K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2018

Đằng sau những bữa cơm ngon canh ngọt là một người phụ nữ đảm đang đó là mẹ em, hàng ngày mẹ vẫn tất bật những bữa cơm cho gia đình cẩn thận và tỉ mỉ.

Mẹ em năm nay trạc bốn mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, gọn gàng. Công việc hàng ngày của mẹ đó là đi chợ và nấu ăn. Sau khi đi chợ mẹ đặt chiếc giỏ xuống, cài cài tóc cho thật gọn rồi chuẩn bị nấu ăn. Em cũng xuống bếp phụ mẹ, mẹ đưa xoong gạo để vo rồi bật nút, thế là xong. Trong khi chờ cơm chín, mẹ lấy thức ăn trong giỏ ra và đặt lên bàn bếp, những thực phẩm rau củ quả tươi được mua về cho bữa ăn. Bàn tay mẹ nhẹ nhàng nhặt sạch rau bỏ đi những lá úa, bị sâu ăn, rửa lại sạch với nước. Đến phần làm cá mẹ cầm cá tươi cắt đuôi, vẩy rồi dùng tay luồn vào bên trong móc hết ruột, mang, mật, rửa lại với nước. Đến phần thịt thái mỏng từng lát sau đó ướp các gia vị cần thiết.

Thời gian thực hiện cho bữa ăn cũng chỉ ba mươi phút, thế là cơm đã sôi, mẹ lấy đũa lớn xới lên cho cơm chín đều. Thịt cá cũng được kho thơm phức. Những thành viên trong gia đình ai cũng khen bữa cơm ngon, mâm cơm hôm nào cũng hết sạch, tài nấu nướng của mẹ quả là số một.

Công việc nấu ăn nhìn đơn giản vậy chứ mệt lắm đấy nhé, nhưng với mẹ đây là công việc vừa vui vừa hạnh phúc khi được tận tay nấu những bữa ăn ngon, dinh dưỡng cho gia đình. Em thầm cám ơn mẹ nhờ có sự chăm sóc đó mà cả nhà ai cũng khỏe mạnh.

2 tháng 4 2023

Tôi là Nguyễn Hiền, sống vào đời vua Trần Nhân Tông. tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình cùng kiệt ở vùng nông thôn. Nắm lên sáu tuổi, cha mẹ tôi cho đi học ông thầy ở trong làng. tôi thích lắm. Không những học mà còn thích thả diều nữa. Học đâu đâu tôi nhớ như in đến đó, chỉ đọc qua một lần là thuộc ngay. Có lần, tôi cùng những đứa trẻ cùng kiệt đi chăn trâu, chúng tôi tranh thủ thả diều và bị thầy giáo thấy được. Hôm sau, thầy giáo gọi tôi để kiểm tra bài. tôi đọc một hơi làu làu hơn hai mươi trang sách. Thầy giáo ngạc nhiên lắm.

Nhưng vì nhà cùng kiệt quá nên tôi phải nghỉ học. tôi nhớ lớp, nhớ thầy, thèm được học như các bạn trạc tuổi tôi. Thế là tôi phải học lén. Ban ngày, đi chăn trâu, tôi tranh thủ nấp ngoài cửa lớp nghe thầy giáo giảng bài. Tối đến, đợi các bạn học xong tôi mượn vở về học. tôi cũng đèn sách như ai nhưng vở của tôi là lưng trâu hay nền cát, bút là ngón tay, cành cây hay mảnh gạch vỡ. Còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Vừa chăn trâu, vừa học. Vừa thả diều, vừa học nhưng kiến thức của tôi không thua kém gì các bạn được học hành tử tế. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của tôi vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây.

Năm tôi mười ba tuổi, nhà vua mở khoa thi chọn người tài. Một hôm, tôi cùng các bạn đang thả diều ngoài đồng, thầy giáo trong làng tìm tôi bảo:

- Thầy biết con có chí và học giỏi. Tuy nhà cùng kiệt nhưng con ham học, không nẻn lòng trước những khó khăn trong cuộc sống. Con hãy tham gia kỳ thi này để khẳng định sức mình.

tôi ngạc nhiên và do dự thì thầy giáo tiếp:

- Thầy hiểu hoàn cảnh của con, thầy sẽ giúp con mọi thứ cần thiết để tham gia khoa thi này.

Thế là tôi tạm biệt cha mẹ, thầy giáo và bạn bè để lên kinh ứng thí. tôi dự thi và đỗ Trạng Nguyên, được ghi vào sử sách là "Trạng nguyên trẻ nhất nước Việt Nam".

Từ thành công đó, tôi muốn nhắn gửi các bạn một điều:

Có chí thì nên

Hay: Có công mài sắt có ngày nên kim.

Ý chí và nghị lực sẽ giúp ta thành công trong cuộc sống

Đây là lần đầu tiên mình viết câu chuyện để kể cho các bạn nghe, nếu thấy hay các bạn ủng hộ mình nhé.Còn nếu có gì sai sót mong các bạn bỏ qua cho mình.Hihi .Đây là câu chuyện có thật về anh hai mình mà tới bây giờ khi kể lại cho mình nghe, nước mắt mẹ cứ lăn dài.Mình xin phép được kể .Vào năm 1983, năm mà mẹ mình không bao giờ quên, lúc mang thai anh 2 mẹ và cha mình đã rất hạnh...
Đọc tiếp

Đây là lần đầu tiên mình viết câu chuyện để kể cho các bạn nghe, nếu thấy hay các bạn ủng hộ mình nhé.Còn nếu có gì sai sót mong các bạn bỏ qua cho mình.

Hihi .Đây là câu chuyện có thật về anh hai mình mà tới bây giờ khi kể lại cho mình nghe, nước mắt mẹ cứ lăn dài.Mình xin phép được kể .

Vào năm 1983, năm mà mẹ mình không bao giờ quên, lúc mang thai anh 2 mẹ và cha mình đã rất hạnh phúc khi biết được cái thai mẹ đang mang là con trai.Sau đó cha mẹ mình đã về chợ Bến Miễu sinh sống ở trong nhà của bà chị con của Dì tư mình.Mấy bữa đầu ở thì không sao nhưng khi mấy chị lớn con của dì tư về chơi thì đêm đó đi xem tuồng cải lương của đoàn Hàm Luông ngày xưa về nhà ngủ mấy chị đã khóa chốt cẩn thận rồi mới lên giường đi ngủ.Buồng ngủ có 3 giừơng , mẹ mình nằm ở giường giữa, mấy chị chia nằm giường ngoài và giường trong ,kế đó là cái vách treo đầy thau nhôm .Đêm đó khoảng 1 giờ đang ngủ thì chị lan nghe tiếng dỗ vách đùng đùng mấy cái thau thay nhau rớt xuống làm chị giật mình thức giấc.

Chị ngồi dậy mới hỏi “Ai đó” thì không ai trả lời, tiếng ếch kêu dế kêu râm ran làm không gian đêm khuya vô cùng tĩnh mịch..Không nghe ai trả lời chị mới nằm xuống ngủ tiếp thì tới 2g30 đang ngủ thì mẹ mình nghe tiếng cười khúc khích, mới dậy lấy đèn dầu rọi thì thấy cái bóng đen ngồi thù lù bên dưới chân giường chị lan , tay thì đang đưa lên cù lét chân chị lan, chị lan thì nằm cười. Mẹ mình sợ quá nằm xuống ngủ mà ngủ không được nên thức tới sáng. Mấy đêm sau tình trạng cũng lặp đi lặp lại như vậy, riết rồi mẹ cũng quen không còn sợ nữa.Cho tới khi sinh anh 2, anh 2 vừa tròn 6 tháng thì đêm đó mẹ nằm mơ thấy bà tư mẹ của dì tư nói với mẹ “Cho tao nựng con mày tí xíu nha Đ” mẹ mình không cho rồi bà tư nói “Vậy con mày nuôi suốt đời cũng không lớn nổi đâu”.

