Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ năm học lớp một đến nay, không ai trong chúng tôi lại không biết rõ về cái trống trường.
Anh chàng trống này thân tròn như cái chum, lúc nào cũng trên một cái giá giỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Quanh lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống buộc kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.
Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng trống ồm ồm giục giã "Tùng! Tùng! Tùng!" là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại "cầm càng" cho chúng tôi theo nhịp "Cắc, tùng! Cắc, tùng! " đều đặn. Khi anh ta "xả hơi " một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được "xả hơi" sau buổi học.
Có thể sau này tôi sẽ rời xa mái trường này để lên học ở một ngôi trường to lớn hơn với tiếng chuông báo giờ hiện đại hơn. Nhưng dù vậy, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng cục mịch và âm thanh rộn rã của cái trống trường cùng bao kỉ niệm ấu thơ.
"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.
Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng.
Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu.
Là học sinh, chắc hẳn là không ai còn xa lại cái trống trường. Em cũng vậy, từ khi học lớp một đến giờ, em đã biết rất rõ về cái trống trường. Nó gần như là biểu hiện của trường học.
Cái trống có mặt ở trường học của em không biết đã bao nhiêu năm rồi, bác bảo vệ nói nó cũng phải ít nhất là mười hai năm rồi vậy mà nó vẫn còn rất tốt. Trống cao gần bằng cậu học sinh lớp bốn. Thân tròn to và được đặt trên một chiếc kệ gỗ. Ba đứa học sinh nhỏ ôm mới đủ để ôm vòng quanh trống. Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc da bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nồi tráng bánh cuốn. Bao quanh mặt trống là hai thanh gỗ dẹp mỏng, sơn viền đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống. Thân trống được ghép những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thắm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng trống là một vành đai do hai cây mây bện xoắn vào nhau lớn bằng hai ngón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.
Thường lệ, trước giờ vào học, bác bảo vệ cần chiếc dùi trống bằng gỗ dài khoảng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu, bác đánh chậm, nhỏ càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập. Ấy là lúc trống rung lên và phát ra không trung những âm thanh kì lạ: "tùng! tùng! tùng!”
Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào đầu năm học mới, bắt đầu mỗi tiết học, giờ nghỉ giải lao, giờ ra chơi và cả lúc bế giảng. Những lúc đi học trễ, nghe tiếng trống trường dồn dập, em dảo bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài, nghe tiếng trống báo hết giờ, em mừng hả hê. Ngược lại, đôi khi đang vui đùa cùng các bạn ở sân trường, trống lại vang lên báo giờ học, ai cũng tiếc rẻ. Mỗi lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng năm học, lòng chúng em lại xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn.
Trống trường thực sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên, có đi bất cứ nới đâu trên đất nước song mãi mãi nhớ về tiếng trống trường vẫn bập bùng lên bao kỉ niệm.
k cho mk và kb nha!!
Sáng nay, trời mùa đông sương giá lạnh lẽo. Em đi giày vải, mặc bộ quần áo ấm đi học.Mọi thứ đều cũ, nhưng rất sạch sẽ. Cái quần âu dài bằng vải ka-ki xanh công nhân. Cái áo sơ mi màu xám, kẻ sọc. Chiếc áo len dài tay màu xanh biếc. Bên ngoài cùng là chiếc áo khoác màu vàng thẫm có hai lớp vải khá dày.Chiếc áo khoác còn mới, mẹ mới mua cho em vào đầu vụ rét. Áo có phéc-mơ-tuya bằng nhựa, có hai túi to ở hai bên hông, có thể đút tay vào cho ấm. Phía trong còn có hai túi phụ, có thể bỏ được nhiều thứ khác. Mặc áo khoác vào, em thấy mình lớn hẳn lên, gần bằng các anh học sinh lớp ba, lớp bốn.Mẹ đã lấy số tiền trợ cấp thương binh của bố để mua chiếc áo khoác này cho cậu con trai bé bỏng của mẹ. Với em, chiếc áo ấm em mặc đến lớp hôm nay là chiếc áo mang nặng tình thương, nó nhắc em phải hiếu thảo, phải chăm ngoan, học giỏi.
