Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại trái cây thơm ngon. Biết bao loại cây, mỗi loại lại có một dáng vẻ, một công dụng khác nhau. Chuối là một loài cây đã vô cùng quen thuộc, gần gũi với làng quê. Đi khắp đất nước Việt Nam, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối xanh tốt vươn lên từ bờ ao, bờ sông.
Chuối là loại cây có quả được ăn rộng rãi nhất. Nguồn gốc của cây chuối là từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó đã được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối có mặt ở ít nhất 107 quốc gia. Quả của những cây chuối dại có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối để ăn đều thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu đời.
Chuối thường được trồng nhiều ở nông thôn và miền núi. Vì là loài ưa nước nên nó thường mọc ở bên bờ sông, bờ suối. Thân chuối thẳng, nhẵn bóng như cái cột nhà. Thân chuối do nhiều bẹ chuối ôm lấy nhau tạo thành. Bẹ ở ngoài thường có màu đậm hơn, bẹ nằm chính giữa thì có màu trắng. Thân chính này là một thân giả của chuối. Nõn chuối màu xanh non, có hình dạng giống cuốn thư thời xưa. Cây chuối có rất nhiều tàu lá, lá chuối to như tấm phản, gân lá to chạy dọc phiến lá. Lúc lá chuối còn tươi thì có màu xanh nhạt, lúc già thì rũ xuống thân cây, chuyển thành màu nâu. Hoa chuối lúc mới ra thì hướng thẳng lên trời, sau quay sang ngang rồi đâm xuống đất. Sau khi hoa chuối già, bẹ ở ngoài rụng hết thì bắt đầu phát triển thành quả. Một buồng chuối có nhiều nải chuối, thường là 10 nải. Những buồng chuối có khi dài từ đỉnh xuống tận gốc, trĩu nặng cả thân cây. Quả chuối màu xanh lúc còn non, khi chín chuyển thành vàng, trông như vầng trăng lưỡi liềm.
Chuối có rất nhiều công dụng, hầu như bộ phận nào của cây cũng không cần bỏ đi. Quả chuối chín thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Ăn chuối còn có tác dụng làm đẹp cho da. Quả chuối xanh ăn kèm với thịt luộc và thường được nấu kèm với cá, ốc, trai..., vừa khử tanh vừa làm cho món ăn thêm đa dạng. Lá chuối tươi dùng để gói quà, gói bánh. Lá chuối khô có thể làm chất đốt hoặc dây buộc. Củ chuối, hoa chuối thì nấu canh hoặc làm món nộm, salad. Thân chuối xái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hạt chuối có thể làm một vị thuốc tốt trong Đông y. Chuối có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Vào ngày Tết, trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình không thể thiếu một nải chuối để cúng tổ tiên. Chuối vốn dĩ chỉ trồng để ăn quả nhưng hiện nay nó còn được dùng để trang trí trong nhà. Tàu lá rộng, xanh mướt của chuối tạo cảnh quan đẹp mắt, mang lại cảm giác tươi mới, êm đềm, tin cậy tượng trưng cho tình yêu của mẹ thiên nhiên. Những năm tháng chiến tranh đói ăn, đói mặt, chuối là nguồn thực phẩm dồi dào đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người.
Chuối cũng khá phong phú, đa dạng về chủng loại. Một số loại chuối tiêu biểu như: chuối ta quả dài như lưỡi liềm, chuối tây quả tròn và ngắn hơn, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc. Chuối ngự quả ngắn nhưng ruột vàng và có vị rất thơm ngon. Khi xưa, chuối ngự là món ăn hoàng gia, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Chuối ngự chính lá đặc sản của cùng Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam
Cây chuối mọc thành từng bụi và được trồng bằng cách tách rời thân non đem trồng thành bụi mới. Ta nên trồng chuối ở nơi gần nguồn nước như ao, hồ để tiện tưới tắm. Chuối là loại cây dễ trông và phát triển khá nhanh nên không cần tốn công chăm sóc.
Nguyễn Trãi đã từng làm bốn câu thơ về cây chuối, gọi là “Ba tiêu” :
“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem”
Trải qua bao nhiêu năm nữa, chuối vẫn sẽ có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt Nam
Chúc bạn học tốt
tham khảo :
Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều loại trái cây thơm ngon. Mỗi loài mang một hương vị khác nhau, một hình dáng khác nhau. Và có lẽ về sự dẻo thơm thì chuối là loại quả thơm ngon nhất trong số tất cả các loại hoa quả. Ngoài ra, cây chuối còn rất nhiều tác dụng trong đời sống Việt Nam.
Chuối được trồng rất nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ rất nhanh tươi tốt; còn ở rừng, bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn, vô tận. Chuối phát triển rất nhanh. Chuối có gốc tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có rễ chùm nằm dưới mặt đất. Thân chuối thuôn, thẳng, có màu xanh rì là do từng lớp lá mọc đè lên nhau thành từng lớp, từng lớp, bao trùm cái ruột rỗng bên trong. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả và nhiều hơn thế. Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cầy uốn trĩu xuống tận gốc cây. Chuối chặt theo nải. Quả chuối có nhiều hình dạng tuỳ thuộc vào từng loại khác nhau. Ví dụ: chuối ta có dáng thuôn dài, vỏ xanh; còn chuối tiêu quả căng tròn, vỏ mỏng, thịt dày, vỏ vàng. Ngoài ra còn có chuối hương, chuối ngự. chuối sứ, chuối mường...
Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả. Thân chuối rỗng nên người xưa hay dùng thay phao, ngoài ra còn làm thức ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng... và một trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa. Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị tanh như ốc, lươn,... vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng.
