K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2018
Sự thành công của rất nhiều người trong xã hội không phải tự nhiên mà có được, cũng không phải do vận may mà là nhờ vào sự nỗ lực, lòng kiên trì. Sống có mục đích, có ước mơ nhưng không kiên trì thực hiện nó thì cuối cùng chúng ta vẫn quay về con số 0. Trong cuộc sống, đối với mỗi người, lòng kiên trì là cần thiết và phải được rèn giũa hằng ngày. Kiên trì là thái độ sống, làm theo, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Đó chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, dù có gian nan thử thách nhưng vẫn nhất quyết làm đến cùng. Lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố để thành công, để đạt được mục đích mà mình đặt ra. Lòng kiên trì là một đức tính tốt, cần được phát huy, có ý nghĩa lớn quyết định đến cuộc đời của mỗi con người. Khi chúng ta vạch ra kế hoạch và quyết tâm theo đuổi nó đến cùng, đó là lòng kiên trì, và chắc chắn chúng ta sẽ đạt được một kết quả như mong đợi. Có một người bạn có đam mê văn chương, bạn ấy viết rất nhiều, nhưng gia đình lại phản đối và buộc bạn phải lựa chọn con đường đi khác. Bạn vẫn kiên trì với ước mơ đó, theo đuổi nó và bây giờ bạn là một nhà văn trẻ có tên tuổi. Nhờ vào sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi đam mê nên bạn đã thành công. Đây chính là bài học mà nhiều người cần phải học hỏi và rèn luyện. Lòng kiên trì không phải rèn luyện trong ngày 1, ngày 2 mà là cả một quá trình. Mỗi ngày, chúng ta có thể rèn luyện đức tính đó bằng nhiều cách. Bạn kiên nhẫn làm hết bài tập mà cô giáo giao, đó là một biểu hiện của lòng kiên nhẫn. Đã hơn 12h đêm nhưng bài toán giải mãi vẫn chưa ra, đừng vội tắt đèn đi ngủ, bạn hãy kiên nhẫn ngồi thêm chút nữa, biết đâu bạn sẽ tìm ra được đáp án. Sự thành công của nhiều người hiện nay có được là do năng lực, bản lĩnh, nhưng yếu tố góp phần không nhỏ chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ. Để đạt được một thứ gì đó, có thể chúng ta phải đánh đổi nhiều thứ, hi sinh nhiều thứ. Đó là cái giá, nhưng bản thân mình hài lòng với việc đó, cũng không uổng phí. Cha ông ta có câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” cũng chính là răn dạy chúng ta cần phải kiên trì, chịu khó, nhẫn nại trong công việc thì mới có thể gặt hái được thành công. Muốn ăn trái ngọt, hoa thơm thì cần phải có những quãng đường đánh đổi, hi sinh. Tuy nhiên, lòng kiên trì hiểu theo nghĩa tích cực không có nghĩa là cố chấp đến cùng. Cố chấp cũng là kiên nhẫn, nhưng cố chấp vì điều không nên thì thật không đáng. Bởi vậy, lòng kiên trì nên dùng đúng lúc, đúng chỗ thì cuộc đời của mỗi người mới có thể hạnh phúc và thành công được. Bên cạnh những người có đức tính kiên trì thì vẫn còn tồn tại không ít người thiếu kiên nhẫn, cả thèm chóng chán, nhanh gục ngã. Thành công đến không dễ dàng, nếu từ bỏ mọi thứ một cách nhanh chóng thì chúng ta sẽ không nhận lại được điều gì. Đối với tuổi trẻ thì thường hay nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Cần phải rèn luyện đức tính này để sau này mỗi người có thể tự lập và đứng vững trên đôi chân của mình. Lòng kiên trì thực sự rất quan trọng đối với nhiều người. Chúng ta cần phải có kế hoạch để rèn luyện nó từng ngày. Chắc chắn rằng mục đích mà mình vạch ra khi có lòng kiên nhẫn sẽ nhanh chóng đi đến đích.
viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con người cần có lòng kiên trì , nhẫn lại " viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " nếu khi còn trẻ không chịu học tập thì lớn lên chẳng làm được việc gì có ích " viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con ng cần có lòng biết ơn những ng đã gây dựng lên thành quả " viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng...
Đọc tiếp