Em rất thích món quà của mẹ lần sinh nhật thứ 9. Đó là một chiếc áo rất dễ thương.Mẹ tặng em chiếc áo khoác dạ mùa đông rất đẹp. Nó có màu hồng phấn giống như màu cánh hoa đào. Mặc dù không dẫn em đi mua nhưng em mặc vừa vặn như là đã được thử trước vậy. Phần thân áo rất giản dị, không có những họa tiết hay hình thù ngộ nghĩnh. Nhưng nó lại rất đặc biệt: vừa có khóa kéo lại vừa có khuy cài, chúng tạo thành hai lớp bảo vệ giữ cho cơ thể em được ấm áp. Những ngày đông giá rét, em không bao giờ sợ lạnh chính là nhờ anh khóa và những chị cúc đã khép chặt phần thân áo. Vì thế mà mỗi khi cài khuy em đều rất cẩn thận. Em có cảm giác như lúc ấy những chị cúc cười và nói với em rằng: “Cô bé ơi, cô bé sẽ không sợ lạnh đâu! Chúng tôi sẽ bảo vệ cô!”. Đặc biệt ở phần cuối thân, còn có hai chiếc túi nhỏ xinh. Trên mỗi chiếc túi đều được trang trí và còn có những hạt cườm lấp lánh với dòng chữ “Friendly” rất đáng yêu. Hai chiếc túi ấy là hai chiếc “lò sưởi” vô cùng đặc biệt ủ ấm cho đôi tay của em. Chiếc áo còn được tạo điểm nhấn bằng mũ áo xinh xắn. Mặt bên trong của nó có những hình bông hoa với những màu sắc khác nhau. Ở viền, còn được đính những viên hạt cườm màu trắng bé xinh như những hạt pha lê long lanh, trông rất thích mắt. Em thích chiếc áo ấy lắm - món quà sinh nhật dễ thương.
Dàn bài gợi ý tả chiếc áo
a) Mở bài
Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: Là áo gì? Cũ hay mới? Đã mặc bao lâu?
b) Thân bài:
Tả bao quát chiếc áo (dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu ,….)
+ Áo màu gì?
+ Chất vải là gì? Tác dụng như thế nào?
+ Dáng ra sao? Tay áo như thế nào? Mặc thấy thế nào?
Tả từng bộ phận (thân áo, khuy áo, nẹp, khuy áo …)
+ Cổ như thế nào? Cứng hay mềm?
+ Áo có túi hay không? Tác dụng của túi thế nào? Túi đẹp hay xấu?
+ Hàng khuy màu gì và được khâu rất thế nào?
c) Kết bài:
Tình cảm của em với chiếc áo.
+ Em có thích hay không thích chiếc áo?
+ Em có cảm giác như thế nào khi mặc áo?
>> Các bạn tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay lớp 4
Những bài văn mẫu tả chiếc áo lớp 4
Tả chiếc áo hôm nay em mặc đến lớp - số 1
Chiếc áo đồng phục này em mới được nhà trường phát cho từ tuần trước.
Khác hẳn với chiếc áo hồi lớp ba của em, chiếc áo này lại có màu rắng và màu xanh lam trông rất mát mắt. Tay áo dài, màu xanh, rất vừa với tay em. Phía trên cánh tay còn có một phù hiệu in biểu tượng quen thuộc của trường tiểu học Trần Quốc Toản, ở đó có hình trang vở, cây bút viết, tên trường, số điện thoại. Chạy dọc theo cánh tay áo là ba đường vải may màu trắng, chúng chỉ rộng khoảng một cm nhưng trông thật nổi bật trên nền vải xanh. Phần cổ tay được may bằng ba lớp chun liên tiếp nhau, có thể co giãn được và vừa khít với tay em nên khi trời lạnh, gió không thể luồn qua được. Thân áo rộng, được may bằng vải màu xanh, phía trên màu trắng, giáp giữa là hai đường vải nhỏ chạy song song với nhau trông rất đẹp. Chiếc áo khoác nhỏ nhắn, màu trắng nằm ngay sát mép vạt áo. Khi nào trời lạnh em kéo khoá áo lên kín cổ, cổ áo hiện lên màu hoa lay-ơn trắng muốt nhưng thật ấm áp. Còn khi nào trời hơi se lạnh thì em kéo đến ngang cổ rồi bẻ cổ áo ra hai bên, lúc đó, cổ áo lại là một màu xanh biếc như màu của nước biển. Thân áo còn có hai chiếc túi xinh xinh ở hai bên nhưng cũng rất rộng, em co thể đút vừa cả hai bàn tay của mình. Bên trong của áo được may bằng lớp vải màu trắng, ở giữa có lót thêm một lớp bông. Nhờ có lớp bông này mà áo phồng lên thật to, thật đẹp và khi mặc vào lại cũng thật là ấm.