Cây chuối cho ta thật nhiều công dụng, không chỉ trong đời sống vật chất mà còn ở đời sống tinh thần: cây chuối là biểu tượng cho làng quê Việt Nam. Nải chuối chín không thể thiếu trong các mâm cúng trời, đất, tổ tiên. Cây chuối gắn liền với cuộc sống nông thôn, với đất nước, dân tộc ta.
Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.
Thuyết minh về cây lúa nước:
"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bong
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".
Thuyết minh về cây sen:
Hoa sen là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Đây là một lòai thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á Châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo. Những cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thóat và màu tươi sáng.
Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Cũng giống như một người được sinh ra trên thế giới, tồn tại giữa cuộc đời nhưng đã vượt thoát khỏi sự tham lam, sâu hận, dục vọng và không bị vấy bẩn, ô nhiễm bởi dòng đời.
Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý (4 mùa): Lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc. Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa… Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, Làng quê nơi Bác sinh ra cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật… Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng là xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam.
Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ…
Giản dị, tao nhã và thuần khiết, sen là hiện thân cho tính cách, lối sống và tâm hồn người Việt. Sen còn là món quà vô giá từ thiên nhiên, bởi từ sen có thể chế biến những thực phẩm bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị. Gương sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, không có mùi, có tác dụng cầm máu rất hiệu quả lên được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh băng huyết, cao huyết áp,… Hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, lại là một loại thuốc rất tốt dành để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà, tạo lên hương vị thơm dịu. Lá sen khô nghiền vụn và lá sen tươi, tất cả đều thái nhỏ, hoà với nước uống mỗi ngày còn giúp thanh nhiệt. Ngó sen vừa là một loại thuốc chữa các bệnh về gan, lại vừa là món ăn quen thuộc của người Việt, trong bữa cơm mà có một bát nộm ngó sen, vừa ngon lại giúp dễ tiêu hóa, khó ai có thể từ chối được. Ngày xuân, nhà ai cũng đều có một hộp mứt sen đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp với trầu cau, nước trà mang lại một không khí ấm áp mà thân thương, vui vẻ mà lịch sự. Nhớ hồi bé, ngày hè, mẹ thường nấu cho bát chè sen với đường, vừa thơm, ngọt lại mát, đi chơi cả ngày nhưng vẫn yên tâm không sợ bị ốm. Hoa sen đúng là loại hoa mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước chúng ta, một loại hoa mạng đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Hãng hàng không Vietnam-airline đã chọn hình ảnh bông sen sáu cánh làm biểu tượng của mình sau bao thời gian chắt lọ, suy nghĩ. Phải chăng đó cũng là biểu tượng mà người Việt Nam muốn cho bạn bè quốc tế trên khắp năm châu được biết đến. Đóa sen hồng giờ đã được nâng lên không trung, bay đến với khắp mọi nơi trên thế giới, mang niềm vui đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình và đã giúp khoảng cách giữa người và người, giữa các cộng đồng trên thế giới được xích lại gần nhau. Trong mắt của bạn bè thế giới, hình ảnh của bông sen sẽ in đậm và động lại trong tư tưởng của mọi người về một đất nước anh hùng, bất khuất dù phải trải qua bao cuộc bể dâu, bao trận chiến tang thương, khốc liệt nhưng giờ đây vẫn vững bước đi lên hội nhập với thế giới. Và rồi đây, tôi lại thầm cảm ơn, cảm ơn đóa sen mang tên “Việt Nam” đã tỏa hương thơm ngát.
Dù thời gian đang hằn những bước chân vào tạo hóa nhưng tôi tin bông hoa sen dù có trải qua bao cuộc đổi thay vẫn sẽ giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng giống như con người Việt Nam vẫn luôn vươn lên để tỏa sáng như đóa sen vươn mình đón nắng mai nơi bùn đất. Và rồi một ngày, sắc sen rạng rỡ giữa cuộc sống mến thương.
“Sen vẫn thế, âm thầm và lặng lẽ
Rồi một mai, bừng sáng giữa khung trời
Từ sâu thẳm chốn bùn lầy đất mẹ
Ngát hương sen, nét đẹp chẳng phai phôi”
Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt Nam.
Thuyết minh về cây nhãn lồng Hưng Yên: Mỗi vùng miền đều có những đặc sản đại diện cho quê hương và con người nơi đó. Thanh hóa có Nem chua, Lục Ngạn Bắc Giang có vải Thiều, Thái Bình có Bánh cáy…và khi nhắc đến Hưng Yên thì ai cũng nhớ đến một sản vật có một không hai với cái tên đầy trân trọng “Nhãn lồng”.Khắp 3 miền đất nước, đâu đâu cũng có nhãn, bởi đây là thứ cây thân thuộc không thể thiếu trong góc vườn của mọi gia đình. Tuy nhiên, chỉ nhãn cùi, nhãn lồng, nhãn Hương Chi, nhãn đường phèn, nhãn nước, nhãn thóc mới có ở các vườn nhãn Hưng Yên. Mảnh đất được phù sa của sông Hồng nâng niu, bồi đắp để cây nhãn dâng tặng cho đời thứ quả thơm thảo.
Mùa xuân, cây nhãn ra hoa trong tiết trời se lạnh và mưa nhẹ. Bóng những tán cây xum xuê và hương thơm của hoa tỏa nhẹ, thơm mát, đâu đó dậy lên tiếng ong rủ nhau đi hút mật..
Đến mùa quả chín, cây nhãn nhuộm một màu vàng như màu nắng, át cả màu xanh của lá, cho những trái nhãn thơm ngon trĩu cành. Những khuôn mặt ngời ngời hạnh phúc khi được tự tay thu hoạch những chùm quả chín đầu cành. Những dòng người nơi xa, người mua kẻ bán tấp nập đổ về Hưng Yên để mua Nhãn lồng, đông đúc, chật kín cả đường.
