Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mới hôm qua, trời hãy còn nắng, thế mà hôm nay, đường mưa lầy lội. Thật là tội nghiệp cho mấy em nhỏ và các cụ đi đường quá vì tôi, chính bản thân tôi- một cô bé tuổi vị thành niên xinh đẹp, khỏe mạnh- còn té lên té xuống.
Không biết cụ Danh sẽ ra sao, cụ đã lớn tuổi rồi, sức khỏe yếu, đứng còn không nổi nói chi đi. thế mà con cụ ở Sài Gòn lại đổ bệnh. Mấy bữa nay, cụ cứ than mãi với tôi: "Con cụ ở Sài Gòn chưa có vợ, nên ốm đau gì cụ cũng phải lên thăm, giờ cụ không có tiền, cháu có không cho cụ trăm xu lên Sài Gòn!". Bản thân tôi không ghét cụ, ngược lại còn rất mến cụ cơ! Vậy mà tôi không có tiền, tôi không muốn cụ buồn, sáng nay tôi có 25 xu, tôi trích ra 5 xu mua bánh mì để ăn sáng, còn 20 xu tôi biếu cụ, cụ có vẻ hơi buồn nhưng vẫn cảm ơn tôi rối rít. Bụng dạ tôi thầm nghĩ:" Còn cái Thanh, cái Thương nhà giàu, chắc nó sẽ cho cụ mượn.". Tôi vội đến nhà cái Thanh, tôi nói:
-Thanh ơi, mày ra đây cho tao hỏi cái này!
-Có phải cái Sa không?
-Tao đây chứ ai hử?
-Thôi, từ từ, tao ra.
Nó vừa ra, tôi đã hỏi:
-Mày có tiền không?
-Mày hỏi làm chi?
-Tao cho cụ Danh
-Chi vậy? Rảnh quá hử?
-Không đâu, mai cụ lên thăm con ở Sài Gòn, chú ấy bị ốm.
-May thật, sáng nay tao có 100 xu, mà cụ cần bao nhiêu?
-Cụ cần trăm xu, tao đưa cụ 20 xu rồi!
-Vậy tao cho cụ 50 xu nhé! U tao biết tao cho tiền, u tao la!
-Ừ, còn cái Thương.
Thế là còn cái Thương nữa, nhưng tôi chợt lo; nhà nó rõ giàu, nhưng keo lắm. Nhưng cũng mừng vì mẹ nó cho no nhiều tiền. Chắng mấy chốc đã tới nhà nó. Như cái Thanh, tôi lại co
Xin lỗi nha! Mình ấn lộn nút, tiếp tục:
Thế là còn cái Thương nữa, nhưng tôi chợt lo; nhà nó rõ giàu, nhưng keo lắm. Nhưng cũng mừng vì mẹ nó cho no nhiều tiền. Chắng mấy chốc đã tới nhà nó. Như cái Thanh, tôi lại có thêm một cuộc đối thoại tương tự:
-Thương ơi, mày có nhà không?
-Tao ra ngay đây, mày gọi tao cái gì?
Nó không hỏi tên tôi vì cái giọng đanh đanh chua chua của tôi thì nó biết rõ. Nó vừa chạy ra, tôi hỏi ngay:
-Mày có tiền không?
-Có
-Mấy xu?
-300 xu, mày cần gì? Nếu muốn, tao cho mày luôn 3 lượng bạc. Dạo này tao có nhiều tiền lắm!
-Thật sao? Vậy cho cụ Danh mượn đi!
-Mày rảnh ruồi thật, tao mà lại cho cái ông già lọm khọm đó làm chi? Ổng cần gì?
-Mày làm ơn đi, cụ cần về thăm con ở Sài Gòn, chú ấy bị bệnh!
-Được, tao cho mày 30 xu, cầm nó rồi cút xéo, tao phải đi đám rồi.
