Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Mày có bạn thân không?”
Câu hỏi khá là quen thuộc với mọi người. Câu trả lời là có, không, nhiều lắm… Đấy là tùy thuộc vào mỗi người. Còn câu trả lời của tôi là “đã từng”. Tôi đã từng có một người bạn thân, thân thiết như chị em trong nhà. Nhưng một căn bệnh quái ác đã mang bạn tôi đi khỏi vòng tay của gia đình, bạn bè và tôi, một cách đột ngột và đau đớn.
Chúng tôi quen nhau từ những ngày tiểu học, chính xác là từ năm lớp 4. Ngày đó, tôi vốn cực kỳ nhút nhát, ít giao tiếp với các bạn học trong lớp. Rồi một ngày, cậu ấy tới, chủ động bắt chuyện với tôi. “Cậu có con gấu bông xinh thế!”, cậu ấy nói như vậy về con gấu của tôi, mặc dù các bạn cùng lớp chê nó kỳ quái, chỉ vì nó không giống những con gấu bông thông thường khác. Câu nói đó đã bắt đầu cho một tình bạn đẹp, cho những kỷ niệm không thể nào quên giữa hai người bạn.
Ban đầu chỉ là chơi chung gấu bông, nhưng rồi đến đọc truyện cũng đọc chung, hay cùng chơi, cùng vẽ tranh… Tôi dần mở lòng hơn, làm quen với những người bạn mà cậu ấy giới thiệu cho tôi. Và rồi tôi nhận ra, chúng tôi đã thành tri kỷ lúc nào chẳng hay.
Tôi đã rất buồn vào ngày cuối cùng của năm lớp 5, ngày mà tôi cứ nghĩ rằng sẽ không còn học chung với cô bạn thân của mình nữa. Nhưng cuối cùng thì lên cấp hai, hai đứa vẫn học chung với nhau, thân với nhau còn hơn cả trước kia nữa. Cùng yêu thích truyện tranh, cùng sáng tác truyện tranh về cuộc sống mơ ước của hai đứa. Cho tới bây giờ, tôi mới thực sự để ý đến dung mạo của nó. Tóc đen dài, mắt to, lúc nào cũng cười thật tươi. Da hơi ngăm ngăm, cao hơn trung bình các cô bạn học khác. Có thể đám con trai trong lớp gọi nó là hung dữ, bà chằn, còn tôi chỉ thấy một cô gái mạnh mẽ và cá tính. Ngày tháng cứ êm đềm trôi qua. Tâm sự vào giờ nghỉ trưa về những rung động đầu đời, những khúc mắc gia đình. Hai đứa gắn với nhau như hình với bóng vậy.
Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất là sinh nhật năm lớp 7. Vốn có ít bạn bè nên tôi không tổ chức sinh nhật, chỉ rủ một vài người bạn thân tới chơi. Vậy mà, nó đã gọi thêm rất nhiều bạn cùng lớp khác, tới “đập phá” tại sinh nhật tôi thành một bữa ra trò. Từ bé tới giờ, chưa bao giờ có một bữa tiệc sinh nhật nào của tôi có nhiều bạn bè tới như vậy. Vui mừng, bất ngờ, hạnh phúc, những cảm xúc hòa lẫn vào với nhau, tạo thành một kỷ niệm vui cho tôi.
Lớp 8, nó trở thành một vị gia sư, bổ túc thêm các môn Toán và Anh cho tôi. Ngược lại, tôi giúp nó trong các môn Sử, Địa, Sinh. Một “đôi bạn cùng tiến” ăn ý. Nó càng ngày càng cao, ăn khỏe hơn, đánh tôi đau hơn, chạy nhanh hơn. Một bữa ăn năm bát cơm, ăn nhiều thịt nhưng không ăn rau nên bị thiếu chất xơ trầm trọng. Tôi phải làm một chế độ dinh dưỡng mới, bắt nó phải tuân thủ.
Những tài năng của nó ngày càng được thể hiện rõ ràng. Vốn nổi tiếng viết chữ rất đẹp, từng đoạt giải năm lớp 5 nên nó được giao nhiệm vụ viết sổ, viết đề mục cho các cô. Vẽ đẹp hơn, bộ truyện tranh mà hai đứa cùng thực hiện năm lớp 6 lại tiếp tục dày hơn rồi. Luôn nhắc nhở tôi khắc phục những khuyết điểm của bản thân, “viết nhanh lên mày!”, “đứng thẳng cái lưng lên!”. Những lời nói này, dần đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống học sinh của tôi.
“Mày ơi, tao mệt quá”.
Năm lớp 9, sức khỏe của nó đột ngột suy giảm. Sau một trận sốt xuất huyết, tỷ lệ hồng cầu trong máu của nó giảm tới mức nguy hiểm và không thể hồi phục. Nghỉ học hai tuần liền bặt vô âm tín. Rồi nó đi học trở lại, sụt năm cân. Từ đó, nó chỉ ngồi im vào mỗi giờ ra chơi, không chơi bóng, không đuổi bắt với tôi, không đi ăn trưa cùng nhau nữa. Vẫn vui tính, hay cười, hay trêu đùa như trước, nhưng bây giờ lại đi kèm với một sự đau đớn, mệt mỏi ẩn sâu trong đôi mắt đen láy đó. Rồi tần suất những ngày nghỉ học tăng lên, kéo dài hơn. Chỉ có thể gặp nhau vào những ngày ôn thi học sinh giỏi, nên sự tiều tụy của nó càng trở nên rõ nét hơn sau mỗi lần gặp.
Cô gái mà tôi biết khi xưa, mỗi bữa ăn năm bát cơm, mà bây giờ hai má hóp lại, tay chân teo tóp, không còn lực. Đôi mắt vô hồn, tràn đầy sự mệt mỏi đau đớn. Ngay cả việc đi lại bây giờ với nó cũng khó khăn, phải có người dìu đi, không tự đạp xe đến trường như vẫn làm bao lâu nay. Nó rất yêu thích môn Tiếng Anh, và thực sự rất mong chờ tới kỳ thi học sinh giỏi để thể hiện khả năng của mình. Nhưng cơn bệnh đó đã ngăn cản ước mơ của nó được thực hiện. Tôi đi thi, đoạt giải và bước tiếp tới vòng thành phố. Còn ước mơ của nó, đành dừng lại ở đây, vì cơn bạo bệnh ấy.
Sau kỳ thi ấy, nó nghỉ học liền một tháng. Và ở lớp rộ lên những tin đồn. “Mày ơi, con Khánh bị làm sao thế?”, “Nó bị bệnh gì liên quan đến sức đề kháng ấy”, “Dạo này nó yếu lắm”, “Nó nghỉ học được cả tháng rồi ấy nhỉ?”. Lần đầu tiên, cả tập thể lớp 9A1 chúng tôi thật lòng quan tâm tới một người, lo lắng cho một người. Thay phiên nhau chép vở trên lớp, ghé thăm nó để giảng bài cho nó, chuẩn bị cho kỳ kiểm tra cuối kỳ sắp tới. Những ngày cuối cùng nó tới lớp, mọi người đều động viên, cố gắng hết sức để giúp đỡ nó. Chỉ bài, giảng bài, pha nước, giúp nó ăn sáng, chỉ nó cách làm bài thi… Tạo điều kiện kết sức có thể đưa nó qua kỳ thi này, một bước tới gần hơn với kỳ thi cấp ba - kỳ thi quan trọng mà chúng tôi sắp phải đối mặt.
Một ngày cuối tháng 12 năm 2016, tôi và một người bạn tới thăm nó tại nhà riêng. Nó nằm đó, trên cái giường mà chúng tôi hay ngồi chơi với nhau khi xưa, đang ngủ. Có lẽ là một giấc ngủ yên bình, vì nó không còn phải đối mặt với đau đớn, với những cơn co giật, nhức khớp luôn thường trực. Tôi ngồi chờ cho tới khi nó thức dậy. Ban đầu là cau có, tức giận và mệt mỏi, nhưng có lẽ, trong giây phút ấy, nó nhận ra đây có thể là lần cuối cùng chúng tôi được gặp nhau, nên đã ngồi dậy, để chúng tôi có thể cùng ngồi nói chuyện.
