Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chúng ta biết Vũ Đình Liên - nhà thơ mới tiên phong cùng với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông... chỉ với 2 bài Lòng ta là những hàng thành quách cũ và Ông đồ. Thơ ông là sự hội nhập, kết tụ và thăng hoa hai nguồn thi cảm: lòng thương người và niềm hoài cổ - như Hoài Thanh đã chỉ ra. Xúc cảm thật chân thành, lắng sâu biểu hiện trong những câu thơ thật tự nhiên, bình dị.
Chỉ bằng 20 câu, 100 chữ, không hơn, nhà thơ đã đủ dựng lên bóng dáng của một thời tàn với lòng cảm thương, ân hận, nhớ tiếc khôn nguôi.
Đầu thế kỉ XX, văn minh phương Tây (Pháp) xâm nhập mạnh vào Đông Dương. Hán học ngày càng bị lép vế và bị hủy bỏ (1918). Các nhà nho, dù khoa bảng hay không đỗ đạt đều ngày càng xuống giá chỉ còn vang bóng một thời. Hình ảnh ông đồ, môn đệ chưa thành đạt nơi cửa Khổng sân Trình làm nghề dạy học, ở các làng quê, cũng chẳng làm mấy ai quan tâm đến nữa. Ông chỉ xuất hiện vào những dịp cuối năm, giáp Tết, đầu năm, đầu xuân trên các vỉa hè đường phố Văn miếu, Bà Triệu, phố Huế... để viết chữ, viết câu đối chữ Hán bán cho những người khách còn quý thứ chữ thánh hiền, đem về treo, trang trí đón Tết, mừng xuân, để thờ, cầu Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh...
Bài thơ được cấu trúc theo dòng thời gian, liên tục và đứt quãng, trong thế so sánh đối lập, tương phản. Cứ mỗi năm áp Tết, hoa đào nở rộ, ta lại gặp ông đồ. Giới thiệu thời gian và địa điểm ông đồ chuẩn bị làm hàng, bán hàng. Ông chỉ thực sự cần thiết cho mọi người vào thời điểm ấy. Giọng thơ kể chuyện, tả cảnh trầm lắng như vẽ lại quy luật cuộc đời. Thời thế đổi thay, ông đồ chỉ còn dịp kiếm ăn bằng cái tài viết chữ Hán - thư pháp tài hoa của mình mà thôi! Bao nhiêu người khen tấm tắc chữ ông đồ đẹp như phượng múa rồng bay, nghĩa là bay bướm, uốn lượn, oai phong, khí phách, sang trọng, tươi tắn... Dù là lời khen của người ngoài cuộc, chẳng làm vẻ vang gì cho ông đồ nhưng cũng là lời an ủi ông già lỡ thời vận mạt. Nếu đặt vào vị trí người đọc, ta vẫn thấy niềm hân hoan sung sướng, trân trọng của người thưởng thức - người sáng tạo - khi đứng trước những bức tranh chữ nho đen nhánh trên nền giấy điều thắm tươi với những nét bút tung hoành của nhà thư pháp. Ta lại thấy dáng ngồi, dáng lưng khom, bàn tay già đưa lên, hạ xuống, nét mặt chăm chú, khắc khổ đậm tô từng nét bút của ông đồ viết thuê. Dù với tư cách thấp khiêm tốn của người bán hàng, bán chữ, nhưng đó vẫn là những ngày, những năm đắt hàng, đắc ý, may mắn của ông đồ. Vì dù lời khen đến đâu, khách hàng càng đông, thì chữ nghĩa thánh hiền và người quân tử bất phùng thời cũng chỉ thể hiện mối quan hệ mua bán sòng phẳng theo lối trả tiền ngay, mặc cả. Chữ nho đã trở thành hàng hóa, dù thanh cao, tao nhã, vẫn là thú chơi, thú vui của những người có tiền.