Em rất yêu quý chiếc áo đồng phục của mình.
Tả chiếc áo hôm nay em mặc đến lớp - số 2
Đầu năm học mới,mẹ đã mua cho em bộ đồng phục của trường. Ôi! Bộ đồng phục thật xinh làm sao nhưng em thích nhất là chiếc áo trong đồng phục này.
Chiếc áo có thân gần giống hình chữ nhật. Chiều dài và rộng khoảng ba,hai gang tay, vừa vặn cho em mặc. Chất liệu làm bằng vải cốt tông, sờ vào thật mịn màng.
Cổ áo có hình giống như trái tim. Tay áo lúc nào cũng phồng lên và ngắn hơn cổ tay em một chút. Trên tay có thêu logo của trường vì vậy nhìn vào ai cũng biết em là học sinh trường Tiểu học Cửu Long, đặc biệt những hình vẽ như ngọn đuốc, chiếc nón tốt nghiệp và quyển vở đề chữ Tiên học lễ – hậu học văn làm logo thêm đẹp lại càng đẹp hơn. Nẹp áo dày với hai lớp, bên trái, kế nẹp được thêu phù hiệu tên trường, tên lớp và tên học sinh, tên em thêu chỉ đỏ rất là ý nghĩa. Chính những đường chỉ đỏ đã làm nổi bật cái tên ấy. Hàng khuy may năm lỗ, luôn luôn theo chiều dọc và thẳng như các chiến sĩ hàng quân trong đội duyệt binh. Nút áo bằng nhựa,em rất thích những anh bạn nút, có khi các anh bạn này lại tinh nghịch vô cùng, lúc bị lỏng rồi thì đụng vào là nhảy xuống sàn nhà ngay, làm em tìm mãi mới thấy. Đường chỉ của áo được may đều đặn, thẳng tắp, không bị xéo cũng không bị nghiêng. Áo đã làm cho em có cảm giác rất thoải mái khi mặc vào.
Bạn áo cũng đã gợi cho em một kỉ niệm không sao quên được là có hôm,trên đường đi học về bỗng nhiên trời đổ mưa nhưng em lại quên mang theo áo mưa nên đã dầm mưa về nhà và bị bùn đất văng lên làm bẩn bạn ấy. Vì áo bẩn nên lúc về nhà em đã bị mẹ la nhưng la xong thì mẹ nói với em rằng: “Lần sau con nhớ cẩn thận hơn và mang theo áo mưa đấy,vì thời tiết dễ mưa lắm,nhé con!”. Lời nói ngọt ngào làm sao,nhờ lời nói ấy em lại có cảm giác là chiếc áo không giận em mà còn mỉm cười với em nữa.
Em rất yêu quý chiếc áo đi học này vì khi mặc vào bạn ấy đã giúp em có tinh thần sảng khoái trong học tập. Em hứa sẽ giữ gìn bạn áo cho thật sạch để mỗi ngày được mặc đến trường. Chiếc áo có thân gần giống hình chữ nhật. Chiều dài và rộng khoảng ba, hai gang tay, vừa vặn cho em mặc. Chất liệu làm bằng vải co tông, sờ vào thật mịn màng.
Tả chiếc áo hôm nay em mặc đến lớp - số 3
Trường tôi quy định: thứ 2, thứ 4, thứ 6 học sinh đến lớp phải mặc đồng phục; thứ 3, thứ 5, thứ 7 mặc tự do. Hôm nay là thứ 7, tôi mặc bộ quần áo bình dị như nhiều bạn khác.
Cha mẹ tôi là công nhân, không giàu có. Tôi sống quen nếp nhà nên ăn mặc giản dị. Tết đến mới có một bộ quần áo mới là hàng may sẵn. Áo quần tôi mặc phần lớn do chị Tâm để lại. Chị hơn tôi 2 tuổi và đang học lớp 8.
Hôm nay tôi mặc cái quần âu bằng vải Ka-ki xanh, cái áo màu hoa cà. Áo quần tuy cũ nhưng được mẹ giặt sạch, là ủi rất phẳng, mặc vào dễ coi. Cái cổ áo viền tròn rất xinh, nước da tôi trắng nên khá nổi. Mẹ vẫn nói: ”Cái cổ áo rất hợp với cái lúm đồng tiền của con gái rượu của mẹ”. Trên phía trái áo có thêu một bông sen hồng, hai lá sen xanh, một con cò trắng đang lò dò kiếm mồi. Mỗi lần tôi mặc chiếc áo này đến trường là cái Lan, cái Hương, thằng Cường … bạn tôi đọc như hát bài ca dao để chế tôi:
“Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lùa nhà ông hỡi cò!”
Thích nhất là cái áo có hai chiếc túi may hình quả trám rất xinh. Hai cái kho báu của tôi đấy. Có lúc tôi đựng cái nơ, cái kẹp tóc. Có lúc tôi đựng tờ giấy gấp 8. Lúc bỏ cái kẹo cao su. Đôi lúc có hai nghìn đồng bạc, tiền mẹ cho uống nước. Hàng cúc trắng như những ngôi sao.
Đặc biệt, cái áo tỏa ra một mùi thơm dễ chịu. Đó không phải là mùi thơm của nước hoa, mà là hương thơm của tình chị em. Cái áo đã thấm mồ hôi của hai chị em. Cái áo đã thấm hương thơm tình nghĩa. Chị Tâm học giỏi, tính chị hiền thảo, dịu dàng. Mỗi lần mặc áo đến trường, tôi thấy sung sướng, cảm thấy chị gái đã truyền cho tôi bao nghị lực và tình thương mến.
Cái áo tôi mặc đến lớp hôm nay tuy đã cũ nhưng rất đậm đà tình nghĩa và thật đáng yêu.
Tả chiếc áo hôm nay em mặc đến lớp - số 4
Học sinh trường em mặc đồng phục quần âu xanh, áo sơ-mi trắng. Chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay là áo sơ-mi trắng mẹ đã mua khi vào năm học mới.
Áo của em được may bằng loại vải cốt tông tốt, màu trắng tinh. Kiểu áo rất xinh, là kiểu cổ sơ-mi thắt nơ, tay phồng dành cho nữ. Cổ áo là cố sơ-mi cách tân có viền bèo ren, được lót vải cho đứng cổ. Lớp ren viền cổ tạo cho cổ áo một nét duyên dáng, thùy mị. Hai bên nẹp cổ đính một nẹp vải dài bốn mươi đề-xi-mét dùng để thắt nơ. Tay áo cắt ngắn rất phồng, tròn như đèn lồng. Thân áo may rất vừa vặn với người em. Lưng áo may liền một mảnh nhưng hai tà áo của thân trước có thêu hoa chìm rất mĩ thuật. Đinh áo lật lai ba xăng-ti-mét, đính sáu nút nhựa ánh bạc lấp lánh như màu vỏ ốc. Đường chỉ chạy viền tà sắc sảo, rất nhỏ làm cho lai áo mềm mại, uyển chuyển ôm sát thân mình. Trên ngực áo phía trái mẹ đính huy hiệu trường cẩn thận. Mặc áo vào, cài nút cẩn thận, em thắt nơ nơi cổ áo. Cái áo vừa vặn thoải mái, làn vải mềm mại, mơn man trên nền da tạo cho em cảm giác thật dễ chịu. Trong chiếc áo đồng phục em thấy mình thật chững chạc và xinh hơn. Chiếc áo thơm tho, êm ái như tình mẹ yêu con, ân cần bao bọc, chăm lo cho con. Em yêu mẹ và rất biết ơn mẹ đã mua cho em một chiếc áo đẹp như thế. Hằng ngày, sau buổi học em mắc áo vào móc áo, đến tối mẹ về giặt đồ cho cả nhà em mới đem ra nhờ mẹ giặt giúp. Mẹ căn dặn em phải giữ gìn áo như thế để màu áo luôn trắng mới không bị mồ hôi làm ố vàng.
Em rất thích chiếc áo đồng phục mẹ mua, em hứa sẽ học chăm ngoan, đạt thành tích tốt để ba mẹ vui lòng.
Ngày khai trường đã đến, em có biết bao nhiêu thứ mới mẻ: Giày mới, cặp mới, sách vở mới…Nhưng thứ mà em thích nhất là chiếc áo đồng phục màu trắng em đang mặc đến trường hôm nay.