Chúng tôi kể về những chuyện thú vị trên lớp, những câu chuyện hài hước. Nó cười, nụ cười tươi rói mà tôi vẫn luôn chờ mong bấy lâu nay, cùng với ước mơ nó được khỏe lại, có thể cùng tới trường với tôi như trước. Cùng học, cùng vẽ, cùng đọc truyện, sẻ chia những tâm sự… Đó là mong ước thiết tha nhất của tôi trong giây phút ấy.
Rồi nó bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về những ngày ở bệnh viện. Thời gian nó ở bệnh viện thậm chí còn nhiều hơn ở nhà mình. Liên tục phải trải qua những xét nghiệm, sinh thiết, chọc tủy… Những cơn đau nhức khắp người, ngay cả việc ăn uống cũng khó khăn, liên tục hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần của cô gái kiên cường ấy. Có những lúc, tưởng chừng như bạo bệnh đã đánh gục nó, nhưng chiến binh ấy vẫn đứng vững, vẫn vươn lên như bông hoa hướng dương hướng về mặt trời.
Mái tóc đen bết lại vì không thể tắm gội thường xuyên, tóc cũng thưa dần, để lộ ra những mảng da đầu trắng bệch. Nước da vàng bủng, trên người chi chít những vết tím bầm do chọc kim hay bị tụ máu. Tay chân teo lại, việc cử động cũng trở nên yếu ớt. Trước kia, bữa nào nó cũng ăn năm bát cơm, vậy mà vẫn than đói suốt ngày. Còn bây giờ, ngay cả việc húp vài thìa cháo cũng trở nên khó khăn. Kể từ ngày bị ốm cách đây bốn tháng, nó đã sụt hơn 10 cân. Hôm đó, lúc chuẩn bị về, nó đã nói với tôi một câu: “Có lẽ là bọn mày nên chuẩn bị sẵn tinh thần đi. Tao không nghĩ là tao qua được Tết năm nay đâu”.
Đêm hôm ấy, tôi không ngủ được. Không ngừng nghĩ về câu nói ấy. Cho tới lúc ấy, tôi vẫn không biết được tình trạng bệnh tình thật của nó. Chỉ biết là nó đang bệnh rất nặng. Mặc dù ngoài miệng luôn động viên nó, nhắc nó rằng phải có niềm tin, nhưng chính niềm hy vọng lớn nhất, vững chãi nhất trong lòng tôi lúc này lại đang dao động. Lần đầu tiên, tôi nghĩ đến viễn cảnh một ngày, tôi không còn được nhìn thấy nó, cái ngày mà nó rời xa tôi mãi mãi. Một nỗi sợ vô hình dâng lên trong lòng, và mong ước phép màu xảy ra chưa bao giờ trở nên mạnh mẽ như lúc ấy.
Sau buổi gặp gỡ cuối cùng ấy, tôi phải đối mặt với nhiều áp lực. Đối mặt với kỳ thi cấp thành phố. Áp lực học trên trường tăng lên. Nhưng tôi không ngừng nghĩ tới nó, với khát vọng cháy bỏng về một điều kỳ diệu sẽ xảy ra, ngày mà nó sẽ khỏe lại, sẽ lại tới trường. Nhưng phép màu đã không xảy ra. Mồng 3 Tết Đinh Dậu (tức ngày 30/1/2017), nó đã ra đi, bỏ lại gia đình, bạn bè và tôi, để đi tới một nơi khác, không có đau đớn, mệt mỏi.
Hai ngày sau, tôi về Hà Nội. Việc làm đầu tiên là tới nhà nó. Để chia buồn với gia đình nó, những người yêu thương tôi như con ruột. Tôi đã rất bình tĩnh, và nghĩ rằng mọi chuyện sẽ đơn giản thôi. Nhưng khi tới trước cửa nhà nó, những kỷ niệm tràn về, như một thước phim quay chậm chạy trong ký ức. Tôi đã dặn lòng mình rằng không được khóc, phải làm điểm tựa cho cha mẹ nó, nhất là trong những giây phút đau lòng này. Nhưng, khi nhìn thấy mẹ nó, mở cửa cho tôi, nhìn thấy vị trí của cái giường nơi nó thường nằm trước kia đã được thay thế bằng một cái bàn thờ mới dựng, bát hương vẫn còn nghi ngút khói, nước mắt đã tuôn rơi không ngừng. Bức ảnh nhỏ trên bàn thờ cũng không phải là một tấm ảnh thẻ tử tế, là bức ảnh chụp vào một ngày nó khỏe mạnh, đang cười. Bầu không khí ấy, như bóp nghẹt trái tim tôi vậy. Đau đớn, xót xa, hụt hẫng.
Trong tiếng nấc nghẹn, mẹ nó kể cho tôi về căn bệnh thực sự của nó. Là ung thư máu. Một căn bệnh di căn rất nhanh, và có những dấu hiệu giống như cảm cúm thông thường. Lúc phát hiện ra căn bệnh này đã là giữa tháng 11 năm 2016, tức là chỉ ba tháng trước khi nó ra đi. Buổi chiều hôm trước đó, nó có dấu hiệu phát bệnh. Đau đớn, quằn quại, vùng vẫy, gào thét hàng tiếng liền, trước khi lịm đi. Tỉnh dậy một chút vào ban đêm, để nhìn mặt những người thân yêu lần cuối trước khi chìm vào giấc ngủ, mãi mãi. Lúc đó là 0 giờ 15 phút sáng. Bố nó động viên tôi, và trước khi ra về, dặn rằng, “Con đừng buồn quá, phải tiếp tục cố gắng, cố gắng thay cả phần của bạn nữa”.
Chưa có một đám tang nào mà tôi khóc nhiều như vậy. Dặn lòng rằng không được khóc, phải mạnh mẽ lên, khóc là nó không siêu thoát được đâu, nhưng một lần nữa, nước mắt lại trào ra, trước linh cữu nó. Cả tập thể lớp, những người bạn đã gắn bó với nhau nhiều năm, cũng có mặt đông đủ. Những tiếng thút thít vang lên không ngừng, và lần đầu tiên, tôi nhìn thấy những chàng trai rơi lệ nhiều đến vậy. Khoảnh khắc linh cữu nó được đưa vào lò hỏa thiêu, là lúc những tiếng khóc vang lên to nhất. Có thể lúc còn sống, nó không nói chuyện với những người bạn khác, nhưng một khi đã ra đi, dù còn thù hằn gì trong lòng, những lời trân trọng, cao quý nhất đều dành cho nó. Vì chúng ta là một gia đình. Dù nước mắt rồi sẽ ngừng rơi, nhưng nỗi nhớ trong lòng sẽ không bao giờ nguôi ngoai.
Sau đó, tôi bị khủng khoảng một thời gian. Thành tích học tập có sự sa sút, kết quả thi học sinh giỏi thành phố cũng không được như mong muốn. Nhưng câu nói của bố nó như một lời nhắc nhở tôi phải nỗ lực, bởi mình đang cõng trên vai cả phần của nó. Cắm đầu vào học, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi, cho ước mơ của cả tao với mày.
Bọn tôi tới thăm nó vào lễ 100 ngày. Bàn thờ đã dời lên tầng ba, cái giường đã đặt vào chỗ cũ, như xưa. Cảm giác buồn bã, hụt hẫng là điều không thể tránh khỏi. Nhưng bên cạnh đó, bây giờ có thêm mục tiêu, thêm quyết tâm để mà hướng tới. Là tiếp tục bước đi trên con đường đời, dù không có mày sánh bước bên cạnh. Là đi tiếp cả phần của mày, bởi tao biết rằng mày luôn đồng hành với bọn tao, theo một cách nào đó. Hôm đó, một đại diện của lớp được đề nghị đứng lên, để thay mặt lớp, bày tỏ cảm nghĩ. Tôi đã từ chối không đảm nhiệm vai trò ấy. Thương nhớ chỉ để ở trong lòng là đủ, bởi không lời nào có thể diễn tả được nó.
Tôi đã vượt qua được kỳ thi ấy. Ngay hôm tôi thi xong môn cuối, tôi đã tới mộ thăm nó, không nói gì cả. Chỉ lặng lẽ ngồi, tựa lưng vào tấm bia mộ. Từ xưa tới nay, tôi vốn đã kém khoản ăn nói, ngay cả trong những giây phút quan trọng như thế này. Những lời muốn nói như một mớ tơ vò, muốn thốt ra nhưng lại mắc lại trong họng. Và lại tiếp tục kéo dài sự im lặng. Những tia nắng vàng lọt qua kẽ lá của cây xà cừ cổ thụ, rủ bóng xuống ngôi mộ nhỏ. Những giọt nắng ấy chứ dập dờn, nhảy nhót như đàn bướm ánh sáng, lượn quanh những ngôi mộ đá, như một điềm báo từ thế giới bên kia. Hãy luôn ủng hộ tao nhé, trên con đường đầy chông gai này, để tao có một điểm tựa vững chắc, vươn tới tương lai.