Theo thời gian, quy luật khắc nghiệt không cưỡng được, từ từ nhưng chắc chắn, tiến theo hướng văn minh hiện đại, Âu hóa, mọi người cứ xa dần, nhạt dần với thú chơi xưa. Khách mua chữ, thuê viết chữ mỗi năm mỗi vắng. Câu hỏi: Người thuê viết nay đâu vang lên như tiếng kêu thảng thốt, tội nghiệp, bẽ bàng, não nùng, thất vọng nhưng vẫn cố hi vọng sầu tủi? Không có ai thuê, không được mài mực, đọng bút nên giấy mực hóa bẽ bàng trơ trọi. Chữ đọng vừa có nghĩa là mực đọng, vón lại vì lâu không dùng tới vừa hàm ý kết đọng mối buồn sầu, đau tủi thành khối. Người đọc càng cảm thương cái dáng ngồi bó gối buồn thiu trông đợi lặng câm, lạc lõng giữa dòng đời sắm Tết nao nức đông vui, rộn ràng.
Mọi người đã hoàn toàn không để ý tới sự có mặt của ông đồ vì họ thực sự không cần đến ông nữa. Ông đồ cô đơn, ông đồ lạc lõng được gió mưa và lá vàng phụ họa, tô đậm thêm cảnh thê lương. Hai câu thơ tả tình bằng cảnh, qua cảnh đế chiếc lá vàng nằm cong queo, trơ trẽn trên xấp giấy hồng điều và hàng triệu giọt mưa bụi li ti chỉ càng làm cõi lòng ông đồ chán chường, ngậm ngùi, thê thiết trong sự đồng cảm tận cùng của nhà thơ.
Đến năm nay thì hoa đào cứ nở khi Tết đến, xuân về, nhưng đã chẳng còn ông đồ xưa. Mới năm ngoái thôi mà đã thành ngày xưa, năm xưa, thành muôn năm cũ. Qui luật khắc nghiệt cứ làm nhiệm vụ của nó một cách lạnh lùng, vô tình. Chỉ có câu hỏi của tác giả, cũng chỉ để hỏi mà thôi! Câu hỏi cuối bài, rõ ràng đâu chỉ hỏi về một ông đồ cụ thể, mà hỏi về những lớp người đã khuất, ở những thời đại đã qua, từng làm nên vẻ đẹp văn hóa cho nước non này. Nhưng theo dòng lịch sử, mỗi người cũng chỉ có một thời của mình. Tất cả chỉ còn là bóng dáng, kỉ niệm trong sự nhớ tiếc của hôm nay. Câu hỏi biểu hiện tâm trạng ân hận, tự trách mình ở thời điểm hiện tại. Cảm giác hẫng hụt của những người đương đại giàu tình thương và tình hoài cổ.
Nhưng trong xu thế phục hồi, kế thừa và phát triển những tinh hoa văn hóa nghệ thuật của cha ông - trong đó có nghệ thuật thư pháp, đã xuất hiện những ông đồ, anh đồ mới bên cạnh một số cụ đồ già hiếm hoi còn sống (cụ Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa, Nguyễn Văn Bách, Tú Trần...) đã xuất hiện trở lại, phát huy tài năng, tha hồ múa bút như phượng múa rồng bay trong những ngày xuân, giữa mùa hoa đào nở, trên phố phường Hà Nội đang tưng bừng đón thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.
Trước kia, vào những ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối Tết. Bởi chính vậy, những ông đồ già trên vỉa hè, phố xá rất đông khách thuê viết. Hình ảnh ông đồ đội khăn xếp, mặc áo the viết câu đối đã khắc ghi vào sâu trong tâm trí nhà thơ Vũ Đình Liên. Với bài thơ "Ông đồ", Vũ Đình Liên đã chạm được vào những dung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi đến những thế hệ sau này.
Nhà thơ viết lên bài với một tấm lòng yêu thương, trân trọng, ngợi ca những tài năng, sự đóng góp của những lớp người đi trước với nền văn hoá của dân tộc. Nhà thơ đã làm như vậy khi viết bốn câu thơ đầu:
"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua".