Vào mùa nhãn, đi trên những con đường hay những khu vườn của Hưng Yên, khẽ khàng chạm tay vào những chùm nhãn bóng mịn, trĩu nặng mà thấy lòng tự hào với cái tên gọi “vương quốc Nhãn lồng”. Ở vương quốc nhãn này, người dân cậy nhờ vào thứ cây đặc sản để khẳng định tên tuổi, thương hiệu của mình khắp nơi nơi.
Những quả nhãn căng mọng, hương thơm dịu nhẹ như mời gọi các du khách thưởng thức. Nhãn lồng Hưng Yên quả to, tròn, da trơn bóng một màu vàng nâu nhạt, cùi dày, ráo nước. Bóc một lớp vỏ mỏng láng, để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà hấp dẫn như mời gọi.
Đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn, dai. Bên trong là hạt nhỏ màu đen nhánh, ngơ ngác như ánh mắt đen huyền của trẻ thơ. Mùi hương cũng rất đặc trưng, đó không phải là một mùi thơm nức mũi mà nhẹ nhàng, tinh khiết, dịu mát, ăn mà thấy khoan khoái.
Chả thế mà nhà bác học Lê Quý Đôn từng viết "mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi, đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho". Không phải thứ nhãn nào cũng được ưu ái và ví von với những lời hay và ý đẹp như thế.
Người xưa thường dùng nhãn lồng để tiến vua, tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng nhãn quý là "Nhãn lồng bổ ngập dao phay", cùi nhãn phải dày, mọng nước và nhiều mật. Người ta gọi tên Nhãn lồng vì nhiều sự tích, nhưng có lẽ cũng bởi Nhãn lồng Hưng Yên có 2 dẻ cùi lồng xếp lên nhau.
Không chỉ thưởng thức quả nhãn tươi vừa được hái trên cành mà người dân còn nghĩ ra cách làm long nhãn. Quả nhãn tươi bóc vỏ, tách riêng lấy phần thịt nhãn đem phơi khô thành những múi dẻo quánh, màu nâu sẫm, vẫn còn nguyên hương thơm và vị ngọt hắc hơn cả đường phèn. Long nhãn thường được dùng làm thuốc hoặc uống với trà.
Tuy ngày nay có rất nhiều nơi trồng được nhãn nhưng chỉ có nhãn lồng Hưng Yên mới có được hương vị đặc biệt, hiếm hoi mà không địa phương nào có được. Có lẽ thiên nhiên đã ưu ái ban tặng riêng cho mảnh đất này trái nhãn đậm đà một dư vị khó quên.
Nhãn lồng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là một nét đẹp trong văn hóa của người Hưng Yên. Trải qua bao nhiêu năm, nhãn lồng Hưng Yên vẫn gắn bó máu thịt với đời sống kinh tế và tâm linh người dân nơi đây.
Từ sâu thẳm chốn bùn lầy đất mẹ
Ngát hương sen, nét đẹp chẳng phai phôi”
Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt Nam.
Từ một thiếu nữ tài sắc sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che". Kiều đã trở thành món hàng trong màn mua bán của Mã Giám Sinh và giờ nàng đang sống trong cô đơn, nhớ thương đau buồn, lo âu nơi lầu Ngưng Bích. Hai mươi hai câu thơ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thể hiện rõ bức tranh tâm cảnh của Kiều. Sống nơi lầu Ngưng Bích là kiểu sống trong sự cô đơn tuyệt đối:
"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng."
Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, hai chữ "khóa xuân" đã nói lên điều đó. "Khóa xuân" ở đây không phải nói tới những cô gái còn cấm cung mà là sự mỉa mai, chua xót cho thân phận nàng Kiều. Nàng trơ trọi giữa thời gian mênh mông, không gian hoang vắng trong hoàn cảnh tha hương, cô đơn, giờ lại bị đầy vào chốn lầu xanh ô nhục. Trong cảnh ngộ như thế. Kiều chỉ còn biết lắng nghe tiếng nói từ sâu thẳm lòng mình. Tâm trạng Kiều trải ra theo cái nhìn cảnh vật. Nhìn lên trên là vầng trăng đơn côi, nhìn xuống mặt đất thì bên là cồn cát nhấp nhô lượn sóng bên là bụi hồng cuốn xa hàng vạn dặm. Lầu Ngưng Bích là một chấm nhỏ giữa thiên nhiên trơ trọi, giữa mênh mang trời nước. Cái lầu cao ngất nghểu, trơ trọi ấy giam hãm một thân phận trơ trọi. Không một bóng người, không một sự chia sẻ, chỉ có một thiên nhiên câm lặng làm bạn. Kiều chỉ có một mình để tâm sự, để đối diện với chính mình. Trong cái không gian rợn ngợp và thời gian dài dặc, quẩn quanh "mây sớm đèn khuya" gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi đơn côi khiến Kiều càng thấy "bẽ bàng" chán ngán, buồn tủi. Sớm và khuya, ngày và đêm Kiều thui thủi một mình nơi đất khách quê người, nàng chỉ còn biết làm bạn với mây và đèn. Trong nỗi cô đơn tuyệt đối ấy, lòng Kiều dồn tới lớp lớp những chua xót. Buồn vì cảnh hoang vu, rợn ngợp và buồn vì ái tình riêng khiến lòng như bị xé: "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng". Nguyễn Du từ cảnh vật trước lầu Ngưng Bích đã nói lên những nỗi lòng của