Chiếc áo này em mặc rất vừa vặn. Được làm từ vải ca-tê tốt. Tay áo ngắn, bên trái có gắn một cái lô –gô nho nhỏ, xinh xinh màu hồng tím, trên đó có ghi rõ tên trường, tên lớp và cả tên em nữa.Cổ áo cứng luôn được xếp gọn gàng để đeo chiếc khăn quàng đầy ý nghĩa. Bốn chiếc cúc áo màu trắng đục được đính ngăy ngắn thẳng một hàng. Trên mỗi chiếc cúc có bốn lỗ nhỏ để xỏ chỉ buộc vào áo. Chiếc áo này tuyệt lắm! Vào những ngày hè nóng nực, mặc áo vào đổ mồ hôi ra bao nhiêu cũng rút hết, khô thoáng dễ chịu vô cùng. Bên phải, bên trái ngực còn có hai cái túi nhỏ để đựng những thứ mà em thích. Giữa mỗi túi có thêu một con rồng hùng vĩ oai vệ.
Em quý chiếc áo này lắm. Nó là một người bạn hằng ngày cùng em bước tới trường, áo đã đồng hành với em suốt mấy tháng trời. Mỗi khi đi học về, em đều mắc áo cẩn thận, đúng nơi đúng chỗ để áo luôn sạch đẹp.
Bài làm :
Cái tủ sách mà mẹ em vẫn dùng lâu nay là của ông ngoại để lại. Cùng với cái tủ là mười hai quyển sách tiếng Pháp, quyển nào ở trang đầu ông ngoại cũng ghi rõ ngày tháng năm mua và kèm theo chữ kí của ông ngoại.
Cái tủ sách rộng l, 2m; cao l, 8m; bề sâu là 0, 6m. Phần trên có bốn lớp, lớp nào cũng chia làm hai ngăn. Phía trước là cửa kính. Phần dưới cũng chia làm hai ngăn, có hai cánh cửa gỗ, có thể đựng được nhiều thứ lặt vặt khác.
Cái tủ được làm bằng gỗ lim, đánh véc-ni màu nâu sẫm rất bóng. Nó rất nặng, phải bốn người lớn mới khiêng được cái tủ không. Tủ được kê sát tường, cạnh bàn làm việc của mẹ. Rất ít khi nó được di chuyển.
Các ngăn bốn lớp trên đều được xếp sách, gáy hướng ra ngoài. Mười hai quyển sách của ông ngoại để lại, và một ít sách tiếng Nga của bố được mẹ xếp vào lớp trên cùng. Hai lớp giữa là sách và tài liệu giảng dạy của mẹ. Mẹ là giáo viên Ngữ Văn trường Trung học cơ sở, nên sách của mẹ toàn là sách văn học. Các cuốn thơ của Hồ Chí Minh, các tuyển tập của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tố Hữu... mẹ đều có cả. Lớp cuối cùng, mẹ xếp sách của Nhà xuất bản Kim Đồng, là sách đọc của hai chị em. Mẹ cấm hai chị em lục lọi sách của ông, của bố mẹ; cần quyển nào ở ngăn sách của mẹ phải xin phép mẹ. Sách của hai chị em, sau khi đọc xong phải xếp gọn vào tủ, không được mang sách đến trường.
Cái tủ sách theo ngày tháng năm vẫn đứng trầm mặc ở một góc phồng. Mỗi lần đứng trước tủ sách, ngước nhìn và nhẩm đọc các tên sách, em tưởng như mình đang được trò chuyện với người xưa, những danh nhân văn hóa, những nhà văn nhà thơ lỗi lạc của đất nước. Ông và bố đã mất, những cuốn sách của ông và bố để lại trở thành kỉ vật thiêng liêng của ba mẹ con em. Em đã nhiều lần thấy mẹ và chị Đào đứng lặng trước tủ sách, hướng nhìn lên lớp sách trên cùng. Mỗi lần nhìn vào tủ sách, em vẫn nhớ lời bố dặn trước ngày bố mất: “Hai chị em phải ngoan ngoãn và chăm chỉ học hành, làm cho mẹ vui... ”.
Nhớ ông, nhớ bố, nhớ chồng, cái tủ sách được ba mẹ con em quý trọng, nâng niu, giữ gìn. Cái tủ sách luôn luôn nhắc nhở hai chị em ghi nhớ lời dạy của người xưa: “Mỗi quyển sách là một hũ vàng. Sách là thầy, là bạn của tuổi thơ”.
