K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2017

Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo.

- Nguồn: Viết một bài giới thiệu về một vị anh hùng mà em biết rõ - Tiếng Việt Lớp 3 - Bài tập Tiếng Việt Lớp 3 - Giải bài tập Tiếng Việt Lớp 3 | Lazi.vn - Cộng đồng Tri thức & Giáo dục

19 tháng 10 2017

KO BOEETS LÀM À

30 tháng 7 2018

                                                          Bài làm

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Ngoài trời những chú chim chích hót chích hót vang theo bản nhạc nghe thật vui tai ( Nhân hóa ).  Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm như lời mẹ nói ( So sánh ). Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yêu nhà, yêu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.

30 tháng 7 2018

Những tiết học văn bao giờ cũng là tiết em mong đợi nhất trong ngày. Trong tiết văn của ngày hôm nay, chúng em được học bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ - một nhà thơ hiện đại, có nhiều tác phẩm nổi tiếng và được nhà nước phong tặng nhiều giải thưởng về văn học.Cô nắn nót ghi tên bài Đêm nay Bác không ngủ thật to và đậm bằng phấn màu. Sau đó, cô cho chúng em xem ảnh Bác trong chiến dịch Biên giới - là thời điểm khi tác giả viết bài thơ này. Cả lớp ồ lên thích thú.Sau đó cô đọc mẫu cho chúng em một đoạn của bài thơ. Cô dừng lại, hướng dẫn chúng em đọc đúng và diễn cảm. Cô gọi Mai đứng lên đọc cho cả lớp nghe. Giọng Mai trầm, ấm khiến cả lớp im lặng lắng nghe như đã luyện đọc từ trước vậy.Trong bài thơ, có một hình ảnh sử dụng biện pháp ẩn dụ phẳm chất khiến em khá ấn tượng đó là "Người cha mái tóc bạc" để chỉ Bác với người cha đều có sự chăm sóc ân cần với con.Cô lần lượt dẫn dắt, gợi ý cho chúng em tìm hiểu bài thơ.Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Tiếng trống vang lên. Cô kết bài và khen: "Cô rất vui trước tinh thần say mê học tập của cả lớp". Còn cả lớp ai cũng vui và chờ đợi giờ học Văn của hôm sau.
 

4 tháng 8 2018

trạng ngữ:khi bộ đợi về làng

CN:tiếng hát câu cười

VN:lại rộn ràng xóm nhỏ.

1 tháng 6 2019

Trong học tập phân môn Tập làm văn thì viết bài văn là yêu cầu cốt lõi. Nhờ viết bài mà học sinh hiểu sâu sắc hơn bản chất của các tri thức được học, từ đó có khả năng vận dụng chúng linh hoạt trong nhiều tình huống cũng như trong phát triển tư duy. Sản phẩm của quá trình viết, bài văn, chính là nơi phản ánh rõ nét sự hình thành các kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh.

Khi thấy các lỗi của học sinh qua các bài văn, nhiều người thấy lo lắng về thực trạng học văn của học sinh hiện nay. Người ta chỉ ra nhiều nguyên nhân từ chương trình, từ sự bất cập về sĩ số lớp học, từ sự chậm đổi mới trong phương pháp dạy học, từ khả năng của giáo viên, từ tính thụ động của học sinh, từ ảnh hưởng của mạng xã hội đến thói quen đọc của học sinh...

Nhiều công trình, nhiều bài báo đã phân tích các nguyên nhân đó và đề xuất các giải pháp từ vĩ mô tới vi mô nhưng thực trạng viết văn của học sinh hầu như chưa có sự chuyển biến.

Trong bài viết này, chúng tôi không tham vọng đưa ra những giải pháp thay đổi toàn bộ vấn đề mà chỉ mong muốn trao đổi một số ý tưởng mang tính cá nhân với mong muốn phát triển sự sáng tạo để giúp học sinh tiểu học "nghĩ mới hơn, viết khác đi" so với cách thông thường mà các em vẫn làm và không mắc phải các lỗi thường gặp hiện nay khi viế

để nghị giáo viên cho đề dễ hơn

25 tháng 7 2021

Lượm là chú bé liên lạc nhanh nhẹn và hồn nhiên nhất mà tôi từng gặp. Đến bây giờ, khi nghĩ đến Lượm lòng tôi như có tia nắng ấm áp chiếu qua.

Khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược, tôi được cử ra Huế để cùng đồng bào đánh giặc. Ở nơi đây, tôi đã gặp được cậu bé. Ấn tượng ban đầu của tôi, đó là cậu là một cậu bé nhanh nhẹn, vóc dáng nhỏ nhắn. Khi biết tin chúng tôi đang cần người đưa thư liên lạc Lượm đã rất hăng hái xung phong làm nhiệm vụ. Tất cả những công việc được giao cậu đều hoàn thành xuất sắc.

Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh cậu bé nhỏ xinh khoác trên mình bộ đồ đội viên sờn rách. Chân lấm đầy đất bẩn vì phải chạy từ nơi này qua nơi khác. Trên đầu lúc nào cũng đội một chiếc mũ ca nô. Cậu hay đội chiếc mũ ấy lệch sang một bên trông thật ngộ nghĩnh. Đeo trên vai là chiếc xắc xinh xinh dùng để đựng thư từ khẩn cấp. Cậu quý chiếc xắc ấy lắm, dù đi đâu cũng giữ khư khư lấy nó kể cả lúc ngồi nghỉ ngơi.

Ngày ngày băng qua mặt trận đầy đạn bom, khói lửa nên làn da của Lượm càng ngăm đen hơn. Cậu bé có đôi mắt to tròn, đen láy. Từ đôi mắt ấy có thể thấy cậu rất lanh lợi, thông minh. Lượm rất hay cười lắm, tôi chưa bao giờ thấy cậu chán nản buồn rầu vì chuyện gì. Mỗi khi cậu bé cười đôi mắt cứ híp lại, hai má ửng đỏ lên như trái bồ quân. Vầng trán thật cao, mái tóc tơ vàng hoe vì bị cháy nắng.

Làm nhiệm vụ đối với Lượm chính là một niềm vui. Khi kể cho tôi về công việc ở đồn Mang Cá, chú bé kể với cả niềm háo hức, thích thú. Lượm làm việc gì cũng rất nhanh nhẹn, chỉ cần được giao nhiệm vụ là cậu thực hiện ngay. Dù sao Lượm cũng vẫn là một cậu bé, khi đi liên lạc cậu vẫn còn hồn nhiên lắm. Thỉnh thoảng, tôi bắt gặp Lượm vừa đi vừa nhảy chân sáo, miệng thì huýt vang tiếng sáo vui nhộn. Ca nô nhấp nhô trên đồng, trông chú bé ấy như một con chim chính đáng yêu đang nhảy trên con đường vàng.

Đôi chân Lượm thoăn thoắt vượt qua những trận mưa bom đạn của địch. Dù nguy hiểm đến đâu khuôn mặt cậu bé ấy vẫn giữ được vẻ kiên cường, gan dạ. Chú bé lúc nào cũng thoăn thoắt đôi tay xếp lại những lá thư khẩn để gửi cho đồng đội. Thế rồi, tàn ác thay, chú bé đã ngã xuống dưới trận bom đạn của địch. Giữa cánh đồng lúa chín vàng, hương lúa thơm ngào ngạt, Lượm nằm đó như đang say trong một giấc ngủ dài sau một ngày rong chơi. Nụ cười vẫn nở trên môi Lượm, đôi tay vẫn nắm chặt lấy bông lúa.

Lượm đã đi rồi nhưng tiếng huýt sáo vui tươi vẫn còn văng vẳng đâu đây. Dù Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của chú còn sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.

25 tháng 7 2021

Người thứ hai hi sinh ở Trường Sa tháng 4-1975 là hạ sĩ Ngô Văn Quyền, 20 tuổi, chiến sĩ đặc công của trung đoàn đặc công hải quân 126.

Mấy chục năm nay, ông Đào Mạnh Hồng (69 tuổi, hiện sống ở TP Hải Phòng) không dám tìm gặp thân nhân liệt sĩ Quyền.

"Khi đưa con người ta từ Bắc vào Nam chiến đấu thì mình đưa đi, nhưng khi con người ta hi sinh thì mình không biết. Đến chỗ chôn ở đâu mình cũng không biết. Về gặp gia đình cậu ấy, tôi biết ăn nói thế nào...", người cựu binh thở dài.

45 năm trước, đánh đảo Song Tử Tây, ông Đào Mạnh Hồng là phân đội trưởng phân đội 1 (đại đội 1 - trung đoàn đặc công hải quân 126) và thân thiết nhất với hạ sĩ Quyền. Chiến trận Song Tử Tây kéo dài 30 phút nhưng 15 phút đầu rất ác liệt.

"Quyền trong tổ chiến đấu đầu tiên cùng tôi. Cậu ấy là người che đạn cho tôi. Đáng lẽ viên đạn đó găm vào tôi... Tôi đang lao về phía trước thì Quyền đi sau phát hiện đối phương trong giao thông hào giơ súng nhô ra, cậu ấy lao lên đỡ đạn cho tôi...", người cựu chiến binh rớm nước mắt khi nhớ lại khoảnh khắc không thể quên ấy.

Tiểu đội trưởng Ngô Văn Quyền bị một viên đạn găm vào bụng vẫn cùng đồng đội tiếp tục chiến đấu. "Mấy phút sau quay lại, tôi hỏi thì Quyền bảo em không sao. Thấy Quyền bị thương, tôi để cậu ấy nằm nghỉ, còn mọi người thu dọn chiến trường", ông Hồng kể tiếp.

45 năm đã trôi qua, người cựu chiến binh giải phóng đảo nhớ mãi đêm trước khi chia tay người em, người đồng đội thân thiết về đất liền.

"Tôi và Quyền trải võng ra trong hầm vòm, nằm cạnh nhau tâm sự. Quyền nói sau này chiến tranh kết thúc, anh em mình giao lưu thường xuyên chứ các đồng đội kia ở xa quá chắc ít gặp. Tôi bảo đời quân ngũ mình chỉ có một thời điểm nhất định thôi. Sau này trên quãng đường còn lại, anh em mình thế nào cũng gặp nhau", ông Hồng kể.

Ngày hôm sau, hạ sĩ Quyền theo tàu chở hàng binh về Đà Nẵng. Lúc này anh đau đến nỗi không đi được. Ông Hồng phải bế ra xuồng để đưa lên tàu.

"Lúc đó tôi ôm Quyền khóc - ông Hồng xúc động nhớ lại giây phút chia tay mà không ngờ là lần gặp nhau cuối cùng. Tôi bảo em cứ an tâm điều trị, anh em mình sẽ gặp lại nhau khi cùng tiến vào Sài Gòn. Nó còn cười bảo: các anh cứ yên tâm ở lại. Em khỏe là theo đơn vị chiến đấu ngay".

Một tháng sau khi về Sài Gòn, ông Hồng mới biết hạ sĩ Ngô Văn Quyền đã hi sinh. "Không ai nghĩ Quyền sẽ hi sinh. Nhưng nó lại hi sinh...", người cựu binh bần thần nói.

"Chúng tôi nghe đồng đội anh Quyền kể chỉ còn 35 hải lý nữa vào đến Đà Nẵng thì tàu bị chết máy. Nếu suôn sẻ thì ba ngày về đến đất liền, nhưng tàu chết máy mất sáu ngày mới vào đến bờ.

Dọc đường anh tôi cứ gọi tên bố mẹ, các em, rồi anh hát những bài hát quê hương Hải Phòng. Trên đường chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng, máu chảy nhiều quá, anh hi sinh khi chưa kịp vào bệnh viện...", ông Ngô Văn Đại, em trai liệt sĩ Quyền, xúc động kể.

Bà Ngô Thị Huế, 62 tuổi, em gái liệt sĩ Quyền, rưng rưng hồi tưởng người anh đã khuất: "Anh Quyền hiền lành, học giỏi lắm. Từ lớp 1 đến lớp 7 năm nào cũng đứng đầu lớp. Anh đi học về là ra đồng chăn trâu, 13 - 14h mới về.

Nhà chỉ có bát cơm nguội phần anh. Sau này anh đi làm thuê trên Lào Cai, mỗi lần về là tắm rửa cho các em. Làm thuê mấy năm, có lệnh nhập ngũ là anh đi". Và rồi anh Quyền của bà đã đi mãi không về...

1 tháng 7 2021

Quê hương nơi em đang sống tuy không đẹp nên thơ nhưng cũng đủ để tự hào mà nói rằng được thả diều mỗi chiều trên đê quả là tuyệt. Những tia nắng cuối cùng trong ngày còn sót lại cũng là lúc lũ trẻ chúng em kéo nhau ra bãi cát chân đê chơi. Từng làn gió mát phả trong không khí đưa những chiếc diều bay xa và bay cao. Nó gửi gắm ước mơ về một tương lai tươi đẹp của bọn trẻ thôn quê. Thêm vào đó, con sông Hồng quanh năm mải miết chảy bồi đắp phù sa cho hai hàng cây tỏa bóng soi mình xuống mặt nước khiến cảnh vật trở nên hữu tình. Chúng em đứng ngắm hoàng hôn đang dần tắt, ánh hồng đang dần mất đi cảm giác tiếc nuối lạ kỳ. Chao ôi! Quê hương của em thật đẹp biết bao nhiêu!

1 tháng 7 2021

Bạn tham khảo nhé !

Bắc Ninh, một trong những tỉnh nhỏ nhất ở Việt Nam,chính là quê hương của tôi.Bắc Ninh nằm ở phía Bắc Việt Nam và nằm kế bên Hà Nội, tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Hưng Yên.

Bắc Ninh là một tỉnh của làn dân ca quan họ , khi nhắc đến dân ca quan họ, mọi người nghĩ ngay đến Bắc Ninh. Đây cũng là quê hương của rất nhiều người nổi tiếng như: danh hài Xuân Hinh, Tự Long, ca sĩ Tùng Dương, Hòa Minzy, tài năng âm nhạc trẻ - Đức Vĩnh, .... Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội vẫn đang được lưu trữ cho tới ngày nay, cũng như hàng trăm ngành nghề khác nhau như dệt lụa, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc,điêu khắc gỗ, làm giấy, vẽ tranh dân gian ... Bắc Ninh có sự khác biệt rõ rệt giữa 4 mùa trong năm , mùa hè thường rất nóng và ẩm ướt, nhưng mùa đông rất lạnh và khô; nhiệt độ trung bình ước tính trong một năm là 23,3 độ C. Bắc Ninh tuy nhỏ nhưng lại là một khu vực có nền kinh tế tương đối phát triển.Ngành xây dựng và dịch vụ đang phát triển, nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất về GDP .Điều tôi thích nhất về quê hương của tôi là cách mọi người sống và đối xử với nhau. Người dân ở đó rất thân thiện, cần củ chăm chỉ, hiếu khách, đôi khi họ khá nghiêm khắc nhưng lại vô cùng tốt bụng , hết lòng chăm sóc và rất tận tâm. Mỗi lần tôi trở lại đây, tôi cảm thấy thực gần gũi thân thương, được yêu mến , và nhẹ nhõm hơn y như tôi vừa được thoát khỏi cái cuộc sống nhộn nhịp xô bồ của thành phố. Tôi yêu Bắc Ninh rất nhiều và tôi hy vọng một ngày nào đó, tôi có thể làm một điều gì đó để góp phần vào sự phát triển của quê hương tôi.