Nghe mẹ mớ la um sùm cha từ nhà trước chạy xuống, mẹ kể lại cho cha nghe , rồi sáng cha kêu dọn đồ đạc về nhà nội ở. Mới về nội ở được mấy ngày thì anh 2 mình bị sốt xuất huyết phải đưa đi bệnh viện, 3 ngày sau thì anh 2 mất.Đêm tối về chôn cất cho anh 2 xong, mất con mẹ như người điên trầm cảm cả 2 năm trời sau đó mẹ mình được đưa đi điều trị chứng trầm cảm vì bị sóck.Câu chuyện này mình kể không có gì là ghê rợn nhưng mình muốn khuyên các bạn đừng đùa giỡn với “người ấy” sẽ mang họa vào thân.Mình không làm gì”người ấy” nhưng có thể do hạp tuổi hay 1 số lý do khác mà họ hại mình.Cám ơn các bạn đã đọc.

0
Em xin phép góp vui cho mọi người vài câu chuyện nữa ạ.#1.Em có một người anh họ, là con của dì L. đã mất mà em kể trong part trước. Anh này hay đi chơi đêm với bạn bè, vì kiểu chưa có người yêu nên cũng thoải mái lắm. Rồi có một lần, anh ấy bị tai nạn, ngất tại chỗ. Bạn anh đưa tới bệnh viện thì tỉnh, anh này thì lì, nhất quyết đòi về, không thăm khám gì hết. Mà kiểu mới bị...
Đọc tiếp

Em xin phép góp vui cho mọi người vài câu chuyện nữa ạ.

#1.

Em có một người anh họ, là con của dì L. đã mất mà em kể trong part trước. Anh này hay đi chơi đêm với bạn bè, vì kiểu chưa có người yêu nên cũng thoải mái lắm. Rồi có một lần, anh ấy bị tai nạn, ngất tại chỗ. Bạn anh đưa tới bệnh viện thì tỉnh, anh này thì lì, nhất quyết đòi về, không thăm khám gì hết. Mà kiểu mới bị tai nạn xong còn hoảng hay sao ấy, mà không về nhà, rủ bạn bè ra quán cafe ngồi. Đang ngồi, bỗng dưng anh của em nói với bạn: “Cái bà này là ai mà nãy giờ cứ đi theo tao vậy bây?”. Bạn của anh xanh mặt hết, vì khuya rồi, quán vắng, có mấy thằng ngồi, lại có người đàn bà nào ở đây? Mọi người nghi nghi, mới hỏi lại, thì anh em tả người phụ nữ ấy mặc một bộ đồ màu nâu, cứ đi theo nãy giờ, ảnh thấy mà. Mà bạn bè thì chẳng ai thấy. Mọi người phát hoảng, cứ sợ anh này lúc nãy tai nạn có bị đập đầu xuống đất, ảnh hưởng đến não không. Bạn bè định đưa anh tới bệnh viện, nhưng anh này nhất định nói không phải tưởng tượng, là thật, nghe nói cãi qua cãi lại mém thì đánh nhau. Một người trong nhóm thấy vậy mới quyết định cho anh em rưa mặt bằng nước tiểu, rửa xong, anh em không còn thấy người phụ nữ nào nữa hết.
Anh em là dân đi đêm, lại là con trai, ổng ít nói nhất nhà, và gan cực, vậy mà đêm đó về lại chủ động kể cho bà em nghe. Ai cũng tin hết, và suy nghĩ chung của mọi người là mẹ anh ấy lo cho con nên về.

Sẵn kể thêm chuyện này, dì út em hay kể lại, em cũng không nhớ là xảy ra ngoài quê hay trong này (nhà em gốc miền Trung, di cư vô đây), dì kể hồi dì L. mới mất, không rõ là bao lâu sau, một năm hay hai năm, nhưng năm đó các anh con dì còn nhỏ lắm. Có một lần ba đứa đang chơi ngoài ngõ thì đồng loạt chạy vào mếu máo, đứa nào cũng lắp bắp: “Có người…. có người…” Bà em bảo chắc các anh thấy mẹ về thăm, nhưng đứa lớn biết mẹ mất rồi nên mới không dám nói là thấy mẹ…

#2.

Ông bà em năm nay đều gần 100 tuổi rồi, nên chứng kiến nhiều lắm. Bà em kể, ngày xưa ngoài làng của em có nhiều ma quỷ lắm. Cữ hễ trời giông là ở hai đầu làng lại có hai cái đốm lửa to, bay từ hai đầu tới giữa làng, hai đốm lửa ấy gặp nhau lại bay ngược trở về hai phía. Mà bay đến đâu, lại nghe tiếng “cốc…cốc…”, tiếng hai thanh tre đập vào nhau ấy ạ, đến đấy. Được cái làng không ai sợ cả. Cứ hễ thấy là cả làng lại rủ nhau ra coi :3. Mới đầu nghe em cũng nghĩ là ma trơi theo khoa học bây giờ, cơ mà nếu vậy tại sao lại gặp nhau xong quay lại? Với nếu đó là photpho cháy thì tiếng gõ kia ở đâu ra?

À, ngoài đó hồi xưa theo người lớn kể là còn có một con quỷ thế này: hễ nó đứng ngõ nhà ai là nó sẽ giống y đúc người đàn ông chủ nhà đó. ĐỒng chí “quỷ” này từng một thời khiến thanh niên làng bà không dám đi chơi khuya luôn.

#3.

Ngoài quê em ấy, người ta hay trồng cây tra lắm (ai không biết cây này lên google gõ là sẽ có hình ạ). Mà người lớn bảo, cây này mà trồng lâu năm sẽ có quỷ ở. Hồi đó ngoài làng em có một nhà kia có một cây tra to lắm, ở trước sân. Tối nọ thanh niên chủ nhà mới dậy đi vệ sinh, mở cửa ra định ra bụi giải quyết thì thấy ngay chỗ cây tra ấy có một người đang đứng sẵn. Chẳng biết người hay ma, nhưng đang mắt nhắm mắt mở, thấy người lù lù trước mặt như vậy mà không giải quyết luôn tại chỗ là hay rồi. Thanh niên này mới quyết định lùi lại, vào nhà, đóng cửa và tiến về phía cửa sổ. Ngụ ý của anh ấy là tao không dám ra ngoài, nhưng tao sẽ có cách. Ai dè, vừa mở cửa ra, còn chưa kịp hành sự, thấy bên ngoài cửa sổ có người cũng đang hành động y chang mình. Thế là thôi, chàng ấy quyết định ôm luôn “nỗi buồn” đi ngủ, dù sao trong hoàn cảnh ấy có cái ngủ chung vẫn an tâm hơn. Chắc vậy.