Thúy Kiều. Đó là sự cô đơn, vô vọng đến tuyệt đối và đó là những dư vị của bao tháng ngày gian khổ sưng tấy. Tạm quên đi những chia xẻ trong lòng, Kiều nhớ về những người thân: "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng / Tin sương luống những rày trông mai chờ". Đối với những quy định phong kiến, Kiều nhớ về người yêu rồi nhớ đến cha mẹ. Trong lúc này, nỗi đau đớn tình người yêu nữa còn da diết. Kỷ niệm còn mới đây thôi. Hơn thế nữa Kiều lại bị Mã Giám Sinh mua chuộc, sớm đó bị đưa vào lầu xanh nên nỗi đau lớn nhất của nàng lúc này là: "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai". Chính bởi thế mà người đầu tiên nàng nghĩ tới là chàng Kim. Với cha mẹ nàng đã hy sinh bán mình nên phần nào đã đền đáp được ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, nàng là kẻ phụ tình, tối hẹn. Trong tâm cảnh như thế, để Kiều nhớ chàng Kim trước là sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ tới người yêu là nhớ tới đêm trăng thề nguyền. Vừa mới hôm nào, nàng cùng chàng uống chén rượu thề nguyền son sắt, một lòng cùng nhau một đời mà nay mối tình duyên đã chia đột ngột. Câu thơ như có nhịp thổn thức của trái tim rỉ máu. Kiều đau đớn hình dung Kim Trọng vẫn ngày ngày hướng về nàng để chờ tin mà uổng công vô ích. Càng nhớ chàng Kim bao nhiêu thì Kiều lại thương cho thân mình bấy nhiêu. Thương mình bơ vơ bên trời góc bể, càng nuối tiếc mối tình đầu, càng hiểu rằng tấm son mà nàng dành cho chàng Kim chẳng bao giờ nguôi ngoai. Không chỉ vậy mà tấm son đã bị hoen ố của nàng đến khi nào mới rửa cho được. Trong nỗi nhớ còn có cả nỗi xót xa, ân hận, tủi hổ. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn, Kiều đã tạm để nỗi lòng mình lắng xuống và nhớ tới Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thủy của một con người. Nếu khi nhớ tới Kim Trọng. Kiều "tưởng" thì khi nghĩ tới cha mẹ Kiều "xót":
"Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm".
Nàng thương cha mẹ từ bấy đến nay vẫn sớm chiều tựa cửa chờ tin đứa con lưu lạc. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể quạt nồng, ấp lạnh, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh", điển cố "Sân Lai, gốc tử" đều nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi thay. Cha mẹ thì mỗi người thêm một già yếu mà nàng thì chẳng thể ở bên chăm sóc. Giờ đây khoảng cách không gian giữa nàng và cha mẹ là cách mấy nắng mưa. Thiên nhiên không chỉ tàn phá cảnh vật mà còn tán phá cả con người. Lần nào khi nhớ tới cha mẹ. Kiều cũng nhớ ơn chín chữ cao sâu và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Nỗi nhớ của nàng được gửi vào chiều dài thời gian, vào chiều sâu không gian bởi vậy mà càng thêm da diết, sâu xa. Dù đau buồn bất hạnh nhưng trái tim Kiều đầy yêu thương, nhân hậu, vị tha. Nàng là người tình chung thủy, là người con rất mực hiếu thảo, là người có tấm lòng vị tha đáng trọng. Hai nỗi nhớ được biểu hiện khác nhau đó cũng là sự cảm thông lạ lùng của nhà thơ, tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đối với con người. Vẫn việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc, những nỗi buồn khác nhau với lí do buồn khác nhau, trong lòng Kiều đã buồn tác động lại khiến càng buồn hơn và nỗi buồn ngày một ghê gớm, mãnh liệt hơn.
"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ẩm âm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."
Tám câu thơ vừa là bức tranh tâm cảnh mà cũng là thực cảnh. Cảnh được miêu tả theo kiểu tứ bình trong con mắt trông bốn bề và từ xa tới gần. Cảnh đầu tiên mà Kiều trông thấy là bể lúc chiều hôm: "Buồn trông cửa bể chiều hôm / Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?". Không gian mênh mông và thời gian khi chiều tà muôn thuở gợi buồn. Giữa khung cảnh ấy chỉ có một con thuyền vô định và hiện hữu với cánh buồm thấp thoáng xa xa như một ảo ảnh. Cảnh đã gợi trong lòng người tha thương nỗi buồn nhớ về cha mẹ, quê nhà xa cách, nỗi cô đơn và khát khao sum họp. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi trong lòng Kiều nỗi buồn về thân phận trôi nổi, không biết rồi sẽ bị trôi dạt, bị vùi dập ra sao: "Buồn trông ngọn nước mới sa / Hoa trôi man mác biết là về đâu!" càng làm Kiều xót xa cho duyên phận, số kiếp của mình. Sau một cửa biển, một cánh hoa giữa dòng nước là cảnh của một nội cỏ.
"Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh".