"Một thời vang bóng" của lớp người đã được xã hội trọng vọng, lúc mà nền tảng Hán học đang có một địa vị vững chắc. Gắn liền với sự hưng thịnh đó là hình ảnh những ông đồ giữa phố phường đông vui đầy sắc màu. Màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tầu và mái tóc hoa râm của ông đồ. Tất cả đã hài hoà, quyện với nhau thành một tác phẩm tranh lộng lẫy, ngoạn mục giữa phố xá tấp nập. Một vẻ đẹp sao vui tươi quá vậy!
Đây mới là những hình ảnh thoáng qua như gió xuân hây hẩy nhưng cũng đã đủ để gợi lên cài gì đó thật quen trong lòng người.
Ở khổ tiếp theo, hình ảnh ông đồ vẫn không phai nhạt:
"Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay."
Quả thực, đến lúc này, tài năng của ông đồ đã được phô bầy trong không khí phố phường, lúc này mọi người chú ý và trân trọng tài năng đó. Cái tài năng “Phượng múa rồng bay" của ông đồ dưới một bàn tay đầy khéo léo nghệ thuật đã làm rạng danh cho nên Hán học. Những con người đi trước với nền văn hoá dân tộc. Những câu chữ thánh hiền ông viết đã tặng cho mọi người về làm quà đón xuân, trang trí ngôi nhà ấm cúng, tình cảm gia đình thật ấm áp hơn.
Thật đáng buồn biết bao, một truyền thống đẹp của dân tộc đã bị mai một đi, một hình ảnh đầy sắc màu mùa xuân đã dần mất đi khi nền văn hoá phương Tây du nhập vào nước ta. Người ta quên lãng đi câu đối tết và thay vào đó những bức tranh màu sấc rất sặc sỡ.
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu."
Độc giả đã hụt hẫng, cảm xúc tươi vui đã bị mất đi khi đọc khổ thơ này.
Trước sự tàn tạ, ra đi của ông đồ và lớp người xưa cũ, lòng thương người của nhà thơ Vũ Đình Liên được biểu hiện ở sự cảm thông, nỗi xót xa và niềm tiếc nuối khôn nguôi. Ở 2 câu thơ:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Ta như thấy nhà thơ bâng khuâng đi tìm lại bóng dáng của lớp người xưa cũ. Giọng thơ xót xa khi những con người tài hoa đã bị đẩy ra ngoài lề đường. Trong bối cảnh ấy, tình cảnh ông đồ dần trở nên buồn chán. Người thuê viết giảm đi theo thời gian và năm tháng "mỗi năm mỗi vắng”. Hình ảnh ông đồ giữa đường phố đông vui chỉ còn là một thứ bóng mờ xa xôi. Nỗi xót thương của nhà thơ được bộc lộ rõ nét khi ông đồ và lớp người xưa cũ dần mất đi:
"Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu."
Người buồn, nên những vật dụng từng gắn bó thân thiết với ông cũng sầu đạm theo: giấy không đỏ như xưa, mực trong nghiên cũng sầu não theo. Có lẽ, giấy, nghiên mực không có tâm trạng, nhưng cái bi kịch tâm trạng của giấy, mực mà nhà thơ Vũ Đình Liên nhìn thấy chính là những nỗi xót xa, bẽ bàng của ông đồ nói riêng và lớp người xưa cũ nói chung. Nỗi buồn ấy không chỉ thấm vào phương tiện mưu sinh mà còn thấm đẫm vào cảnh vật thiên nhiên, cảnh vật đã làm cho không gian thêm hiu quạnh và hoang vắng.
Trước kia, vào những ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối Tết. Bởi chính vậy, những ông đồ già trên vỉa hè, phố xá rất đông khách thuê viết. Hình ảnh ông đồ đội khăn xếp, mặc áo the viết câu đối đã khắc ghi vào sâu trong tâm trí nhà thơ Vũ Đình Liên. Với bài thơ "Ông đồ", Vũ Đình Liên đã chạm được vào những dung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi đến những thế hệ sau này.
Nhà thơ viết lên bài với một tấm lòng yêu thương, trân trọng, ngợi ca những tài năng, sự đóng góp của những lớp người đi trước với nền văn hoá của dân tộc. Nhà thơ đã làm như vậy khi viết bốn câu thơ đầu:
"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua".
