V...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cuộc sống không như con người ta thường nghĩ, luôn ẩn chứa những bất ngờ và khó khăn không lường trước được. Đi bên cạnh đó cũng là những đau thương, mất mát mà con người ta buộc phải trải qua để có thể trưởng thành và vững vàng hơn. Ai cũng cần những bài học như vậy để biết trân trọng, biết nâng niu. Và bài học đường đời đầu tiên của tôi là việc sống và học tập xa gia đình yêu dấu của mình.

Để trưởng thành, để có đầy đủ kiến thức vững bước trên con đường tương lai của mình chắc hẳn ai cũng cần phải đi học. Học tập là con đường ngắn nhất, là cách đầu tư hiệu quả nhất cho tương lai của mỗi người, và đúng như vậy tôi được gia đình đầu tư một cách chăm chút cho việc học.

Năm ấy khi tôi 11 tuổi và bước chân sang cánh cửa của trường cấp hai, mọi thứ hoàn toàn xa lạ với tôi. Từ bạn bè, cô thầy cho đến môi trường học tập, mọi thứ thực sự xa lạ và quá khó khăn cho việc hòa nhập với cuộc sống nơi đây. Mới vài tháng trước thôi tôi vẫn còn đang quằn quại trong nỗi đau của sự chia ly, đó là khi phải rời xa mái trường cũ, rời xa bạn bè, thầy cô thân thuộc mà mình đã gắn bó từng ấy ngày. Từng kỉ niệm, có vui có buồn đều như khắc sâu vào tiềm thức của tôi vậy, đến bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn thường hay bật khóc khi nghĩ đến cảnh tượng chia ly ấy, lòng tôi buồn nhưng cũng đầy hối hận, day dứt về những việc còn chưa làm được. Năm nay tôi được bố mẹ cho lên học ở ngôi trường cấp hai trên thành phố, gia đình luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để tôi được đi học và phát huy hết khả năng của mình. Ngôi trường mới nằm ở trên thành phố nhộn nhịp, sáng sủa và khang trang, khuôn viên trường rất rộng lớn và khung cảnh cũng rất đẹp. Thế nhưng trong lòng tôi lại chẳng hề thấy hạnh phúc, tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé và cô đơn. Tôi thấy lạc lõng và mỏi mệt lắm. Hàng ngày cứ phải đến trường, gặp những người bạn lạ hoắc rồi lại cố gượng cười xã giao với nhau vài câu, nhìn dòng người xe cộ tấp nập trên phố lòng tôi lại thêm buồn. Nhớ về cha mẹ dưới quê và tự hỏi giờ họ đang làm gì nhỉ? Tầm này chắc bố đang vất vả đi xây còn mẹ đang miệt mài làm ruộng, gia đình tôi cũng chẳng có gì gọi là khá giả thế nhưng lại luôn cố gắng hết sức để lo cho tương lai của anh em chúng tôi. Còn anh tôi thì vẫn đang chật vật xin công ăn việc làm, từ khi tốt nghiệp đại học xong, tưởng rằng cầm chắc trên tay tấm bằng là có thể dễ dàng xin việc thế nhưng mọi chuyện không phải như thế. Giữa việc học theo đam mê của mình và nhu cầu của xã hội thì anh tôi đã chọn theo đam mê, và điều đó đã khiến cho cuộc đời của anh thêm mỏi mệt.

Tôi nhìn ra phía xa xa, tầm này cha mẹ đưa đón con cái mình đi học, họ cười nói rất vui vẻ và hạnh phúc, tự nhiên tôi lại thấy tim mình thắt lại, cảm thấy mình thật cô đơn và nhỏ bé. Lạc lõng giữa dòng người đong đầy hạnh phúc đang cười nói vui vẻ tôi lại thấy mình thêm cô đơn, cảm giác ấy như thể tôi là người đến từ một thế giới khác và thế giới này chẳng thuộc về tôi, phải chăng mình chỉ là một người qua đường, một kẻ cô đơn với trái tim đầy cô quạnh.