_____________________________________Sẽ_còn_tiếp________________________________________
Bà Tư năm nay đã ngoài bảy mươi, sức khỏe yếu đi nhiều so với mây năm trước. Chị Hương bảo:
Bà không có cháu chắt gì cả, sống thui thủi một mình nên chị Hương thương bà lắm. Thường ngày, chị sang giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, đấm lưng, bóp chân… cho bà những lúc trời trở gió. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu quý bà Tự như bà ruột của mình.
Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân chị gọi hai, ba tiếng, không thây bà trả lời. Chị bảo em: “Mình đẩy cửa vào đi!”. Vừa bước vào nhà, chị Hương đã la to: “Bà làm sao thế hở bà? Bà bị bệnh ư? Chị vội giở chiếc chăn bông lên, lay gọi bà. Mãi sau mới thấy bà mở mắt, trở mình nhìn chị Hương và em rồi thều thào nói trong hơi thở: “Hai cháu đến với bà đó à! Bà thấy chóng mặt từ tối hôm qua, sáng nay muốn dậy mà không dậy được”.
II. LUYỆN TẬP:
Kể tóm tắt truyện “Buổi học cuối cùng”
- Câu chuyện kể về một buổi sáng như bao nhiêu ngày khác, Phrăng đến lớp học.
- Nhưng hôm nay trên đường đi học cậu thấy có những điều lạ thường đến khi cậu vào lớp thì lại càng ngạc nhiên hơn.
- Cậu đến lớp muộn nhưng không bị thầy Ha-men quở trách mà còn nói rất nhẹ nhàng.
- Hơn nữa, hôm nay thầy lại ăn mặc rất chỉnh tề như các ngày lễ trọng đại.
- Không khí trong lớp thì im lặng
- Hóa ra hôm nay là buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
- Thầy Ha-men hôm nay nghẹn ngào, xúc động và kết thúc buổi học thầy đã viết : “Nước Pháp muôn năm”.
Câu 1: Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”.
Truyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha – men, tại một trường làng trong vùng An – dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo-ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ không được dạy tiếng Pháp nữa. Chính vì vậy, tác giả mới đặt truyện là “Buổi học cuối cùng”.
Câu 2:
* Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng. Kể theo ngôi thứ nhất.
* Truyện còn có những nhân vật khác như là: thầy Ha-men, bác phó rèn Oát-stơ, cụ Hô –de…
* Nhân vật thầy giáo Ha-men gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.
Câu 3:
* Những điều khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học:
- Khi qua trước trụ sở xã: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
- Quang cảnh ở trường: bình lặng như một buổi sáng chủ nhật.
- Phrăng đến lớp muộn nhưng thầy giáo không quở trách.
- Ở phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học và mặt ai cũng có vẻ buồn rầu.
Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng của chú bé Phrăng diễn biến trong truyện:
* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:
- Lúc đầu cậu ngạc nhiên, sững sỡ khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học cuối cùng.
- Cậu nuối tiếc và hối hận vì sự lười nhác, ham chơi của mình.
- Cậu xấu hổ và tự giận mình.
- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp sao lại hiểu đến thế “Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế”.
Câu 5:
* Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:
- Trang phục: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Thái độ đối với học sinh: lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách phạt, quở mắng Phrăng khi cậu đến muộn và khi cậu không đọc được bài, nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài.
- Những lời nói về việc học tiếng Pháp: điều mà thầy muốn nói nhất với mọi người trong vùng An dát và cậu bé Phrăng đó là hãy biết yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, tiếng dân tộc (tức là tiếng Pháp),
- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu và thầy dằn mạnh hết sức viết lên bảng “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.
* Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ: Thầy chính là một người con yêu nước và yêu tiếng của dân tộc hết mực: vui sướng khi được nói, dạy tiếng Pháp nhưng đau khổ, nghẹn ngào khi không còn được dạy thứ tiếng quen thuộc nữa.
Câu 6: Tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh:
- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.
- Mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…
Câu 7: Trong truyện, thầy Ha-men nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ…chìa khóa chốn lao tù…”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy.