"Một thời vang bóng" của lớp người đã được xã hội trọng vọng, lúc mà nền tảng Hán học đang có một địa vị vững chắc. Gắn liền với sự hưng thịnh đó là hình ảnh những ông đồ giữa phố phường đông vui đầy sắc màu. Màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tầu và mái tóc hoa râm của ông đồ. Tất cả đã hài hoà, quyện với nhau thành một tác phẩm tranh lộng lẫy, ngoạn mục giữa phố xá tấp nập. Một vẻ đẹp sao vui tươi quá vậy!
Đây mới là những hình ảnh thoáng qua như gió xuân hây hẩy nhưng cũng đã đủ để gợi lên cài gì đó thật quen trong lòng người.
Ở khổ tiếp theo, hình ảnh ông đồ vẫn không phai nhạt:
"Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay."
Quả thực, đến lúc này, tài năng của ông đồ đã được phô bầy trong không khí phố phường, lúc này mọi người chú ý và trân trọng tài năng đó. Cái tài năng “Phượng múa rồng bay" của ông đồ dưới một bàn tay đầy khéo léo nghệ thuật đã làm rạng danh cho nên Hán học. Những con người đi trước với nền văn hoá dân tộc. Những câu chữ thánh hiền ông viết đã tặng cho mọi người về làm quà đón xuân, trang trí ngôi nhà ấm cúng, tình cảm gia đình thật ấm áp hơn.
Thật đáng buồn biết bao, một truyền thống đẹp của dân tộc đã bị mai một đi, một hình ảnh đầy sắc màu mùa xuân đã dần mất đi khi nền văn hoá phương Tây du nhập vào nước ta. Người ta quên lãng đi câu đối tết và thay vào đó những bức tranh màu sấc rất sặc sỡ.
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu."
Độc giả đã hụt hẫng, cảm xúc tươi vui đã bị mất đi khi đọc khổ thơ này.
Trước sự tàn tạ, ra đi của ông đồ và lớp người xưa cũ, lòng thương người của nhà thơ Vũ Đình Liên được biểu hiện ở sự cảm thông, nỗi xót xa và niềm tiếc nuối khôn nguôi. Ở 2 câu thơ:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Ta như thấy nhà thơ bâng khuâng đi tìm lại bóng dáng của lớp người xưa cũ. Giọng thơ xót xa khi những con người tài hoa đã bị đẩy ra ngoài lề đường. Trong bối cảnh ấy, tình cảnh ông đồ dần trở nên buồn chán. Người thuê viết giảm đi theo thời gian và năm tháng "mỗi năm mỗi vắng”. Hình ảnh ông đồ giữa đường phố đông vui chỉ còn là một thứ bóng mờ xa xôi. Nỗi xót thương của nhà thơ được bộc lộ rõ nét khi ông đồ và lớp người xưa cũ dần mất đi:
"Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu."
Người buồn, nên những vật dụng từng gắn bó thân thiết với ông cũng sầu đạm theo: giấy không đỏ như xưa, mực trong nghiên cũng sầu não theo. Có lẽ, giấy, nghiên mực không có tâm trạng, nhưng cái bi kịch tâm trạng của giấy, mực mà nhà thơ Vũ Đình Liên nhìn thấy chính là những nỗi xót xa, bẽ bàng của ông đồ nói riêng và lớp người xưa cũ nói chung. Nỗi buồn ấy không chỉ thấm vào phương tiện mưu sinh mà còn thấm đẫm vào cảnh vật thiên nhiên, cảnh vật đã làm cho không gian thêm hiu quạnh và hoang vắng.
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay."
Cho dù, ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng đã bị mọi người quên lãng, ông chỉ còn là một di tích tiều tuỵ đáng thương của "một thời tàn'”. Và có lẽ từ đó, ông vĩnh viễn vắng bóng. Đây âu cũng là sự dĩ nhiên, phũ phàng. Một Tết nào đó, khi hoa đào lại nở, người đời đã thảng thốt nhận ra sự vắng bóng của ông đồ trước cảnh nhộn nhịp của chốn phố phường. Một tiếng gọi tha thiết vang lên:
"Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?"