Hay thì k nhe
Bước vào phòng làm việc của gia đình em, vật đập vào mắt em là cái tủ sách. Cái tủ được kê sau bàn làm việc của bố, choáng gần hết bức tường phía trái căn phòng.
Cái tủ sách hình khối chữ nhật đứng, cao một phẩy chín mươi lăm mét, rộng một phẩy sáu mét, bề rộng của hông tủ độ năm mươi xăng-ti- mét. Tủ được làm bằng gỗ quý, đánh véc-ni bóng loáng, nổi vân gỗ nâu sậm trên nền gỗ vàng màu hổ phách. Cửa tủ lắp kính trong suốt. Mỗi cánh cửa tủ có một tay nắm khắc chạm hình giọt nước. Phần trên của tủ có ba ngăn, mỗi ngăn cao bốn mươi xăng-ti-mét. Phần dưới tủ không lắp kính, chia thành hai ngăn. Tay nắm ở mỗi cánh cửa tủ ở ngăn dưới cũng được tiện khắc theo hình giọt nước. Hông tủ và lưng tủ đều được làm bằng gỗ quý, nổi vân lụa loang loáng như mặt hồ chiều thu trước lúc hoàng hôn. Các đường hoa văn trên cánh cửa tủ đơn giản nhưng sắc sảo và đẹp. Ở mỗi cánh cửa tủ, người ta khắc hai đường chỉ lõm, song song theo chu vi của tủ. Ngăn cách giữa phần tủ lắp kính và phần dưới cùng của tủ được khắc chỉ nổi bằng gỗ trắc. Người thợ mộc khéo tay đã chọn lấy phần gỗ nửa trắng nửa nâu của cây trắc nên mặt tủ vừa đơn giản, vừa đẹp một cách độc đáo, riêng biệt. Ba ngăn trên bố em xếp sách vào đó, gáy sách hướng ra ngoài, muốn lấy sách cũng rất thuận tiện. Mẹ đặt vào tủ sách một chú gấu bông và một đoá hồng làm bằng vải, cắm trong chiếc bình thuỷ tinh thon nhỏ, thẳng đứng.Tủ sách sáng lên dưới ánh đèn phòng. Nhất là vào buổi sáng, khi nắng mai chiếu rọi vào phòng từ cửa sổ, bình thuỷ tinh hoa hồng có những viên bi li ti đủ màu sắc sáng lấp lánh. Tủ sách như được treo đèn màu thật đẹp. Hai ngăn dưới cùng, bố em để sách cũ, tài liệu in thành tập và hộp mi-ca đựng bút viết, kẹp giấy văn phòng. Tủ sách lớn này được tích luỹ từ hồi ông nội em chưa mất. Tất cả sách được bảo quản ở tủ này đều là sách để học tập, tài liệuquý báu dành để tra cứu, sách "Bách khoa toàn thư", "Đại Việt sử ký" và nhiều tập sách quý mà ông nội em giữ gìn trong mấy chục năm qua. Và giờ đây, nối tiếp ông nội, bố em và em cùng tất cả các thành viên trong nhà rất quý tủ sách mà ông nội để lại.
Cùng với niềm đam mê tích luỹ sách quý, tự học của gia đình em, cái tủ sách chứa đựng vào lòng nó mọi tri thức qua nhiều thời đại. Nó giúp gia đình em giữ sách khỏi bị mối mọt, ẩm mốc. Hàng tuần, em giúp mẹ lau dọn bàn làm việc của bố và tủ sách bằng một mảnh vài mềm nên tủ luôn sáng bóng như mới. Bố em luôn bảo: “Sách tốt là bạn tốt”. Cái tủ sách đẹp như thế nhưng nó chỉ khiêm tốn thầm thì cùng em: “Tôi sẽ giúp ông bà chủ và cậu chủ giữ gìn những pho sách quý.”.
Cùng với những tiến bộ của mạng lưới Internet, một số người không cần mua sách, mua tủ đựng sách làm gì cho choán chỗ trong nhà. Ý nghĩ đó thật sai lầm. Tra cứu trên mạng là việc làmtốt cần phát huy nhưng cũng có những kiến thức chỉ có ở trong sách, mà có sách ắt phải cần có tủ đựng sách. Cái tủ sách của nhà em vừa phục vụ cho nhu cầu học tập, vừa là kỉ niệm của ông nội để lại. Vì thế, em rất vui vì có tủ sách bầu bạn.
ủng hộ nha
Cuối năm học lớp Ba, bố tôi cũng đã cho thợ đến tân trang lại cái bàn của chị Hai cho tôi vì nó không phù hợp với lứa tuổi của chị nữa. Cái bàn giờ đây như vừa ở tiệm đồ gỗ về vậy: đẹp, xinh xắn đến dễ thương.
Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng vừa đủ chỗ cho một đứa trẻ như em ngồi học mà thôi. Mặt bàn là một tấm gỗ Cẩm Lai càng dùng lâu càng láng bóng. Với lại vừa rồi bác thợ mới thay áo mới cho nó trông nó càng bóng hơn, lại thơm cái mùi véc-ni dễ chịu nữa chứ. Mỗi lúc học bài mệt em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận ở nó sự tươi mát và hương thơm dìu dịu như hương huệ, hương nhài. Dưới bàn là một học tủ có ba ngăn, đó chính là cái kho sách truyện thiếu nhi và những đồ chơi của em. Mỗi ngăn em đựng một thứ, ngăn nắp, gọn gàng.
Chiếc bàn được đặt ngay ngắn cạnh cửa sổ có nắng gió hương hoa từ ngoài vườn thổi vào. Trên mặt bàn, góc phải, thường có một lọ hoa nhỏ nhỏ xinh xinh và một bông hồng nhung em hái từ ngoài vườn hoa vào cắm lên đó. Với em chiếc bàn thật gần gũi thân thương.
Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.
Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.
Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.
Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".
Trong sân trường trồng rất nhiều cây xanh nhưng loài cây em yêu thích nhất là cây phượng. Cây phượng có thân cây to lớn, lớp vỏ xù xì màu nâu sẫm. Từ thân cây mọc ra rất nhiều những cành cây chắc khỏe xum xuê lá xanh, nhìn từ xa cây phượng như người vệ sĩ khổng lồ đang dang tay che chở cho ngôi trường của em. Lá phượng nhỏ như, mỏng lá me, những chiếc lá phượng mọc san sát tạo nên bóng râm lớn cho sân trường. Cây phượng trường em đẹp nhất là vào mùa hè bởi đó là khi cây phượng ra hoa. Hoa phượng có màu đỏ rực như lửa, mọc thành chùm tạo nên vẻ đẹp rực rỡ, kiêu kì cho cây phượng. Vào mùa hoa phượng nở, ngôi trường nhỏ của em như được khoác lên mình chiếc áo mới tươi tắn, rực rỡ hơn.
Trong miếng đất nhỏ ngay trước cửa nhà em, em có trồng một khóm hoa hồng.
Thân cây hồng nhỏ, thấp, chia làm nhiều cành, nhánh mảnh mai. Lá hồng nhỏ, màu xanh thẫm, có răng cưa viền quanh mép lá. Ở thân và cành mọc ra những chiếc gai ngắn nhưng nhọn sắc.
Hồng thường nhú nụ ở đầu cành. Nụ hoa lúc đầu có màu xanh nhạt và chỉ bé bằng cái hạt chanh. Nụ hoa lớn dần lên và hé nở để lộ ra màu đỏ của cánh hoa. Khi hoa đã nở bung, những cánh hoa đỏ thắm xếp chồng lên nhau. Giữa hoa có nhị hoa màu vàng. Buổi sáng sớm, khi ngắm những bông hoa còn long lanh một vài giọt sương đêm, thì em thích thú vô cùng. Từ những cánh hồng, một mùi thơm dịu nhẹ bay ra thơm ngát.
Em đã chăm sóc cây hồng thật cẩn thận. Em lấy que tre rào gốc lại để gà khỏi phá cây. Hằng ngày em tưới đủ nước mát để cây luôn tươi tốt và cho nhiều hoa đẹp.
