K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 6 2019

Chọn đáp án: D

Tham Khảo:

MÔI TRƯỜNG CỦA EM 
khi em lớn lên đã thấy cánh đồng 
Màu xanh lúa mát vào độ đông sang 
Em luôn đi con đường qua đồng ruộng 
Sẽ thẳng vào mái trường mỗi ban mai 

Khi em lớn lên đã có những con đường 
Xe chạy nhanh vì bên cạnh nhiều rác 
Bụi đường bay trắng ngác nhà ai 
Nắng ko thể xua nước thừa ven sông 

Khi em nghĩ em mong nơi sinh sống 
Hương xanh sẽ bay trong lành khắp nẻo 
Nhưng không thể ,người nhé phải đấu tranh 
Em yêu như thế, đồng ruộng mênh mông. 

2 tháng 11 2016
Trong khúc hát cũng nói về người mẹ
Trong bài thơ chữ mẹ đặt hàng đầu
Con có mẹ đời con hết buồn rầu
Mẹ là nắng là niềm tin con có
Suốt đời này con không ngại gian khó
Vì mẹ hiền luôn sát cánh cùng con
 
 
25 tháng 11 2021

Tham khảo!

Mưa đúng là đã thôi mưa rồi nhỉ 
Bầu trời cao không một tí mây đen 
Chỉ cuộc đời là thấy lắm bon chen 
Đất cũng chật mà lòng người cũng chật 

Chỉ có nắng với mưa là chân thật 
Thích là rơi, không thích lại thu vào 
Mặc cho người thấy thiếu cứ kêu gào 
Mưa nắng trốn chỉ ra khi nào thích 

Có những lúc nắng mưa đều tinh nghịch 
Chạy đuổi nhau cùng lúc ở trên cao 
Thế là người dưới đất phải nháo nhào 
Vừa nắng đấy, cái ào mưa tuôn xuống 

Người đi đường tha hồ mà luống cuống 
Vừa ướt xong, lại nắng xuống khô rồi 
Cứ thế này chắc ốm hết trời ơi 
Nhưng như vậy thì cuộc đời mới đẹp.

13 tháng 2 2017

Đối với thể thơ tám chữ, người ta có thể gieo vần theo nhiều cách (vần chân, vần lưng) phổ biến nhất vẫn là vần chân (những chữ in đậm là vị trí gieo vần); được gieo liên tiếp, gián cách hoặc kết hợp cả hai

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
31 tháng 5 2019

1. 

a. Câu thơ sử dụng phép nói quá để nói về nỗi li biệt, xa cách. Người chỉ mới vừa ở đó thôi mà đã thấy xa cách vạn quan san.

b. Câu thơ sử dụng phép điệp từ "còn" kết hợp với phép liệt kê "trời", "non", "nước", "cụ bán rượu" => khẳng định sự tồn tại của tình cảm, sự "say sưa" của nhân vật trữ tình dành cho cô gái cũng bền vững và trường tồn mãi như trời đất.

2. Câu thơ sử dụng chủ yếu phép so sánh.

- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã: sử dụng phép so sánh, so sánh chiếc thuyền lao ra biển mà lướt rất nhẹ, rất êm. Chiếc thuyền như con tuấn mã, ý nói chiếc thuyền đánh cá vừa đẹp, vừa khỏe, phi nước đại, tiến ra sông dài biển rộng.

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng: So sánh "cánh buồm" - cụ thể hữu hình với "mảnh hồn làng" - thứ vô hình, trừu tượng. Điều đó cho thấy con thuyền tiến ra biển lớn không chỉ thực hiện nhiệm vụ đánh cá mà còn mang trong nó những ước vọng và tình cảm thân thương của quê hương. Phép so sánh khiến con thuyền như trở thành một sinh thể có hồn, đẹp đẽ, kì vĩ, sống động.

- Phép nhân hóa qua động từ "rướn" trong câu "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" cho thấy tư thế chủ động, mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi. Nhờ sự lạc quan, mạnh mẽ, rắn rỏi vươn tới của con thuyền mà hứa hẹn mang về những mẻ cá bội thu.

3.

a. Câu thơ sử dụng câu hỏi tu từ "có tài mà cậy chi tài" kết hợp với phép chơi chữ "chữ tài liền với chữ tai một vần" nhằm đưa ra một triết lí, một quy luật của cuộc sống: người tài hoa thường bạc mệnh, thuyết tài mệnh tương đố.

b. Câu thơ sử dụng phép so sánh nhằm nhấn mạnh sự non nớt, trong sáng, ngây thơ của trẻ em => cần bảo vệ và trân trọng sự phát triển của trẻ em.

c. Câu thơ sử dụng phép nhân hóa qua từ "ơi" => trò chuyện với trâu như với người. Thể hiện sự gắn bó của người nông dân với đồng ruộng, với con trâu, cái cày. Đồng thời cũng gửi gắm ước vọng của người nông dân về cuộc sống lao động cần cù chăm chỉ, có thể thu về thành quả xứng đáng.

15 tháng 9 2018

Bài thơ như một khúc ca, ca ngợi người lao động với tinh thần làm chủ lao động, tự nhiên

- Lời thơ dõng dạc, giọng điệu say mê, hào hứng

- Vần điệu nhịp nhàng, khỏe khoắn, biến điệu linh hoạt

    + Vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách tạo nên sức mạnh, sự vang dội

    + Vần bằng tạo nên sự bay bổng, vang xa, tất cả góp phần làm nên âm hưởng bài thơ khỏe khoắn, sôi nổi, phơi phới