Ở hai khổ thơ đầu gợi lên cho độc giả niềm phấn chấn, tươi vui thì ba khổ thơ sau là một hình ảnh buồn bã, xót thương, sắc màu cũng phai nhạt theo. Giờ đây, ông đồ và lớp người xưa cũ đã trở nên vô nghĩa giữa cuộc đời. Bài thơ khép lại bằng những hình ảnh, câu thơ mang nặng nỗi buồn tha thiết của tác giả Vũ Đình Liên.
Đọc bài thơ "Ông đồ" xong, ta thấy Vũ Đình Liên đã diễn tả được tình yêu thương con người sâu sắc trước số phận hẩm hiu của ông đồ, nhưng nó đẹp biết bao. Bài thơ còn thể hiện một tâm Hồn cao cả và nhân hậu, một con người rất giàu tình yêu thương sâu đậm, ngợi ca những tài năng của người xưa và khuyên răn chúng ta hãy sống để giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Nền văn hoá đó xứng với một tầm cao mới.
Vũ Đình Liên là nhà thơ lớp đầu tiên của giai đoạn thơ mới thơ ông thường mang nặng lòng thương người và Niềm Hoài Cổ. Bài thơ Ông Đồ là một hình tượng nghệ thuật xuất sắc diễn tả nhân vật bị chối từ của một lớp nho được học trong những biến động văn hóa thế kỉ XX ,bài thơ đã thể hiện tình cảm đáng thương của ông đồ khi bị mặt lờ ngoài xã hội phong kiến
Vũ Đình Liên là nhà thơ lớp đầu tiên của giai đoạn thơ mới thơ ông thường mang nặng lòng thương người và Niềm Hoài Cổ.....Bài Thơ.. Ông Đồ là một hình tượng nghệ thuật xuất sắc diễn tả nhân vật bị chối từ của một lớp nho được học trong những biến động văn hóa thế kỉ XX ,bài thơ đã thể hiện tình cảm đáng thương của ông đồ khi bị mặt lờ ngoài xã hội ....phong kiến....
TK
I. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên
- Trước kia trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối tết. Chính vì vậy mà những ông đồ già trên vỉa hè phố xá rất đông khách thuê viết chữ và hình ảnh đầu đội khăn xếp mặc áo the đã khắc sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam, nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong số đó. Và theo thời gian, nét đẹp văn hóa kia dần mai một để chính tác giả phải tiếc nuối và sáng tác nên bài thơ “Ông Đồ” để bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc cho thân phận 1 lớp người và sự nuối tiếc 1 truyền thống đẹp đẽ của dân tộc.
II. Thân bài
1. Khái quát chung về bài thơ
- Thể thơ: Qua hình ảnh ông Đồ viết câu đối tết, tác giả muốn bày tỏ một lòng tiếc thương sâu sắc với một lớp người tài tình sinh bất phùng nay đã gần đất xa trời và sự nuối tiếc 1 truyền thống đẹp đẽ của dân tộc.
- Bố cục: 3 phần
2. Nội dung
a) Nền suy đồi của Hán học giai đoạn 1930 – 1945
- Khi nền văn minh phương Tây bắt đầu xâm nhập nước ta. Thi cử theo lối khoa bảng đã bãi bỏ – các thầy đồ không còn giá trị, mất vị trí đứng trong xã hội.
- Ông đồ từ nghề cho chữ thành kẻ bán chữ.
- Trước “cái di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn” đã làm Vũ Đình Liên xúc động. Ông đã ngậm ngùi viết lên những trang thư để người đời suy ngẫm, khơi gợi bao tình cảm đã bị bỏ quên, giúp mọi người nhìn lại di sản của dân tộc đã một thời là nền văn hóa vinh quang của đất nước giờ bị bỏ quên một cách tàn nhẫn.
- Bài thơ vẻn vẹn 20 câu, tác giả dựng nên một hoàn cảnh trải dài theo thời gian với 3 cảnh ngộ của một con người: Ông đồ náo nức giữa khách xuân, ông đồ tư lự trong nỗi cô đơn vắng khách, ông đồ đã vắng bóng. Qua đó bộc lộ được tình cảm của tác giả – một người khách không vô tình.
b) Ông đồ thời còn khách
- Thời điểm xuất hiện. Hoa đào nở - lúc xuân về - Ông đồ với mực tàu giấy đỏ bên đường phố" để viết câu đối thuê:
“Mỗi năm hoa đào nở
Bên phố đông người qua”
- Đây là thời kì ông đồ còn được nguồn an ủi khi vị trí xã hội của nho học không còn. Mỗi năm ông xuất hiện một lần trong dịp Tết.
- Lời thơ tuy buồn nhưng vẫn còn chút niềm vui khi mọi người còn t thích đôi câu đối đỏ treo trong nhà. Đó là niềm vui nho nhỏ, là những phát huy hoàng còn sót lại:
“Bao nhiêu người thuê viết
Như phượng múa rồng bay”
- Lúc này ông đồ như người nghệ sĩ đang trổ tài trước lòng mến mộ của mọi người. Đây là những giây phút lóe sáng của ngọn đèn sắp tắt, là những gì còn “sót lại của một thời tàn”.
c) Ông đồ trong nỗi cô đơn vắng khách
- Theo bước tiến của xã hội, con người đã có những thay đổi mới niềm vui còn sót lại của ông đồ thưa dần, xa dần...
“Nhưng mỗi năm nỗi vắng
Người thuê viết này đâu?”
- Cảnh mọi người quây quần bên ông đồ để thuê viết đã không còn nữa - Ông đồ như một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái lỡ thời.
- Tâm trạng buồn bã cô đơn thấm dần từ lòng người sang cảnh vật. Không ai thuê viết “giấy đỏ buồn không thắn và “mực đọng trong nghiên sầu” c làm tăng nỗi buồn tủi cô đơn của ông đồ và thể hiện được sự cảm thông của tác giả.
- Ông đồ giờ “vẫn ngồi đây”, nhưng “qua đường không ai hay” một sự vô tình đến phũ phàng! Ông ngồi đây để chờ những hi vọng cuối cùng, nhưng không ai ban phát cho ông. Song giữa dòng người qua lại đó, vẫn còn một con người thương cảm cho ông và đã viết nên hai câu đặc sắc: Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay.
- Chiếc lá vàng rơi chấm dứt sự sinh sôi. Ông đồ ngồi trầm ngâm không buồn nhặt Cộng hưởng với nỗi buồn của ông còn có cơn “mưa bụi" của đất trời. Một hình ảnh tượng trưng chất chứa nhiều tâm trạng, mưa bay ngoài trời hay mưa trong lòng người? Câu thơ tả cảnh mà ngụ tình gợi trong lòng người đọc một nỗi buồn nào khó tả.
d) Ông đồ không còn nữa
- Mùa xuân đến, hoa đào lại nở. Nhưng xuân năm nay không còn như xuân năm xưa bởi: Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa.
- Xuân đã đến nhưng ông đồ đã vắng bóng, ông đã vĩnh viễn đi vào quá khứ. “Một con én không tạo được mùa xuân” thì một “ông đồ” cũng không làm xoay được cảnh đời. Ông đã không đủ kiên nhẫn để bám lấy cuộc sống đầy phũ phàng ấy nữa... Ông ra đi để lại sau lưng quá khứ huy hoàng của một thời vang bóng.
- Hai câu cuối là lời tư vấn của nhà thơ, là nỗi bâng khuâng thương tiếc ngậm ngùi: Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Lời thơ như một nén nhang tưởng niệm những người xưa
- Những người của muôn năm cũ đã tạo dựng nền văn hóa dân tộc. Đó là tinh hoa của dân tộc, là giá trị của đời sống tinh thần - giờ họ ở đâu?
- Ông đồ là hình tượng, là di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn tạ. Ông như ngọn đèn lóe sáng làm đc cho đời rồi vụt tắt trước những thi đổi của cuộc sống. Bài thơ với thể ng ngôn quen thuộc, lời thơ nhẹ nhàng tha thiết, chỉ vỏn vẹn có năm khổ thơ nhưng đã gói trọn số phận, một lớp người, một thế hệ đã qua.
III. Kết bài
- Nêu cảm nhận, đánh giá chung, mở rộng vấn đề
- Việt Nam có rất nhiều phong tục, văn hóa tốt đẹp. Nhưng cùng với quá trình hòa nhập, nhiều nét đẹp nay đã dần bị quên lãng. Bài thơ Ông Đồ đã diễn tả thành thông nỗi tiếc nuối khi các nét đẹp bị bỏ quên. Đồng thời, đây là lời nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta phải cố gắng gìn giữ những nét đẹp của dân tộc để Việt Nam vừa trở thành một đất nước văn hiến, vừa là một nước hiện đại.
Chúng ta biết Vũ Đình Liên - nhà thơ mới tiên phong cùng với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông... chỉ với 2 bài Lòng ta là những hàng thành quách cũ và Ông đồ. Thơ ông là sự hội nhập, kết tụ và thăng hoa hai nguồn thi cảm: lòng thương người và niềm hoài cổ - như Hoài Thanh đã chỉ ra. Xúc cảm thật chân thành, lắng sâu biểu hiện trong những câu thơ thật tự nhiên, bình dị.
Chỉ bằng 20 câu, 100 chữ, không hơn, nhà thơ đã đủ dựng lên bóng dáng của một thời tàn với lòng cảm thương, ân hận, nhớ tiếc khôn nguôi.
Đầu thế kỉ XX, văn minh phương Tây (Pháp) xâm nhập mạnh vào Đông Dương. Hán học ngày càng bị lép vế và bị hủy bỏ (1918). Các nhà nho, dù khoa bảng hay không đỗ đạt đều ngày càng xuống giá chỉ còn vang bóng một thời. Hình ảnh ông đồ, môn đệ chưa thành đạt nơi cửa Khổng sân Trình làm nghề dạy học, ở các làng quê, cũng chẳng làm mấy ai quan tâm đến nữa. Ông chỉ xuất hiện vào những dịp cuối năm, giáp Tết, đầu năm, đầu xuân trên các vỉa hè đường phố Văn miếu, Bà Triệu, phố Huế... để viết chữ, viết câu đối chữ Hán bán cho những người khách còn quý thứ chữ thánh hiền, đem về treo, trang trí đón Tết, mừng xuân, để thờ, cầu Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh...
Bài thơ được cấu trúc theo dòng thời gian, liên tục và đứt quãng, trong thế so sánh đối lập, tương phản. Cứ mỗi năm áp Tết, hoa đào nở rộ, ta lại gặp ông đồ. Giới thiệu thời gian và địa điểm ông đồ chuẩn bị làm hàng, bán hàng. Ông chỉ thực sự cần thiết cho mọi người vào thời điểm ấy. Giọng thơ kể chuyện, tả cảnh trầm lắng như vẽ lại quy luật cuộc đời. Thời thế đổi thay, ông đồ chỉ còn dịp kiếm ăn bằng cái tài viết chữ Hán - thư pháp tài hoa của mình mà thôi! Bao nhiêu người khen tấm tắc chữ ông đồ đẹp như phượng múa rồng bay, nghĩa là bay bướm, uốn lượn, oai phong, khí phách, sang trọng, tươi tắn... Dù là lời khen của người ngoài cuộc, chẳng làm vẻ vang gì cho ông đồ nhưng cũng là lời an ủi ông già lỡ thời vận mạt. Nếu đặt vào vị trí người đọc, ta vẫn thấy niềm hân hoan sung sướng, trân trọng của người thưởng thức - người sáng tạo - khi đứng trước những bức tranh chữ nho đen nhánh trên nền giấy điều thắm tươi với những nét bút tung hoành của nhà thư pháp. Ta lại thấy dáng ngồi, dáng lưng khom, bàn tay già đưa lên, hạ xuống, nét mặt chăm chú, khắc khổ đậm tô từng nét bút của ông đồ viết thuê. Dù với tư cách thấp khiêm tốn của người bán hàng, bán chữ, nhưng đó vẫn là những ngày, những năm đắt hàng, đắc ý, may mắn của ông đồ. Vì dù lời khen đến đâu, khách hàng càng đông, thì chữ nghĩa thánh hiền và người quân tử bất phùng thời cũng chỉ thể hiện mối quan hệ mua bán sòng phẳng theo lối trả tiền ngay, mặc cả. Chữ nho đã trở thành hàng hóa, dù thanh cao, tao nhã, vẫn là thú chơi, thú vui của những người có tiền.