Đã hơn một năm kể từ ngày nó ra đi. Tôi đã bước được một nửa tuổi mười sáu, cái tuổi mạnh nhất, khỏe khoắn nhất. Đạt được ước mơ, vào được ngôi trường mà mình hằng mong ước. Còn nó mãi dừng ở đó, ngưỡng cửa mười lăm đầy khát vọng, hoài bão. Mãi mãi ra đi, để lại mọi thứ, để lại một ước mơ còn đang dang dở, để lại sự đau buồn trong trái tim của những người ở lại. Nhưng tôi biết rằng, ít ra ở thế giới bên kia, nó sẽ không còn phải chịu đau đớn nữa. Không còn những xét nghiệm dài đằng đẵng, những ngày xạ trị đau đớn. Hy vọng ở nơi ấy, thế giới của nó sẽ tốt đẹp hơn.
Mất đi một người bạn thân thiết là rất đau đớn, nhưng mong rằng, cuộc sống của nó sẽ tốt đẹp hơn nơi miền cực lạc. Nó để lại cho tôi những kỷ niệm đẹp, một tuổi thơ hạnh phúc, những ký ức không thể nào quên. Nó cũng đã để lại cho tôi một bài học về nghị lực sống, về sự kiên cường chống chọi trước cơn bạo bệnh. Những bài học đáng giá sẽ theo tôi suốt cuộc đời. Vĩnh biệt, tao hứa sẽ không quên mày, bạn thân.
Tặng em ngày lễ tình nhân
Anh viết vội bài thơ tình thật đẹp
Để tặng em nhân ngày lễ tình nhân
Không tặng hoa bởi chẳng thể ở gần
Thì anh đành gửi tặng thơ em nhé
Nhìn ra phố, bao nhiêu đôi bạn trẻ
Quấn quýt nhau tình cảm quá em à
Nghĩ về em anh chợt thấy xót xa
Thương em lắm như mà anh không thể
Tình trái ngang anh nào đâu muốn thế
Nên đành gom thương nhớ gửi vào thơ
Hứa với em anh sẽ mãi luôn chờ
Vui những ngày bên em thôi em hỡi
Anh biết mai khi ngày vui đang tới
Em sẽ buồn và ngóng đợi thơ anh
Thì đây em những dòng thơ chân thành
Anh riêng dành chỉ em thôi... em nhé!
Từng ngày băn khoăn
Từng ngày suy nghĩ
Trầm ngâm thắc mắc
Bạn bè là chi?
Trong những kí ức
Kỉ niệm buồn vui
Bạn bè là người
Ta luôn chia sẻ
Từng ngày từng ngày
Từng năm từng tháng
Bạn bè thân thiết
Luôn ở bên ta
Chưa hề ghi nhớ
Chưa hề khắc ghi
Mà hình ảnh bạn
Tình bạn chúng ta
Như ngàn vì sao
Trên bầu trời cao
Tinh tú sáng ngời
Tình bạn chúng ta
Như vạn lời ca
Ca vang ca mãi
Trên bầu trời xanh
Tình bạn chúng ta
Xiết chặt vòng tay
Gắn kết bè bạn
Để cùng tiến tới
Tình bạn chúng ta
Tinh tú sáng ngời
Ôi thật tuyệt vời
Tình bạn của ta
Bạn bè như cá với nước
Cá thì ko thể thiếu nước
Còn nước mà thiếu thì cá chết nhe răng nhe nhe 😁
Tự vt nên ko hay nha bn:
Gia đình - nơi chúng ta
Có thể quay về
Bất cứ lúc nào
Không cần tài năng
Không cần giàu có
Không cần thành công
Bạn vẫn sẽ được
Vào nhà bình thường
Vì nó sẽ luôn
Chờ và mong bạn
Khi bạn trưởng thành
Và lúc còn thơ
Chúng ta coi nhà,
Gia đình la một
THỨ VÔ CÙNG CAO CẢ!
Tri thức ngày xưa trở lại đây,
Ân tình sâu nặng của cô thầy!
Người mang ánh sáng soi đời trẻ;
Lái chuyến đò chiều sang bến đây?
Đò đến vinh quang nơi đất lạ;
Cám ơn người đã lái đò hay!
Ơn này trò mãi ghi trong dạ…
Người đã giúp con vượt đắng cay!
Tri thức ngày xưa trở lại đây,
Ân tình sâu nặng của cô thầy!
Người mang ánh sáng soi đời trẻ;
Lái chuyến đò chiều sang bến đây?
Đò đến vinh quang nơi đất lạ;
Cám ơn người đã lái đò hay!
Ơn này trò mãi ghi trong dạ…
Người đã giúp con vượt đắng cay!
Tác giả : Nguyễn Minh Tiệp
Tôi phải ngồi lại trên các bậc đá nghỉ chân đến ba lần trước khi bước vào cổng chùa. Ngôi chùa nhỏ nằm trên một triền núi, được phủ mát bởi những tàng cây. Ngôi nhà khách bằng gỗ, khá xinh xắn, nằm trong một khu vườn toàn hoa vạn thọ. Phía trước là một tượng Phật ngồi dưới gốc cây bồ đề, cành lá được cắt tỉa công phu. Chung quanh là cả một vùng núi trời tĩnh mịch. Tôi không phải là phật tử, nhưng ngồi nghe tiếng mõ và lời cầu kinh trong chùa vọng ra, cũng thấy lòng nhẹ hẳn đi trước bao nhiêu điều phiền não.
Hôm nay là mồng một Tết, nhưng cảnh chùa khá im ắng, bởi chùa nằm khá xa khu dân chúng. Ngày hôm qua tôi có đến đây, nhưng thầy trụ trì đi vắng. Tôi đã để lại tấm danh thiếp của chồng tôi, viết vài dòng phía sau xin hẹn thầy hôm nay trở lại.
Chú tiểu còn rất trẻ, mang trà ra mời và xin tôi chờ thêm mươi phút nữa, vì thầy trụ trì đang khai kinh cho buổi lễ tân niên. Tôi nôn nao muốn sớm được nhìn mặt vị ân nhân của mình, nhưng cũng dặn lòng phải kiên nhẫn và cẩn trọng ý tứ trước một nhà sư.
Hơn ba mươi năm trước. Lúc ấy tôi còn là cô bé học trò của trường huyện An Túc, nằm giữa thị trấn An Khê, bên QL 19 nối liền Qui Nhơn với Pleiku. Chiến tranh đang thời kỳ ác liệt. Tuổi còn nhỏ, nhưng ngày nào tôi cũng nghe cha mẹ và các thầy cô bàn chuyện chiến trường: đánh lớn ở Pleime, Dakto, Tân Cảnh. Mấy năm nay, An Khê tương đối bình yên, nhờ Sư Đòan 101 Không Kỵ Hoa Kỳ có căn cứ ở đây, và dọc theo đèo An Khê có đồn bót của các đơn vị thuộc Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn. Giữa lúc chiến tranh ngày khốc liệt, bất ngờ lực lượng đồng minh rút quân về nước, làm dân chúng ở đây hoang mang, lo lắng. Xứ họ đạo của tôi cũng được cha chánh xứ tổ chức những toán tự vệ, phối hợp với quận, lo canh gác khu vực của mình.
Chiều ba mươi Tết, được thông báo của tỉnh, các cơ quan trên quận phối hợp với các thầy cô giáo và cả Hội Đồng giáo xứ đi mọi nhà kêu gọi đóng góp những gói quà tượng trưng dành tặng cho anh em chiến sĩ của một đơn vị từ xa tới, thay thế lực lượng đồng minh, đồn trú ở đây.
- Tội nghiệp, nghe nói anh em đã phải rời căn cứ từ sáng sớm 30 để chiều mồng một Tết có mặt ở đây. Họ có biết tết nhất gì đâu ! - Ông cha xứ nói với chúng tôi như thế.