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con người cần có lòng kiên trì , nhẫn lại "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " nếu khi còn trẻ không chịu học tập thì lớn lên chẳng làm được việc gì có ích "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con ng cần có lòng biết ơn những ng đã gây dựng lên thành quả "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con ng cần có lòng thương yêu đối vs mọi người "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " ý thức chấp hành trật tự ATGT của các bạn HS trong trường "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " ko thể sống thiếu tình bạn "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " đoàn kết sẽ tạo lên sức mạnh "

7
16 tháng 4 2018

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con ng cần có lòng thương yêu đối vs mọi người "

Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương.
Tình yêu thương là những xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện, sự chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với đồng loại. Nếu không biết yêu thương những cảnh đời bất hạnh; nếu không biết trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp và không biết nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi nhân phẩm mình; không biết để cho trái tim mình trỗi lên những xúc cảm yêu thương thì đó là người có trái tim “tật nguyền” về cảm xúc hay nói cách khác là vô cảm.
Từ muôn đời nay, mối quan hệ giữa mẫu từ, phụ tử bao giờ cũng thiết lập bởi tình yêu thương và vì thế nó trở thành những tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nhân loại. Cũng chính vì thế, mà mối tình cảm ấy đã đi vào đời sống văn chương và nó trở thành những vần thơ, những câu chuyện giàu tính nhân văn nhất. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin - thi hào Nga đã lay động biết bao nhiêu trái tim con người. Câu chuyện Chứ Đồng Tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm ta nhớ mãi về tấm lòng của Chử Cù Văn - người cha hết mực thương con. Và còn biết bao câu chuyện về tình yêu thương khác nữa đã làm ngời sáng giá trị của tình người, tình đời. Mỗi mùa hè đến, những sinh viên với chiếc áo xanh của niềm tin và hi vọng đã lặn lội khắp nơi giúp đỡ những đồng bào khó khăn trên khắp dải đất này đã trở thành biểu tượng sáng đẹp về tình yêu thương, biết sống vì yêu thương. Câu chuyện Nguyễn Hữu Ân đã chia "Chiếc bánh thời gian" của mình để chăm sóc những bệnh nhân là hình ảnh đẹp mà tuổi trẻ cần học tập. Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta. Ngày nay, sống trong xã hội văn minh hơn, thì tình thương càng phải được đề cao hơn. Đó là điều tuổi trẻ cần ý thức và nhận ra trách nhiệm sống của mình.
Tuổi trẻ là đối tượng phải mang cho mình nhiều trọng trách nhất đối Với chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích.

16 tháng 4 2018

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " đoàn kết sẽ tạo lên sức mạnh "

Trong cuộc sống của chúng ta, tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt mà chúng ta cần phải trang bị cho mình. Nó giúp cho chúng ta vượt qua bao phong ba bão táp của cuộc đời. Đôi khi trong công việc để thành công chúng ta không thể dựa vào sức mạnh của cá nhân mà phải cần đến sức mạnh của tập thể, của sự đoàn kết. Vậy đoàn kết có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?

Vậy đoàn kết là gì? Nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn thực hiện. Tại sao chúng ta phải có tinh thần đoàn kết trong mọi việc thì sẽ dẫn đến thành công? Trước hết, tinh thần đoàn kết thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Đó chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công trong mọi công việc. Ví như ta đang cần giải quyết một bài toán, nhưng ta không thể giải quyết được nó vì nó quá khó cho nên nếu họp nhóm lại thì mỗi người thêm một suy nghĩ thì chắc chắn đáp án sẽ được giải quyết nhanh gọn thôi. Đó là thể hiện của sự đoàn kết trong học tập. Trong lịch sử xa xưa, nếu nhân dân ta không trên dưới một lòng, không đoàn kết, nắm tay lại với nhau thì không thể nào đánh đuổi được giặc ngoại xâm hung tàn, ác bá. Trong kho tang ca dao, tục ngữ ông bà ta cũng có những câu thể hiện nội dung của sự đoàn kết như “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”, “Chung lung đấu cật”, “Nhiều tay vỗ nên kêu”, “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Góp gió thành bão”,…

Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó những con người đoàn kết lại làm việc xấu, gây thương hại đến người khác. Trong trường học, nhiều học sinh tự chia nhau thành các nhóm riêng rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ trong lớp khiến cho tình cảm bạn bè bị sứt mẻ. Có học sinh chỉ vì lợi ích của cá nhân bàn ra tán vào gây ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần đoàn kết của cả lớp. Những trường hợp như vậy thật đáng bị phê phán.

Tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt và quý báu mà ta cần giữ gìn và phát huy, nhân rộng đến mọi người xung quanh. Bản thân em cũng sẽ luôn gắn kết, hòa hợp với mọi người xunh quanh tạo nên tính đoàn kết theo đúng nghĩa vốn có của nó.

Tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất cho mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Tình yêu thương là một khái niệm trừu tượng của thế giới tinh thần, được hiểu là tình cảm yêu mến, thương cảm, gắn bó sâu sắc giữa người với người, thậm chí là giữa người với động vật, thực vật,… Tình yêu thương là tình cảm xuất phát từ trái tim, được biểu hiện phong phú, đa dạng thông qua hành động, cử chỉ, lời nói của con người như đồng cảm, giúp đỡ, đoàn kết, kính trọng,... Đó có thể là tình yêu thương giữa người người thân quen, bạn bè, thầy cô,… cũng có thể là tình yêu thương giữa những con người xa lạ, những con người cùng khổ, cùng đồng cảm với nhau trong cuộc sống. Trong cuộc sống, tình yêu thương giúp con người trở nên gần gũi, thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn, từ đó xây dựng một xã hội văn minh, giàu giá trị nhân văn nhân đạo. Người sống có tình yêu thương sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Ngược lại, nếu ta sống vô cảm, ích kỉ, không có tình thương thì sẽ nhận lại những hậu quả thích đáng, đó là sự xa lánh, lạnh nhạt của những người xung quanh. Vì vậy, mỗi chúng ta cần hiểu rõ giá trị của tình yêu thương, bởi: “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
23 tháng 2 2019

làm ơn mn giúp mk lun điiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii,làm ơn đóoooooooooooooooooooooooooooo

5 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Cuộc sống chẳng bao giờ dễ dàng đối với bất kì ai. Bởi thế, muốn thành công nhất định phải biết kiên trì. Bền bỉ, kiên trì là thái độ nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, quyết tâm vượt qua thử thách để theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Người có tính kiên trì là người không thay đổi ý định, luôn giữ vững ý chí, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách để làm việc đến cùng, đạt tới mục tiêu cuối cùng. Không biết đã bao nhiêu lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là sẽ đạt được thành công. Trong bất kì công việc gì, giai đoạn cuối cùng là giai đoạn gian nan nhất. Khi đó, khó khăn chồng chất mà sức lực đã hao kiệt nhiều, khiến chúng ta rất dễ bỏ cuộc. Chính lòng kiên trì vực dậy sức sức mạnh, giúp ta đứng vững trước khó khăn khi tất cả đã hoàn toàn sụp đổ. Một người có lòng kiên trì nhất định sẽ thành công. Bởi thế, thiếu đi lòng kiên trì thật khó làm nên điều gì lớn lao, thậm chí là sẽ nhận lấy những thất bại đớn đau. Để trở nên kiên trì, ngoài việc học tập chăm chỉ cũng cần phải rèn luyện ý chí, sự bền bỉ, tăng cường sức chịu đựng và luôn luôn khao khát thành công. Hãy luôn nhắc mình cố gắng, cố gắng hơn nữa trong công việc và cả trong đời sống. Hãy nhớ rằng, thành công là một hành trình chứ không phải là điểm đến. Thiếu tính kiên trì thật khó đi hết hành trình ấy. Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà chính bằng lòng kiên trì. Ai biết kiên trì, người đó chắc chắn sẽ thắng lợi.

Lòng kiên trì là một đức tính vô cùng cần thiết, quý báu với con người. Nó hướng con người tới mục tiêu ban đầu mà mình đã đặt ra, khiến con người luôn nỗ lực bằng ý chí, của mình đi tới cùng công việc đang làm có như vậy con người chúng ta mới có thể gặt hái được thành công. Lòng kiên trì là gì? Nó chính là thái độ sống của chúng ta, trước một công việc nào đó mà chúng ta mơ ước theo đuổi. Lòng kiên trì được thể hiện bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, sự cố gắng chăm chỉ dù trong quá trình thực hiện chúng ta có thể gặp những gian nan thử thách, nhiều sóng gió, dẫn chúng ta tới thất bại. Nhưng những người kiên trì sẽ không đầu hàng số phận sẽ cố gắng tới cùng để theo đuổi mục tiêu, ước mơ ban đầu của mình. Chỉ cần có lòng kiên trì và đi đúng hướng thì nhất định các bạn sẽ thành công.

