K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2016

Thời gian không có nhiều nên tớ cho bạn dàn ý làm bài nhé!

Mở bài:

    Có ai sinh ra mà không được nhìn thấy nụ cười của mẹ, nụ cười ấy như là nguồn động viên, khích lệ chúng ta mỗi khi khó khăn, mệt mỏi. Các bạn yêu mẹ ở điểm gì, với riêng tôi nụ cười của mẹ là tôi thích nhất.

Thân bài

+ Nụ cười ấy thế nào ( ấm áp, tràn đầy tình yêu thương,.......)

+ Mỗi khi mệt mỏi nụ cười ấy động viên cũng như khích lệ bạn?

+ Nhớ lại kỉ niệm( lúc vào lớp 1 biết con rụt rè mẹ mỉm cười khích lệ con, lúc con tập đi xe đạp ........, trong học tập,........)

+ Từ 3 ý trên lưu ý khoảng 3-4 câu phải có một câu biểu cảm ( chao ôi, nhớ.......)

+ Khi mẹ vắng nhà thiếu vắng nụ cười ấy ( bản thân em cảm thấy ngôi nhà im ắng, thiếu một thứ rất quan trọng với bản thân,.....)

+ Có phải lúc nào mẹ cũng cười không? ( khi ốm thấy em buồn mẹ chỉ mỉm cười như một lời an ủi, khi bị điểm kém hoặc mắc phải lỗi nào đó thì trên khuôn mặt mẹ thế nào?,........)

+ Bản thân em có yêu nụ cười ấy không? Nó đem lại cảm giác gì cho bản thân em.

+ Cảm xúc của bản thân

Kết bài:

+ Lời hứa sẽ không làm mẹ buồn

+ Hi vọng nụ cười ấy sẽ mãi hiện trên khuôn mặt

+ Suy nghĩa riêng của bản thân.

Chúc bạn học tốt!

15 tháng 3 2017

mẹ tau rất cool

26 tháng 10 2016

Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng.

Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời.

Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau, mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói:

“Mồ côi cha ăn cơm với cá

Mồ côi má lót lá mà nằm”

Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất… Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: “Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng ông tao là một nhà khoa học”. Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là “một nhà khoa học” cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: “Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này”. Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ “Lê Đình Phi” cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời.

Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn.

Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây.

Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm!

26 tháng 10 2016

Đã biết bao bài thơ, bài văn nói về mẹ, nói về những tình cảm thân thiết nhất của mẹ dành cho con. Ôi! Mẹ kính yêu của con. Không có một nhà văn nào, lời bài hát nào có thể sánh được tình cảm của mẹ. Nếu có một ông Tiên hiện ra và ban cho con một điều ước, con sẽ ước rằng: "Mẹ sẽ sống mãi mãi trên cõi đời này, luôn đi với con và sát cánh mãi mãi bên con". Giá như điều đó trở thành sự thật, dù có phải chờ đợi thật lâu thì con vẫn hy vọng mong ước đổ sẽ trở thành sự thật.

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.

Con không biết hết được những câu thơ, bài hát nói về mẹ, nhưng con vẫn hiểu rằng, mẹ là tất cả. Tình mẹ được so sánh với Biển Thái Bình, nhưng trong tâm trí mỗi người, mẹ còn hom cả biển Thái Bình rộng lớn, bao la, ngút ngàn ấy. Con yêu mẹ nhiêu lắm, nhiều hơn cả chân trời vô tận không biết đâu là bến bờ. Và tình cảm của con sẽ không bao giờ thay đổi, mãi mãi và mãi mãi.

Mẹ tần tảo nuôi con từng ngày từng giờ. Nhớ dáng hôm nào mẹ lặng lẽ đưa theo con ra chợ bán rau, rồi đến tối mịt mới đưa con về nhà. Hay cả những lần mẹ chơi với con vui vẻ, sung sướng biết nhường nào, giờ đây chỉ còn là ký ức. Khi con đã lớn khôn, con đã hiểu được trong niềm vui sướng ấy, mẹ có biết bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả hằn trên vầng trán cao cao. Và mẹ đã kìm nén nước mất để cho con được nở nụ cười ngây thơ, tinh nghịch như bao đứa trẻ khác. Mẹ đã che chở cho con đến khi trưởng thành, nuôi con lớn khôn để mong một ngày, con sẽ có ích cho xã hội. Mẹ ơi! Ngày đó không còn xa nữa đâu! Con hứa sẽ không phụ công sinh dưỡng của mẹ.