Cả quận vui mừng, nô nức trước tin vui. Riêng tôi còn vui hơn khi tưởng tượng sẽ có nhiều anh lính đến cái thị trấn nhỏ xíu buồn tênh này, nên rất sốt sắng trong việc gói quà. Tôi tự tay thực hiện được hai gói quà, gồm một số bánh mức, chiếc khăn tay do tôi thêu lấy, kèm theo lá thơ chúc mừng năm mới tới hai anh chiến sĩ vô danh nào đó. Tôi nắn nót viết thật đẹp rồi đề tên, lớp và trường học phía dưới. Vì “sao y bản chánh” từ một bài luận văn tháng trước, nên hai lá thư giống nhau như đúc. Nhìn hai gói quà tôi mỉm cười, khi nghĩ sẽ có hai “người tình không chân dung” nào đó nhận được lá thư nồng nàn của một cô “em gái hậu phương”. Ban đầu, các thầy cô cho biết, đám học trò chúng tôi được hướng dẫn vào căn cứ để tận tay tặng quà cho các anh chiến sĩ. Bọn tôi đứa nào cũng hớn hở, lăng xăng giặt ủi lại chiếc áo dài trắng ưng ý nhất. Nhưng sau đó dưới tỉnh cho biết là trước khi vào An Khê, các đơn vị này còn phải hành quân mở đường, giải tỏa một số đồn bót của lực lượng Đại Hàn nằm dọc theo đèo An Khê, bị địch quân bao vây đã ba hôm nay. Cuối cùng tất cả quà đều được nộp cho trường, và thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô giáo sẽ mang vào cho đơn vị để trao lại cho anh em chiến sĩ khi tình hình an ninh cho phép. Bọn học trò chúng tôi tiếc hùi hụi vì mất một dịp được vào xem căn cứ và ủy lạo các anh chiến sĩ.
- Nam Mô A Di Đà Phật. Xin chào bà. Xin lỗi, chắc là bà đã chờ tôi lâu lắm phải không ?
Câu hỏi của thầy trụ trì cắt đứt dòng hồi tưởng của tôi. Tôi đứng lên, vụng về chấp hai tay trước ngực chào lại thầy. Tôi muốn nhìn thật kỹ khuôn mặt của thầy, nhưng thấy ái ngại, nên chỉ cúi đầu im lặng.
- Cái cổng tam quan, ngôi nhà khách này, và những bậc đá trên con đường mà bà vừa đi lên là do tiền cúng dường của ông bà. Chúng tôi xin tán thán công đức và cầu xin chư Phật gia hộ cho ông bà cùng gia đình. Bà có muốn đi một vòng xem cảnh chùa không ? Xin mời bà. Thầy vừa nói vừa chỉ tay về phía cổng tam quan.
- Dạ, công ơn của thầy đối với gia đình tôi lớn lao quá. Biết làm sao đền đáp. Xin thầy đừng nhắc tới công đức, làm tôi thêm xấu hổ - Tôi vừa bước theo phía sau thầy, vừa nói.
- Mô Phật ! Giúp người, đó là nhiệm vụ của kẻ tu hành, dù là tôn giáo nào. Sao bà lại gọi là công ơn - Thầy nở một nụ cười độ lượng.
Đi phía sau, nhìn dáng đi khoan thai của thầy, tôi băn khoăn suy nghĩ: Khuôn mặt thì có nhiều nét giống, nhưng với cái dáng đi thì lại khác hẳn. Có thể ngày xưa là lính nên cần phải nhanh nhẹn. Tôi nghĩ thầm như thế.
Khi đến cửa tam quan, thầy dừng lại và chỉ tay về hướng bờ biển, nơi có mấy tảng đá ở triền núi, phía dưới là một khu rừng rậm :
- Chính ở nơi đó, tôi đã tìm gặp chồng của bà
Năm ấy, khi chồng tôi vừa mới trốn về từ trại tù cải tạo Gia Trung (anh chỉ là thầy giáo, vì dạy một trường trong khu người Thượng, nên bị nghi ngờ hợp tác với lực lượng Fulro chống lại chính quyền, bị bắt năm 1979 ), được một người bạn thân cho đi theo một chuyến vượt biển do gia đình anh ta tổ chức. Lúc ấy ai cũng nghĩ ra đi là không bao giờ gặp lại vợ con, mà có ở lại cũng sống không yên, chỉ làm khổ cho gia đình. Hơn nữa lúc ấy tôi vừa mới sanh đứa con đầu lòng, nên không thể đi cùng. Chúng tôi đành gạt lệ chia tay mà không dám nghĩ sẽ có ngày tái ngộ.
Tàu vừa ra khơi hơn một ngày thì bị hỏng máy, trong lúc gió mưa tầm tã. Tất cả mọi người phải đem sinh mạng chống chọi với phong ba. Cuối cùng, sau gần ba ngày bềnh bồng trên biển, nhờ những cơn gió nhiệm màu đã đẩy chiếc tàu với hơn một nửa số người sống sót, giạt vào một ghềnh đá lúc trời nhá nhem tối. Tưởng đã thoát chết, nào ngờ khi vừa leo lên bờ thì bị một toán công an biên phòng vây bắt. Một số người yếu sức thì đành đưa tay cho họ trói. Chồng tôi cùng một vài thanh niên khác dùng hết tàn lực chạy trốn trong các hốc đá bên triền núi. Mấy lần thoát chết dưới những tràng đạn. Nhờ trời tối anh chạy thoát vào khu rừng trước khi kiệt sức. Khi tỉnh lại, anh thấy mình nằm trong ngôi chùa nhỏ nằm bên triền núi. Anh được vị trụ trì săn sóc và che dấu chu đáo, mặc dù biết anh là người công giáo, bởi trên cổ có đeo thánh giá. Sau hơn một tuần, nhờ thầy giúp cạo đầu, cho áo quần để cải dạng một thầy tu, và gởi theo một chiếc xe đò của một phật tử thân quen, chồng tôi mới trốn được vào nhà bà cô ruột ở Cam Ranh. Sau đó nhờ chính bà cô này tìm đường để vượt biển tiếp. Và lần này anh đã được tàu Pháp vớt, nên được sang định cư bên Pháp. Ba năm sau, tôi và đứa con được anh bảo lãnh với diện đoàn tụ gia đình.
- Mô Phật ! Tội nghiệp, ông ấy đã về tìm thăm tôi hai lần, và giúp cho tôi khá nhiều tiền để lập lại ngôi chùa này và một nhà từ thiện nuôi các em bé tật nguyền dưới xóm. Công đức của ông bà thật lớn lắm.
Tôi nhớ lại tấm ảnh mà chồng tôi chụp chung với thầy trong lần thứ nhì về thăm thầy. Bao nhiêu lần tôi đã nhìn kỷ tấm ảnh, lại nghe chồng tôi bảo, ngày xưa thầy cũng là lính, nên tôi đã ngồi hằng giờ hình dung, nhớ lại một người quen lúc trước.
- Thực ra anh ấy ngại không muốn về, nhưng vì nhớ ơn thầy mà anh ấy mới về gặp thầy. Lần này chính tôi đề nghị được thay anh về thăm thầy, nhân dịp thăm mẹ của tôi đang ốm nặng.
- Mô Phật ! Tôi hiểu nỗi khổ tâm của ông ấy.
Tôi nghe tiếng thở dài của vị trụ trì, và thấy thầy đưa mắt nhìn về một nơi xa xăm nào đó. Từ lúc mới gặp nhau trong ngôi nhà khách, tôi nghĩ là thầy đã nhận ra tôi. Tôi chờ thầy hỏi, nhưng có thể thầy đã quên hay bây giờ là kẻ tu hành, nên thầy không muốn nhắc lại chuyện thế tục ngày xưa. Không để lỡ mất cơ hội, tôi lên tiếng :
- Tôi về đây, gặp thầy cũng để muốn xin được hỏi thầy một điều, mà bấy lâu nay cứ băn khoăn mãi trong lòng, nhưng ngại thầy là bậc tu hành, nên tôi không dám.
Thầy nhìn tôi, im lặng giây lát rồi lên tiếng :
- Mô Phật ! Kẻ tu hành lúc nào cũng muốn đem ánh sáng cho chúng sinh hầu giải tỏa những lo âu phiền não. Xin bà cứ tự nhiên
- Xin thầy tha lỗi, nếu có điều gì không phải. Có phải thế danh của thầy là Quế, Lê Phương Quế ?
Thầy ngạc nhiên nhìn tôi, rồi nhìn lên khoảng không, nhíu mày.
