Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng gia đình văn hóa:
+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình
+ Kinh tế gia đình ổn định
+ Gia đình hòa thuận, hạnh phúc
+ Tránh xa tệ nạn xã hội
+ Thực hiện nghĩa vụ công dân
Em đã cố gắng học thật giỏi,nghe lời ông bà bố mẹ để xây dựng gia đình văn hóa
c) Theo em, thế nào là gia đình văn hóa?
- Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
d) Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người trong gia đình cần phải làm gì?
- Các thành viên trong gia đình có tình cảm gắn bó, quan tâm, thương yêu, chăm sóc nhau, có nề nếp gia phpng: Kính trên nhường dưới, con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, không khí gia đình đầm ấm, hòa thuận.
- Sinh hoạt văn hóa, tinh thần trong gia đình lành mạnh: Mọi thành viên trong gia đình có nhu cầu, sở thích, văn hóa lành mạnh, tích cực học tập, không sa vào các tệ nạn xã hội, không sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém.
Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và ......., làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.
A. Văn minh B. Văn hóa C. Lịch sự D. Hạnh phúc
chắc v :3
Cảm nhận về cuốn sách Chiến binh cầu vồng
Chiến binh cầu vồng mở đầu câu chuyện bằng một buổi khai giảng của một ngôi trường làng trên đảo Belitong, Indonesia. Buổi khai giảng ấy thật đặc biệt, bởi nó là buổi học đầu tiên, nhưng cũng có thể là buổi học cuối cùng nếu trường không có đủ số học sinh là 10 đứa. Có những kẻ luôn tìm đủ mọi cớ để buộc ngôi trường phải đóng cửa, và không đủ 10 học sinh là một trong số đó. Thầy hiệu trưởng Harfan, cùng cô Mus, và 9 đứa trẻ khác, dường như nín thở mỗi lúc kim đồng hồ nhích sang. Tất cả chỉ có thể thở phào khi cậu học sinh cuối cùng của ngôi trường xuất hiện.
Belitong là một hòn đảo xinh đẹp ở Indonesia, sự phân cấp giàu nghèo ở đó vô cùng rõ rệt. 10 đứa học trò của ngôi trường làng đến từ những gia đình nghèo. Việc đến trường của các cô cậu bé ấy là kết quả của việc đấu tranh giữa giữ lấy giấc mơ con chữ hay mơ về những nông trường khai thác tiêu, khai thác thiếc... Bởi cái đói thì ở trước mắt, giấc mộng chữ nghĩa dường như quá xa vời. Một sự thật hiển nhiên mà chua chát đập vào mắt bọn trẻ rằng học chữ có thể sẽ chẳng kiếm được tiền; nhưng làm cu li hái tiêu hay đốn trầm hương là có thể mua được ngay một chiếc xe đạp mới.
Những đứa trẻ trong ngôi trường làng ấy gọi nhóm của mình là Chiến Binh Cầu Vồng. “Chiến binh” nổi bật nhất trong tất cả là cậu bé Lintang thông minh, hiếu học. Hàng ngày, Lintang phải đạp xe 80 cây số cả đi cả về trên một chiếc xe đạp tả tơi, băng qua khu rừng có đầm lầy cá sấu để đến trường. Có lần Lintang phải bán chiếc nhẫn cưới kỉ niệm của cha mẹ để mua ruột và xích xe mới vì chiếc xe đã quá cũ. Nhưng Lintang chưa bao giờ bỏ một buổi học nào.
“Chiến binh” nổi bật thứ hai là cậu bé Mahar có tài năng nghệ thuật. Dù nghịch ngợm và hay nghĩ ra những trò tinh quái, nhưng không ai có thể phủ nhận sức sáng tạo tuyệt vời của Mahar. Hai cậu bé ấy đã làm thay đổi ngôi trường và những người xung quanh mình.
Ngoài 10 cô cậu học sinh đầu câu chuyện, về sau nhóm tiếp nhận thêm Flo, Chiến Binh Cầu Vồng có 11 thành viên. Ngoài ra, không thể không kể đến hai “chiến binh” vĩ đại khác, người vừa là người dẫn đường vừa là hậu phương vững chãi trên con đường tìm kiếm tri thức của các cô cậu bé: thầy hiệu trưởng Harfan và cô Mus. Họ nghèo khổ nhưng tận tâm, đã thắp sáng và giữ vững ngọn đèn giáo dục.
Chiến binh cầu vồng là một cuốn sách đầy ắp sắc màu. Những gam màu sáng trong, đẹp đẽ, ấm áp khi tác giả vẽ nên những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên vui tươi, mối tình đầu mộng mơ dịu ngọt, nhất quỷ nhì ma nghịch ngợm vui nhộn… Những gam màu nóng mang cảm xúc bùng nổ mạnh mẽ khi cô Mus lặn lội đến những nơi xa xôi tìm kiếm những đứa học trò của mình, mang chúng trở lại trường; Lintang đứng trước những thầy cô định kiến bảo vệ chiếc cúp của mình… Và cả những gam màu xám khi thầy Harfan ngã xuống, khi có những đứa trẻ buộc phải từ bỏ giấc mơ con chữ vì gánh nặng cơm áo gạo tiền cắt mất đôi cánh ước mơ của chúng.
