K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2019

Xã hội đang hướng đến nền kinh tế của kiến thức. Mà để có được kiến thức vững chắc, thì tinh thần tự học lại là yếu tố quyết định. Tự học là sự chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức qua hướng dẫn của thầy cô. Tự học mà không cần người khác nhắc nhở mình. Tự học giúp chúng ta tiếp nhận kiến thức bằng niềm đam mê, hứng thú, chủ động. Còn giúp chúng ta có thói quen không dựa dẫm vào những thứ có sẵn, mà còn giúp ta sáng tạo, linh hoạt hơn trong mọi việc. Muốn thực hiện ước mơ, thì tự học là con đường giúp ta biến ước mơ trở thành hiện thực. Chúng ta cần lĩnh hội được những kiến thức trọng tâm, sáng tạo trong cách học…. không chỉ tiếp nhận kiến thức trong trường học mà còn cả trong gia đình và xã hội. Dù ở hình thức nào thì tự học vẫn là yếu tố quan trọng nhất, có vậy thì chúng ta mới thành công. Ngược lại, bên cạnh còn có những thái độ học tập không tốt như: học để đối phó với thầy cô, học mà ỉ lại vào bạn bè mà bản thân không tự làm lấy. Qua đây mỗi người cần rút ra bài học cho bản thân: chúng ta cần có tinh thần ham học, say mê tìm tòi, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Chủ động sáng tạo, độc lập trong học tập. Như vậy, mới có thể tiếp nhận đầy đủ kiến thức để vươn tới những ước mơ của mình.

30 tháng 4 2019

Thanks bạn

2 tháng 2 2019

Chọn đáp án: A

6 tháng 2 2022

Mọi người giúp mình với ạ

6 tháng 2 2022

Chúng ta đang sống trong thế giới phẳng- tg điện tử.Xã hội mà nhân loại ngày càng phát triển và tiến bộ đòi hỏi con nguoif cần phải cố gắng nỗ lực, học tập nhiều hơn để áp dụng và học hỏi thành tựu khoa học- kĩ thuật vào cuộc sống.Tuy nhiên, Một số thành phần học sinh trong xã hội hiện ay đang rất ham chơi, không chịu học hành. Các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này khó có được niềm vui trong cuộc sống.. Nhưng nếu quá ham chơi, không để ý học hành thì tương lai sau này không tốt, sau này sẽ khó có thể có được niềm vui vẻ vì trong người đang tràn ngập nỗi bất hạnh đến tột cùng. Nên chăm chỉ học hành ngay từ bây giờ, đừng ham chơi nữa, nếu có cố gắng thì sau này sẽ được hưởng sự hạnh phúc, vui vẻ nhưng nếu cứ ham chơi, đua đòi thì sẽ chỉ là thành phần xấu trong xã hội, không bao giờ có nổi 1 niềm vui ! Đúng vậy, học hành là một điều vô cùng quan trọng để quyết định tương lai sau này cho con người, tri thức chính là ngọn đèn so rọi đường đi cho con người.  Các bạn ấy đang làm cho tương lai của bản thân các bạn xấu đi, vui chơi thì cũng vui đấy nhưng sau này nếu không có tri thức thì không ai có thể nở một nụ cười vui vẻ được đâu. . Nhưng nếu quá ham chơi, không để ý học hành thì tương lai sau này không tốt, sau này sẽ khó có thể có được niềm vui vẻ vì trong người đang tràn ngập nỗi bất hạnh đến tột cùng.Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học – kĩ thuật và văn hóa – nghệ thuật ngày một nâng cao,trong xã hội ấy, làm việc gì cũng phải có tri thức.Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường."Học vân có nhứng trùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại rất ngọt ngào". Có cố gắng, rèn luyện thì moi đạt được kq mong muốn.Vì vậy, chúng ta nên chăm chỉ học hành ngay từ bây giờ, đừng ham chơi nữa, nếu có cố gắng thì sau này sẽ được hưởng sự hạnh phúc, vui vẻ nhưng nếu cứ ham chơi, đua đòi thì sẽ chỉ là thành phần xấu trong xã hội, không bao giờ có nổi 1 niềm vui ! Từ đó, tôi đã rút ra cho mình bài học ý nghĩa, để có một tương lai tốt đẹp và hp, chúng ta cần cố gắng học tập để sau này đưa tg ngày một phát triển, khám phá những chân trời mới.

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều. Như vậy là một ngày yên bình đã trôi qua trên thành phố quê em.
 