- Mô Phật ! Làm sao mà bà biết được tên của tôi ?
- Thầy còn nhớ anh Lân, trung sĩ Đỗ Lân, ở Sư Đoàn 23 BB, có đóng quân ở An Khê vào những ngày Tết năm 1972 ?
- Bà còn biết cả bạn tôi ? Anh Lân đã tử trận ở Kontum từ mùa hè 72. Bà có biết không ?
Tôi có một thoáng giận thầy, vì nghĩ là đến bây giờ ông vẫn chưa nhận ra mình. Chẳng lẽ thầy vô tình đến thế. Nhưng ngay sau đó tôi hối hận về ý nghĩ của mình. Sao lại đem chuyện đời để mà trách một vị chân tu, một người đã xa lánh chuyện hồng trần, thế sự. Thầy đã cho mình hỏi và sẳn sàng tâm sự đã là một điều hỉ xả rồi.
- Dạ, tôi có biết, và tôi cũng có đến Kontum thăm mộ anh mấy lần. Sau này tôi về tìm để xây lại ngôi mộ cho anh, thì nghĩa trang không còn nữa, và không ai biết mộ anh đã chuyển đi đâu .
Đôi mắt của vị trụ trì sáng hẳn lên. Thầy mở đôi mắt thật to nhìn tôi, đưa tay lên định nắm vai tôi, nhưng rồi kịp khựng lại.
- Vậy là Xuân ? Bà là cô Xuân ngày xưa ? Mô Phật ! Sao lại có chuyện kỳ ngộ lạ lùng này.
Vâng, tôi chính là Xuân, cô bé học trò trường trung học An Túc ngày xưa. Người đã gói hai gói quà Xuân ủy lạo cho những chiến sĩ đến giữ an ninh cho quê tôi vào đúng chiều ngày mồng một Tết. Hai gói quà được nộp cho trường để chuyển tới cho các anh, vì lúc ấy đơn vị đang hành quân mở đường để đến nơi trú đóng.
Sau một cái Tết an bình, cả thị trấn nhỏ của tôi nhộn nhịp hẳn lên bởi sự có mặt của một trung đoàn lính chiến, ngày mồng tám Tết, đám học trò chúng tôi trở lại trường, nhưng các thầy cô biết là trong lòng đám học trò ai cũng còn dư âm ngày tết, nên cho chúng tôi tập họp lại hát hò và kể chuyện vui. Trong lúc thầy hướng dẫn đệm đàn cho cả đám học trò ca hát, thầy giám thị đến tìm tôi, bảo tôi lên văn phòng có người nhà muốn gặp. Bước theo thầy giám thị mà lòng tôi lo lắng không biết ở nhà có chuyện gì, thì ông đưa tay chỉ hai anh lính đang ngồi chờ trên chiếc ghế đá trong sân trường.
Hai anh lính thật trẻ đứng lên chào tôi, nhoẻn miệng cười :
- Hai đứa tôi đến để cám ơn Xuân và chúc mừng Xuân năm mới .
Tôi thoáng một chút ngạc nhiên và bẽn lẽn:
- Em có làm gì đâu mà hai anh cám ơn? Mà sao hai anh biết được tên em?
Hai anh cùng mở túi áo lấy ra bức thư. Vừa kịp nhận ra đó là hai bức thư mà tôi đã “sao y bản chánh” bỏ trong hai gói quà ủy lạo, thì một anh lên tiếng :
- Tôi là Đỗ Lân, và người bạn thân của tôi đây là Lê Phương Quế. Trông anh hiền như con gái, nhưng Xuân đừng nhầm với nữ ca sĩ Phương Hồng Quế nghe, mặc dù anh Quế bạn tôi cũng có giọng hát rất hay, không thua gì Phương Hồng Quế. Hai đứa tôi nhận hai gói quà của Xuân. Quà cáp như nhau và lời lẽ trong cả hai bức thơ cũng giống nhau như đúc. Cô Xuân thật công bình. Cám ơn nghe !
Tôi hơi quê, nhưng cố làm ra vẻ tự nhiên :
- Hai anh tới trường tìm Xuân, không sợ thầy giám thị la Xuân à ?
Anh lính thứ nhì, tên Quế, lên tiếng :
- Bọn tôi bảo là anh em bà con với Xuân, đi lính xa nhà bây giờ mới gặp. Thầy giám thị coi bộ cũng thương lính lắm, nên chắc không nở la rầy người yêu, à xin lỗi, người em của lính đâu !
Mặc dù thấy hai anh chàng có vẻ thư sinh, vui tính, nhưng nhớ lời bà chị thường bảo mấy ông lính bạo dạn và tán gái hay lắm. Phải coi chừng, tôi nhủ thầm như thế. Và để xem hai anh chàng này có thực sự bạo dạn hay không, tôi khoanh tay :
- Nghe nói anh Quế hát hay không thua gì Phương Hồng Quế, em xin mời hai anh vào lớp em chơi. Bọn em cũng đang ca hát trong đó, chứ không có học hành gì đâu. Đám bạn em sẽ mừng lắm đó.
Hai anh nhìn nhau cười, rồi gật đầu, theo tôi vào lớp. Cả đám bạn học trò im bặt, tò mò nhìn ra khi thấy tôi dắt theo hai anh lính trẻ. Tôi nói với vị giáo sư hướng dẫn :
- Thưa thầy, có hai anh lính nhận được quà Tết của lớp mình, đến cám ơn và xin hát cho cả lớp mình nghe.
Thầy hướng dẫn lớp gật đầu, đến bắt tay hai anh, tươi cười :
- Hồi nãy tới giờ mấy cô chỉ hát những bài tình yêu lính chiến, bây giờ đích thân lính chiến hát tặng mấy cô thì còn gì hay bằng, phải không ?
Cả lớp vỗ tay. Anh lính tên Lân bước lên bục giảng, hai tay mân mê chiếc nón bê-rê :
- Kính thưa thầy, thưa các bạn. Tôi không biết hát, nên xin dành phần nói trước. Chúng tôi xin cám ơn những gói quà Tết của nhà trường, của các bạn. Trong không khí Tết, vì nhiệm vụ phải xa nhà, được những món quà của các bạn chúng tôi thấy ấm áp nhiều lắm. Đặc biệt hai đứa tôi đây đã nhận được quà của cô Xuân. Chỉ cần cái tên của cô là hai đứa chúng tôi cũng đã có cả một mùa xuân rồi. Xin cám ơn và kính chúc thầy, chúc các bạn một năm mới vạn điều như ý.
Cả lớp lại rộn lên tiếng cười và những tràng vỗ tay không dứt. Một con bạn có tiếng nghịch nhất lớp quay về hướng tôi ngồi :
- Xuân ơi, mày chỉ được chọn một trong hai thôi. Còn để dành cho đứa khác nữa chứ!
Đúng là nhất quỉ nhì ba, còn thứ ba là bọn này. Tôi đoán hai anh chàng lính sữa đang nghĩ như thế. Anh lính tên Lân bẽn lẽn, ngừng lại đôi phút rồi đưa tay về hướng người bạn, tiếp tục :
- Bây giờ, xin giới thiệu anh bạn thân nhất của tôi, Lê Phương Quế, mà chúng tôi thường gọi là Phương Hồng Quế, tiếng hát hàng đầu của trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, sẽ lên hát một vài bài tặng thầy và các bạn.
Tôi cũng phục tài ăn nói khá “tâm lý chiến” của anh chàng Lân này. Cái giọng Huế nghe cũng êm ái, cứ như rót mật vào tai người ta. Bây giờ nhìn kỹ thấy anh ta cũng đẹp trai, nụ cười cũng có duyên ghê lắm. Lính cỡ này chắc sẽ làm khổ vài cô em gái hậu phương đây. Tôi mỉm cười với ý nghĩ vừa thoáng trong đầu.
Anh Quế bước lại chỗ thầy hướng dẫn để xin nhờ thầy đệm đàn. Anh hát bài Xuân Này Con Không Về của nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân. Trông anh có dáng dấp thư sinh và khuôn mặt hiền lành như một thầy tu.
Tiếng hát cất lên làm cả lớp im bặt. Đúng là giọng hát của anh rất hay, điêu luyện, lúc réo rắt lúc trầm buồn không thua một ca sĩ chuyên nghiệp. Dường như có cùng tâm trạng với nội dung bài hát, nên anh đã hát với tất cả cảm xúc, làm dao động trái tim mọi người. Bài hát chấm dứt, mà cả lớp dường như còn thẫn thờ, yên lặng. Sau đó bùng vỡ bởi những tràng vỗ tay và nhiều tiếng la: “Bis… Bis… !”.