Đề bài: Cây ăn quả.Bài làm Mấy tuần trước, em được về quê ngoại chơi. Ông em có trồng một cây xoài ở góc vườn và em rất thích. Cây trồng được mười năm rồi nên to lớn. Cây xoài xum xuê rợp mát cả một góc vườn. Những tán lá xoè rộng tựa như một chiếc ô khổng lồ. Gốc cây có nhiều rễ nổi lên mặt đất. Thân cây to khoảng một vòng tay em, xù xì, nứt nẻ, được phủ bằng một lớp cứng. Cành cây đâm về tứ phía. Lá cây to, thon dài, có màu xanh đậm. Lá non có màu ưng ửng đỏ. Mùa này, cây xoài đẹp hơn bao giờ hết. Nổi bật trên những chiếc lá xanh là những chùm hoa nhỏ li ti. Hoa xoài có màu vàng nhạt thơm dìu dịu. Khi hoa rụng trắng cả một góc vườn thì quả bắt đầu nhú. Lúc đầu quả xoài mới chỉ to bằng ngón tay cái, lúc sau to bằng cổ tay em. Đến lúc sau qủa xoài đã nặng trĩu cành và to bằng bàn tay em. Gọt vỏ xoài ra mới thấy hết sự thơm ngon của quả xoài. Bên trong là một màu vàng ươm, toả ra một mùi thơm ngào ngạt. Mùa xuân đến chim chóc, ong bướm bay lượn quanh làm đẹp cho cây. Ngồi dưới gốc cây mà em cứ nghĩ như mình đang ở trong một thế giới màu xanh. Hễ cứ có khách đến là mẹ em lại hái vài quả xuống để mời khách. Ăn xong khách tấm tắc khen “sao xoài ngon thế”. Em rất yêu cây xoài này! Em sẽ cố gắng chăm sóc cho cây để cây mãi đẹp.
T.I.C.K nha
- “Quê hương em biết bao tươi đẹp
- Đồng lúa xanh, núi rừng ngàn cây”
- Một cảnh đẹp mà em thích nhất là cảnh hoàng hôn trên đồng quê yên ả, thanh bình.
- Khi ông mặt trời dần dần xuống sau dãy núi xa xa, ánh nắng vàng ấm áp còn sót lại rải nhẹ trên bờ đê, ngả dài trên ruộng lúa. Sóng lúa ánh lên và nhấp nhô trong làn gió thoảng qua. Từ phía chân trời, những đàn chim ríu rít gọi bầy rồi bay về tổ. Đàn sếu nhởn nhơ trên bầu trời rộng và xanh thẳm không cùng.
- Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Những dòng nước mát lành được đưa vào ruộng lúa, chúng hòa vào đất giúp cây lúa có thêm sức mạnh sau một ngày chống chọi với nắng trời. Ánh nắng mỗi lúc một nhạt dần rồi tắt hẳn. Trên đỉnh núi là một màu vàng của ráng chiều bao phủ. Những đàn trâu mải miết gặm cỏ trên đồi: “Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại”. Thế rồi, tiếng sáo vi vút ngân vang, đàn trâu vểnh tai nghe rồi lững thững đi về, bóng sừng trâu in đậm giữa ruộng đồng yên lặng. Theo sau những đàn trâu no cỏ là đám mục đồng đang trò chuyện râm ran. Tất cả đã làm cho làng quê thêm đẹp. Ngoài đồng, các bác nông dân cũng lần lượt đi về, họ bàn bạc cho vụ mùa sắp đến.
- Bây giờ, ráng chiều cũng nhạt dần rồi không còn nữa. Ánh sáng chỉ còn phảng phất phía tây. Những đám mây xám đục là là bay đến. Bầu trời mịt màu lam thẫm. Sương đêm chập chờn rơi rồi tụ tập trên đám ngọn cỏ, ẩn hiện trong bóng đêm mờ ảo đang sắp sửa buông xuống.
- Người đi đường vãn dần, âm thanh trên đường làng cũng lắng chìm sau bóng hoàng hôn. Trong các bụi rậm ven đường, những chú tắc kè rón rén bước ra, rồi chúng tung tăng nhảy nhót, trườn lên những thân cành và cất tiếng kêu vang. Đây đó, văng vẳng tiếng côn trùng trò chuyện trong lòng đất, chúng đã thức dậy sau một ngày ngủ say sưa. Trong làng, nhà nhà đã nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng quê yên tĩnh. Những đàn gà đã lên chuồng kêu tục tục. Các chị gà mái thì thầm bàn nhau sẽ thức thâu đêm để lo cho việc ngày mai đẻ trứng. Thế rồi, chúng cũng lim dim với giấc ngủ chẳng đợi chờ.
- Ôi! Hoàng hôn trên quê hương em có bao nhiêu lí thú. Em như thêm yêu nơi đây nhiều hơn.
- bạn tham khỏa văn tả hoàng hôn trong quê em đó
lên mạng ik bn ơi