2 tháng 4 2021

tham khảo cách làm

Các bước trong cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
Bước 1: Xác định dạng đề trong cách viết đoạn văn nghị luận xã hội
Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí
Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí thường đưa ra những yêu cầu bàn luận về: câu nói, quan điểm sống hay phẩm chất, đức tính của con người.
Ví dụ một số đề về tư tưởng đạo lí:
Ra đề thông qua một câu nói: Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Ý kiến của anh/chị về câu nói trên.
Đề văn về phẩm chất, đức tính: Suy nghĩ của anh/chị về đức tính trung thực.
Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống
Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống là những vấn đề, sự việc, hiện tượng có đã xảy ra và đang xảy ra trong cuộc sống của con người.
Một số đề ví dụ về hiện tượng đời sống như:
Trình bày suy nghĩ về vấn đề sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay.
Anh/chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ học đường để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?
Nhận xét: Mỗi một vấn đề được đưa ra có thể là đạo lí, hiện tượng tích cực, nhưng cũng có thể là hiện tượng tiêu cực, tư tưởng phản nhân văn. Trước mỗi vấn đề người viết cũng cần xác định đúng tính chất, đặc điểm của nó để có thể thể hiện quan điểm đồng tình hay không đồng tình một cách rõ ràng. Ví dụ một số vấn đề tích cực hay tiêu cực có thể được đưa ra như:

Đạo lí, tư tưởng:
Đạo lí, tư tưởng tích cực: lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí, nghị lực.
Tư tưởng phản nhân văn: thù hận, ích kỷ, đố kỵ, dối trá.
Tư tưởng có tính hai mặt: sự chờ đợi.
Hiện tượng đời sống:
Tích cực: tiếp sức mùa thu, hiến máu nhân đạo.
Tiêu cực: bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông.
Có cả tích cực và tiêu cực: sử dụng mạng xã hội, thiết bị điện tử.
Bước 2: Xác định yêu cầu trọng tâm của đề ở cách viết đoạn văn nghị luận
Như đã đề cập trong phần trên, khi đưa ra yêu cầu viết đoạn văn thì đề được ra sẽ không làm khó người viết trình bày hết những nội dung cần viết trong như một bài văn nghị luận. Mỗi đề thi thường sẽ có một yêu cầu cụ thể về việc người viết cần tập trung vào phần viết nào của vấn đề nghị luận. Chẳng hạn, trong đề thi Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia năm 2017 có yêu cầu câu viết đoạn văn như sau: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.

Như vậy, trong đề văn trên, yêu cầu trọng tâm là nêu ý nghĩa của sự thấu cảm, tức là trong bài viết, người viết cần xoáy sâu vào những giá trị tốt đẹp, tích cực hay tác dụng, giá trị mà đức tính ấy mang lại cho cuộc sống con người. Trong tiếng Anh, khi chúng ta nêu ra các ý nghĩa như yêu cầu thì tức là đang trả lời cho câu hỏi “What” (Sự thấu cảm mang lại ý nghĩa gì?).

 

 

 
Với chủ đề được ra là sự thấu cảm, nhưng đề cũng có thể được ra dưới dạng như sau: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần làm để thể hiện sự thấu cảm trong cuộc sống.

Với câu hỏi “điều bản thân cần làm” thì đề đang hướng người đọc đến việc trình bày giải pháp. Lúc này, người viết sẽ tập trung trình bày những việc làm có thể thực hiện thay vì đi sâu phân tích ý nghĩa của sự thấu cảm như đề thi 2017. Như vậy, khi nêu ra giải pháp, chúng ta đang thực hiện yêu cầu đề dựa vào câu hỏi “How” (Điều bản thân cần làm thế nào để thể hiện sự thấu cảm?).

Như vậy, với bất kì một đề thi nào được ra, để xác định đúng yêu cầu đề, người viết cần tìm được từ chìa khóa xuất hiện trong đề. Chẳng hạn như:

Giải thích, nêu nguyên nhân: tại sao, do đâu, trình bày nguyên nhân, trình bày cách hiểu, giải thích…
Nêu ý kiến cá nhân: đồng tình hay không đồng tình, nêu suy nghĩ cá nhân, trình bày ý kiến bản thân…
Bàn nội dung: nêu ý nghĩa, nêu giá trị…
Đưa giải pháp: làm thế nào, làm sao, điều cần làm…
Mỗi từ chìa khóa sẽ là một gợi ý để học sinh có định hướng đúng và viết tốt phần đoạn văn.

Bước 3: Tìm ý cho đoạn văn trong cách viết đoạn văn nghị luận xã hội
Sau khi xác định được trọng tâm cần viết trong đoạn, chúng ta có thể lên ý tưởng về những điều cần viết xoay quanh vấn đề cần viết. Bước này cần được thực hiện trên giấy nháp để khi người viết không bị quên và bỏ sót những điều đã suy nghĩ trong đầu. Đồng thời, khi xác định những ý cần viết, người viết cũng nên dảnh chút thời gian để suy nghĩ về những dẫn chứng để minh họa cho phần lí lẽ của mình. Cách đơn giản để có thể tìm được ý cho phần viết là thử tự đặt và trả lời các câu hỏi, chẳng hạn như:

Vấn đề đặt ra được hiểu như thế nào?.
Tại sao lại cần có/ không nên có có vấn đề đó trong cuộc sống?.
Vấn đề đặt ra cần được đồng tình/ phản đối hay có chỗ đồng tình, có chỗ phản đối?.
Vấn đề có những biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?.
Cần phải làm những gì để ngăn chặn/ phát huy vấn đề trên?.

11 tháng 8 2021

sách tập 1 hay tập 2 vậy ạ