Em xin tạm dừng. Mong mọi người đóng góp ý kiến cho em với. Nhưng cũng mong mọi người không cmt kiểu em chém hay ảo nhé, vì đây đều là truyện người lớn kể lại, em tin tưởng 100%, hơn nữa, em được dạy rất kĩ “nói xạo về tâm linh là sẽ gặp m…a…”

1
DS
21 tháng 5 2024

cho bn 1 vé báo cáo

31 tháng 12 2018

Giờ đây, sau nhiều năm trôi qua, tôi mới có đủ dũng khí để nhớ về trường Marie Curie, nhớ về những năm tháng êm đềm của tuổi học trò qua kỷ niệm về một lần mắc lỗi – lần đầu tiên và cũng là duy nhất nhưng đủ để khiến tôi phải hổ thẹn đến tận bây giờ. Ngày đó, tôi chỉ là một con nhóc lớp 8 ngốc nghếch, dại dột.

Hằng ngày tôi đạp xe tới trường và nhận từ tay chú Thành bảo vệ một tấm vé xe. Tôi rất sợ bị mất vé vì nếu làm mất vé sẽ bị ghi tên vào sổ “đen”. Bây giờ nghĩ lại tôi không khỏi bật cười vì sự ngớ ngẩn của mình. Cuốn sổ bìa da màu đen đó chẳng qua chỉ là sổ ghi công tác của chú bảo vệ nhưng tôi cứ ngỡ đó là sổ đen ghi tên học sinh cá biệt và nếu bị ghi tên nhiều lần thì sẽ bị phạt nặng, thậm chí bị đuổi khỏi trường. Một buổi chiều, giờ tan học, tôi lục khắp túi áo, túi quần, đổ tung mọi thứ trong cặp sách ra nhưng vẫn không tìm thấy vé xe của ngày hôm ấy. Tôi hoảng hốt thực sự vì đây là lần thứ hai tôi làm mất vé xe mà lại cùng trong một tuần nữa chứ. Tôi lục lại cặp sách một lần nữa nhưng thay vì tìm thấy tấm vé xe hôm đó, tôi lại tìm thấy tấm vé mà tôi ngỡ đã đánh mất buổi trước. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu… tôi có thể dùng tấm vé này để thay thế cho tấm vé hôm nay, chỉ cần sửa ngày tháng là xong.

- Cháu này đứng lại – tiếng chú Thành làm tôi giật nảy mình, mặt cắt không còn hạt máu.

– Cháu đem xe lại kia, lát nữa nói chuyện. Dựng xe trong một góc lán, tôi thấy từng phút trôi qua dài như hàng thế kỷ với bao nỗi sợ hãi, hối hận mỗi lúc một tăng. Người cuối cùng lấy xe ra là tôi. Tôi lếch thếch dắt chiếc xe đạp lại phía chú, không dám ngẩng đầu như mọi ngày nữa. Cô Thơ – Phó trưởng ban quản lý học sinh đi lại hỏi:

- Có chuyện gì thế? - Học sinh này dùng vé giả!

Chú Thành đáp, giọng không giấu nổi bực mình rồi đưa tấm vé cho cô Thơ xem. Tôi muốn khóc nhưng không phải vì sợ nữa mà vì thẹn. Cô Thơ nhìn tôi, tôi không dám ngẩng mặt nhìn cô nhưng tôi biết thế vì tôi cảm thấy ánh mắt cô đốt trên da thịt nóng ran

- Đây là em Phương Thu, lớp 8I của cô Liên. Cô bảo chú Thành, giọng buồn buồn.

– Tôi bảo lãnh cho em ấy.

Rồi cô bảo tôi:

- Em về làm bản tường trình gửi cô chủ nhiệm và đừng bao giờ tái phạm nữa. Dối trá là xấu lắm. Cô nói nhẹ nhàng nhưng từng từ, từng chữ như cứa sâu vào lòng tôi. Tôi lí nhí:

- Vâng ạ.

Chiều hôm đó, tôi không đi chơi như mọi khi mà chui vào phòng trùm chăn kín mít. Tôi nhắm mắt nhưng không thể ngủ được, nỗi sợ hãi lấn át tâm hồn tôi. Chỉ nay mai thôi, chuyện này sẽ được nêu ra trước toàn trường, ai ai cũng sẽ biết tôi là một kẻ dối trá. Bố mẹ tôi sẽ ra sao khi biết mình sinh ra một đứa con dối trá? Và còn lớp tôi nữa, tôi có làm cô chủ nhiệm và bạn bè phải xấu hổ vì “dây dưa” với một đứa hư hỏng như tôi? “Phải cứu vãn cái gì còn có thể cứu vãn! Mình là người bỏ đi rồi nhưng không được làm ảnh hưởng thêm tới ai nữa!”. Tôi vùng dậy, bắt đầu viết ba bản kiểm điểm, một gửi cô Thơ, một gửi cô chủ nhiệm và một gửi chú Thành, trong đó tôi tường trình lại toàn bộ sự việc.

Tôi nhận lỗi nhưng không xin tha thứ vì trong thâm tâm tôi hiểu tội tôi to lắm… Tôi chỉ xin đừng nêu việc này trước toàn trường để cô giáo chủ nhiệm và bạn bè không phải xấu hổ vì tôi, để danh dự của một tập thể lớp đứng đầu khối không bị bôi bẩn. Còn về phần mình, tôi sẵn sàng nhận án kỷ luật cao nhất: buộc thôi học. Những ngày tiếp theo sau đó tôi sống trong sự thấp thỏm chờ đợi cái án kỷ luật nhưng mãi không thấy. Dường như mọi người đã quên hẳn lỗi lầm của tôi. Một ngày cuối năm, khi chia tay với chúng tôi, cô Thơ nói:

- Tập thể lớp của các em tuy rất hiếu động, nghịch ngợm nhưng cô nhận thấy sự đoàn kết yêu thương nhau và sự hết lòng với tập thể lớp của mỗi cá nhân. Cô ngừng lời ở đó và mỉm cười với tôi. Nụ cười kín đáo chứa đựng thông điệp: các thầy cô và chú Thành đã tha thứ cho tôi rồi.

Đã ba năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn tự hỏi nếu ngày đó không có sự bao dung, rộng lượng của cô Thơ, cô chủ nhiệm và cả chú Thành nữa thì tôi sẽ ra sao? Có thể tôi chỉ phải chịu một án kỷ luật nhẹ, có thể là nêu tên trước toàn trường… chỉ thế thôi cũng quá đủ cho một dấu chấm hết đối với một học sinh ngoan ngoãn. Một ai đó đã nói: “Đình chỉ học, buộc thôi học… án kỷ luật nặng nhẹ khác nhau nhưng đều làm một học sinh tuột dốc nhanh hơn mà thôi”. Sự bao dung của các cô và chú đã ngăn không cho tôi tự coi mình là người bỏ đi để mà tự do tuột dốc, để giờ đây tôi luôn cố gắng phấn đấu trở thành con người trung thực và để câu chuyện này mãi là lần mắc lỗi đầu tiên và duy nhất của tôi.

Bài tham khảo 3:

Đã có ai phải tự hỏi: "Mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?". Riêng tôi, tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm, nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy, cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn...

Đó là 1 buổi sáng đẹp trời, tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay, tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi, nó chạy đến vỗ lên vai tôi, nói: "Ê! Hôm nay đi trễ thế vậy?". "Tao không đi trễ, tại tụi mày đi sớm thôi"- tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp: "Thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?". "Ok, nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!" - thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói: "Tường trắng, bàn gỗ mới "tin" đây này, cần gì giấy chứ!".

Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này - tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng, tôi lấy 1 lọ nước, đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:"thôi, quay lại học đi". Thằng Thuận ngắt lời: "Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi, không tắm thì uổng lắm". Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu, ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong, chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả, sau đó qua nhà Ông Sáu, trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều, chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường, tôi đã thấy cô Thu - cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến, cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc: "Em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay". Nói xong cô quay đi, bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: "Thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô, hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!". "Thôi đi, bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!"- tôi hét lên.

Sáng hôm sau, chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi, đến xin lỗi cô Bích, lau sạch những hình vẽ ghê tởm. Cô tôi có nói "Siêu nhân vẫn là người, không ai mà không mắc lỗi, không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!".

Tôi khuyên các bạn, đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn, nếu ko 1 ngày nào đó, người hối hận sẽ là chúng ta!

Chào mọi người, hai bài trước tui đã đọc tất cả các comment để lại của các bạn, tui thật lòng cảm ơn rất nhiều, và các bạn đã cho tui thêm động lực để kể tiếp những câu truyện mà tui trải qua / được kể lại. Trước khi vào truyện tui xin phép có đôi lời:1. Sau này lớn lên, tui không còn nghe hay thấy người âm nói chuyện nhiều như lúc nhỏ. Tui không biết diễn tả như thế nào,...
Đọc tiếp

Chào mọi người, hai bài trước tui đã đọc tất cả các comment để lại của các bạn, tui thật lòng cảm ơn rất nhiều, và các bạn đã cho tui thêm động lực để kể tiếp những câu truyện mà tui trải qua / được kể lại. Trước khi vào truyện tui xin phép có đôi lời:
1. Sau này lớn lên, tui không còn nghe hay thấy người âm nói chuyện nhiều như lúc nhỏ. Tui không biết diễn tả như thế nào, nhưng tả chính xác nhất là việc đó không phụ thuộc vào tui. Nghĩa là, nếu người ta cho mình nghe mình mới nghe, cho thấy mới thấy hoặc gọi là “hợp mạng” mới được cho nghe cho thấy cũng đúng. Vậy nên dù tui muốn và rất muốn giúp đỡ mọi người trong việc tìm lại cốt hay gặp ng thân, cũng đành lực bất tòng tâm. Tui thử một số lần rồi, cố gắng mấy cũng không nghe được. Sau có nhà sư đã nói với tui: ” Khả năng đó là “duyên”, không phải mình muốn giúp là được”. Tui lại không biết gì về âm dương số mệnh nên đành xin lỗi yêu cầu giúp đỡ của một số bạn. Rất xin lỗi và cầu mong các bạn sẽ sớm được hoàn thành tâm nguyện.
2. Lời hay nói : Nếu tui viết không hay chỗ nào, rất mong được nghe ý kiến để những bài sau tui có thể diễn tả tốt hơn cho mọi người dễ hình dung về các câu chuyện của mình. Đây là chuyện có thật xảy ra trong đời tui hoặc nghe người nhà, người quen kể lại, không phải tự sáng tác. Tui post lên đây để tâm sự và chia sẻ với mọi người những cái kì lạ, bí ẩn quanh cuộc sống mình mà không giải thích được. Nếu bạn tìm truyện ma đáng sợ, kinh dị thì xin lỗi vì mình không đáp ứng được ạ. Cảm ơn tất cả mọi người.

TRUYỆN 5: CHƠI TRỐN TÌM (chơi năm mười)

Sơ lược khu nhà tui, hơn 20 năm về trước, khu quận 9 khi đó vẫn còn đường đất đỏ, hoang sơ. Lũ trẻ hay tắm suối ở chỗ bây giờ là khu công nghệ cao, và rủ nhau đi coi cầu cơ hay vớt xác ở cầu Năm Lý. Nếu ai ở quận 9 khi đó đều biết khu đường Man Thiện, Lã Xuân Oai (tên bây giờ) trước kia chủ yếu hai bên toàn là nghĩa địa, mồ mả, cây cối nhiều – nhà dân ít.

📷

Nơi xảy ra chuyện là nhà anh họ, lớn hơn tui 1 tuổi – tên gọi là anh Mỹ. Nhà anh bây giờ là khu đường Man Thiện, chỗ khu nghĩa địa nằm đằng sau mấy con hẻm ở đối diện chung cư C6. Về cái nghĩa địa này, nó đã ở đó rất lâu rất lâu trước khi tui chuyển về nữa. Những ngôi mộ ở đó mới có cũ có. Mà những mộ cũ toàn mộ lâu đời rồi, có những mộ còn ngang tuổi với mộ đá ong “khu nghĩa địa cổ” bên Thủ Đức nữa. Và còn có những bụi tre lớn mọc dọc theo đường vào nghĩa địa (hồi nhỏ ba hay xuống đào mụt măng về cho mẹ nấu canh, tre mọc giữa đường không phải của ai nên ai lấy thì lấy). Ngày nhỏ ông bà hay dặn lũ trẻ trong xóm, chỗ đó toàn ông lớn bà lớn nằm nên họ khó tính, đi học về ngang qua thì không được chạy rầm rầm giỡn hớt cười đùa lớn tiếng, cứ đi qua nhanh thật nhanh thôi.

Năm đó, tui đã vào cấp 2. Như bao đứa trẻ khác, lũ trẻ xóm tui thường hay tụ họp đi chơi mỗi cuối tuần được nghỉ học. Tụi tui hay đi bộ xuống nhà anh Mỹ chơi vì nhà anh có vườn rộng, cây cối tỏa bóng mát mẻ và có ghế đá ngồi chơi nữa chứ. Tui vẫn nhớ hôm đó là thứ 7, theo thường lệ cả đám trai có gái có 5 đứa lại dắt nhau xuống nhà anh chơi từ sáng đến chiều về. Có thêm anh Mỹ và 1 thằng nhóc trong xóm là cả bầy được 7 đứa. Sau khi ăn trưa no nê chán chê ngồi tám nhảm đến tầm hơn 1 giờ thì cả bọn chán quá, mới rủ nhau đi lấy ít bánh kẹo, nhang và lon sữa ra chơi “ma lon” (hậu quả sau đó là mắt cá chân đứa nào cũng bầm đen thui). Dù nhà anh rất gần nghĩa địa nhưng cả đám vẫn sợ, chỉ dám chơi trước cổng nhà chứ ko dám ra nghĩa địa. Chơi chán chê từ “ma lon” rồi qua “ma gió” (hay còn gọi là trò khiêng ma, vì mỗi lần khiêng lên được là gió nổi lên ào ào) nhưng cả đám vẫn còn xung lắm. Thế là bày nhau chơi năm mười (trốn tìm), và đó là quyết định mà mãi sau anh Mỹ vẫn hay nói : CHƠI NGU NHẤT ĐỜI TAO.