Con biết mẹ tưởng rằng con đã quên ký ức xa xưa vì con còn bé, nhưng con không hề quên. Người dạy con nói: tiếng đầu tiên là mẹ, người dắt con chập chững bước những bước đi đầu tiên cũng là mẹ. Mẹ sưởi ấm cho con khi gió mùa đông bắc tràn về, quạt mát cho con khi mùa hè nóng nực tràn đến, con đều khắc ghi từng kỷ niệm trong lòng. Lời ru của mẹ êm đềm như dòng suối chảy, thướt tha như gió mùa thu, đưa con đi đến những miền cổ tích xa xưa. Ngay cả đến khi con lớn, mẹ vẫn luôn sát cánh bên con; cùng con đi trên những chặng đường học gian nan. Mẹ là ánh nắng mặt trời lấp lánh rọi sáng cho con trên con đường đầy khoảng trống phía trước, sưởi ấm cho con qua con đường khó khăn ấy.

Con hiểu mỗi bước đi của con đểu khắc ghi những tình cảm thiết tha, êm đềm của mẹ.

26 tháng 10 2016

Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có những phút gặp gỡ và chia xa.Nhưng chẳng có cuộc gặp gỡ và chia xa nào đẹp nhất,trong sáng nhất của đời người bằng thời áo trắng đến trường cả.Với tôi đó là phút giây tôi được gặp những người bạn mới;ngôi trường mới và khi phải chia xa ngôi trường đó,những thứ nơi đó đó là 1 niềm vui nhưng cũng là nỗi buồn.Tôi cũng đã và đang sống trong cảm giác như vậy.

Nhớ hơn 4 năm về trước khi tôi chỉ là 1 cô bé lớp 5 chuẩn bị xa mái trường cấp I,tôi đã chẳng hề buồn,chẳng suy nghĩ lo âubởi trong tiềm thức của tôi sự chia tay là 1 khái niệm xa lạ lắm có,tôi nghĩ cứ lên cấp II thể nào chúng ta chẳng gặp lại bạn cũ.

Và 3 tháng hè đã trôi qua trong suy nghĩ miên man như vậy,tôi không háo hức ,không mong chờ ngày tựu trường bởi đấy có phải lần đầu tiên đối với tôi đâu!

Nhưng tôi đã lầm.Một thoáng bất ngờ,một chút hồi hộp tất cả đã làm ngọn lửa trong tôi cháy âm ỉ.Đó là 1 không gian mới,lạ lẫm có.Vào ngày đầu của buổi gặp mặt,tôi được biết mình sẽ gắn bó với nó suốt 4 năm.Tôi gặp được nhiều bạn mới.Họ khác xa trong suy nghĩ của tôi.Họ-Mỗi người 1 cá tính khiến tôi thấy rằng cuộc sống không đơn điệu như mình tưởng.Thế rồi từ cái giây phút đó,tôi bất giác thấy thích đi học ghê gớm.Tôi thích những kiến thức mới lạ mà mình sẽ thu nhận,thích tiếp xúc với những bạn mình quen,thích học ở ngôi trường này.Khiến cái cảm giác như vậy đan xen vào nhau tạo thành sự lâng lâng khó tả lắm!Và suốt 4 năm trôi qua,tôi luôn cố gắng nỗ lực không ngừng.Lúc nào cũng muốn bay thật cao thật xa vào miền tri thức.Lúc nào cũng hòa mình vào bạn bè vui cười ệm rã.Và tôi kính yêu các thầy cô giáo đã dìu dắt tôi.Trong tôi chưa bao giờ xuất hiện 1 ý nghĩ rằng: “khi xa Nguyễn Trãi lòng tôi sẽ ra sao?” cả.Và bởi chưa bao giờ nghĩ nên giờ đây khi mùa tựu trương cuối cùng của tôi,tôi đã băn khoan và suy nghĩ.Tôi đang sống vội vàng,sống nhiều hơn mỗi ngày để sau này không cảm thấy vung phí,tôi đặt ra mục tiêu cao nhất của mình để thực hiện,tôi sông chan hòa và hết mình với những người xung quanh...Tôi cố ghi nhớ mọi thứ,từng gương mặt một,từng thứ một,từng cái cây ngọn cỏ.Tôi ghi hết nhớ hết.Bởi tôi biết sẽ ít có cơ hội để ta và mọi người gặp lại nhau như thế này sau mỗi buổi chia tay lắm!Bởi vì trong tôi giò đây mọi cảm xúc đã trưởng thành hơn.Ngay như chính bản thân tôi giờ đây vậy.Bốn năm để thay đổi 1 con người.Bốn năm để làm thay đổi 1 con người,1 cô bé vô tư lự thành 1 thiếu nữ biết âu lo suy nghĩ.Do chính sự thay đổi đó mà giờ đây tôi sống gấp sống gáp.Tôi trân trọng từng phút từng giây được học dưới mái trượng này.