Cuộc sống dạy ta vô vàn bài học, sau mỗi vấp ngã ta lại tự mình đứng dậy, có đau đớn, mất mát con người ta mới có thể trưởng thành. Cuộc đời không êm đẹp như chúng ta tưởng, ngoài kia la bao la thế giới, là bộn bề bon chen mà chẳng hay đôi chân ta có thể gục ngã bất cứ lúc nào. Và khi tuyệt vọng nhất, đớn đau nhất ta mới nhận ra ai là người thật lòng với mình, ai là người luôn dõi theo từng bước chân của mình. Và không ai khác đó chính là gia đình, những người thân thương luôn cho đi mà không cần nhận lại, ta được nhận tình thương vô điều kiện, mặc cho ta có mắc bao nhiêu lầm lỗi, ta khiến họ tổn thương. Vậy mà đôi khi chỉ vì vài lời nhắc nhở, đôi chút quan tâm từ mọi người mà bản thân mình lại cảm thấy đó là áp lực, lúc ấy lại muốn trưởng thành thật nhanh để thoát khỏi sự bao bọc của họ. Lớn lên ra ngoài đời, phải sống, phải bon chen với bao nhiêu con người, ngần ấy chuyện của cuộc sống bộn bề. Ta bị tổn thương, chịu oan ức, có những chuyện tưởng chừng như vô lý đến thế và có nghĩ cũng chẳng dám tin, vậy mà mọi thứ lại xảy đến với ta, hết bi kịch này đến bi kịch khác đổ ập lên cuộc đời bé nhỏ của mình. Gục ngã, mỏi mệt như thế mới biết trân trọng những ngày tháng nhỏ bé được gia đình chở che.

Ở nhà mình là công chúa với cha mẹ nhưng ra ngoài xã hội mình là một con người bình thường không hơn không kém, mình thành công, mình tài giỏi thì được người khác tán thưởng tung hô, nhiều kẻ cũng cứ thế mà hùa theo giở trò nịnh bợ, khi mình thất bại thì chẳng có lấy một người ở bên, người chạy đi, kẻ chạy lại nhưng sau cũng chẳng có ai thật lòng mong cho ta có cuộc sống yên bình. Ngoài gia đình thì không có ai, không một ai cả. Cùng là một sự việc thế nhưng với mỗi người lại có những cách hiểu khác nhau, tôi không làm sai, tôi chẳng hề mắc lỗi thế nhưng sau cùng tôi lại là người phải gánh chịu hậu quả, vì không ai lên tiếng bảo vệ tôi, không ai biết, không ai hiểu hay thậm chí là họ có biết nhưng không lên tiếng vì sợ mang phiền phức về mình. Nhiều lúc cô đơn khiến tôi mỏi mệt, phấn đấu học đến thế, cặm cụi chăm chút cố gắng từng tí một thế nhưng mọi sự cố gắng lại được đánh giá bằng điểm số, nhiều khi tôi nghĩ đó chỉ là một con số không hơn không kém vậy mà lại có thể quyết định cả một quá trình học tập đầy cố gắng của mình. Lúc mình phấn đấu, lúc mình cố gắng đến thế đâu có ai biết, chẳng ai hay mình đã cố gắng thế nào và họ chỉ quan tâm đến những con số ấy mà đã đưa ra nhận xét về cả quá trình học tập của mình. Xa nhà, xa cha mẹ, sống một mình giúp tôi trở nên tự lập nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải sống với cô đơn, những lúc mỏi mệt khó khăn nhất, những lúc cần người thấu hiểu nhất thì lại chẳng có ai bên mình, tôi không gọi điện về kể lể với cha mẹ vì họ cũng đã đủ vất vả rồi, lo học phí, lo ăn ở của tôi đã quá mỏi mệt rồi. Vậy là tôi chọn cách im lặng, sống với đủ thứ đớn đau, bất mãn ở trên đời.