Cả một nội cỏ trải ra mênh mông nhưng khác với cỏ trong ngày Thanh minh. Đó là "cỏ non xanh rợn chân trời", còn cỏ ở đây "rầu rầu". Một màu vàng úa gợi tới sự héo tàn, buồn bã. Màu xanh nhàn nhạt trải dài từ mặt đất tới chân mây không phải màu xanh của sự sống của hy vọng mà chỉ gợi nỗi chán ngán vô vọng vì cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh này không biết bao giờ mới kết thúc. Cảnh mờ mịt cũng giống như tương lai mờ mịt, thân phận nội cỏ hoa héo của Thúy Kiều. Và cuối cùng là cảnh con sóng nổi lên ầm ầm sau cơn gió: "Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/ Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi." Tiếng sóng như báo trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay cũng chỉ là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên. Kiều không chỉ buồn mà còn lo sợ, kinh hãi như đang đứng trước sóng gió, bão táp của cuộc đời này sắp đổ xuống đầu nàng. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động. Cảnh ngày một rõ hơn để diễn tả nỗi buồn từ man mác mông lung đến âu lo kinh sợ dồn đến bão táp nội tâm. Thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng mờ ảo bởi nó được nhìn theo quy luật "cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Và đó cũng là hiện thân, là tang vật của quá khứ khổ đau, hiện tại lẻ loi bất hạnh và báo hiệu một tương lai khủng khiếp. Tất cả đều là hình ảnh về sự vô định, mong manh, vô vọng, sự trôi dạt, bế tắc. Đoạn thơ gồm bốn cặp câu lục bát cũng là bốn cảnh và cặp câu được liên kết nhớ điệp ngữ "buồn trông".
"Buồn trông cửa biển chiều hôm
Buồn trông ngọn nước mới xa
Buồn trông nội cỏdầu dầu
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh".
"Buồn trông" là nhìn xưa mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại nhưng trông mà vô vọng. "Buồn trông" có cái thoảng thốt lo âu, có cái xa lạ cuốn hút tầm nhìn, có cả sự dự cảm hãi hùng của người con gái lần đầu lạc bước giữa cuộc đời ngang nửa. Điệp ngữ kết hợp với hình ảnh đứng sau cùng các từ láy đã diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, trào dâng lớp lớp như những con sóng lòng. Điệp ngữ tạo nên những vần bằng, gợi âm hưởng trầm buồn man mác, diễn tả nỗi buồn mênh mang sâu lắng, vô vọng đến vô tận. "Buồn trông" trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng như điệp khúc của tâm trạng. Bằng một gam màu nhạt và lạnh, Nguyễn Du đã vẽ lên một bộ tứ bình tâm trạng hết sức độc đáo và xúc động. Khúc ca khép lại đầy dư âm với hòa tấu phức điều của sóng biển, "sòng lòng", "sóng dời" đang vang lên những tiếng gầm gào của hiểm họa như muốn hất tung, nhấn chìm người con gái cô đơn, tội nghiệp trên điểm tựa chiếc ghế đời mỏng manh. Lúc này Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất để rồi bị lừa gạt và dấn thân vào cuộc đời "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Để thể hiện tâm trạng phức tạp mỗi nỗi buồn ôm trọn ba nỗi buồn: buồn nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính mình. Nguyễn Du đã chọn cách thể hiện "tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này" thật độc đáo tạo nên đoạn thơ tuyệt bút với bút pháp tả cảnh ngụ tình.
Tóm lại, Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm cảnh khắc họa nỗi buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dựbáo sóng gió bão bùng mà nàng phải trải qua trong mười lăm năm lưu lạc "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc đồng thời thể hiện tấm lòng nhân hậu, cảm thương chia sẻ của Nguyễn Du với nỗi đau của Thúy Kiều.
Đoạn văn thuyết minh ngắn giới thiệu về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Đoạn Trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” được trích trong Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du. Đoạn trích nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”.
Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt và làm nhục, mặc cho Tú bà mắng nhiếc, chửi rủa nhưng Kiều vẫn nhất định không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận làm kĩ nữ ở chốn lầu xanh. Vì quá đau đớn và tủi nhục, phẫn uất, Kiều đã định đi tự vẫn, thấy vậy, Tú bà sợ mất vốn nên đã lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ giả vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn rằng khi nào nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế.
Chính vì thế mà Tú bà đưa Kiều ra sống riêng ở Lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện những âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn. Kết cấu của đoạn trích gồm có ba phần, phần một bao gồm sáu câu đầu diễn tả hoàn cảnh cô đơn và tội nghiệp của Kiều, phần hai là tám câu tiếp theo diễn tả nỗi nhớ Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của nàng, phần ba là tám câu thơ cuối, diễn tả tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều qua cách nhìn cảnh vật. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và đáng thương của Kiều, đồng thời bộc lộ được nỗi nhớ người thân da diết, nhớ người yêu và nhớ gia đình, tấm lòng thủy chung và hiếu thảo, vị tha của Kiều đang bị giam giữ, trói buộc ở lầu Ngưng Bích. Đoạn trích là thành công của tác giả Nguyễn Du về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc, bút pháp tả cảnh ngụ tình hay nhất trong cả tác phẩm “Truyện Kiều”. Đoạn trích đồng thời cũng thể hiện được sự đồng cảm và lòng thương xót của tác giả dành cho số phận và những nỗi đắng cay trong cuộc đời Kiều.
