Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảnh sắc được gợi tả trong Nhớ đồng hiện lên thật dung dị, thân thương, một chốn thôn quê yên ả. Nơi ấy gợi cảm giác thanh bình. Con người là chủ thể với nét chân quê, gần gũi, mến thương. Họ là những con người yêu lao động, thiết tha cuộc sống.
Tác dụng: giúp người đọc hiểu đúng nội dung tác phẩm, nắm được mạch cảm xúc, tư tưởng và hiểu thêm về con người của nhà thơ Tố Hữu.
a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.
+ Uất hận khi rơi vào tù hãm.
+ Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.
+ Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.
+ Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.
+ Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.
→ Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.
Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.
+ Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.
+ Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.
→ Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.
b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.
- Về từ ngữ:
+ Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.
+ Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.
+ Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.
- Về hình ảnh:
+ Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.
+ Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.
+ Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.
c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.
+ Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.
+ Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.
→ Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.
Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, em nhận thấy cuộc sống hòa bình tự do ngày nay mà chúng ta đang có được thực sự rất quý giá. Lịch sử đất nước đã chứng kiến hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm. Thế hệ cha ông ta đã ngã xuống để đất nước được hòa bình, độc lập, chúng ta được sống trong những điều kiện tốt nhất, đề trẻ em được bình yên khôn lớn và vui vẻ cắp sách tới trường, nhân dân được yên ấm xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, hưng thịnh. Vì vậy, là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần ý thức được sự đáng quý của nền hòa bình, tư do này, và cố gắng xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn. Xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, chính là sự tri ân đáng trân trọng nhất gửi đến thế hệ cha anh kiên cường của dân tộc
Tham khảo:
Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi! Người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".
Tham khảo
Đồng quê hiện lên rất đậm nét qua nỗi nhớ của tác giả. Đó là những cảnh sắc như đồng ruộng với những cồn thơm, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai sắn ngọt bùi; xóm nhà chìm lặng, con đường mòn mỏi theo năm tháng. Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ quen thuộc mà rất đỗi thân thương. Là những bóng dáng người lao động lam lũ, nhọc nhằn, và nhất là bóng dáng người mẹ già đơn chiếc – những kiếp người muôn đời gắn bó với đất đai. Không gian sau nỗi nhớ thật bình dị thân thuộc, khắc khoải một tâm trạng kiếm tìm, nuối tiếc, trân trọng những vẻ đẹp của nhà thơ.