* Em hiểu về suy nghĩ ấy là: Câu nói của thầy nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói dân tộc được hình thành và vun đắp bắng sự sáng tạo của bao thế hệ. Chính vì vậy, phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để phát huy tiếng nói của dân tộc
Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.
Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.
Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?
Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…
Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!
Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.
Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:
– Có chuyện chi đó cháu?
– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!
Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:
– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.
Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.
Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.
Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.
Trong cuộc đời của mỗi người, không ai có thể sống một cuộc sống cô đơn, buồn tẻ. Bởi vậy hai chữ “ tình bạn “ xuất hiện. Nó làm cho cuộc sống nhộn nhịp,vui vẻ, sinh động hơn. Nó đến xua tan đi cái tẻ nhạt, cái cô đơn của cs. Tình bạn mà một thứ mà tạo hoá đã tạo ra giúp cho con người với con người trờ nên thân thiết, thấu hiểu, chia sẻ với nhau. Đồng thời hai chữ “ lỗi lầm cũng xuất hiện. Bởi vì con người không ai hoàn hảo cả, không ai không có những lần mắc lỗi. Và tôi cũng vậy, trong tình bạn, đã có lần tôi có lỗi với người bạn thân của mình làm suýt nữa mất đi tình bạn quý giá. Tôi sẽ không bao giờ quên được chuyện đó. Chuyện xảy ra thế này:
Lần đó, Phương rủ tôi sang nhà bạn ấy để cùng giải mấy bài tập và muốn khoe với tôi cái đĩa nhạc mới được ông anh họ tặng. Buổi chiều hôm đó, đúng 2 giờ, tôi đã có mặt trước nhà Phương. Mới đến trước cổng, con Milu đã chạy ra quấn quýt, vẫy đuôi như muốn tôi âu yếm, vuốt ve nó. Rồi từ trong nhà, Phương chạy ra:
- Sao giờ mới đến? Tao đợi mày từ lâu lắm rồi đó!
-Ừ! Tao biết, nhưng tao còn phải phụ mẹ dọn nhà cửa.
- Ừ! Thôi, đi vào nhà đi, ở ngoài này nắng khiếp!
Rồi hai đứa đi vội vào nhà, Phương nói:
- Mày lên trên phòng đợi tao trước đi, tao xuống dưới kia lấy nước rồi lên sau.
Tôi đi lại cầu thang, bước lên từng bước, tôi thầm nghĩ:” Nhà giàu có khác, đầy đủ tiện nghi, đi lên cái cầu thang cũng đã đủ sướng rồi” Lên đến phòng, mở cánh cửa ra, tôi tự hét lên:
- Woa! Căn phòng thật đẹp, lộng lẫy quá!
Bước vào phòng, tôi bị choáng ngợp bởi sự đẹp đẽ của căn phòng. “ Rất gọn gàng” phải nói là như vậy, một góc là tủ quần áo, góc kia là chỗ ngủ, còn nới học tập là có một giá sách rộng< dân học mà> được đặt bên cái bàn nhỏ nằm gần cửa sổ. Tôi bước lại gần giá sách, lạt lật từng cuốn sách, cuốn báo một. Đến khi thấy cuốn sách “ Thiên đường mùa hè”, tôi cầm lấy và lại chỗ bàn ngồi học của Phương để đọc. Ngồi phịch xuống ghế, tôi bắt gặp thấy cuốn sổ nhỏ nhỏ, xinh xinh có bìa màu hồng. Tôi đặt cuốn sách xuống, tay cầm lên cuốn sổ nhỏ xinh kia. Vì là bạn thân, nên tôi không e ngại gì khi cầm cuốn sổ lên và mở ra. Lúc mở ra, tôi mới biết thì ra đó là cuốn nhật kí mà Phương đã trút hết tâm sự vào. Đã định gấp sổ lại rồi, nhưng không hiểu vì sao, tay tôi lại lật trang giấy tiếp theo ra: “ Hôm nay là ngày 26/8, mọi việc hôm nay cũng bình thường, rất vui vẻ vì mọi chuyện đều xảy ra tốt