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luậnđiểm nào đó.D. Là một phép lập luận sử dụng các tác...
Đọc tiếp

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận

điểm nào đó.

D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm

Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A. Thân bài.

B. Mở bài.

C. Cả mở bài và thân bài.

D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.

 Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:

A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.

B. Phải làm việc lớn.

C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.

D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.

 Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?

A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

 Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.

C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

 

4
14 tháng 4 2020

1. C 

2. D

3. B

4. D

5. A

6. B

7. A

8. D

9. B

10. C

14 tháng 4 2020

1. C                     6. B

2. D                     7. A

3. B                     8. D

4. D                     9. B

5. A                     10. C

11 tháng 2 2019

trời hỏi câu hỏi của Online math ra
tụi mình trả lời cho cậu chép à
câu khác thì mình trả lời chứ câu này không dc nhé

11 tháng 2 2019

Tử tế hay tốt bụng đều không có mục đích vụ lợi, đánh bóng tên tuổi hoặc làm gương, nếu vậy có động cơ đó thì dứt khoát không còn là lòng tốt hay sự tử tế nữa. Lòng tốt đặt đúng chỗ chính là tử tế, bởi dân gian cũng có câu “tử tế tệ” để chỉ các hành vi có ý định tốt nhưng hóa ra lại làm hại người khác.

Mới đây, một sự kiện về lòng tốt và sự tử tế lan truyền, tác động đến tâm thức nhiều người. Đó là việc hai người đàn ông nước ngoài lao vào cứu hai đứa trẻ bị kẹt trong ngôi nhà khóa trái đang bị cháy tại Đà Nẵng. Đó là hành vi dũng cảm bởi sự cứu giúp này có thể nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của họ nhưng trước hết hành vi đó xuất phát từ lòng tốt và sự tử tế.

Họ có lòng tốt và môi trường giáo dục tạo ra sự tử tế trong họ và hành vi dũng cảm là sự thể hiện tất yếu của quá trình trên. Hành vi đó đối lập hoàn toàn với đồng bào của hai đứa trẻ kia chỉ biết đứng xem, ghi hình hay cùng lắm là la hét, gọi lực lượng chức năng cứu giúp. Đáng lưu ý là hai người đàn ông này quốc tịch khác nhau (Nga và Pháp), họ chỉ giống nhau ở chỗ so với chúng ta là người nước ngoài!

Liền sau sự kiện này, một người đàn ông nước ngoài khác tại Vũng Tàu đã lao vào can thiệp khi chứng kiến cảnh một người đàn ông Việt Nam đánh một phụ nữ trước mặt hai đứa trẻ đang ngồi trên xe máy trên đường phố. Đó cũng là hành vi tử tế thể hiện lòng tốt và ý thức bảo vệ phụ nữ vốn là nét đẹp của văn hóa phương Tây. Đây chỉ là hai sự việc mới nhất xảy ra gần đây, còn rất nhiều dẫn chứng về sự tử tế của người nước ngoài như dọn rác, móc cống, tham gia giữ gìn trật tự giao thông, đường phố và không ít những nghĩa cử hành động theo kiểu Lục Vân Tiên: “Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha”!

Còn chúng ta nghĩ gì trước sự tử tế đó? Gần đây, một nữ tài xế ở Hải Phòng xảy ra va chạm giao thông với một sinh viên đã nói rằng “sinh mạng không quan trọng”, người đi cùng bà ta cũng là một phụ nữ thì bảo người bị nạn là: “Mày báo Công an thì không phải người tốt”. Nữ tài xế này đỗ xe giữa đường, gây cản trở giao thông, bất hợp tác với Công an, Cảnh sát và tỏ một thái độ bất cần, coi thường mọi người. So sánh với hành vi của những người nước ngoài kia thì thấy rõ môi trường giáo dục, văn hóa ứng xử của chúng ta thua kém họ rất xa.


P/s: cóp mạng