Sỡ dĩ tại sao anh nói vậy, vì anh là người đầu têu trong việc ra chơi gần chỗ nghĩa địa. Mọi hôm chúng mình vẫn chơi năm mười ở khu vườn nhà anh, nhưng hôm nay nổi hứng anh bảo cả bọn ra đường lớn ngay gần nghĩa địa chơi, cổng nhà anh sẽ là đích đến. Tui nhớ đứa nào đấy trong bọn kêu lên coi chừng ma giấu đó, anh Mỹ rất hùng hồn : “Bọn mình chơi chục lần rồi đấy thôi, có đứa nào bị gì đâu. Giờ này 3 giờ mấy gần chiều rồi, khi nào chơi 12h trưa mới sợ”. Lời anh như thúc đẩy tinh thần cả đám, thế là vẫn chơi. Đứa làm “Cái” bắt đầu đếm “1, 2, 3, 4, 5… 50! Tao đến đây”.
Khi cả bọn nghe “Cái” bắt đầu đếm là túa ra chạy ào ào như ong vỡ tổ. Đứa thì chui vô kho củi nhà hàng xóm, đứa leo lên cây, đứa nấp sau mấy cái lu nước, đứa lại nấp sau xe máy người lớn dựng ở ngoài sân…hồi hộp chờ đợi! Tiếng hô hào chạy đến đích, tiếng la hét khi bị “cái” bắt, tiếng cười của đám nhỏ vang khắp khu xóm.

Chơi đến lượt thứ 3, khi mà cả đám đều đã về đến đích, cả bọn đợi hoài đợi hoài không thấy thằng A. đâu hết. Túa nhau ra đi tìm khắp xóm vẫn không thấy nó đâu cả. Cả đám kéo nhau về sân nhà anh Mỹ ngồi chờ đợi, những mong thằng A. thấy lâu không ai tìm được sẽ chạy về đích. Có đứa bảo hay là nó chạy về nhà rồi, anh Mỹ bèn lấy điện thoại bàn gọi về nhà nó nhưng không ai bắt máy. Lại chờ đợi, lúc này cả bọn bắt đầu lo lắng nhen nhóm sợ hãi:
“Hay là nó bị ma giấu ?”
“Bậy, đừng nói xui. Chắc nó đang chơi mắc tè hay ị nên kiếm chỗ đi thì sao”
“Sao nó không chạy về nhà anh Mỹ đi ?”
“Cổng nhà là đích, nó sợ về bị bắt sao.”
“Nhưng em vẫn nghi quá, có khi nó bị giấu đó.”
“Tụi bây đừng có tự hù nữa, chờ chút nó cũng về à.”
… Lại chờ đợi đến gần 18h, trời chiều dần sụp tối vẫn không thấy thằng A đâu. Lúc này nhà thằng A có gọi lại hỏi sao giờ chưa thấy về, thì cả đám mới sợ hãi cực độ. Anh Mỹ trả lời điện thoại là lát tụi nó về liền. Miệng nói vậy chứ anh bắt đầu run, anh kêu “Đợi cha ta làm về đi rồi mình kể cho người lớn”. Cả đám lấm lét, cúi gằm mặt chẳng đứa nào buồn lên tiếng nữa. Phần vì lo lắng không biết thằng A giờ ở đâu, phần vì sợ rủi có chuyện gì người lớn lôi cả đám ra đánh đòn. Mà điều đáng sợ nhất, cái điều đang len lỏi trong đầu óc đám nhỏ mà không đứa nào dám thốt ra, điều ghê hơn cả việc bị ăn đòn, đó là : THẰNG A BỊ MA GIẤU !

Sau ít phút là cha anh Mỹ về. Dắt xe vào sân, thấy cả bọn ngồi 1 bầy ở ghế đá bác nhăn mặt khó hiểu:
“Ủa, nay bây chơi trễ dữ, giờ chưa về tắm rửa ăn cơm. Con Mén nhỏ muốn má mày qua lôi đầu về như bữa ko ?”
“Cha ơi, thằng A nó bị lạc mất tiêu rồi – anh Mỹ nói.”
Nghe tới đây, nhìn thêm gương mặt đứa thì hoảng hốt đứa thì ủ rũ của xấp nhỏ, bác đi nhanh lại chỗ ghế đá giọng bất an: “Đâu, bây kể cha nghe coi”
Anh Mỹ lớn nhất nên lên tiếng kể lại, những đứa khác thỉnh thoảng thêm vô thông tin mà tụi nó biết. Có đứa bảo: “Lúc con trốn sau xe máy, con thấy nó chạy về hướng nghĩa địa”. Nghe xong hết, bác trấn an cả đám “Chắc nó bỏ đi đâu chơi thôi, để bác gọi người nhà qua đón tụi bây về rồi người lớn đi tìm nó”. Sau đó, bác vào nhà nói với bác gái rồi lấy điện thoại gọi người nhà từng đứa qua. Có cả người nhà thằng A. Khi những đứa kia về hết, chỉ còn lại người nhà thằng A, ba mẹ tui thì người lớn bắt đầu bàn bạc với nhau. Sở dĩ tui được ở lại vì tui là em họ thằng Mỹ mà, người trong nhà. Lúc này anh Mỹ mới kể lại 1 lần nữa cho mọi người nghe. Nhà thằng A gọi về nhà lần nữa thì người ở nhà vẫn nói không thấy nó về. Chạy hết xóm hỏi cũng không có ai thấy nó ghé chơi nhà nào hết. Nghĩa địa cũng không có. Má thằng A lúc này đã bắt đầu rưng rưng nước mắt và ba nó thì ngày càng đăm chiêu căng thẳng.
“Hay mình báo công an đi anh, nhờ họ tìm.”
“Nó mới lạc có mấy tiếng, sợ công an chưa xử đâu.”
“Có khi nào nó đi bơi bên suối không anh ?”
“Nó chơi với đám này, không có tụi này mình nó sao dám đi ra ngoài đó bơi.”
“Tui tính vầy, anh T (ba tui) qua tìm ông Hai với mấy thằng con ổng nhờ ra suối kiếm giùm, sẵn tạt ngang báo CA phường giùm tui nhờ họ thử tìm xa hơn. Tui với ba mẹ thằng A chạy vô xóm với ra nghĩa địa tìm lần nữa. Còn mẹ con Mén về xóm bà mượn giùm con chó mực của ông Tư qua nha, sẵn mua giùm ít trái cây, tiền giấy.”
Nói xong mạnh ai nấy chạy đi làm việc của mình theo lời cha anh Mỹ dặn. Tui với mẹ về nhà tui lấy giỏ đi chợ rồi qua mượn con chó mực của ông Tư, bỏ vào giỏ và ôm qua nhà anh Mỹ. Tả sơ về con chó này : nó là chó cỏ, đen thui thùi lui từ đầu tới chân, mắt nó cũng đen nốt. Mọi người nói nó khôn nhất xóm, ít khi sủa bậy như những con khác trong xóm. Nếu ban đêm nó sủa, thì con nít không được ra đường.