đẹp.” Sang trang tiếp theo, tôi thấy :” Ngày 27/8, hôm nay là sinh nhật mình, mình nhận được rất nhiêu quà từ gia đình và bạn bè. Tiếp theo, sự tò mò đã chiến thắng tất cả, tôi tiếp tục giờ sang trang khác. “ Hôm nay là ngày 30/8, hôm nay D đã nói với mình là cậu ấy thích mình. Mình không biết phải trả lời thế nào cả. Vừa lúc đó, sau lưng tôi, mà không, hình như là đầu cửa phòng, có một tiếng “ choàng “, Phương đã nhìn thấy mọi việc và đã đánh rơi mất 2 ly nước cam đang cầm trên tay. Tôi quay phắt người lại, nước mắt tôi không hiểu vì sao lại tự nhiên ứa ra. Tôi làm rơi cuốn nhật kí, tôi chạy vụt đi, nhanh thật nhanh rồi về nhà. Về đến nhà, tôi vào phòng, đóng sập cửa lại, trèo lên giường và khóc nức nở. Cả đêm, tôi nằm trằn trọc, không ngủ được. Tôi nghĩ : “ Tại sao vậy Nhật Anh? Tại sao mi lại làm như vậy? Mi có biết làm như vậy là xấu, là sai không? Tại sao mi có đủ tò mò, dũng cảm để đọc cuốn nhật kí mà tại sao không đủ can đảm để nói ra ba từ “ Tao xin lỗi “. Những câu hỏi “ tại sao” cứ luẩn quẩn trong đầu tôi. Tôi quyết định, sáng mai đi học sẽ gặp Phương rồi xin lỗi, mong được Phương tha thứ. Nhưng rồi khi đến lớp, Phương tránh mặt tôi. Tôi buồn lắm, rồi cả tuần như vậy. Đến sáng ngày thứ 7 mà Phương còn giận tôi. Ra về, tôi lấy hết can đảm, chạy theo Phương và nói:
- Tao thực sự đã sai, tao xin lỗi mày.
Chỉ ngắn gọn vậy thôi nhưng nước mắt của tôi lại chảy. Phương quay người lại, đôi mắt của cậu ấy cũng đã đỏ hoe
- Tao cũng xin lỗi, tao quá ích kỉ phải không?
Tôi nói ngay, cướp lời Phương:
- Không! Lỗi là tại tao mà! Đừng giận nữa nha.
Phướng nói:
- Tao hết giận mày từ lâu rồi nhưng không nói ra được, có cái gì đó nghẹn nơi cổ họng tao.
Hai đứa tự nhiên khóc oà. Ôm lấy nhau, cả hai cả khóc cả cười. Rồi hai đứa cùng nhau dắt xe về, nói chuyện râm rả, cười tíu tít cả chặng đường đi. Phương còn nói 1 câu mà để tôi nhớ mãi:
- Dù có việc gì xảy ra đi nữa thì 2 đứa mình vẫn mãi là bạn. Cậu nhớ nhé.
Tát nhiên rồi Phương ơi! Giờ tôi lại hiểu ra một điều tình bạn phải trải qua những gian nan, thử thách mới thức sự hiểu hết được nhau. Và mọi người cũng nhớ nhé. Con người không ai không mắc lầm lỗi. Và chính những lỗi lầm đó sẽ làm cho con người biết, hiểu và chia sẽ với nhau. Nhưng trong cuộc sống luôn phải có sự bao dung và vị tha. Hay cố gắng tha thứ cho những ai đã có lỗi. Vì sau đó, họ biết lỗi và ân hận về lỗi của mình..
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ. Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu. làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng. Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau. Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc
Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu.Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây , em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:
Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:
-Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!
-Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?
-Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!
-Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.
Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:
-Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!
Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.
Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa,nói:
-Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.