Ở đây này

https://baikiemtra.com/van-hoc/hay-noi-len-nhung-suy-nghi-va-cam-xuc-cua-em-khi-doc-bai-tiang-rao-dem-492.html

- Ngô quyền

- Nguyễn huệ

- Hồ Chí Minh

Phan Bội Châu

Hai Bà Trưng

Bà Triệu

Lý Thường Kiệt

Đinh Bộ Lĩnh

Lý Tự Trọng

Võ Thị Sáu

5 tháng 2 2018

Lê Lơi, Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo

28 tháng 12 2017

Tả thâầy cô giáo 

Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo tình cảm của con người. Bây giờ tuy đã học lớp 5 – lớp cuối cấp của trường tiểu học, sắp sửa phải tạm biệt mái trường, thầy cô, bạn bè để tiếp bước vào bậc trung học . Nhưng quãng thời gian là năm năm học ở trường, em không sao quên được những kỷ niệm về cô giáo đã dạy em những năm đầu chập chững cắp sách tới trường.

Cô có cái tên rất hay và em cũng rất thích đó là Kim Oanh. Cô là người mẹ hiền dịu nhất trong những ngay fem còn học lớp 1. Với dáng người đậm đà, mái tóc xoăn xoăn màu hạt dẻ thì ai cũng nói nhìn cô trông rất xinh. Cô thường mặc những bộ quần áo lịch sự, phù hợp với dáng người của mình. Ngày đó, em cứ nghĩ cô giáo phải dễ sợ lắm. Nhưng không, cô đã làm tan biến những ý nghĩ vẩn vơ đó của em. Cô vẫn là cô giáo hiền lành, tốt bụng. Với khuôn mặt tròn, phúc hậu, hai gò má cao cao, lúc nào cũng ửng hồng. Mắt cô đen láy, long lanh với hàng lông mi cong vút. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là ánh mắt nhìn trìu mến, bao dung mà cô dành cho chúng em. Mỗi lần không học bài, chỉ cần nhìn vào đôi mắt buồn buồm của cô là bạn ấy hối hận ngay về việc làm của mình. Có lẽ, chính cô là người khơi dậy lòng hăng say học tập của chúng em. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi lông mày vòng nguyệt cân đối tạo cho khuôn mặt vẻ thanh tú.

Cô Oanh là một giáo viên hăng say trong công việc và hết lòng thương yêu học sinh. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chứa chan bao tình yêu cô dành cho chúng em: Nghe cô giảng bài thì thật là thú vị. Cô giảng rất dễ hiểu, dễ nghe nên chúng em luôn tiếp thu được bài. Vào những giờ ra chơi, cô luôn ngồi lại để viết mẫu và chấm bài cho chúng em. Có những hôm cô còn trao đổi cách giảng bài với bạn bè đồng nghiệp. Nếu bạn nào đọc chưa tốt hay viết chưa đúng thì cô luôn sẵn sàng giúp đỡ. Khi cô đã giảng cho bạn nào thì bạn ấy hiểu ngay. Vào những giờ sinh hoạt lớp, cô luôn nhận xét cho từng bạn và nói cho các bạn cách sửa lỗi sai đó. Có hôm cô nhận xét rất tốt về lớp em và em rất nhớ câu: “Tuần qua, các con đã rất cố gắng để nhận cờ Đội. Cô rất vui vì không những các con được nhận cờ tốt mà còn nhận cờ xuất sắc. Cô mong tuần nào các con cũng như vậy”. Và khi đó, lớp em vỗ tay rào rào. Giờ đây khi đã lên lớp năm, mỗi khi có việc cần đi qua lớp cô, cô lại goi em lại hỏi han. Khi đó, em lại nhớ những giây phút khi còn học lớp 1, được cô yêu thương dạy dỗ. Trong em vang lên lời bài hát: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương…”.

Vâng! Đúng vậy em sẽ không bao giờ quên cô – người mẹ đã đưa em đón những tia nắng đầu tiên của cuộc đời.

28 tháng 12 2017

Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Bà em nói đúng bé Linh Nhi – cháu gọi em bằng cô ruột – vừa chín tháng tuổi đã lẫm đẫm tập đi và bi bô tập nói. Hằng ngày, bé mang lại cho cả nhà em những niềm vui ngộ nghĩnh.

Linh Nhi trông mới thật là xinh xẻo. Bé có thân hình nhỏ nhắn, bụ bẫm, dễ thương. Khuôn mặt bé tròn trặn, nước da hồng hào, bụ sữa. Tay chân no tròn hằn rõ từng ngấn.