Tôi sẽ không cố tưởng tượng ra 1 buổi chia tay với Nguyễn Trãi đầy nước mắt sầu thẳm đâu.Đối với tôi,tôi mang rằng đó như là “cuộc chia li chói ngời sắc đỏ”,vẫn tin vào ngày mai với 1 niềm hi vọng mãnh liệt rằng:ta sẽ gặp lại nhau vào 1 ngày không xa đâu.

26 tháng 10 2016

Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng chúng tôi chơi đùa.

Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ - thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường này!

Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho tôi bao bài học quý giá. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ tới ánh mắt trìu mến của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của bạn bè, tôi lại thấy lòng như ấm áp hơn. Và tôi hiểu rằng, tuy không nói ra nhưng các bạn của tôi mọi người cũng cùng chung suy nghĩ ấy.

Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã ; những buổi liên hoan vui vẻ, ồn ào. Ngày khai trường, tết Trung thu, ngày hai mươi tháng mười một... những ngày tháng tuyệt vời lần lượt trôi đi để lại trong tôi bao nuôi tiếc về hôm qua và hi vọng về những ngày phía trước. Tôi bỗng cảm thấy lòng buồn man mác. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học ở những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới... liệu những tháng ngày đẹp đẽ có được kéo dài lâu?

Có nhạc sĩ nào đã viết: “Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu”. Vậy thì tôi mong có thể gửi lòng mình vào nơi cuối trời ấy để mãi được sống bên mái trường cấp hai thân yêu của mình.

Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có một thứ mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường cấp hai yêu dấu.

18 tháng 9 2016

Nếu viết ra thì rất dài, tớ cho bạn dàn ý để làm bài nhé! Chúc bạn học tốt!hihi

Mở bài:

_Chào hỏi người bạn đó ( giấu tên hoặc nếu tên ra )

_Hỏi thăm về mọi thứ? Giới thiệu cảnh đẹp ở quê hương mình?

Thân bài:

_ Quê hương mình có những cảnh đẹp gì ( kể tên )

_ Đặc sản ( kể tên một số món ra)

_ Miêu tả xung quanh ( vùng núi, vùng đồng bằng,..... Từ buổi sáng , trưa chiều { nêu cũng được hoặc không } )

_Con người ( tính cách , phẩm chất, có chăm chỉ không?,.....)

_ Chốt ý lại ( vẻ đẹp ấy có biểu tượng gì {đóa sen,....} )

Kết bài: Mong bạn có thể đến quê hương mình.

Cảm xúc, cảm nghĩ về nơi mình sống

Tạm biệt 

Kết thúc bài văn.

 

18 tháng 9 2016

Bn viet ra day du di roi to tich them cho 7 tick nua

9 tháng 9 2016

  Gửi mẹ kính yêu của con!