Mãi sau này đây tôi mới hiểu được rằng gia đình là điểm tựa, là nơi bình yên nhất mà tôi có thể dựa vào. Ngoài kia rộng lớn muôn vạn trò lừa bịp nếu không tỉnh táo sẽ bị cuốn vào đó lúc nào không hay, và tôi phải thật tỉnh táo, phấn đấu hết sức mình để đạt được thành công trong học tập. Phải sống thật tốt, thật kiên cường, sống vì cả những cố gắng và tâm huyết mà cha mẹ đã dành cho tôi.

Không ai sống trên đời mà không phải trải qua đau thương, mất mát. Có tổn thương, mất mát con người ta mới biết trân trọng và nâng niu. Cuộc sống dạy ta muôn vàn bài học, mỗi bài học đều phải trả giá. Và để trưởng thành như ngày hôm nay tôi đã phải trả giá rất nhiều, nhưng mỗi người, mỗi sự việc xảy đến với cuộc đời chúng ta đều có nguyên do của nó, sau tất cả ta sẽ trưởng thành và vững vàng hơn, biết trân trọng mọi thứ hơn. Và bài học đường đời đầu tiên của tôi đã dạy tôi nhiều điều như thế, sống để yêu thương và trân trọng, sống thay cả những cố gắng của những người luôn ủng hộ và quan tâm mình.

28 tháng 8 2021

Nơi học đường đầu tiên em đi học.

1 tháng 8 2018

Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó, sự hi sinh của các em thiếu nhi làm tôi rất xúc động.

Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế, thì tôi vừa ở Hà Nội về, tình cờ gặp cháu Lượm. Đó là chú bé nhỏ loắt choắt, đeo cái xắc bé xíu. Đặc biệt chú thích đội nghiêng chiếc mũ calô trên đầu, vừa huýt sáo, vừa nhảy chân sáo, nom hệt như một chú chim chích trên đường những buổi sớm mai.

Tôi hỏi:

- Cháu đi làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến, có nhớ nhà không?

Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại, hai má đỏ hồng như trái bồ quân, nói:

- Ở đồn Mang Cá vui lắm chú ạ, còn vui hơn ở nhà nhiều!

Tôi từ biệt cháu, lại lên đường ra Bắc, còn cháu lại trở về Mang Cá. Từ đó công việc liên miên tôi không còn dịp nào trở về Huế nữa.

Một hôm, tôi gặp một người quen từ Huế ra công tác. Trong giờ nghỉ, người ấy nói:

- Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không?

- Sao? Lượm hi sinh rồi sao, trong trường hợp nào? Tôi hấp tấp hỏi đôi mắt như nhòa đi.

Người quen ấy kể:

- Cháu Lượm vẫn làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn phải đưa đi gấp. Đường đi băng qua đồn địch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn:

- Phải cẩn thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được.

Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân.

- Nguy hiểm cháu cũng không sợ, việc cần thì phải đi.

Nói rồi cháu bỏ thư vào bao, đội mũ ca lô ra đi. Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo vậy. Bỗng từ phía đồn địch một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ấp cho cháu ngủ.

Tin cháu Lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay, tôi đã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí, nhưng tin cháu Lượm bỏ mình làm tim tôi xao xuyến mãi. Cháu còn bé bỏng quá, vô tư quá, đã hiểu thế nào là sống chết đâu. Trước mắt tôi bỗng xuất hiện lên hình ảnh một chú Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội cái mũ ca lô lệch, vừa huýt sáo vừa nhảy tâng tâng như con chim chích của vườn ruộng Việt Nam.

1 tháng 8 2018

Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó, sự hi sinh của các em thiếu nhi làm tôi rất xúc động.

Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế, thì tôi vừa ở Hà Nội về, tình cờ gặp cháu Lượm. Đó là chú bé nhỏ loắt choắt, đeo cái xắc bé xíu. Đặc biệt chú thích đội nghiêng chiếc mũ calô trên đầu, vừa huýt sáo, vừa nhảy chân sáo, nom hệt như một chú chim chích trên đường những buổi sớm mai.

Tôi hỏi:

- Cháu đi làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến, có nhớ nhà không?

Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại, hai má đỏ hồng như trái bồ quân, nói:

- Ở đồn Mang Cá vui lắm chú ạ, còn vui hơn ở nhà nhiều!

Tôi từ biệt cháu, lại lên đường ra Bắc, còn cháu lại trở về Mang Cá. Từ đó công việc liên miên tôi không còn dịp nào trở về Huế nữa.

Một hôm, tôi gặp một người quen từ Huế ra công tác. Trong giờ nghỉ, người ấy nói:

- Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không?

- Sao? Lượm hi sinh rồi sao, trong trường hợp nào? Tôi hấp tấp hỏi đôi mắt như nhòa đi.

Người quen ấy kể:

- Cháu Lượm vẫn làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn phải đưa đi gấp. Đường đi băng qua đồn địch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn:

- Phải cẩn thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được.

Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân.

- Nguy hiểm cháu cũng không sợ, việc cần thì phải đi.

Nói rồi cháu bỏ thư vào bao, đội mũ ca lô ra đi. Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo vậy. Bỗng từ phía đồn địch một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ấp cho cháu ngủ.

Tin cháu Lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay, tôi đã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí, nhưng tin cháu Lượm bỏ mình làm tim tôi xao xuyến mãi. Cháu còn bé bỏng quá, vô tư quá, đã hiểu thế nào là sống chết đâu. Trước mắt tôi bỗng xuất hiện lên hình ảnh một chú Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội cái mũ ca lô lệch, vừa huýt sáo vừa nhảy tâng tâng như con chim chích của vườn ruộng Việt Nam.

4 tháng 12 2021

đoạn văn của tôi: những bài thơ lục bát rất hay và có ý nghĩa, rất dễ thuộc, thể hiện cảm xúc bộc lộ trong lòng tác giả.                                    EM mới Lớp 5 nha:)))

28 tháng 3 2018

Làn nước xanh xanh đến nao nao
Với ta hồ vẫn như ngày ấy
Như tình dang dở bao khát khao
Nhớ bên em dạo ngắm đền xưa
Lãng đãng mây bay bóng tháp rùa
Cây si mốc chúc cành xuống nước
Những cuộc tình như áng mây đưa
Ở Sài Gòn không có mùa đông
Nên vẫn nhớ cái rét mặn nồng
Những giờ phút trên cầu Thê Húc
Với người yêu trong những đêm đông
Cuộc tình đầu còn mãi vấn vuơng
Bên đên Ngọc Sơn với người thương
Hỡi người yêu xưa em còn nhớ
Bên nhau ngày đó ở hồ Gươm

28 tháng 3 2018

NHỚ HÀ NỘI MÙA ĐÔNG
Ở Sài Gòn chẳng có mùa đông
Vẫn nhớ hòai cái rét thắm nồng
Của năm tháng tuổi thơ Hà Nội
Đã một thời mơ hái diêu bông
Ta nhớ em nhớ mùa hoa sữa
Nhớ từng phố cổ những đêm đông
Nhớ tường vôi cũ màu nham nhở
Những ngôi nhà có mái rêu phong
Đừơng Cổ Ngư có em bên cạnh
Nghe tim đập rộn rã phập phồng
Đi bên em không còn lạnh nữa
Dù Hà nội đang giữa mùa đông
Đi bên anh có em bé nhỏ
Khuôn mặt xinh như đóa hoa hồng
Mỗi khi hôn mắt nàng nhắm lại
Tim anh rực lửa giữa mùa đông
Hà Nội ơi ta còn nhớ mãi
Vẫn nhớ hòai năm tháng mùa đông

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:“… Những chị lúa phất phơ bím tócNhững cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng họcĐàn cò trắngKhiêng nắngQua sôngCô gió chăn mây trên đồngBác mặt trời đạp xe qua đỉnh núiNhìn chúng em nhăn nhó cười…” (trích Em kể chuyện này - Trần Đăng Khoa)Câu 1 (2.0 điểm): Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Xác định những phương thức biểu đạt được sử...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“… Những chị lúa phất phơ bím tóc

Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học

Đàn cò trắng

Khiêng nắng

Qua sông

Cô gió chăn mây trên đồng

Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi

Nhìn chúng em nhăn nhó cười…”

 

(trích Em kể chuyện này - Trần Đăng Khoa)

Câu 1 (2.0 điểm): Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 2 (2.0 điểm): Tác giả đã sử dụng cách gieo vần và ngắt nhịp như thế nào?

Câu 3 (3.0 điểm): Chỉ ra các hình ảnh nhân hóa trong đoạn thơ. Nêu tác dụng cụ thể của một trong các hình ảnh nhân hóa ấy.

Câu 4 (3.0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 7 câu bày tỏ cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên.

0
20 tháng 12 2021

ụa sao mn ghi kết quả zợ đặt tính mà

24 tháng 5 2021

Tham khảo:

Năm khổ thơ trên trong bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu đã cho em cảm nhận được sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng của chú bé Lượm trong lần đầu tiên gặp tác giả.Đó là cuộc gặp gỡ tại phố Hàng Bè ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong cuộc kháng chiến chống Pháp.Nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật hoán dụ “Ngày Huế đổ máu” để miêu tả rằng lúc này đang có cuộc kháng chiến chống Pháp rất oanh liệt.Trong bối cảnh đó nhà thơ đã tình cờ gặp chú bé Lượm.Khổ thơ: “Chú bé loắt choắt…..Cái đầu nghênh nghênh”,tác giả đã sử dụng từ láy giàu hình ảnh “nghênh nghênh”.Hai câu thơ “Như con chim chích/Nhảy trên đường vàng”cho em hình dung ra được rằng Lượm có một dáng vẻ nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, tinh nghịch.Khổ thơ: “Cháu đi liên lạc….Thích hơn ở nhà”, tác giả đã cho em thấy tính cách ngây thơ,sự yêu thích, gắn bó công việc của cậu bé.Hai câu thơ : “Cháu cười híp mí/Má đỏ bồ quân”cho em thấy vẻ rạng rỡ, tươi tắn, đáng yêu của chú bé Lượm khi đi liên lạc.Qua đó, em thấy được rằng tác giả có một tình cảm rất đặc biệt với chú bé liên lạc và nhỏ tuổi.Bằng ngòi bút miêu tả tài năng và tình cảm chân thành, tác giả đã cho em cảm thấy yêu mến và cảm phục chú bé Lượm bởi sự hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của cậu bé.
Khổ thơ thứ ba bài “Đêm nay……”
Đoạn thơ trên là khổ thơ thứ ba trong bài thơ “Đêm nay….”của tác giả Minh Huệ, khổ thơ đã cho em cảm nhận được tình cảm chân thành,thương yêu, kính phục của anh đội viên dành cho Bác.Khổ thơ đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật thành công,trong đó câu thơ “Càng nhìn lại càng thương”,tác giả đã sử dụng quan hệ từ biểu lộ ý tăng tiến “càng…càng” kết hợp với từ “thương” đã nhấn mạnh được tình cảm của anh đội viên dành cho Bác.Đó không đơn thuần là tình cảm của nhân dân đối với vị lãnh tụ mà gần gũi, thân thiết, ấm áp, gắn bó như tình cảm của con dành cho cha.Hai câu thơ “Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm”,qua hình ảnh ẩn dụ “người cha” tác giả đã cho em thấy tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân ta, Bác như một người cha đốt lửa, sưởi ấm cho các con ngủ ngon giấc trong một đêm lạnh giá.Bằng ngòi bút miêu tả tài năng và ngôn ngữ giàu cảm xúc,tác giả đã cho em cảm nhận được tình cảm yêu mến,kính trọng,tự hào của anh đội viên dành cho Bác Hồ kính yêu.

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

27 tháng 12 2021

Đây là bài ca dao nói về cảnh đẹp của Hà Nội. Tục truyền, vua Lý Thái Tổ đi tìm đất đóng đô, ngang qua đây chợt thấy có rồng vàng bay vút lên trời, cho là điềm lành, bèn quyết định dừng lại, cho xây dựng kinh thành và đặt tên là Thăng Long.