Tóc tơ đen nhánh phủ kín trên đầu. Đôi mắt đen láy mở to như đôi hạt nhãn ít khi thấy chớp. Đôi má trắng hồng phúng phính, mỗi khi bé cười, hàn rõ đôi lúm đồng tiền va đế lộ ra hàm răng mới nhú răng ba chiếc ràng sữa tròng ngộ nghĩnh lạ.

Nửa tháng nay, Linh Nhi lon xon tập đi. Đôi chân bé chập chững từng bước ngắn Trông dáng người lắc lư, đầu chúi về trước của bé mới thú vị làm sao. Tuy bị té xuống hoài nhưng không lần nào bé khóc. Bây giờ, trước mặt mọi người, có ai bảo: “Bé Hoà làm ông già đi” là bé đứng lên, lưng cúi lom khom tay vờ chống gậy, bước nghiêng bước ngửa làm ca nhà cười rộ.

Miệng luôn cười tươi, Linh Nhi cũng đang bi bô tập nói. Bé mới nói sõi được vài tiếng: bà, ba. má, măm. Còn các tiếng khác giọng bé nói ngọng nghịu đến buồn cười. Mỗi lần thấy ai trong nhà sửa soạn đi dâu là bé lên tiếng: “Ti, ti” đòi đi theo. Có điều gì không vừa ý là bé lăn ra nằm vạ. Anh chị của em thường tập con mình chào hỏi ông, bà, cô chú và bất cứ người lớn nào đến nhà chơi. Lần nào, bé cũng ngoan ngoãn khoanh tay cúi đầu: “Dạ! Dạ!”. Những lúc đó, được khen bé thích thú lắm. Nhưng thích thú nhứt đối với Linh Nhi là được ẵm đi chơi. Khi ấy, đôi mắt sáng ra, bé nhảy lên sung sướng.

Linh Nhi là niềm vui của cả nhà em. Từ khi có bé, cả nhà em vui nhộn hẳn lên. Trong nhà em, ai cũng cưng chiều bé cũng mong bé ăn no, ngủ ngon, chóng lớn…

9 tháng 11 2017

Mk viết dài lắm ko chéo đc cho bn r

10 tháng 11 2017

đề 1: Viết một bài văn tả lại một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

 

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.

Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

đề 2: Miêu tả về ngôi trường của em đang học

Ngôi trường của em đang học có nhiều bóng mát cây xanh và ghế đá ở sân trường, em yêu quý trường của em và em đến lớp mỗi ngày.

Nằm ở quận Tân Bình, ngôi trường em đang học dù giản dị nhưng với em có biết bao kỷ niệm ở ngôi trường này. Ngôi trường tuy không mới nhưng có haimặt sân với rất nhiều cây xanhbóng mát như đại bàng, phượng,...  trong sân có những khu trò chơi như cầu trượt, bập bênh để chúng em có thể thỏa thích vui chơi trong giờ nghỉ giải lao.Giữa sân làcột cờtreo cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió.

Ngôi trường của em đang học mới xây rất đẹp, các dãy phòng học cùng bảng viết, bàn ghế đều mới tinh, sạch bóng... Trường của em đang học gồm hai tòa nhà haitầng, trang bị đầy đủ các dụng cụ học tập cho chúng em.Trong các lớp học đều có treo các biển hiệu: "Học, học nữa, học mãi"của Lê – nin. Các bàn ghế trong lớp học đều được sắp xếp trongbốn hàng, rất gọn gàng, ngăn nắp.

Tạingôi trường này, chúng em đãđượchọc đượcnhiều điều hay, khám phá nhiều điều mới mẽ.Có lẽ, sau này khi em lớn lên,đi nhiều nơi, học ở các trường khác nhưng hình ảnh thân yêucủa ngôi trường em đang học vẫn in đậm trong tim em.

Chúng em đi học ngoan và chấp hành rất tốt nội quy và quy định của trường, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.

Mỗi lần đến ngôi trường của em đang học, thầy cô giáo cho chúng em học bài, khám phá nhiều điều mới lạ. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp nhiều bạn bè.