   Mẹ ơi, ngày 4-3 là ngày con sinh ra đời và cũng là ngày mẹ vui mừng nhất. Mẹ sinh con ra trong vui mừng , yêu thương trong vòng tay ấm áp của mẹ. Con 14 tuổi rồi, nhưng mẹ chưa bao giờ cho con là trưởng thành mẹ luôn cho con là một đứa trẻ tinh nghịch, ngoan ngoãn và biết nghe lời mẹ. Mẹ vẫn lo lắng cho con từng ngày, mẹ chưa bao giờ để con chịu thiệt. Mẹ biết không? Có mẹ là niềm vui lớn nhất của con. Con hạnh phúc lắm khi con có mẹ bên cạnh, hằng năm cứ vào ngày sinh nhật con lại ngồi bên cửa sổ nhìn lên bầu trời đầy vì sao và tự hỏi " Mẹ có bao giờ hết lo lắng yêu thương con không nhỉ? Mẹ có bao giờ ghét con không? " Nhưng có lẽ giờ câu trả lời con đã có rồi, mẹ chưa bao giờ hết lo lắng cho đứa con này cả và chưa bao giờ ghét con khi con nghịch ngợm , làm mẹ cáu giận. Con biết là mình có lỗi rất nhiều khi cãi lại lời mẹ và không ngoan ngoãn với mẹ. Tình cảm của mẹ dành cho con là bao la rộng lớn cả đời con xin ghi nhớ trong lòng. Mẹ bận nhưng thời gian mẹ dành cho con luôn có mẹ quan tâm con chăm sóc con từng li từng tí. Những lúc ốm, mẹ nghỉ làm mặc dù giáo án còn nhiều nhưng mẹ không màng tới vẫn thức đêm hôm đến mức ngủ thiếp bên cạnh con. Con tỉnh dậy mẹ ân cần hỏi con đỡ chưa? Mẹ ơi, con hạnh phúc vì được làm con của mẹ. Con hi vọng nếu có kiếp sau con vẫn muốn được làm con gái của mẹ. Cả đời này con nợ mẹ hai chữ " cảm ơn " không bao giờ trả hết. 

                                                                                                         Gửi mẹ yêu của con!!

                                                                                                                      Linh

                                                                                                        Nguyễn Phương Linh

Bạn tham khảo bài này của mình rồi thay thành của bạn nha! Chúc bạn học tốt! hihi

9 tháng 9 2016

Thư gửi mẹ

Mẹ yêu dấu của con!

Có lẽ mẹ sẽ ngạc nhiên lắm khi nhận được thư này. Bởi lẽ từ trường con về nhà mình chỉ vỏn vẹn hai tiếng đồng hồ đi xe đò, hơn nữa con lại hay về nhà. Có lẽ mẹ cũng chẳng hiểu tại sao con viết thư này và viết gì trong đó khi mà con vẫn thường xuyên gọi điện về nhà và con là đứa ít nói!Mẹ biết không? Chỉ tại con là một đứa nhút nhát và ít biểu lộ tình cảm nên con khó có thể nói với mẹ những lời từ sâu thẳm lòng con. Vì vậy con chỉ có thể viết những dòng này để mẹ biết được con yêu mẹ đến nhường nào!

Mẹ ơi! Con nghĩ Đấng Tạo Hóa quá quang phòng, Ngài đã cho con đến trong cuộc đời này, ban cho con vô số quà tặng. Và đối với con quà tặng quí giá nhất là được làm con của mẹ. Mẹ là quà tặng quí nhất không phải vì mẹ là một vị thánh hay một vĩ nhân mà chỉ đơn giản vì mẹ là MẸ của con.

Mẹ đã hy sinh cho chúng con quá nhiều: tuổi thanh xuân, sức khỏe…có lẽ là cả cuộc đời! Chúng con được sinh ra, gia đình mình không khá giả nếu không muốn nói là chật vật để có thể no đủ. Cuộc sống trên quê hương quá khó khăn, gia đình mình phải ly hương khi chúng con còn quá nhỏ. Ba mẹ phải tay bế tay bồng chúng con và gầy dựng từ đầu trên đất khách. Con vẫn nhớ những khi chúng con bệnh, không ngủ được và khóc vì đau thì mẹ cũng không yên giấc. Con đi học, mẹ luôn lo lắng để chúng con khỏi thua bạn thua bè. Mẹ nói: “Đời mẹ khổ, mẹ phải nghĩ học sớm. Nên bây giờ khổ cách mấy mẹ cũng cho tụi bây đi học! Có cái nghề cái nghiệp đàng hoàng”. Công việc bận rộn, vất vả là thế nhưng chưa lần nào mẹ bắt chúng con nghỉ học. Rồi con vào cấp 3, mỗi ngày phải đạp xe 16 cây số để có được con chữ, mẹ lại dậy sớm chuẩn bị từng hộp cơm để con đến trường.