Lịch sử của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã ngót ngàn năm. Hàng trăm thế hệ nối tiếp nhau đổ mồ hôi, xương máu để xây dựng mảnh đất này thành gương mặt tiêu biểu cho Việt Nam giàu đẹp. Hà Nội được coi là một vùng đất thiêng, là nơi kết tụ tinh hóa của quốc gia, dân tộc. Thủ đô đã đứng vững qua bao phen khói lửa, bao cuộc chiến tranh đau thương và oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Bởi vậy cho nên người Hà Nội rất đỗi tự hào khi giới thiệu về mảnh đất của mình:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Cái tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với một truyền thuyết lịch sử đẹp đẽ. Truyện kể rằng vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu bao điều cơ cực. Mọi người căm giận quân xâm lược đến tận xương tủy. Nghĩa binh Lam Sơn buổi đầu nổi dậy, lực lượng còn non yếu nên Long Quân đã kín đáo cho Lê Lợi mượn thanh bảo kiếm để đánh giặc giữ nước. Sau khi quét sạch mấy chục vạn quân xâm lược Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi vua, dựng lại nền độc lập, thống nhất Tổ Quốc. Nhân buổi nhàn du, vua Lê đã cùng quân thần đi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng. Bỗng có một con Rùa Vàng rất lớn nổi lên mặt nước. Thuyền đi chậm lại. Tự nhiên nhà vua thấy thanh gươm đeo bên mình động đậy. Rùa Vàng bơi đến trước thuyền và nói: Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân! Vua Lê rút gươm thả xuống cho Rùa Vàng. Rùa Vàng đớp lấy thanh gươm và lặn nhanh xuống nước. Một lúc lâu sau, vệt sáng vẫn còn le lói dưới đấy hồ sâu. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Hồ gươm nằm giữa lòng thành phố là một thắng cảnh xinh tươi của Thủ đô. Giữa hồ có đền Ngọc Sơn nép mình dưới bóng dâm cổ thụ, có Tháp Rùa xinh xắn xây trên gò cỏ quanh năm xanh mướt.

Lối vào đền Ngọc Sơn là một cây cầu nhỏ cong cong sơn màu đỏ có tên Thê Húc (Tức là nơi ánh sáng ban mai đậu lại). Hai bên là Đài Nghiên, Tháp Bút do nhà thơ Nguyễn Siêu xây dựng vào giữa thế kỉ XIX. Đền Ngọc Sơn thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo - vị anh hùng dân tộc nổi tiếng đời nhà Trần cà thờ Văn Xương đế quân - một vị thần trông coi về văn học - vì Hà Nội được coi là xứ sở của văn chương thi phú.

Trong những năm chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mĩ ném bom bắn phá miền Bắc, bắn phá Hà Nội - trái tim của cả nước - chú bé Trần Đăng Khoa mười tuổi đã nhận ra điều kì diệu trong tư thế hiên ngang, bất khuất của Thủ đô. Sau mịt mùng lửa đạn, bầu trời Hà Nội lại xanh trong, soi bóng xuống mặt hồ Hoàn Kiếm và Tháp Bút giống như một cây bút trong tay thi sĩ, ung dung viết thư lên trời cao, những vần thơ sảng khoái thể hiện tài hoa và khí phách của người Hà Nội.

Cũng bởi hồ Hoàn Kiếm đẹp và giàu ý nghĩa như vậy nên du khách đến thăm Hà Nội không thể bỏ qua. Thắng cảnh này tiêu biểu cho truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam cho nên bài ca dao trên vừa là lời giới thiệu, vừa là lời mời mọc chân tình: Du khách muôn phương hãy đến đây để cùng thưởng thức cảnh đẹp, cùng chia sẻ niềm vui, niềm kiêu hãnh với chúng tôi, những người dân Thủ đô khéo léo, cần cù, thanh lịch và hiếu khách!