Anh cúi xuống một lúc, hình như để giấu sự cảm xúc, rồi ngước lên nói nhỏ hai tiếng cám ơn và xin hát tiếp bài Chiều Trên Phá Tam Giang, thơ của Tô Thùy Yên được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc.
Lần này, chính tôi không cầm được nước mắt. Không chỉ vì anh hát hay, nhưng tôi thấy xúc động, thấm thía hơn cuộc đời của những người lính chiến.
- Thưa thầy. Bây giờ đã đi tu rồi, thầy có còn hát những bản nhạc tình lính ngày xưa? Tôi vẫn còn nhớ cái cảm xúc khi thầy hát cho cả lớp tôi nghe, sau cái Tết năm nào ở trường An Túc. Thầy hát thật hay và truyền cảm. Hôm ấy là lần đầu tiên tôi được gặp thầy và anh Lân.
- Mô Phật ! Bây giờ tôi chỉ còn biết tụng kinh gõ mõ, cầu cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Nhưng những gì bà vừa nhắc lại, cũng là con người, làm sao tôi có thể quên.
- Xin thầy thứ lỗi, nếu tôi đã nhắc thầy nhớ lại chuyện đời để làm bận lòng một bậc chân tu.
- Mô Phật ! Đạo ở trong Đời, cũng như hai kẻ đồng hành. Hành đạo là để giúp đời. Kẻ tu hành như chúng tôi cũng chỉ là “cư trần lạc đạo” mà thôi, thưa bà.
- Cư trần lạc đạo là sao, thưa thầy?
- Có nghĩa là hiện diện nơi trần thế mà hành đạo, vui đạo. Chứ không phải xa lánh trần thế đầy khổ nhục để tìm sự thanh thản riêng cho bản thân mình.
- Cám ơn thầy. Thầy giảng hay quá. Ngày đầu tiên gặp thầy, và nhất là lúc nhìn thầy đứng hát trên bục lớp, tôi đã thấy thầy giống một nhà tu. Có lẽ thầy đã có căn duyên từ trước, phải không thầy ?
- Mô Phật ! Ai cũng có thể tu hành, và bất cứ ai cũng có thể thành Phật được, thưa bà .
Không ngờ lần gặp gỡ đầu tiên năm ấy lại mang đến cho tôi mối tình đầu. Sau vài lần gặp nhau, tôi biết Lân và Quế là hai người bạn thân thiết từ lúc còn học trong trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Ra trường về cùng đơn vị, nên sống với nhau như anh em, mặc dù tôn giáo khác nhau. Quế đạo Phật còn Lân là tín đồ Công giáo. Những ngày chủ nhật không bận hành quân, Lân đều đi lễ nhà thờ, nên chúng tôi thường gặp nhau hơn. Và lần nào tôi cũng mời Lân về nhà. Cha mẹ tôi cũng rất thương quí Lân, nhất là sau khi biết cha mẹ Lân đã chết trong biến cố tết Mậu Thân. Tính tình Lân lại hiền lành chân chất và hiếu học. Dù bận hành quân liên miên, nhưng anh vẫn cố gắng tự học để thi tú tài vào mùa hè này. Cũng có đôi lần Quế theo Lân đến nhà tôi chơi. Càng lúc chúng tôi càng thân nhau hơn.
Tôi biết là Lân cũng thích tôi. Trong túi áo của anh lúc nào cũng có chiếc khăn tay tôi đã tặng anh trong gói quà Xuân. Mỗi lần chia tay, anh bịn rịn lưu luyến không muốn rời tôi. Còn tôi, cũng thấy nhớ anh da diết và mong chờ anh từng ngày trong các lần anh đi hành quân. Tối nào tôi cũng đọc kinh cầu nguyên cho anh được bình yên trở về.
Bây giờ tôi mới biết tình yêu là gì. Tôi bắt đầu biết tương tư, mơ mộng, nhớ nhung và man mác buồn khi thiếu vắng anh. Những bản nhạc tình lính, người yêu của lính, dường như càng lúc tôi càng thấy hay hơn, và tôi hát nhiều hơn. Sau mỗi lần hành quân, Lân đều mang về tặng tôi những cánh hoa lan rừng. Tôi nghe nói vùng núi rừng An Khê này có nhiều hoa lan. Có những loại hoa lạ, thật đẹp mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy hoặc biết tên. Chỉ sau hai tháng, trong phòng tôi treo đầy hoa lan rừng. Tôi thích nhất là những cánh hoa màu tím. Có lẽ tôi nhớ tới màu tím hoa sim trong một bản nhạc mà tôi thường hay hát.
Chiến tranh lại ngày càng ác liệt. Ngồi trong lớp học, bọn tôi vẫn thường nghe tiếng súng, tiếng máy bay vần vũ trên bầu trời. Ban đêm, nhìn qua cửa sổ, những trái hỏa châu lơ lững giữa trời, soi sáng cả một vùng núi non nào đó. Rồi tôi nghe tin Dakto mất, Tân Cãnh thất thủ, thành phố Kontum bị pháo kích..Một số người đã phải bỏ nhà chạy xuống Pleiku, sống trong các trường học, được chính quyền dùng làm trại tiếp cư.
Hơn một tuần, tôi chưa gặp Lân bởi đơn vị anh có lệnh cắm trại, ứng chiến. Bất ngờ gặp lại anh trong lễ sáng chủ nhật ở nhà thờ. Khi tôi đang quỳ gối cầu kinh, Lân đến sau, quỳ xuống bên cạnh. Tan lễ, vừa bước ra khỏi nhà thờ thì chúng tôi gặp anh Quế đứng đợi từ lúc nào. Tôi mời hai anh về nhà. Trên đường đi, cả hai anh im lặng, không nói một lời gì. Nhìn nét mặt thật buồn, tôi nghĩ là họ đang ưu tư điều gì. Tôi hỏi, nhưng hai anh chỉ nhìn nhau rồi lắc đầu, không nói.
Suốt ngày hôm ấy hai anh ở lại nhà tôi. Mẹ tôi đãi hai anh một con gà tơ. Trong lúc Lân và Quế rượt bắt gà trong vườn, tôi tìm hái mấy trái cà, trái mướp và rau thơm. Cả ba chúng tôi cùng làm bếp, đùa giỡn, ca hát líu lo, không còn chút ưu tư nào trên khuôn mặt của mọi người. Ăn cơm xong, chúng tôi rủ nhau ra ngồi dưới những cây dừa rợp bóng, nghe Quế hát, rồi chúng tôi cùng hát theo những bài tình ca quen thuộc. Buổi chiều, Quế cáo từ tôi, chào ba mẹ tôi xin về trước. Trong phòng tôi chỉ còn có tôi và Lân. Lần đầu tiên tôi nghe Lân rụt rè tỏ tình. Anh bảo, đời chiến binh rày đây mai đó, rồi có một ngày, anh sẽ phải đi xa, nhưng lúc nào cũng mang theo bóng hình của tôi vào những nơi gió cát. Những lời anh nói làm tôi nhớ tới những câu thơ Chinh Phụ Ngâm thật hay của bà Đoàn Thị Điểm dịch mà tôi đã học. Những câu thơ thật buồn bây giờ lại càng buồn hơn. Tôi khóc. Lần đầu tiên tôi khóc, không biết là vì hạnh phúc đến bất chợt của mối tình đầu hay là vì nghĩ tới nỗi cô đơn của người Chinh Phụ. Tôi giật mình, khi Lân ôm tôi vào lòng. Tôi đứng im, bất động, đón nhận nụ hôn tình yêu đầu đời trong hai hàng nước mắt. Tôi tiễn Lân ra đầu làng, hai đứa ôm lấy nhau khi bóng chiều vừa tắt.
Sáng hôm sau, ngồi trong lớp học, khi thấy từng đoàn xe nhà binh chở đầy lính chạy về hướng Pleiku, lòng tôi thẫn thờ khi nghĩ là Lân đã đi xa. Tôi vội lên xin phép cô giáo ra ngoài. Nhưng khi tôi vừa chạy đến hàng thông phía trước, thì đoàn xe cuối cùng đã chạy qua bên kia cầu.