Trong những kì thi quan trọng mẹ luôn mang đến cho chúng con những gì tốt nhất. Hôm con đi thi tốt nghiệp, vì địa điểm thi khá xa, con phải ở lại buổi trưa, thế là mẹ chuẩn bị cho con nào cơm, nào sữa… Mẹ biết không? Đôi lúc con kể cho chúng bạn nghe về điều này và con thấy tự hào. Ngộ lắm phải không mẹ? Có thể điều này rất bình thường đối với người khác, nhưng với con nó thể hiện tình yêu bao la của mẹ. Hy sinh nhiều như thế nhưng mẹ chẳng đòi hỏi gì ở chúng con. Vì vậy đó chính là động lực để chúng con cố gắng học tập. Con biết ngày chị con nhận được giấy báo trúng tuyển đại học vào một trường danh tiếng với số điểm cao mẹ vui lắm. Mẹ không nói lời nào nhưng con nhìn thấy điều đó trong mắt mẹ. Con tự hào về chị và con biết mẹ cũng thế. Con không thông minh như chị nhưng con cũng đã cố gắng. Rồi con cũng vào đại học. Niềm vui đến nhưng cũng mang theo bao nỗi lo âu. Mẹ lại thêm vất vả.

Rồi chúng con lên phố, đất Sài thành với những bon chen, những hưởng thụ đôi lúc làm chúng con quên đi những vất vả cực nhọc mà mẹ đang chịu. Những giấc ngủ chúng con dường như dài hơn trong khi mẹ phải dậy từ 4h30 mỗi sáng. Về nhà, nhìn thấy những nếp nhăn trên trán me ngày càng sâu chúng con thấy hối hận lắm và tự hứa sẽ phải cố gắng.

Làm việc quá sức khiến mẹ mắc những căn bệnh quái ác, nhưng nhiều khi mẹ đã âm thầm chịu đựng cơn đau vì sợ chúng con lo lắng. Rồi mẹ đi bệnh viện, bác sĩ bảo mẹ không được làm việc nặng. Chúng con khuyên mẹ nhưng mẹ bảo “mẹ không làm thì ai làm? Cứ kệ mẹ, tụi bây cứ lo học!” Căn bệnh hành hạ, những cơn đau đến thường xuyên hơn nhưng vì không có tiền nên mẹ lại không đi tái khám. Và rồi cứ thế, bệnh của mẹ ngày một nặng hơn. Mẹ biết không? Có nhiều lúc con sợ lắm. Con sợ rằng chúng con không có cơ hội để đền đáp sự hy sinh lớn lao của mẹ. Con vẫn hằng cầu nguyện xin Chúa cho mẹ sống thật lâu với chúng con. Để khi ra trường, chúng con có thể lo cho mẹ những ngày sống vui vẻ và an nhàn. Hy sinh cho chúng con nhiều như thế nhưng mẹ chẳng cần chúng con đền đáp. Mẹ là vậy đó! chỉ biết lo cho chúng con mà chẳng bao giờ chăm sóc bản thân mình.

Mẹ còn là người vị tha, con nói điều này không phải vì mẹ chưa bao giờ đánh chúng con. Nhưng vì mẹ luôn thông cảm và sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm của chúng con. Bởi vậy từ khi còn bé mỗi lần bị điểm kém hay mắc phải lỗi gì thì mẹ là người đầu tiên con thổ lộ. Mẹ ơi! Con biết mẹ buồn chúng con nhiều lắm! Bởi đôi lúc chúng con chẳng vâng lời, còn ham chơi. Đôi lúc chúng con còn thờ ơ trước những vất vả của mẹ. Năm 12 một người bạn đặc biệt đã đọc cho con nghe bài thơ Nốt Ruồi Son. Thoạt đầu con chẳng nghĩ ngợi nhiều, nhưng đến hôm nay, khi đã là sinh viên đại học con thật thấm thía. Bài thơ thế này:

Ngửa chân tìm nốt ruồi son
Nhớ ngày xưa mẹ bảo
Cái số mi một đời rong rảo
Đi là quên mất đường về…

Ngày đi gió nín bờ đê
Con chuồn mặt giận khóc mê không chào
Con ngẩng đầu lao về phía phố
Ngơ ngác cỏ gà, nức nở bồ công anh.