Qua nhà anh Mỹ, đợi mọi người tới đông đủ. Bên nhóm cha anh Mỹ không có thông tin gì. Bên nhóm ba tui ra suối tìm, cũng không thấy đồ đạc hay dấu vết gì của thằng A ngoài đó. Nhóm người lúc này đã có thêm vợ chồng ông Hai và hai anh con chừng hai mấy tuổi. Lúc này cha anh Mỹ hỏi ông Hai :
“Chú Hai nhớ hồi con mười mấy tuổi có vụ thằng N xóm mình bị giấu không?”
“Ờ, nãy nghe kể tao cũng nghi là bị giống vậy. Đám con nít ranh, kêu không được ra đó chơi mà lỳ như trâu như bò” – ông Hai đáp mà không quên lườm cho tui với anh Mỹ một phát.
“Chú Hai ở đây lớn nhất, có ông bà con với ba mẹ chú, ông bà chú nằm đó, nhờ chú ra thắp giúp con nén nhang xin giúp tìm thấy thằng nhỏ. Nếu nó lỡ quấy phá chọc giận tới ai ngoài đó thì xin tha lỗi cho nó còn nhỏ dại. Còn con, dắt con chó mực đi tìm chỗ bụi tre. Nãy con tìm giáp vòng không thấy nhưng con nghi là chỗ bụi tre.”
“Ừ, đi bây. Đưa nhang đèn, trái cây đây, tao ra tao xin cho. Ba mẹ thằng A ra khấn chung với tao, nhớ nói : chúng con xin các cụ, các ông bà, các anh chị em chiến sĩ khuất mặt khuất mày về đây nhận giúp lòng thành của chúng con mà cho vợ chồng con xin cho thằng nhỏ về. Nó còn nhỏ dại, có mạo phạm gì xin tha thứ cho nó”

Lúc này trời đã tối, bầu trời quang đãng, từng cơn gió thổi qua rặng tre nghe xào xạc. Những ngọn tre đong đưa trong gió, hắt bóng xuống mặt đường. Bóng của rặng tre như muốn bao trùm luôn nhóm người đang soi đèn đi về hướng nghĩa địa. Khi đó chưa có đèn đường, chỉ có ánh đèn từ các nhà gần đó hắt bóng qua. Tui và anh Mỹ đi nép sát vào mẹ mình không dám buông tay. 2 ông bố thì soi đèn và dắt con chó mực bắt đầu rảo tìm từ rặng tre đầu tiên tính từ ngoài đường lớn vào. Ông Hai bày đồ ra trước khu nghĩa địa, quỳ cùng ba mẹ thằng A và bắt đầu khấn vái. Khi ông Hai cắm nhang vào bát, bó nhang bỗng cháy phựt lên làm tui và anh Mỹ muốn rớt tim ra ngoài. Đốt nhang đèn và tiền xong ông Hai và ba thằng A đã đứng dậy, chỉ có mẹ thằng A vẫn quỳ đó liên tục khấn và xin lỗi giùm nó. Bác thành tâm lắm – nhìn rất tội nghiệp, đúng là con dại cái mang, khổ thân bác gái.

Khi đến chỗ bụi tre gần sát trong cùng của nghĩa địa, bổng con chó mực sủa lên dữ dội. Nó chạy tới ngửi ngửi và sủa liên hồi. Mọi người chạy quýnh quáng lại đó, rọi đèn vào trong. Lúc này cha anh Mỹ la lên “Thấy nó rồi, thấy thằng A rồi”. Tui quên mất sợ cũng chạy lên chỗ bụi tre đó, và hình ảnh thằng A lúc đó không thể nào tui quên được. Thằng A đang ngồi bó gối trong bụi tre, đầu tóc nó thì đầy lá tre, mặt thì lấm lem đất cát. Nó mếu máo ú ớ ú ớ không nghe được nói gì, nước mắt nước mũi tèm lem. Không biết làm sao nó vô đó được, chứ lúc mang nó ra cực ghê nơi. Hai anh con ông Hai phải cưa ít cây tre bên ngoài mới lôi được nó ra. Đem nó ra, miệng mồm nó toàn là đất và lá tre không. Ba nó phải móc hết ra và móc họng cho nó ói thêm ra một bãi như bùn nhão.
Về nhà anh Mỹ rồi nó mới kể lại mà mặt vẫn chưa hết bàng hoàng :
“Con đang đi tìm chỗ trốn, có một cô đứng trong đó kêu vô đây trốn nè, con thấy bụi tre có chỗ ở giữa lớn lắm nên con chui vô ngồi kế bên cô đó. Cô đó còn cho con bánh kẹo để ăn nữa. Sau con không đứng dậy đi ra được, mà cô đó cũng biến đâu mất. Con cứ ngồi đó quài không đi được, con nghe tiếng mọi người kêu con mà mắt con tối tui, con cũng không la lên được, con chỉ biết khóc thôi”.

Sau bữa đó, ba mẹ thằng A đem nó về nhà, nó còn bị sốt mấy ngày phải nghỉ học. Tui và anh Mỹ thì bị lôi về ăn đòn nhừ tử cái tội chơi ngu và bị quỳ gối cả buổi. Đám nhỏ trong xóm sợ quá chừng không dám sang nhà anh Mỹ chơi gần mấy tháng. Nhưng rồi đâu lại vào đó, chỉ có điều cả đám không dám chơi năm mười vào buổi trưa nữa, thay vào đó là tạt hình, tạt lon. Khu nghĩa địa đó vẫn còn cho đến giờ, mấy bụi tre thì bị chặt hết để mở đường. Tuy lớn rồi nhưng mỗi lần sang nhà anh Mỹ chơi, đi ngang nghĩa địa tui vẫn chạy xe qua thật nhanh, không dám nhìn lại. Hết.

Bầu Bí.

P/s: Nếu bạn nào muốn xem chơi ma lon hay ma gió như nào để lại lời nhắn cho mình nhé, bữa sau mình viết một bài bày cho cách chơi. Còn lên hay không thì hên xui =)) Lúc bé tụi mình chơi thì lúc được lúc không ah, nhưng mà vẫn rất thích và chơi hoài không chán.

0
Lẽ ra mình nên viết và gửi đến các bạn đọc trên fb câu chuyện này vào lúc nửa đêm mới hợp tình, hợp cảnh. Nhưng câu chuyện này mà kể lúc đó thì sợ rằng; ai lỡ đọc rồi sẽ chịu sự ám ảnh không ngủ được thì cũng không hay cho lắm. Bởi ám ảnh ở đây không phải chỉ từ những tình tiết “dã man và ma quái” nghe mà rùng mình, dựng tóc gáy, nỗi ám ảnh ấy còn ở lối sống phần...
Đọc tiếp

Lẽ ra mình nên viết và gửi đến các bạn đọc trên fb câu chuyện này vào lúc nửa đêm mới hợp tình, hợp cảnh. Nhưng câu chuyện này mà kể lúc đó thì sợ rằng; ai lỡ đọc rồi sẽ chịu sự ám ảnh không ngủ được thì cũng không hay cho lắm. Bởi ám ảnh ở đây không phải chỉ từ những tình tiết “dã man và ma quái” nghe mà rùng mình, dựng tóc gáy, nỗi ám ảnh ấy còn ở lối sống phần nào rất tự nhiên hoang dã của một số bà con nơi vùng cao, hẻo lánh cũng như cách ứng xử tàn nhẫn trước sinh mệnh của người thân… Lạnh lùng_Vô cảm_Thậm chí dã man… Nhưng nếu hiểu họ thì thấy, tất cả họ đều rất đáng thương.

Lại nói, mình không phải là một người viết văn hay sáng tác truyện. Những câu chuyện mà mình kể đều là những câu chuyện có thật mình gặp dịp chứng kiến, nghe kể rồi ghi chép lại. Hôm nay mạn phép gửi lên đây, ai đọc được thấy sợ thì sợ, thấy thương thì thương, thấy buồn thì buồn, thấy có chút gì bất bình cho số phận con người thì bất bình… nhưng trên hết mong mọi người đọc cảm nhận bằng trái tim yêu thương và hiểu biết trọn vẹn về con người và vùng đất nảy sinh câu chuyện đau lòng. Một vùng đất mà mặt trời của mẹ thiên nhiên chiếu rọi được vào còn khó bởi lớp sương mù luôn giăng giăng dày đặc chứ chưa nói gì đến “mặt trời tri thức khoa học, tâm linh tiến bộ” của một thế giới văn minh, hiện đại.