Theo thời gian, quy luật khắc nghiệt không cưỡng được, từ từ nhưng chắc chắn, tiến theo hướng văn minh hiện đại, Âu hóa, mọi người cứ xa dần, nhạt dần với thú chơi xưa. Khách mua chữ, thuê viết chữ mỗi năm mỗi vắng. Câu hỏi: Người thuê viết nay đâu vang lên như tiếng kêu thảng thốt, tội nghiệp, bẽ bàng, não nùng, thất vọng nhưng vẫn cố hi vọng sầu tủi? Không có ai thuê, không được mài mực, đọng bút nên giấy mực hóa bẽ bàng trơ trọi. Chữ đọng vừa có nghĩa là mực đọng, vón lại vì lâu không dùng tới vừa hàm ý kết đọng mối buồn sầu, đau tủi thành khối. Người đọc càng cảm thương cái dáng ngồi bó gối buồn thiu trông đợi lặng câm, lạc lõng giữa dòng đời sắm Tết nao nức đông vui, rộn ràng.
Mọi người đã hoàn toàn không để ý tới sự có mặt của ông đồ vì họ thực sự không cần đến ông nữa. Ông đồ cô đơn, ông đồ lạc lõng được gió mưa và lá vàng phụ họa, tô đậm thêm cảnh thê lương. Hai câu thơ tả tình bằng cảnh, qua cảnh đế chiếc lá vàng nằm cong queo, trơ trẽn trên xấp giấy hồng điều và hàng triệu giọt mưa bụi li ti chỉ càng làm cõi lòng ông đồ chán chường, ngậm ngùi, thê thiết trong sự đồng cảm tận cùng của nhà thơ.
Đến năm nay thì hoa đào cứ nở khi Tết đến, xuân về, nhưng đã chẳng còn ông đồ xưa. Mới năm ngoái thôi mà đã thành ngày xưa, năm xưa, thành muôn năm cũ. Qui luật khắc nghiệt cứ làm nhiệm vụ của nó một cách lạnh lùng, vô tình. Chỉ có câu hỏi của tác giả, cũng chỉ để hỏi mà thôi! Câu hỏi cuối bài, rõ ràng đâu chỉ hỏi về một ông đồ cụ thể, mà hỏi về những lớp người đã khuất, ở những thời đại đã qua, từng làm nên vẻ đẹp văn hóa cho nước non này. Nhưng theo dòng lịch sử, mỗi người cũng chỉ có một thời của mình. Tất cả chỉ còn là bóng dáng, kỉ niệm trong sự nhớ tiếc của hôm nay. Câu hỏi biểu hiện tâm trạng ân hận, tự trách mình ở thời điểm hiện tại. Cảm giác hẫng hụt của những người đương đại giàu tình thương và tình hoài cổ.
Nhưng trong xu thế phục hồi, kế thừa và phát triển những tinh hoa văn hóa nghệ thuật của cha ông - trong đó có nghệ thuật thư pháp, đã xuất hiện những ông đồ, anh đồ mới bên cạnh một số cụ đồ già hiếm hoi còn sống (cụ Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa, Nguyễn Văn Bách, Tú Trần...) đã xuất hiện trở lại, phát huy tài năng, tha hồ múa bút như phượng múa rồng bay trong những ngày xuân, giữa mùa hoa đào nở, trên phố phường Hà Nội đang tưng bừng đón thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.