- Tìm theo Lớp học
- Lớp 1
- Lớp 2
- Lớp 3
- Lớp 4
- Lớp 5
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
- + Âm nhạc
- + Mỹ thuật
- + Toán học
- + Vật lý
- + Hóa học
- + Ngữ văn
- + Tiếng Việt
- + Tiếng Anh
- + Đạo đức
- + Khoa học
- + Lịch sử
- + Địa lý
- + Sinh học
- + Tin học
- + Lập trình
- + Công nghệ
- + Thể dục
- + Giáo dục Công dân
- + Giáo dục Quốc phòng - An ninh
- + Ngoại ngữ khác
- + Khác
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
- Đại học
- Trình độ khác
- Tìm theo Môn học
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Ngữ văn
- + Lớp 1
- + Lớp 2
- + Lớp 3
- + Lớp 4
- + Lớp 5
- + Lớp 6
- + Lớp 7
- + Lớp 8
- + Lớp 9
- + Lớp 10
- + Lớp 11
- + Lớp 12
- + Đại học
- + Trình độ khác
- Tiếng Việt
- Tiếng Anh
- Đạo đức
- Khoa học
- Lịch sử
- Địa lý
- Sinh học
- Tin học
- Lập trình
- Công nghệ
- Thể dục
- Giáo dục Công dân
- Giáo dục Quốc phòng - An ninh
- Ngoại ngữ khác
- Xác suất thống kê
- Tài chính tiền tệ
- Khác
== Môn học == Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Thể dục Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng - An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Khác == Trình độ lớp == Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Gửi bài tập bạn cần làm
Bài tập | Bài tập chưa có lời giải | Bài tập của tôi | Phương pháp Học tập | Gửi bài tậpThuyết minh về cây thanh long
Đạt Nguyễn Tấn | |
Thứ 6, ngày 15/09/2017 15:47:34 | |
Ngữ văn - Lớp 9 | Ngữ văn | Lớp 9 |
|
|
DORAEMON +1đ điểm giá trị | |
Thứ 6, ngày 15/09/2017 15:48:38 |
Đi đến đâu các bạn cũng có những loại đặc sản, và khi đến Bình Thuận các bạn sẽ thấy trái thanh long – một đặc sản của Bình Thuận. Tại vùng đất này, những cây thanh long mọc lên trong nắng đẹp lạ lùng.
Thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia.
Trên thế giới, cây thanh long được xem như là một cây ăn trái mới được phát hiện và đưa lên thành hàng hóa trong vài năm gần đây. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng Thanh Long tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích ước tính khoảng 2.000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha. Cây Thanh Long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ, cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh, từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái Thanh Long nhưng làm vậy cây sẽ mất sức nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường.
Quả của nó 3 dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá, đó là: ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ và ruột trắng với vỏ vàng.
Về Thanh long ruột trắng, loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
Về Thanh long ruột đỏ, loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuân, có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất khó trồng.
Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang, hoa có thể ăn hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoá.
Hoa của Thanh Long chỉ nở vào ban đêm ( khoảng 7h tối theo giờ Việt Nam) hoa màu trắng có mùi thơm tỏa ra, bông hoa nở tròn lớn cho nên còn được gọi là “hoa trăng” hay “ nữ hoàng của đêm”, bên trong nhụy chứa nhiều bột mịn có hương thơm. Vì vậy ngoài việc nuôi trồng ăn trái, thanh long cũng được trồng làm cây cảnh.
Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống. Có thể dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép. Tuy nhiên nếu dùng trụ ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm hay chiều tối. Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ (+) hoặc đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ xuống.
Những cây thanh long thảng hàng ngay lối với những nhánh cây vươn lên như đầu của chàng Gulit khổng lồ. Trái thanh long trông như một búp hoa vươn lên với những tay màu xanh đầy xuất sống. Thanh long Bình Thuận rất ngọt và tươi. Và gía của thanh long tại Bình Thuận rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng một ký. Đó là chưa kể bạn có thể thăm quan vườn thanh long và xin một nhánh về trồng tại nhà. Nó sẽ mọc rất nhanh và khoẻ mạnh. Bạn có thể biết là thanh long hiện nay ở Bình Thuận đang được xuất khẩu và bán tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Singapore, HongKong, Nhật Bản…. và các nước Châu Âu.
Đi đến đâu các bạn cũng có những loại đặc sản, và khi đến Bình Thuận các bạn sẽ thấy trái thanh long – một đặc sản của Bình Thuận. Tại vùng đất này, những cây thanh long mọc lên trong nắng đẹp lạ lùng.
Thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia.
Trên thế giới, cây thanh long được xem như là một cây ăn trái mới được phát hiện và đưa lên thành hàng hóa trong vài năm gần đây. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng Thanh Long tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích ước tính khoảng 2.000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha. Cây Thanh Long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ, cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh, từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái Thanh Long nhưng làm vậy cây sẽ mất sức nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường.
Quả của nó 3 dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá, đó là: ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ và ruột trắng với vỏ vàng.
Về Thanh long ruột trắng, loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
Về Thanh long ruột đỏ, loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuân, có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất khó trồng.
Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang, hoa có thể ăn hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoá.
Hoa của Thanh Long chỉ nở vào ban đêm ( khoảng 7h tối theo giờ Việt Nam) hoa màu trắng có mùi thơm tỏa ra, bông hoa nở tròn lớn cho nên còn được gọi là “hoa trăng” hay “ nữ hoàng của đêm”, bên trong nhụy chứa nhiều bột mịn có hương thơm. Vì vậy ngoài việc nuôi trồng ăn trái, thanh long cũng được trồng làm cây cảnh.
Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống. Có thể dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép. Tuy nhiên nếu dùng trụ ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm hay chiều tối. Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ (+) hoặc đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ xuống.
Những cây thanh long thảng hàng ngay lối với những nhánh cây vươn lên như đầu của chàng Gulit khổng lồ. Trái thanh long trông như một búp hoa vươn lên với những tay màu xanh đầy xuất sống. Thanh long Bình Thuận rất ngọt và tươi. Và gía của thanh long tại Bình Thuận rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng một ký. Đó là chưa kể bạn có thể thăm quan vườn thanh long và xin một nhánh về trồng tại nhà. Nó sẽ mọc rất nhanh và khoẻ mạnh. Bạn có thể biết là thanh long hiện nay ở Bình Thuận đang được xuất khẩu và bán tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Singapore, HongKong, Nhật Bản…. và các nước Châu Âu.
Tham khảo !