📷

Câu chuyện bắt đầu bằng sự rụt rè e ngại của anh bạn người H’Mông khi tiến lại gần ngồi nhà gỗ lợp mái tôn xanh tại Điểm trường của Bản Làng Sáng nằm sâu trong rừng núi thuộc xã Háng Đồng huyện Bắc Yên_Sơn La trong chuyến đi của mình vừa rồi. Câu nói đầu tiên anh thốt lên bằng một hơi thở méo mó có chút gì đó kìm nén cảm xúc: “Tại ngôi nhà đằng kia, bên bãi đất cỏ rậm ấy, có một câu chuyện rất đau lòng”…
…..
Trở lại bối cảnh của Làng Sáng từ cái thời bản chưa hình thành và còn chưa có cái tên Làng Sáng như bây giờ. Hồi đó, chỉ có một vài gia đình người H’Mông trên hành trình du canh du cư theo tập tục canh tác của dân tộc mình lỡ bước qua đây dựng nhà, làm nương rồi cư ngụ. Trong số đó có một gia đình mà người kể chuyện cũng không thể biết tên gia đình ấy là gì. Ngay cả những người được đề cập đến trong câu chuyện này cũng chỉ là Người ông già cả, Hai anh em người cháu, và Cặp bố mẹ nhẫn tâm… mà thôi.

Khi mới chuyển vào vùng đất mới, cả gia đình ấy rất chăm chỉ làm lụng, dẫu không no đủ nhưng cũng không bao giờ chịu cảnh đói lòng. Bởi vùng đất mới, đất luôn rất tươi tốt, và hạt giống luôn được người H’Mông dắt theo bên hông mình. Cuộc sống của họ có lẽ sẽ tiếp diễn tốt đẹp nếu như không có một ngày nọ Người ông già cả lâm bệnh nặng. Người ông ấy cứ yếu dần và gần như chỉ có thể nằm một chỗ. Bệnh gì? Cứu chữa ra sao? Dẫu có đứng giữa rừng mà gào thét Giàng ơi, Giàng hỡi… thì cũng chỉ vọng lại tiếng người vừa hét mà thôi. Cuộc sống vất vả, gia đình không chỉ có hai đứa trẻ nhỏ mà còn có ông già ốm yếu. Cặp vợ chồng ấy thấy người ông là một gánh nặng trong gia đình nên muốn bỏ người ông lại một mình để đi tìm một vùng đất khác để làm nương sinh sống. Nghĩ sao làm vậy, cặp vợ chồng ấy quyết chí ra đi, nhưng điều bất ngờ là hai người con của họ lại nhất quyết ở lại. Hai người con ấy đứa lớn tầm 8 tuổi và đứa nhỏ khoảng 5 tuổi. Chúng không nỡ nhìn ông chúng một mình sống thoi thóp giữa rừng già. Người ông ấy khi còn khỏe, trong những ngày bố mẹ chúng mải miết đi nương đã luôn bên cạnh chúng, chăm bẵm chúng, đục đẽo đồ chơi cho chúng, thổi cho chúng nghe những điệu khèn khỏe khoắn, vui vẻ… Chúng nhất quyết không bỏ ông ở lại một mình nhưng cha mẹ chúng lại… lạnh lùng đoạn tuyệt ra đi. Họ không những bỏ lại cha mà còn bỏ lại còn hai đứa con nhỏ dại. Vậy là, trong căn nhà ấy, bấy giờ chỉ còn lại hai đứa trẻ côi cút và một ông già ốm yếu.

Tuổi già đứng trước thời gian đã là rất mong manh và đáng sợ, huống gì tuổi già còn bệnh tật mà bệnh tật nơi vùng núi hoang vu thì con đường về với đất sẽ thật ngắn ngủi. Hai đứa trẻ chỉ biết ở cạnh ông mà khóc ròng, đói thì vét chút thóc, chút ngô còn sót lại trong nhà để nấu, hết thóc, hết ngô thì đi hái rau rừng để ăn. Rồi thì ông chúng cũng lặng lẽ chìm sâu vào giấc ngủ vĩnh viễn. Ngày ông chúng chúng mất, vì còn quá nhỏ nên dù đoạn đường từ nhà ra chỗ mà hai đứa nhỏ chọn để chôn ông có chừng 2-3 trăm mét thôi, nhưng chúng đã phải lôi kéo ông của chúng từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc không còn thấy mặt trời đâu nữa mới tới nơi. Xác của ông chúng được che lại bởi mấy tấm gỗ pơ mu và lớp đất mỏng do bàn tay yếu ớt của hai đứa trẻ cào cấu để vùi lấp. Và cũng vì quá bé nên chúng không biết được rằng, với người dân tộc H’Mông của chúng khi chết đi cần mang theo lửa. Người nhà phải đốt và để một đống lửa bên cạnh mộ thì ma mới yên ổn ra đi, nếu không sẽ trở lại dương thế đòi bằng được.

Chôn ông xong hai anh em dắt tay nhau trở về nhà, bỏ lại sau lưng ngôi mộ nhỏ lạnh lẽo, xác sơ nơi góc rừng.

Giữa rừng sâu thăm thẳm, giữa cái lạnh se sắt của vùng cao, giữa những lớp sương mù dày đặc, giữa những tiếng kêu gào rùng rợn của chim rừng thú núi, đến cả tiếng côn trùng cũng rõ ràng đến tận cái đập cánh bay… Và giữa cái đêm đầu tiên mà hai đứa trẻ bắt đầu tập quen với sự vắng mặt của ông chúng trong nhà, bên bếp lửa, hai đứa trẻ dựa vào nhau mà ngủ thiếp đi…

“Thật đáng thương quá”! Mình đã thốt lên như vậy khi nghe anh bạn người H’Mông kể đến đoạn này: “Còn chưa hết”. Anh bạn đường tiếp tục kể.

Đêm hôm đó vào lúc khuya, hai đứa trẻ bỗng giật mình vì có tiếng gõ cửa dồn dập. Ngoài trời sương xuống đang rất lạnh, đùn đẩy nhau mở cửa mãi không được, hai anh em cùng dựa vào nhau tiến về phía cửa chính. Tiếng đập cửa vẫn dồn dập, nhưng khi mở cửa ra thì cả hai anh em lại không thấy gì cả, chỉ có một luồng gió lạnh lùa vào làm hai anh em run rẩy nép gần vào nhau hơn. Không thấy có ai, hai an hem lại dắt nhau trở lại bên bếp lửa, lúc này bếp đã tàn tro, vì lạnh nên hai anh em nhóm lại cho lửa cháy rồi tiếp tục ngủ tiếp. Khi giấc ngủ vẫn còn chập chờn thì một tràng gõ cửa nữa lại vang lên, lần này tiếng gõ cửa lại dồn dập và mạnh hơn trước. Người anh tỉnh dậy, ra mở cửa, nhìn quanh lại cũng không thấy có ai đến cả. Lúc này người anh đã bắt đầu sợ hãi nên mau chóng đóng cửa lại rồi chạy sang ôm người em đang nằm cạnh bếp lửa. Vừa nằm xuống, một trận gõ cửa nữa lại vang lên dồn dập, lúc này cả hai anh em đều thức giấc và ôm sát vào nhau, sợ hãi. Tiếng gõ cửa vẫn dồn dập, gió ngoài trời vẫn từng cơn gầm rú thật mạnh, tiếng cành cây gãy răng rắc đập vào mái nhà làm cho hai anh em thon thót giật mình. Bỗng người anh vùng dậy cầm cành củi đang cháy đỏ lửa, đi nhanh về phía cửa bằng bản năng tự vệ. Cậu mở toang cánh cửa rồi vụt lửa liên hồi vào không trung tĩnh mịch, sau đó vứt luôn thanh củi ra xa. Trong chốc lát cậu chạy vào kéo người em của mình ra khỏi nhà, lao vào đêm tối.