Cầu vồng sẽ xuất hiện sau cơn mưa, nhưng không phải lúc nào mưa tạnh thì nó cũng xuất hiện. “Cầu vồng” cuộc đời đã không đến với tất cả những đứa trẻ ở đảo Belitong ngày ấy.
Nhưng Chiến binh cầu vồng đã thực sự mang đến những giá trị và tầm quan trọng của giáo dục. Có thể không phải tất cả giấc mơ của những đứa trẻ ấy đều thành sự thật. Nhưng điều quan trọng là chúng đã “chiến đấu”. Ít nhất cuộc đời của chúng cũng đã khác đi so với lúc chưa biết chữ. Chúng đã dịch chuyển được một phần của bánh xe số phận. Và chúng sẽ truyền lại tinh thần ấy cho thế hệ kế tiếp, rồi thế hệ kế tiếp nữa, để rồi sẽ có những cuộc đời khác thay đổi. Như những đốm lửa nhỏ thắp lên, lan tỏa, và cuối cùng sẽ cùng nhau trở thành một đốm lửa to hơn, rực rỡ hơn.
Xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng
Em sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những biện pháp thiết thực, phù hợp nhất để khuyến khích và lan truyền văn hóa đọc trong trường học. Việc quyên góp sách từ thiện cho các vùng trung du miền núi và xây dựng lên những thư viện đọc sách nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của mọi người để ai cũng có cơ hội đến gần hơn với sách là điều hết sức cần thiết. Em mơ ước có thể mở câu lạc bộ đọc sách, nhằm khuyến khích, gắn kết những người yêu sách đặc biệt là các bạn trẻ và giúp cho sách đến gần hơn nữa với con người.
Ở trường, em có thể vận động các thầy cô giáo, bạn bè quyên góp, ủng hộ và kết hợp với Thư viện Nhà trường để tổ chức một buổi hội chợ sách quy mô nhỏ, nơi các bạn có thể mua bán giá cả hợp túi tiền học sinh, hoặc trao đổi sách cũ với các bạn khác, để mọi học sinh trong trường có cơ hội đọc nhiều cuốn sách, để những cuốn sách em đã đọc và rất tâm đắc có thể đến tay nhiều người. Và em dự định cùng những bạn mê đọc sách sẽ làm một buổi triển lãm về một số bộ sách, trưng bày, giới thiệu về những cuốn sách nổi tiếng, trích dẫn các đoạn văn hay, thông tin thú vị trong sách nhằm tạo ra sự hứng thú tìm hiểu đối với các bạn. Những thông tin về các buổi trao đổi tập hợp sẽ được phổ biến rộng rãi trên trang web và fanpage trường, trên Thư viện điện tử để tạo ra một diễn đàn đọc sách thật ý nghĩa. Để làm được điều ấy, em rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả mọi người. "Hãy thay đổi nhận thức hôm nay, tôi làm được và bạn cũng thế!"
Ở mỗi lớp học, em thấy đều có một chiếc tủ nhỏ để đồ dùng học tập, dụng cụ thể thao, báo Đội, một số quyển sách và từ điển cần thiết cho việc học. Em muốn lấp đầy tủ sách ấy bằng việc mỗi thành viên trong lớp đóng góp một đầu sách. Trong vòng một học kì hoặc một năm học, tất cả các bạn trong lớp đều có thể đọc đủ số đầu sách này trước khi cuốn sách trở về với chủ. Thời gian tiếp theo, hoạt động này sẽ được duy trì với việc mỗi bạn đóng góp một cuốn sách khác. Để khuyến khích học sinh trong lớp đọc sách, các bạn có thể viết bài đánh giá và nhận nhuận bút cho trang viết học trò của trường, các thầy cô chủ nhiệm cũng có thể cho điểm khuyến khích hoặc tổ chức các buổi thảo luận về nội dung sách trong giờ sinh hoạt lớp. Làm được việc ấy, việc đọc sách sẽ trở thành thói quen, rồi sẽ trở thành niềm vui chung của nhiều bạn học sinh.
Gợi ý
Em đồng tình một phần với ý kiến trên bởi:
- Chúng ta không ít nhất bắt gặp hình ảnh trong cuộc hẹn trong gia đình mà mọi thành viên đều sử dụng điện thoại không ai nói gì với nhau. Họ lẳng lặng lướt web, chụp ảnh mà không mở lời nói với nhau câu nào.
- Mỗi người cầm 1 chiếc điện thoại không quan tâm đến thứ xung quanh khiến liên kết giữa các thành viên
- Song đối với một vài người xa gia đình, điện thoại trở thành công cụ kết nối khoảng cách xua tan nỗi nhớ gia đình cho họ.
=> Bài học do cá nhân bạn rút ra
Trả lời:
Vì gia đình văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng:
+ Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. Gia đình văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, có đạo đức, và chính những con người đó đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình
+ Đối với xã hội: gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc.
+ Đối với xã hội: gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc.
Nếu đồng ý với câu trả lời của mk...hãy giúp mk k ✓ đúng câu trả lời nhé!!!CẢM ƠN!!!