Dọc theo đất nước Việt Nam, có thật nhiều những loài cây, mỗi loài mỗi vẻ, mỗi vai trò riêng trong cuộc sống của con người. Và có lẽ, từ bao đời nay, cây tre vẫn luôn là loài cây thân thuộc, gần gũi và gắn bó sâu sắc với những làng quê nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung.Tre là một loài cây được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên đất nước ta. Tre là một trong số nhiều loài cây thuộc tông tre, phân họ tre, thuộc bộ hòa thảo. Cây cùng họ với nhiều loài khác như nứa, vầu, trúc,... Đồng thời, tre thuộc nhóm thực vật thân xanh, có thể sống nhiều năm, còn gọi là cây đa niên và được trồng ở nhiều nơi. Tre được chia làm nhiều loại khác nhau như tre gai, tre mạnh tông, tre vàng sọc,... Mỗi loại ấy đều có những đặc trưng riêng song chúng đều mang trên mình những đặc điểm chung của tre. Trước hết, mỗi cây tre thường cao khoảng tám đến mười mét, thân cây được chia làm nhiều đốt khác nhau và bên trong nó thường rỗng. Tùy vào từng loại tre khác nhau mà màu sắc của thân tre cũng như độ dài của các đốt trên thân tre cũng có thể khác nhau. Thêm vào đó, lá tre thường dài, mỏng và dẹt, có một đầu nhọn hoắt và thường có các gân lá song song với nhau theo chiều dọc của lá cây. Lá tre thường kết lại với nhau thành một chùm gồm năm lá, tỏa ra các hướng trông như một chiếc quạt nan. Theo thời gian và độ trưởng thành của cây tre, lá tre cũng chuyển đổi từ màu xanh sang màu vàng và cuối cùng là rụng đi. Và một điều chắc hẳn ít ai biết đó chính là tre cũng có hoa. Hoa tre thường có màu trắng, tuy nhiên, ít ai có thể nhìn thấy nó bởi lẽ, hoa tre thường rất ít khi nở và nó thường chỉ nở một lần duy nhất vào cuối vòng đời của nó. Đồng thời, tre là loài cây rễ chùm, chúng không sống riêng rẽ từng cây như các loài cây khác mà nhiều cây tụ lại với nhau, sống thành từng khóm, từng lũy như để bao bọc, chở che cho nhau.
....
Bạn tham khảo nha:
Tre thường được thấy ở cổng làng, cổng đình cùng với những hình ảnh như cây đa, giếng nước, sân đình, là một điều không thể thiếu nơi làng quê. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre tròn, xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra, nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Lá dài, thon, nhọn, chỉ bằng nửa lá xoài, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.
1)Có rất nhiều các loại kính khác nhau. Kính thuốc là kính dùng cho người có bệnh về mắt như loạn thị, cận ,....Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính giúp cho đôi mắt của chúng ta không bị mỏi khi nhìn lâu.Kính dâm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời tránh được những tia phản xạ của mặt trời. Kính thời trang như 1 vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt của chúng ta. Tuy nhiên chúng ta cũng phải nên lựa chọn loại kính phù hợp với mắt của mình. Mỗi loại kính sẽ có những công dụng khác nhau của chúng.
So sánh: in đậm
Tham khảo:
Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được coi như là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.
So sánh: in đậm
Thuyết minh về con thỏ
Nếu tôi hỏi bạn về một câu: "Trong các loài vật nuôi trong gia đình, bạn yêu quý con vật nào nhất?" thì tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều câu trả lời. Nhưng riêng đối với tôi, tôi vẫn yêu quý chú thỏ trắng nhà mình với bộ lông mềm và trắng muốt.
Giống thỏ được nhập vào nước ta, cách đây khoảng một trăm năm, nên thỏ là loài vật gần gũi với mọi người dân Việt Nam. Thỏ có lớp lông mao dày để thích nghi với những điều kiện thời tiết khô hạn. Tai thỏ dài và có thể chuyển được hướng để nghe những âm thanh và tiếng động cảu kẻ thù. Ở thỏ cũng có một đặc điểm để thích nghi với môi trường sống trên cạn rất nhiều bụi. Đó là mắt có mi mắt và tuyến lệ.
Hiện nay, tuy thỏ đã được nuôi dưỡng trong nhiều gia đình nhưng chúng vẫn mang nhiều tập tính của thỏ rừng - tổ tiên xa xưa của chúng. Một trong những tập tính của thỏ mang dấu ấn của tổ tiên chúng là tập tính đào hang. Ở hai đôi chi trước và sau của thỏ đều có vuốt giúp chúng bới đất. Đối với thỏ, hang có vị trí rất quan trọng, vì nó không chỉ là nơi sinh sống của thỏ, mà đó còn là nơi để chúng trốn tránh kẻ thù.
Vì thiếu những bộ phận tự vệ như nanh, vuốt sắc nên chúng thường đi kiếm ăn về buổi chiều hay ban đêm để tránh bị kẻ thù săn đuổi. Chúng ăn cỏ, lá và một số loại thực vật. Do ăn bằng cách gặm nhấm nên răng cửa thỏ dài, cong, vát và sắc. Thỏ là loài dộng vật chịu được lạnh , dù thời tiết hanh khô hay giá lạnh chúng vẫn thích nghi được. Nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Thỏ là loài động vật đẻ con. Mỗi lần đẻ từ một đến hai con. Chúng nuôi con bằng sữa của mình.
Thỏ "đi" không như chó, mèo mà chúng di chuyển bằng cách "nhảy cóc". Hai chi sau dài hơn hai chi trước. Khi nhảy, hai chan sau đạp một cái là cất mình bay lên, khi hạ xuống thì hai chân trước đỡ như cái nhíp. Khi gặp nguy hiểm, ngoài cách lẩn trốn vào hang, thỏ còn bỏ chạy. Thỏ chạy rất nhanh, có thể lên tới tám mươi ki-lô-mét trong một giờ. Thỏ thường chạy theo những đường uốn khúc để đánh lừa kẻ săn đuổi và làm chúng mất đà.