Chạm ngõ thị thành
Giấc quê thành tro bụi
Khát vọng leo thang trên những tầng cao
Con vẽ ước mơ bằng những bảng màu
Tươi nguyên như tuổi
Để mệt nhoài những cơn rong ruổi
Thèm một tiếng quê…

Nay về
Ngồi trên đồi gió
Mẹ đó
Nấm mồ nâu
Trưa rớt qua đầu
Vo chiếc bóng
Tròn…

Ngửa chân tìm nốt ruồi son
Cay con mắt một vết mòn
hoe đỏ…

(Bài đăng trên Mực Tím số 782 – 17.5.2007)

Con chợt nhận ra hình ảnh của mình phản phất đâu đó, con sợ rồi một ngày con “thèm một tiếng quê…” nhưng chỉ còn lại “Mẹ đó…nấm mồ nâu…”

Mẹ yêu dấu! Con viết những dòng này nhưng rất có thể mẹ chẳng bao giờ nhận được nó bởi con sẽ không bao giờ gởi đi! Năm tháng sẽ qua đi, những dòng chữ này rồi cũng mờ nhạt nhưng mẹ ơi tình yêu chúng con dành cho mẹ là mãi mãi. Đừng hy sinh vì chúng con nhiều như thế! Hãy chăm sóc bản thân mình! Hãy cho chúng con cơ hội để đền đáp tình yêu của mẹ. Sống thật lâu với chúng con mẹ nhé!

Con yêu mẹ!

Tk nha!

4 tháng 11 2017

Mùa xuân đang trôi đi một cách âm thầm, lặng lẽ. Thế là mùa hè mến yêu đã đến. Lại một niềm vui mới cho lũ học trò nghịch ngợm nhưng lại nôn nao không muốn xa mái trường thân yêu, xa thầy cô, bạn bè, xa cây bàng già và cây phượng thân yêu nữa. Cây phượng mà học sinh thầm thì các bí mật suốt bao năm trời nay. Còn bây giờ thì hoa phượng nở đỏ rực trên từng cành như thắp lửa cả ngôi trường em. Tiếng ve sầu cũng bắt đầu cất tiếng kêu vang. Mọi thứ như hòa quyện vào nhau và tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ.

Nhìn từ xa, cây phượng như khoác lên mình một chiếc váy đỏ thật tráng lệ. Gốc phượng to sần sùi vì bao năm tháng qua mưa nắng. Rễ cây ngoằn ngoèo bò trên mặt đất như những con rắn đang vui đùa và cùng nhau mừng mùa hè đến. Hoa phượng đỏ bao nhiêu thì lá cây của nó có một màu xanh um bấy nhiêu . Cành cây đăm ra từ người mẹ của nó. Cuống hoa xanh mơn mỡn khoảng tám phân, thon dài, nối liền giữa bông hoa và cành hoa. Nụ hoa thật đẹp, lúc thoáng nhìn cứ tưởng hạt ngọc bích. Hoa phượng nở từng chùm, một màu đỏ rực như muốn tô điểm lên vẻ đẹp lộng lẫy của ngày hè ở trường em. Hoa phượng đỏ rực thế mà sao hiền diệu quá.

Khi có một làn gió nhẹ thổi qua cũng đủ làm hoa phượng rơi xuống đất.Nhưng không vì thế mà phượng lấy làm buồn bã, cứ hàng ngày, phượng lại cho ra những bông hoa đẹp của tuổi học trò.Và rồi cuối cùng những bông hoa phượng nở đầy cả cây. Có ai biết rằng, giữa chùm hoa màu đỏ rực đó là nỗi nhớ thương của học trò nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp. Năm cánh hoa phượng mịn như nhung, lung linh dưới nắng hè, có lúc rực lên như chứa lửa chứa nắng. Giữa năm cánh hoa là nhụy hoa như những cô tiên áo vàng đáng tỏa hương thơm ngát, lan tỏa khắp cả khu vườn.Cánh hoa phượng như những anh hùng vĩ đại đã hi sinh vì tổ quốc thân yêu. Màu vàng của nhị hoa như màu da của con người Việt Nam. Hoa phượng như lá cờ đỏ, sao vàng. Thể hiện cho sự anh dũng, yêu Tổ Quốc bao đồng bào dân tộc đã hi sinh vì Tổ Quốc mến yêu. Màu máu đỏ như hòa quyện với màu hoa phượng, để nhắc nhở chúng em nhớ đến những chiến sĩ của đồng bào dân tộc mà cố gắng học tập thật giỏi để mai sau Tổ Quốc giàu đẹp.