Xuân ơi,
Anh đang ở phi trường Pleiku để chuận bị được không vận lên Kontum. Chiến trường đang ác liệt. Căn cứ Tân Cảnh vừa thất thủ. Địch quân đang tràn xuống uy hiếp thành phố Kontum. Thành phố này đang bị cô lập bởi những cái chốt của địch quân trên đỉnh núi ChuPao, cắt đứt quốc lộ 14 nối liền với Pleiku. Sợ lên Kontum rồi, anh không liên lạc được với em, nên viết vội ít dòng tin em và cũng xin lỗi em vì hôm qua, khi chia tay ở nhà em, anh không nói chuyện anh đi. Mong em thông cảm bởi đó là bí mật quân sự, anh không được phép tiết lộ, mặc dù anh rất yêu em và tin em.
Không biết đến bao giờ mình mới gặp lại, nhưng dù bất cứ hoàn cảnh nào, anh vẫn luôn mang theo trong tim mình hình bóng của em. Em nhớ cầu nguyện cho anh nghe.
Xin cho anh kính lời hỏi thăm hai bác cùng gia đình. Cầu xin Chúa và Đức Mẹ Maria luôn che chở em cùng tất cả mọi người.
Hôn em,
Đỗ Lân
Không ngờ lá thư này là lá thư cuối cùng tôi nhận được của Lân. Chỉ ba tuần sau, Lân hy sinh. Người báo tin buồn này chính là Lê Phương Quế, người bạn chí thân của Lân và sau này cũng là bạn của tôi. Lá thư có kèm theo vài di vật, Quế đã nhờ một anh phi công gởi cho tôi từ Pleiku, sau một chuyến đổ quân cho đơn vị của Quế ở Kontum. Lân đã bị thương rất nặng khi cùng với vị tiểu đoàn trưởng chui qua hàng rào phòng thủ, mở đường vào giải cứu Bệnh Viện 2 Dã Chiến, đang bị địch quân BV xua xe tăng đánh chiếm, với ý đồ lợi dụng những thương binh nằm trong bệnh viện, làm bàn đạp tấn công vào khu phi trường nằm sát thị xã Kontum. Lân chết lúc chờ máy bay tản thương. Chính Quế là người đã vuốt mắt cho Lân và nghe những lời trăn trối cuối cùng. Anh nhờ Quế giữ để trao lại cho tôi cái dây chuyền có mang thánh giá cùng mấy tấm ảnh có hình của cha mẹ anh và của anh mặc lễ phục trắng đội bê-rê đỏ khi còn là Thiếu Sinh Quân. Những tấm ảnh ấy bây giờ vẫn còn trong nhà thờ An Túc, và sợi dây chuyền tôi vẫn còn cất giữ đến hôm nay. Anh Quế còn cho biết thêm, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Lân còn thì thào gọi tên tôi, và khi lục trong túi áo, anh Quế còn thấy cái khăn tay và lá thư của tôi tặng Lân trong gói quà Tết năm nào.
- Thưa thầy, cuối năm 1973 tôi có nhận được thư của thầy. Lúc ấy thầy bị thương nặng, nằm ở quân y viện Pleiku. Tôi có tìm đến thăm, nhưng người ta bảo là thầy đã được chuyển về quân y viện Nguyễn Huệ ở Nha Trang, để được gần nhà. Lúc ấy đoạn đèo An Khê lại bị địch chiếm, nên xe đò không chạy được. Mấy tháng sau, khi đi được xuống NhaTrang tìm thăm thầy, thì thầy đã xuất viện. Tôi có hỏi nhưng bệnh viện không biết thầy ở đâu.
- Mô Phật ! Đúng như bà nói. Tôi được Hội Đồng Giám Định Y Khoa cho xuất ngũ, vì thương tích. Tôi về sống với mẹ già, lúc ấy bà cũng đang tu tại gia, ăn chay trường. Suốt một đời bà đã lo lắng cầu nguyện cho cha tôi, rồi đến tôi. Cha tôi cũng đã tử trận năm 1965, trong trận Đồng Xoài, khi ấy tôi chỉ vừa 11 tuổi.
- Nhờ vậy mà thầy đã đi tu.
- Lý do đó chỉ một phần. Cái chính là do tôi đã sống trong chiến tranh, chứng kiến bao nhiêu cái chết quá đau lòng, như cái chết của những người còn quá trẻ như Lân. Họ đâu có tội tình gì. Tôi nghĩ tới cuộc chiến phi nghĩa, khi mà anh em cùng một nhà lại chém giết thù hận lẫn nhau. Tôi nghĩ tới cái Vô Thường, Vô Minh mà Đức Phật đã dạy, nên tôi đã tìm tới cửa Thiền để mong trút bỏ mọi ám ảnh, oan khiên.
Như vừa nhớ ra một điều gì, thầy chỉ tay về hướng sau chùa :
- Mời bà đi theo tôi. Mong bà sẽ tìm thấy một điều kỳ diệu.
Tôi theo thầy đi dọc theo triền đồi, đến một nơi tương đối bằng phẳng. Lại một khu vườn nhỏ toàn hoa sim. Tuyêt diệu hơn, bên trên các khung cây được treo đầy những cánh lan rừng. Tôi nhớ tới những cành lan mà Lân thường mang về tặng tôi sau các cuộc hành quân. Ngày xuân, tất cả đang nở rộ một mùa hoa. Điều làm tôi ngạc nhiên hơn là giữa khu vườn là một ngôi mộ, trên tấm bia lại có cây thánh giá. Tôi thắc mắc hỏi thầy.
Thầy im lặng, không trả lời, ra dấu bảo tôi cùng thầy đến gần ngôi mộ. Tôi bàng hoàng khi đọc mấy dòng chữ trên mô bia:
Giuse Đỗ Lân
Sinh ngày 10.7.1953 tại Huế
Tử ngày 11.5.1972 tại Kontum
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây. Dường như tôi đã ngồi ở đây lâu lắm. Khi lau nước mắt đứng lên tôi không còn thấy thầy trụ trì. Có lẽ thầy muốn để tôi ngồi khóc một mình mà thổn thức với người xưa, hay là muốn tránh xa chuyện vui buồn của thế tục.
Khi trở lại chùa, tôi có cảm giác như chân mình đang bước vào khoảng không, hụt hẫng. Chú tiểu chờ tôi trong căn nhà khách, chuyển lại lời xin lỗi của thầy trụ trì và trao lại cho tôi một tờ giấy học trò được xếp làm đôi. Thầy trụ trì đang cúng ngọ. Tôi mở tờ giấy ra đọc, trong lúc tiếng chuông chùa ngân nga như muốn làm dịu đi phần nào những cơn sóng đang bềnh bồng trong lòng tôi. Trên tờ giấy chỉ có mấy dòng chữ : “Xin chào bà và cám ơn bà. Chính tôi đã mang hài cốt của anh Lân về cải táng trong vườn chùa, khi được tin nghĩa trang trong thành phố Kontum bị giải tỏa. Anh Lân mồ côi, không còn ai thân thích.Từ nay, xin bà hãy cầu nguyện cho anh Lân, theo nghi thức tôn giáo của bà. Nam Mô A Di Đà Phật.”
Jonas Brothers Fly With Me ; Fly With The Wind -
Baechigi
Tiếng gà trưa là một bài thơ hay của nhà thơ Xuân Quỳnh bài thơ ko chỉ hiện lên hình ảnh của người cháu rất yêu quê hương yêu mà còn hiên lên hình ảnh của người bà rất tần tảo hiền hậu .Hình ảnh của người bà hiện lên đầu tiên trong tâm trí của anh chiến sĩ là một người bà rất yêu thương cháu điều đó thể hiện rõ ở lời bà mắng " gà đẻ...lang mặt " .không những thế người bà còn tần tảo chắt chiu chăm lo cho cháu " tay bà ....bà lo đàn ga toi". Còn gì hơn khi có đc một người bà như thế một người bà hết mực yêu thương hết mực chăm lo cho con cháu ,một người bà luôn dành trọn tình thương để lo cho cháu .
1:"Bà" - Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm.... Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.
Đề 1 :
Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn .Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như
chiếc bánh trôi nước trong nồi.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi , cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phảng kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân
cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.
Đề 2 :
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm Thúy của bậc đại nho.
Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.
Minh chỉ có văn với truyện thôi thông cảm nha !