“Nghe nói, hai anh em ấy bây giờ đang sống ở vùng Suối Tọ – Phù Yên. Đêm ấy ông của chúng về đòi lửa mà chúng không biết cứ tưởng là có con thú dữ gì, nên cũng lấy lửa để đuổi thú rồi chạy nhanh không bị thú ăn thịt. Chúng còn nhỏ quá mà”.

Anh bạn của mình kết thúc chuyện chỉ bằng một câu đơn giản như vậy. Nhưng, những cảm xúc mà anh truyền đến cho mình thực sự không đơn giản một chút nào. Mình có chút thương, có chút giận, có chút sợ và mình cũng suýt nữa rơi vào sự phán xét. Nhưng không! mình chợt nhớ lại câu chuyện cách đây độ chừng hơn 2 tháng, ở phía ngoài Tà Xùa, cách Làng Sáng khoảng 90km cả đường mòn vào rừng, và đường lớn, có một người mẹ trẻ đã tự tử và trước khi treo cổ bên bìa rừng người mẹ ấy đã dùng con dao đi nương của mình cắt cổ hai đứa con nhỏ cho đến chết.

Khi nghe và chứng kiến cảnh này, hầu như ai cũng kêu: ‘Người mẹ ác độc, giết con” “Người mẹ dã man không có nhân tính’. Bao nhiêu tội lỗi và lời phán xét đều dồn lên linh hồn của người mẹ mới lìa đời. Mình không đồng tình với hành động giết con của người mẹ đó, nhưng khi tìm hiểu và hỏi lại thì mới biết. Người mẹ đó vì quá khổ sở, chồng đi theo người con gái khác, suốt ngày không chịu làm ăn gì. Vì cùng quẫn đã nghĩ đến cái chết, nhưng trước khi chết người mẹ đó lo rằng hai người con sẽ không có ai cho ăn và cũng sẽ chết đói. Vì vậy người mẹ dẫn con đi về cõi chết cùng mình.

Nếu ai đã lên vùng núi cao, lên nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống, sẽ rất dễ gặp hình ảnh những đứa trẻ còn rất nhỏ, trần truồng, nhem nhuốc bò lê trên nền đất, bụi cây. Dù trời giá rét, thân người đỏ hỏn vì lạnh thì cha mẹ của chúng cũng chỉ coi đó là chuyện bình thường. Bởi đơn giản họ cũng sinh và lớn lên như vậy. “Trời sinh voi, ắt thì sinh cỏ” họ sống dựa vào tự nhiên và tư duy, suy nghĩ cũng rất tự nhiên, thậm chí đôi khi có chút man dại.

Với mình, trong cuộc sống không bao giờ phân định chuyện đúng – sai. Nên với bài viết này, mình chỉ kể lại như vậy, ai thấy thương thì thương, ai thấy buồn thì buồn, ai thấy sợ thì sợ, ai thấy bất bình thì bất bình…

Cuộc sống vẫn tiếp diễn mỗi ngày, mỗi vùng đất, thậm chí mỗi con người là một dòng chảy riêng biệt dẫu gặp nhau cũng chỉ là duyên ngộ nhất thời. Vì vậy, luôn hiểu để thương nhau là cách chế tạo hạnh phúc cho mình và cho người.

0
Hi các bác.Mình quay trở lại! Hnay miền Bắc gió lạnh, nằm nghe mưa rơi,từng giọt ngắn giọt dài như những lời than thở về một thời dĩ vãng ngày xưa. Như truyện trước mình kể,mình quê Đông Anh. Chính xác là Thôn Hội Phu,Xã Đông Hội,Đông Anh,Hn. Làng mình đối diện làng Tổng bí thư NPT.📷Nếu các bạn đi qua cầu Đông Trù,rẽ phải rồi rẽ trái đi thẳng,tới trước 1 cây cầu bắc qua...
Đọc tiếp

Hi các bác.

Mình quay trở lại! Hnay miền Bắc gió lạnh, nằm nghe mưa rơi,từng giọt ngắn giọt dài như những lời than thở về một thời dĩ vãng ngày xưa. Như truyện trước mình kể,mình quê Đông Anh. Chính xác là Thôn Hội Phu,Xã Đông Hội,Đông Anh,Hn. Làng mình đối diện làng Tổng bí thư NPT.

📷

Nếu các bạn đi qua cầu Đông Trù,rẽ phải rồi rẽ trái đi thẳng,tới trước 1 cây cầu bắc qua sông,rẽ phải vào làng mình,rẽ trái vào làng bác Trọng. Miêu tả hơi loằng ngoằng mì tôm 1 tý bởi vì ở trước cây cầu có 1 trạm bơm nước và có 1 con mương chảy ngầm qua đường,bác nào ở nông thôn thì biết,chứ văn m dốt,vốn từ kém,miêu tả k hết nghĩa. Câu truyện xảy ra ở trạm bơm này năm 1990,lúc đó nta thường bơm nước định kì vào ruộng để canh tác,trẻ e nông thôn hồi đó làm gì có gì chơi ngoài mấy trò chơi bi,chơi quay…và kiếm cỏ gà chọi nhau.

Thằng bé đó tên Tuấn vs với 1 thằng bạn tên Trường lang thang ở đầu kè đá kiếm cỏ gà tới nhá nhem tối mà vẫn k chịu về. Gia đình họ hàng hốt hoảng đi tìm chỉ thấy thằng Trường mặt tái mét ngồi gần trạm bơm,hỏi gì cũng k nói. Nhìn dòng nước xoáy ở kè đá gia đình hốt hoảng kêu người tắt máy bơm,đợi nước rút rồi vào mò xác. Thằng bé chỉ dc cho vào cái quan tài nhỏ rồi đi chôn ngay trong đêm,ko kèn trống.

Điều đáng nói là ở thành kè đá in hằn những vết móng cào chi chít,đó là sự tuyệt vọng của 1 kẻ cầu tìm sự sống khi bị lực nước hút vào trong cống ngầm làm bạn với tử thần. Câu chuyện nhanh chóng qua đi,nhưng cái cống đó trở lên âm khí lạ lùng,những hôm nào bơm nước thì y như rằng người qua đường vào đêm tối đều nghe thấy những tiếng móng tay cào rin rít vào thành bê tông,tiếng nước ọc ọc như tiếng người sặc nước,có kẻ dũng cảm nhìn xuống lại k thấy gì chỉ một màu bọt trắng,nhưng khi quay mặt đi thì những âm thanh đó lại vang lên sau lưng.

Thằng Trường thì bây h đã 35t và nguyên nhân cái chết ko bao h nó nói nửa lời,người ta chỉ cho rằng là trượt chân ngã mà thôi.

Câu chuyện mình kể ko mang yếu tố kinh dị,các bạn đọc thấy nhạt thông cảm,mình ko giỏi văn vốn từ kém nên duễn đạt nhàm chán,các bạn tc

0
22 tháng 1 2019

cái này là ngữ văn lớp 6 mà