Ngày nay, đã có ít nhất trên sáu mươi giống thỏ. Ở nước ngoài thỏ được nuôi trong các lồng sắt, nhưng ở Việt Nam phần lớn thỏ được thả ở ngoài vườn và cho tự đi kiếm ăn. Thỏ được nuôi để ăn thịt hoặc lấy lông. Ngoài ra thỏ còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm. Vì thỏ có cấu tạo gần giống cơ thể người nên được dùng để thử những loại thuốc mới. Thịt thỏ thơm, được dùng để chế biến nhiều loại thức ăn. Ngoài ra, tai thỏ ngâm rượu còn là một loại thuốc quý. Lông thỏ được dùng may áo bông, làm khăn,... vừa đẹp lại vừa ấm.
Khi đẻ con, thỏ thường nhổ một ít lông ngực để lót ổ cho con. Thỏ đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong các câu chuyệ cổ tích và phim hoạt hình như em nào cũng biết bộ phim hoạt hình "Hãy đợi đấy" nói về một chú thỏ là một con sói. Thỏ con tuy nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, luôn chiến thắng con sói già gian ác.
Thỏ đã trở thành một laòi vật nuôi kinh tế ở nước ta, và cũng còn được nuôi trong nhiều gia đình. Giữ gìn, bảo vệ loài thỏ là bảo vệ hệ đa dạng sinh thái môi trường.
Thuyết minh về con thỏ
Nếu tôi hỏi bạn về một câu: "Trong các loài vật nuôi trong gia đình, bạn yêu quý con vật nào nhất?" thì tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều câu trả lời. Nhưng riêng đối với tôi, tôi vẫn yêu quý chú thỏ trắng nhà mình với bộ lông mềm và trắng muốt.
Giống thỏ được nhập vào nước ta, cách đây khoảng một trăm năm, nên thỏ là loài vật gần gũi với mọi người dân Việt Nam. Thỏ có lớp lông mao dày để thích nghi với những điều kiện thời tiết khô hạn. Tai thỏ dài và có thể chuyển được hướng để nghe những âm thanh và tiếng động cảu kẻ thù. Ở thỏ cũng có một đặc điểm để thích nghi với môi trường sống trên cạn rất nhiều bụi. Đó là mắt có mi mắt và tuyến lệ.
Hiện nay, tuy thỏ đã được nuôi dưỡng trong nhiều gia đình nhưng chúng vẫn mang nhiều tập tính của thỏ rừng - tổ tiên xa xưa của chúng. Một trong những tập tính của thỏ mang dấu ấn của tổ tiên chúng là tập tính đào hang. Ở hai đôi chi trước và sau của thỏ đều có vuốt giúp chúng bới đất. Đối với thỏ, hang có vị trí rất quan trọng, vì nó không chỉ là nơi sinh sống của thỏ, mà đó còn là nơi để chúng trốn tránh kẻ thù.
Vì thiếu những bộ phận tự vệ như nanh, vuốt sắc nên chúng thường đi kiếm ăn về buổi chiều hay ban đêm để tránh bị kẻ thù săn đuổi. Chúng ăn cỏ, lá và một số loại thực vật. Do ăn bằng cách gặm nhấm nên răng cửa thỏ dài, cong, vát và sắc. Thỏ là loài dộng vật chịu được lạnh , dù thời tiết hanh khô hay giá lạnh chúng vẫn thích nghi được. Nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Thỏ là loài động vật đẻ con. Mỗi lần đẻ từ một đến hai con. Chúng nuôi con bằng sữa của mình.
Thỏ "đi" không như chó, mèo mà chúng di chuyển bằng cách "nhảy cóc". Hai chi sau dài hơn hai chi trước. Khi nhảy, hai chan sau đạp một cái là cất mình bay lên, khi hạ xuống thì hai chân trước đỡ như cái nhíp. Khi gặp nguy hiểm, ngoài cách lẩn trốn vào hang, thỏ còn bỏ chạy. Thỏ chạy rất nhanh, có thể lên tới tám mươi ki-lô-mét trong một giờ. Thỏ thường chạy theo những đường uốn khúc để đánh lừa kẻ săn đuổi và làm chúng mất đà.
Ngày nay, đã có ít nhất trên sáu mươi giống thỏ. Ở nước ngoài thỏ được nuôi trong các lồng sắt, nhưng ở Việt Nam phần lớn thỏ được thả ở ngoài vườn và cho tự đi kiếm ăn. Thỏ được nuôi để ăn thịt hoặc lấy lông. Ngoài ra thỏ còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm. Vì thỏ có cấu tạo gần giống cơ thể người nên được dùng để thử những loại thuốc mới. Thịt thỏ thơm, được dùng để chế biến nhiều loại thức ăn. Ngoài ra, tai thỏ ngâm rượu còn là một loại thuốc quý. Lông thỏ được dùng may áo bông, làm khăn,... vừa đẹp lại vừa ấm.
Khi đẻ con, thỏ thường nhổ một ít lông ngực để lót ổ cho con. Thỏ đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong các câu chuyệ cổ tích và phim hoạt hình như em nào cũng biết bộ phim hoạt hình "Hãy đợi đấy" nói về một chú thỏ là một con sói. Thỏ con tuy nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, luôn chiến thắng con sói già gian ác.
Thỏ đã trở thành một laòi vật nuôi kinh tế ở nước ta, và cũng còn được nuôi trong nhiều gia đình. Giữ gìn, bảo vệ loài thỏ là bảo vệ hệ đa dạng sinh thái môi trường.