Sau ba năm tôi mới có dịp trở lại trường cũ. Mọi thứ không thay đổi nhiều, sân trường vẫn rợp bóng cây, và những chiếc ghế đá vẫn ở đó, trầm mặc và nhẫn nhịn. Tiếng cô giảng đều đều trên lớp và ánh mắt ngây thơ của đám trẻ học trò khiến tôi nhớ lại những kỷ niệm thời cắp sách. Tiếng trống trường đã điểm, giờ ra chơi đến.
Tôi lại bóng dáng của cô từ trong lớp, vẫn dáng hình ngày xưa khi gieo mầm con chữ cho chúng tôi. Cô vẫn tận tụy đến lớp, vẫn chèo lái những con thuyền mơ ước của những cậu học trò nhỏ chúng tôi đến bến bờ hạnh phúc. Giọng cô nhẹ nhàng phân tích cho học sinh chúng tôi những sự kiện lịch sử đáng nhớ, những chiến thắng vang dội của quân ta khắp các chiến trường. Chốc chốc cô ngừng giảng và nhìn đám học trò đang tròn mắt suy ngẫm. Chính cô cũng không thể nhận ra được những thế hệ học trò đó còn nhớ mãi công ơn của cô tự ngày nào.
Cô về trường tôi từ khi trường chỉ có mái lá đơn sơ. Ngày mưa cũng như ngày nắng cô vẫn đạp chiếc xe Thống Nhất đã bạc màu đến lớp. Có lần những hôm trời mưa bão rất to mà cô vẫn cố đạp hơn chục cây số đến lớp vì sợ học sinh phải chờ. Có khi nước ngập quá bánh xe mà cô vẫn bước tiếp, đến lớp thì cả thầy cả trò đều ướt hết.
Phòng học dột nát không thể theo học. Những khi mưa gió như vậy cô lại nhớ về vùng quê Bình Lục, nơi người ta vẫn “cưỡi trâu đi họp huyện” cô lại thấy xót thương. Cô thường kể cho chúng tôi nghe rất nhiều về miền quê và gia đình cô. Miền quê chiêm trũng, ngập quanh năm những có nghị lực phi thường.
Giờ đây khi mọi thứ đã được thay mới, cô vẫn ngày ngày đến lớp. Là một giáo viên dạy sử nên tính cô rất nghiêm khắc. Cô luôn dạy chúng tôi phải biết tự phấn đấu vươn lên. Cô thường bảo, lịch sử là cái gốc rễ của một quốc gia dân tộc, khi các em hiểu sử cũng hiểu truyền thống quý báu của ông cha ta, biết mà học hỏi, biết mà phát huy những truyền thống quý báu đó. Theo lời dạy đó, mỗi thế hệ học sinh chúng tôi đều cố gắng trở thành một học sinh ngoan trong mắt cô.
Đã 27 năm trôi qua với bao thế hệ học trò đến và đi khỏi ngôi trường này, nhưng hình bóng cô mỗi ngày lên lớp thì vẫn vậy. Những học trò đầu tiên của cô nay đã đầu hai thứ tóc cũng không sao quên được những lời dạy, những kiến thức mà cô đã truyền đạt. Cô luôn dạy cách làm sao để hiểu và nhớ về một sự kiện lịch sử lâu nhất. “Chỉ khi các em hiểu rõ nguyên nhân tại sao và giải thích được những sự kiện, những mối ràng buộc đó thì em mới có thể làm tốt một bài lịch sử”.
Tôi còn nhớ kỷ niệm về cô khi còn đang học phổ thông. Là một học sinh chuyên văn nên tôi rất thích những môn xã hội, đặc biệt là tìm hiểu những kiến thức lịch sử. Khi còn học ở trung học cơ sở tôi đã được nghe những thông tin về cô với phương pháp dạy hay, là một giáo viên giỏi ở trường. Và khi theo học cô tôi thực sự bị thuyết phục bởi cách giảng dạy ân cần và chu đáo.
Trong những giờ giảng, cô nhấn mạnh đến những sự kiện then chốt nhất, có tính quyết định đến giai đoạn lịch sử đang nghiên cứu. Cô thường dặn chúng tôi: “muốn học được lịch sử thì cần phải biết hệ thống kiến thức, tóm gọn vấn đề lại rồi triển khai thật nhỏ ra. Như vậy vừa nhớ lâu lại không bị mất ý”. Theo lời khuyên của cô, mỗi chúng tôi đều nhớ rất rõ những vấn đề lịch sử và không hề bỏ sót chút nào khi làm bài kiểm tra.
Không chỉ cho chúng tôi những bài học lịch sử mà cô còn dậy cách đối nhân xử thế ở đời. Cô cho mỗi chúng tôi biết thế nào là cuộc sống thực tại, nó không màu hồng cũng không trải thảm đỏ mà mỗi trái tim non nớt chúng tôi vẫn hoài tưởng. Cô vẫn ví, cuộc đời như một cuộc chiến đấu chính bản thân mình vậy. Nếu kiên cường thì họ sẽ không bao giờ gục ngã, nhưng chỉ cần sơ xảy họ có thể đánh đổi cả cuộc đời. Tôi mơ hồ hiểu những gì cô nói, nhưng đến giờ thì đó lại là bài học đáng giá theo mãi cuộc đời tôi.
Mỗi một năm trôi qua cô đón một thế hệ học trò tìm đến những điều mới mẻ trong trang sách lịch sử. Nhưng cũng là lúc cô tiễn thế hệ học trò của mình đi. 40 năm như vậy, sau 27 năm mà “tay lái” của cô vẫn vững mái chèo. Cô không còn đạp xe đến lớp như ngày xưa nữa, cô không còn giảng bài khi lớp ngập mưa, nhưng những tiếng giảng của cô vẫn trong trẻo và dịu hiền. Nó vẫn hàng ngày dẫn dắt những thế hệ học trò như chúng tôi tìm đến được những chân trời mới.
Cô trang bị cho mỗi chúng tôi đầy đủ hành trang tri thức và vốn sống của cô để chúng tôi không còn lạ lẫm và bỡ ngỡ khi bước chân vào đời. Những đồng nghiệp của cô vẫn nghĩ sao cô tận tâm với học trò đến vậy. Cô cười nhẹ và nói: “Nó đã theo cái nghiệp mất rồi, thiếu học sinh như thiếu chân tay vậy. Không sao chịu được”.
Có lẽ nhờ cô mà những bài giảng lịch sử vẫn thấm nhuần trong tôi. Mỗi khi tiếp cận một sự kiện tôi không quên tìm kỹ về nguyên nhân của nó. Hiểu nghề để làm nghề như cô vẫn dặn chúng tôi. Sẽ mãi nhớ những kỷ niệm về cô, kỷ niệm về thời học trò và những bài giảng quý báu mà cô đã trao tặng cho mỗi chúng em. Chúng em sẽ luôn trân trọng nó như món quà quý giá nhất của cuộc đời.
Truyện cưởi
Thầy giáo sau khi dạy cho học trò một bài học về lòng hiếu thảo liền hỏi trò Bi:
Nếu em có hai cái nhà, ba em không có cái nào, em sẽ làm gì?
Em sẽ cho ba một cái nhà.
Giỏi lắm. Nếu em có hai cái xe, ba em không có cái xe nào, em sẽ làm gì?
Em sẽ cho ba một chiếc.
Giỏi lắm. Em hiểu rất rõ bài thầy giảng. Một câu hỏi chót: Nếu em để dành được 20.000 đồng, ba em lại không có đồng nào. Vậy em sẽ làm gì?
Em sẽ không cho ba đồng nào.
Ủa sao kỳ vậy. Em cho ba cái nhà, cho ba chiếc xe, sao em lại không cho ba đồng nào?
Thưa thầy, tại vì thật sự em có để dành 20.000 đ.
Mình viết thơ nha !!!
NGƯỜI LÁI ĐÒ
Mùa thu lại trở về
Cô em thêm tóc bạc
Tình yêu trẻ mến nghề
Khắc thêm trang giáo án
Nghề chèo đò đưa khách
Hàng ngàn kẻ sang sông
Không một lời nhắn nhủ
Cô dặn phải kiên lòng
Cô ơi em vẫn nghĩ
Đến nghĩa bạn ơn thầy
Từng dòng đời đưa đẩy
Ước nguyện gửi vào đây
Đó nếu bạn thấy hay thì tick cho mình nhé !!!
Bài này mình được 9 điểm đó !!!