Lũ học trò chúng em xem chị phượng như người bạn tri kỉ, chia sẻ những chuyện vui buồn. Cứ mỗi buổi ra chơi, chúng em lại tụ nhau ngồi dưới gốc phượng để tâm tình. Có bạn mặt rạng rỡ khoe với các bạn những điểm mười đỏ chói. Có bạn mặt buồn bực vì những chuyện không vui. Còn gì thích hơn được ngồi dưới gốc phượng, tận hưởng cái cảm giác mát mẻ, dễ chịu giữa trưa hè.Nghe những tiếng ve đang râm rang rạo rực như tan biến những cái mệt mỏi, căng thẳng sau giờ học. Trong không khí nhộn nhịp, nàng phượng vẫn lặng lẽ đứng nhìn chúng em vui chơi, đùa giỡn, em chợt thấy ánh mắt phượng rộn lên. Vẫy tay trong nắng . Rồi những buổi chúng em nhặt những cành phượng để chơi đá gà. Lũ học trò chúng em tụm năm, tụm ba lại mà không biết rằng chị phượng cũng đang đón chờ kết quả.

Cây phượng như người bạn tri kỉ của tuổi học trò chúng em. Hoa phượng báo hiệu cho học trò đủ thứ chuyện. Nào là hè đã đến rồi, đã đến lúc nghỉ ngơi sau một học kì. Một năm học căng thẳng đã đến lúc vui chơi rồi. Nhưng điều quan trọng là hoa phượng báo hiệu đã đến lúc faj xa mái trường, thầy cô, bạn bè. Nhưng dù có xa cách mấy, nó luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi người. ven công viên có biết bao là cây phượng nhưng em chỉ thấy cây phượng ở trường em là đẹp nhất thôi. Hoa phượng như đánh dấu bước ngoặc trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào kì thi quan trọng.

Vì sao tuổi học trò chúng em lại yêu hoa phượng đến thế. Mỗi lần nhìn thấy hoa phượng hay nghe tiếng ve cất tiếng là lòng em lại nôn nao quá. Chính vì vậy mà cây phượng là kí ức tươi đẹp mà học trò. Với nhiều người, mùa hè đơn giản chỉ là một mùa trong bốn mùa, không hơn, không kém. Nhưng đối với ai đã trải qua thời áo trắng thì mùa hè là nỗi niềm, là tâm trạng và trong thẩm sâu tâm hồn ta còn nỗi háo hức đón hè về. Phương ơi, ve ơi, lũ học trò sẽ chẳng bao giờ quên bạn đâu. Nhờ các bạn mà mình hiểu được mùa hè thú vị đến thế nào. Mùa hè mang lại cho chúng mình màu sắc của tuổi thơ yêu dấu. Chúng mình sẽ mãi mãi không quên màu đỏ của hoa phượng. Các bạn ơi đừng ngắt phượng, bắt ve, đừng tàn phá mùa hè bạn nhé.

21 tháng 10 2018

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh.

Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách.

Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng "thân cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho "cây đa bến nước sân đình" mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.

21 tháng 10 2018

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc

MIK tự làm đó, ngôid gõ MT mỏi cả tay!!! hehe

24 tháng 10 2019

mẹ có môt nụ cười ngầu như trái bầu

24 tháng 10 2019

Mỗi khi mẹ cười , đôi môi mẹ lại nở một nụ cười rạng rỡ như bông hồng nở rộ và trên đôi má  kia lại hiện ra những núm đồng tiền trông rất có duyên . Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể giữ được nụ cười đẹp đẽ đó