổ đau, con người vẫn luôn có khả năng thay đổi và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn.
Vì thế , khổ 3 trong bài "Chuyện cổ tích về loài người" là một phần quan trọng trong việc tạo nên bức tranh về cuộc sống và con người. Nó thể hiện sự đau khổ và khó khăn, nhưng cũng đem lại hy vọng, lòng kiên nhẫn và tình yêu thương của con người.
Đoạn thơ thứ ba của bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" đã lý giải cho sự xuất hiện của người bà. Đoạn thơ gợi lên hình ảnh người bà quen thuộc cùng các cháu kể những câu chuyện cổ tích con cóc nàng tiên, cô Tấm ở hiền, thằng Lý Thông ở ác... Qua giọng kể của bà mọi thứ hiện lên hấp dẫn, chân thực hơn bao giờ hết. Tất cả đều vô cùng sinh động và gần gũi với tuổi thơ của chúng ta. Đó cũng là một cách gián tiếp nhắc nhở con cháu và mỗi bạn đọc chúng ta về cội nguồn văn hóa. Bà muốn các cháu của mình hiểu những câu chuyện cổ tích ấy biết hướng đến việc sống thiện, bài trừ cái ác, bảo vệ lẽ phải. Người bà ấy muốn hướng con cháu đến lối sống đẹp của dân tộc từ ấy bồi đắp hình thành nhân cách và phẩm chất của con người một cách đứng đắn. Người bà đúng là có một vai trò quan trọng trong việc dạy dỗ truyền đạt những giá trị văn hóa dân tộc cho đời sau. Vì vậy chúng ta cần trân trọng người bà của mình.
Lí giải về nguồn gốc của loài người cho trẻ em thật khó. Nhưng nữ sĩ Xuân Quỳnh đã có cách giải thích thật khéo léo, tinh tế và dễ hiểu với bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”. Và đây là một đoạn thơ đặc sắc:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Thế nên mẹ sinh ra
Để bế bồng, chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”
Mở đầu đoạn thơ là sự có mặt của người mẹ trong thế giới. Khổ thơ như chia làm hai vế, vế đầu“Nhưng còn cần cho trẻ. Tình yêu và lời ru” là điều kiện cần, còn vế sau “Thế nên mẹ sinh ra. Đề bế bồng, chăm sóc” là kết quả thỏa mãn điều kiện đó. Lúc đầu trời sinh ra chỉ toàn là trẻ con, rồi mọi thứ dần dần ra đời để nuôi dưỡng bé. Và lí do mẹ có mặt trên đời cũng thật giản dị và ý nghĩa, vì có bé ở trên đời. Bé cần rất nhiều thứ để lớn khôn như mặt trời, cây cỏ, chim muông, sông suối, cá tôm... nhưng có lẽ hơn hết thảy bé cần tình yêu và lời ru. Từ “nhưng” đặt đầu câu nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của hai yếu tố đó và lí giải sự xuất hiện của mẹ là điều tất yếu. Bởi bé là niềm vui, là nguồn hạnh phúc của mẹ. Bé cần có bàn tay dịu dàng vuốt ve, cần lời hát ru để lớn, cần sự dạy bảo để thành người. Mẹ xuất hiện là vì thế bé yêu ạ !
Trong đoạn kết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, tác giả Minh Huệ viết:
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là “Vì… Bác là Hồ Chí Minh”? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: “Một canh… hai canh… lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành…”; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu – Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Việc “Đêm nay Bác không ngủ” là “một lẽ thường tình”, vì “Bác là Hồ Chí Minh” bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một “định nghĩa” về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao “Đêm nay Bác không ngủ”? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!
Nếu bn thấy hơi dài thì có thể cắt một số câu :)))
Hok tốt !!
Tham khảo:
Chuyện cổ tích về loài người không chỉ đơn giản là kể câu chuyện về lịch sử loài người qua các giai đoạn khác nhau. Qua đó người ta còn muốn nhắn nhủ một điều rằng hãy chăm sóc, yêu thương trẻ thơ để em bé có được một môi trường phát triển tốt.
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Hok tốt nha bn
Bạn tham khảo ạ (Sai báo mình ạ):
Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.
Cre: H.vn