Cái Hoa tươi cười:
-Con cảm ơn mẹ ạ!
Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?
Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót.. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng , đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.
Bài văn 1:Viết bài văn nhập vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích.
Trả lời:
Tôi là Thái tử, con Ngọc Hoàng. Biết dưới trần gian có 2 vợ chồng già tốt bụng mà chưa có con, Ngọc Hoàng liền cho tôi xuống đầu thai để làm con của ông bà cụ. Mẹ tôi dưới trần gian mang thai tôi mấy năm mà chưa sinh. Sau đó, cha tôi lâm bệnh chết. Không lâu sau, mẹ mới sinh ra tôi, một bé trai kháu khỉnh. Mẹ đặt tên cho tôi là Thạch Sanh.
Khi tôi lớn khôn thì mẹ tôi cũng mất. Tôi sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ là chiếc búa cha tôi để lại. Khi còn sống, cha tôi dùng chiếc búa ấy để chặt củi bán kiếm sống qua ngày. Khi tôi biết dùng búa thì Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua chỗ tôi. Thấy tôi gánh về một gánh củi lớn. Lý Thông lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lý Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Lý Thông là anh còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông. Đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lý Thông nói với tôi: “Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về”. Tôi vui lòng nhận lời ngay. Nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện. Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lý Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lý Thông cứ van lạy tôi rối rít. Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lý Thông nói với tôi: “Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu”. Tôi tin ngay và trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.
Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng. Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng. Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên. Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi cố tìm lối lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề. Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa. Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm. Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.
Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.
Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Tôi tha cho mẹ con họ nhưng trời chẳng tha. Về đến nửa đường mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh. Tôi lấy cây đàn thần ra gảy. Tiếng đàn phân tích điều hơn lẽ thiệt, cái đúng, cái sai. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi chỉ cho dọn ra một niêu cơm tí xíu. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà niêu cơm không hết. Cơm trong niêu hết thì lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.
Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.
Bài văn 2:Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.
Trả lời
Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.
Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.
Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.
Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ.
Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. Đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
- Xin mời ngồi!
Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:
- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?
Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
- Đương nhiên... đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:
- Cho một bát mì.
Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. "Ngon quá" - thằng anh nói.
- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: "Thật là ngon! Cám ơn!" rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.
Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?
- Đương nhiên... đương nhiên, mời ngồi!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
- Cho một bát mì.
Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:
- Vâng, một bát mì!
Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?
- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.
Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: "Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!"
Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.
- Thơm quá!
- Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!
- Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!
Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!
Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.
Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy "Đã đặt chỗ". Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đều đã lớn rất nhiều.
- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.
Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:
- Làm ơn nấu cho chúng tôi... hai bát mì được không?
- Được chứ, mời ngồi bên này!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy "Đã đặt chỗ" đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì".
- Vâng, hai bát mì. Có ngay.
Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.
Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.
- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!
- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?
- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.
- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.
Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!
- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?
- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.
- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.
- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!
- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!
- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.
- Có thật thế không? Sau đó ra sao?
- Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: "Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc". Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: "Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn". Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: "Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!"
Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: "Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được... Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con."
Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:
- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!
Lại một năm nữa trôi qua.
Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy "Đã đặt chỗ" nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.
Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.
"Việc này có ý nghĩa như thế nào?" Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai "cũ" trở thành "cái bàn hạnh phúc", mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.
Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.
Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.
Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:
- Làm ơn... làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:
- Các vị... các vị là...
Một trong hai thanh niên tiếp lời:
- Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lực để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.
Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:
- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!
Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:
- Ồ phải... Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:
- Có ngay. Ba bát mì.
Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.
Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt". Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.
Bạn tham khảo xem nào
Cuối xóm là nhà bà Sáu, hằng ngày cứ nhìn thấy chị Lan thường hay lui tới. Nhà chị Lan cách nhà em haicăn. Hôm nay, chủ nhật em được nghỉ học chị Lan rủ qua nhà bà sáu chơi, thấy việc làm của chị Lan đối với bà Sáu em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng “. Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, … Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “ Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được “.Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đếnbây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo