Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con thỏ. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
Tham khảo ở đây:
https://vndoc.com/van-mau-lop-3-ke-ve-mot-ngay-hoi-o-que-em-126581
Tham khảo :
Quê hương em là nơi được gọi với cái tên đầy thơ mộng - thành phố hoa phượng đỏ, đó chính là Hải Phòng. Em sinh ra và lớn lên ở đây đã 8 năm rồi, và bắt đầu từ 5 tuổi em đã được đi xem ngày hội đua thuyền. Lễ hội đua thuyền ở quê hương em đã có lịch sử rất lâu đời. Hàng năm, cứ vào tháng giêng, là các huyện bắt đầu mùa lễ hội đua thuyền trên sông. Lễ hội đua truyền rồng trên sông vừa gợi nhớ đến những chiến công oanh liệt lừng lẫy của cha ông ta ngày xưa, vừa mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vào ngày hội đua thuyền, mọi người tập trung rất đông ở hai bên bờ sông, mang theo rất nhiều loa kèn, chai, trống đi để reo hò cổ vũ. Tâm điểm của lễ hội chính là những đội thuyền trên sông toàn là trai tráng khỏe mạnh lực lưỡng và chèo thuyền giỏi. Mỗi đội thuyền gồm 9-11 người làm nhiệm vụ chèo thuyền, còn có thêm người cầm cờ, trống và hò những câu như “Dô ta này, cố lấy giải này, dô ta nào!”. Khi tiếng còi khai cuộc vang lên, những chiếc thuyền phóng như bay trên mặt nước, không khí trên sông đầy kịch tích và hai bên sông vô cùng náo nhiệt. Ban đầu họ xuất phát cùng nhau nhưng dần dần có đội về đích trước, có đội về sau, dù thắng hay thua họ đều ôm nhau cười nói rất vui vẻ. Lễ hội đua thuyền đã trở thành một hoạt động văn hóa, thể thao vô cùng ý nghĩa với dân làng. Nhờ có những lễ hội như vậy mới có thể gìn giữ và phát huy được những nét đẹp văn hóa cho thế hệ sau.
Hôm nay là ngày 15 tháng 8, Tết Trung Thu. Khi vừa nghe tiếng trống dồn dập, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đàn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Đi được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
lên mạng tham khảo r viết đi , bây h tự lm đi em đừng chép mạng nữa ko mất gốc văn đấy
em thấy đây là những hành động đáng xấu hổ,cướp lễ ở các lễ hội thả cầu là 1 hành vi xấu không có đạo đức, khi cướp lễ người cướp có thể sung sướng, may mắn đó là những hành vi xấu chúng ta cần sửa đổi những hành động đó ngay lập tức!
Hành động nầy cho thấy ý thức của người dân rất kém.Nếu đi lễ ở những nơi linh thiêng thì điều đó làm cho cảnh quan nơi lễ hội diễn ra không đẹp trong mắt du khách khi đến thăm quan Việt Nam.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc lễ hội đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng hiện được nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành giỗ quốc Tổ, tổ chức lớn vào những năm chẵn.
Đó là về lễ hội đền Hùng
tham khảo:
Một trong những loài cây gắn bó với học sinh trong những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường không thể không kể đến sắc đỏ rực rỡ hoa phượng, tím mộng mơ của bằng lăng và đặc biệt màu xanh tươi mát của bàng. Hình ảnh cây bàng sừng sững đã trở thành một phần kí ức trong bao thế hệ học sinh.
Ngay từ giây phút đầu tiên bước chân vào trường, hình ảnh ta bắt gặp đầu tiên có lẽ là cây bàng bởi sự um tùm rộng lớn của nó. Cây bàng thường được trồng trong khuôn viên trường nhiều cũng do khả sự mát mẻ và tiện lợi nó mang lại. Đứng từ xa cây bàng trông như người khổng lồ xanh canh giữ sự yên bình cho ngôi trường. Tiến lại gần đứng dưới tán lá, ta cảm tưởng như được bàn tay to che chắn mái đầu khỏi nắng. Lá bàng to bằng trang vở học sinh, dùng để quạt mát vô cùng lại có thêm mùi dìu dịu của bàng như mang đến không khí mùa hạ. Mùa hè um tùm xanh tươi là thế, nhưng khi đông về chúng chuyển sang màu đỏ thẫm, rụng lả tả dưới sân trường khô quắt. Nhưng chỉ cần sang xuân, chồi non lộc biếc lại nhú lên mạnh mẽ dưới làn mưa xuân ban phát sự sống. Hoa bàng cũng theo đó mà đâm chồi nảy lộc. Hoa bàng mọc theo từng cụm, li ti, gió thổi qua thôi đã đủ làm hoa rụng đầy vàng đầy sân trường trông như tấm thảm được dệt từ hoa. Khi hoa rụng xuống cũng là lúc trái bàng non lấp ló dưới lá bàng. Quả bàng khi chín to, vàng xuộm, có mùi thơm nhè nhẹ nhưng ăn vào lại chát, trái ngược với sự ngon lành bên ngoài. Nhưng hạt bàng bên trong lại ngon, có vị bùi bùi ngậy ngậy, tuy chẳng thể đủ để lấp đầy chiếc bụng đói của chúng em, nhưng lại cảm thấy vui một cách kì lạ. Chúng em thường chơi đuổi bắt xung quanh cây bàng, sau đó lại mệt nhoài mà ngồi dưới bóng cây, cảm tưởng như người mẹ đang quạt mát cho đàn con thơ ngây. Làm sao có thể quên được hình ảnh cây bàng đã gắn bó với em bao năm nay, đó là những kỉ niệm của tuổi thơ.
Cây bàng không chỉ làm đẹp cho khuôn viên trường học mà còn mang đến những kỉ niệm vui vẻ dưới mái trường mến yêu. Những hồi ước ấy sẽ in mãi trong trái tim em.