Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1
Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến. Vì vậy, sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.
Suốt 75 năm cống hiến và trưởng thành dưới ngọn cờ của Đảng quang vinh và Bác Hồ kính yêu, tổ chức Đoàn và tuổi trẻ nước ta đã xây đắp nên những truyền thống vẻ vang.
Đó là:
+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó thiết tha, trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân, với chế độ XHCN.
Truyền thống quý báu này đã tạo nên động lực vô giá xuyên suốt các thời kỳ lịch sử được thể hiện trong hành động cách mạng, nhất là ở những bước ngoặt của lịch sử.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, tuyệt đại bộ phận thanh niên ta luôn siết chặt hàng ngũ xung quanh Đảng lãnh đạo, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng, dám đón lấy những nhiệm vụ nặng nề, dám đi đến những nơi khó khăn, gian khổ, dám suy nghĩ sáng tạo… để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên đi đầu”, thế hệ trẻ nước ta luôn nêu cao tinh thần hăng hái sẵn sàng xung phong đến những nơi Tổ quốc cần, dù đó là biên cương hay hải đảo, dù công việc đó là mới mẻ hay khó khăn.
+ Truyền thống gắn bó đoàn kết trong lớp người cùng lứa tuổi, trong các tổ chức Đoàn và Hội; đoàn kết gắn bó với nhân dân; thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, đặc biệt là vào những thời điểm phải đối mặt với kẻ thù hay thiên tai.
Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế luôn hòa quyện với nhau, thông cảm và đồng tâm hợp lực vì những mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại.
+ Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết để tự mình nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, quản lý và quân sự… say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, để cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc và của Đảng.
Học ở nhà trường, học trong cuộc sống, học để làm người có ích cho xã hội luôn được các thế hệ thanh niên ta phấn đấu, thực hiện ngày càng tốt hơn.
Phát huy những truyền thống quý báu nêu trên, các thế hệ đoàn viên, hội viên, thanh niên, đội viên thiếu niên và nhi đồng ở nước ta đã tiếp bước theo nhau góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách đạt nhiều thắng lợi hết sức to lớn, những kỳ tích vẻ vang trong thế kỷ XX làm cho Tổ quốc XHCN của chúng ta có vị thế xứng đáng trong cộng đồng quốc tế, vững bước tiến vào thế kỷ XXI.
1.
Dựa vào sgk trang 81, 82 để lập bảng sự kiện
Lời giải chi tiết
Thời gian |
Nội dung hoạt động |
Ý nghĩa |
18/6/1919 |
Gửi tới hội nghị Vécxai bản "Yêu sách của nhân dân An Nam", đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh công nhận các quyền của dân tộc Việt Nam. |
|
1920 |
Đọc bản "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lê-nin. |
Khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam. |
25/12/1920 |
Người tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. |
Thể hiện quan điểm lập trường của Người. Đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản. |
1921 |
Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của một số dân tộc lập ra "Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari", cùng nhau đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. |
Khẳng định tinh thần quốc tế vô sản. |
6/1923 |
Người đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội V của Quốc tế Cộng sản. |
Gắn kết cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. |
11/1924 |
Người đến Quảng Châu, tuyên truyền, giáo dục lí luận cách mạng, xây dựng tổ chức cho cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. |
Bước vào thời kỳ chuẩn bị hoàn thiện về lí luận, tổ chức cho cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. |
Câu 1 : Những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội của các nước châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai :
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Phi. Phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn vùng khác trong lục địa. Khởi đầu là cuộc binh biến tháng 7-1952 của các sĩ quan yêu nước do Đại tá Nát-xe chỉ huy. Cuộc binh biến này đã lật đổ chế độ quân chủ và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Ai Cập ngày 18-6-1953.
- Tiếp đó là thắng lợi của cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài từ năm 1954 đến năm 1962 của nhân dân An-giê-ri nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
- Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. Từ sau đó, hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc lần lượt tan rã, các dân tộc châu Phi giành lại được độc lập và chủ quyền.
- Các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội và đã thu được nhiều thành tựu. Nhưng những thành tích ấy chưa đủ sức làm thay đổi căn bản bộ mặt của châu Phi. Nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo lạc hậu. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định. Đó là các cuộc xung đột nội chiến đẫm máu do mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo, tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất và các loại dịch bệnh hoành hành.
- Trong những năm gần đây, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các nước châu Phi đã tích cựu tìm kiếm các giải pháp, đề ra cải cách nhằm giải quyết xung đột khắc phục các khó khăn về kinh tế nhằm xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu…