Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai, Thái Lan có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng. Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Đặc điểm kinh tế các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan ... là: *
1 điểm
A. Mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh.
B. Công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.
C. Tốc độ công nghiệp hóa nhanh, có nhiều ngành hiện đại.
D. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp
công nghiệp nhật bản
Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì.
Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp. giấy in báo,...
nông nghiệp nhật bản
– Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng nhanh những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng nông sản.
– Chi phí sản xuất cao và nền nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai nên giá nông phẩm của Nhật Bản thuộc loại cao nhất thế giới.
– Ngành trồng trọt có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp của Nhật Bản, chiếm hơn 80% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. Ngành chăn nuôi cũng tương đối phát triển.
+ Giữ vai trò thứ yếu, tỉ trọng chỉ chiếm khoảng 1%. diện tích đất ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ
+ Phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh những tiến bộ KH-KT và cn hiện đại để tăng nhanh năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.
+ Trồng trọt: lúa gạo là cây trồng chính; các cây trồng phô biến: chè, thuốc lá, dâu tằm,…
+ Chăn nuôi trương đối phát triển; vật nuôi chính: bò, lợn, gà.
+ Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm cao, chủ yếu là cá thu, cá ngừ, tôm, cua,… Nghề nuôi trồng hải sản dc chú trọg phát triển.
dịch vụ
Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% giá trị GDP (năm 2004). Trong dịch vụ, thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn.
Nhật Bản đứng hàng thứ tư thế giới về thương mại (sau Hoa Kì, CHLB Đức và Trung Quốc). Bạn hàng của Nhật Bản gồm cả các nước phát triển và đang phát triển ở khắp các châu lục. Trong đó, quan nhất là Hoa Kì, Trung Quốc, EU, cá Đông Nam Á, Ô-xtrây-li-a,...
Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, hiện đứng hàng thứ ba thế giới. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma,Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.
Nhật Bản là nước có ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.
công nghiệp trung quốc
Trong quá trình chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”, các xí nghiệp, nhà máy được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới và cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư. quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.
Trung Quốc là quốc gia khá thành công trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 2004, đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới, đạt 60,6 tỉ USD. Ngoài ra, Trung Quốc còn chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị và chú ý phát triển, ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp.
Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc đều tập trung ở miền Đông, đặc biệt ở vùng duyên hải, tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Vũ Hán. Quảng Châu,...
Trung Quốc đã sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có ở địa bàn nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đồ gốm, sứ, dệt may, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng khác. Các ngành này đã thu hút trên 100 triệu lao động và cung cấp tới trên 20% giá trị hàng hóa ở nông thôn.
nông nghiệp trung quốc
Trung Quốc chỉ có khoảng 100 triệu ha đất canh tác, chiếm 7% đất canh tác của toàn thế giới nhưng phải nuôi số dân gần bằng 20% dân số toàn cầu. Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp (giao quyền sử dụng đất cho nông dân, cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi phòng chống khô hạn và lũ lụt, đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới, miễn thuế nông nghiệp...), tạo điều kiện khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
Trung Quốc đã sản xuất được nhiều loại nông phẩm với năng suất cao, một số loại có sản lượng đứng hàng đầu thế giới như lương thực, bông, thịt lợn. Ngành trồng trọt chiếm ưu thế so với ngành chăn nuôi. Trong số các cây trồng, cây lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất về diện tích và sản lượng. Tuy vậy, bình quân lương thực theo đầu người vẫn thấp.
Đồng bằng châu thổ các sông lớn là các vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc. Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng nhiều lúa mì, ngô, củ cải đường. Nông sản chính của các đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam là lúa gạo, mía, chè, bông.
dịch vụ
thu nhập khả dụng bình quân đầu người của Trung Quốc tăng 6,3% lên 23.821 NDT (3.469 USD) trong năm 2016, thấp hơn mức tăng 7,5% ghi nhận vào năm 2015. Trong đó, thu nhập của các hộ gia đình ở thành thị gấp gần 3 lần con số ở nông thôn. Để xây dựng một xã hội thịnh vượng vừa phải, Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2020 tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người ở cả thành thị và nông thôn so với năm 2010.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng 6,7% trong năm 2016, mức tăng thấp nhất trong 26 năm qua, song vẫn nằm trong mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% của chính phủ.
Nhật bản
Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì.
Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp. giấy in báo,...
a) Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Ma-lai-xi-a
b) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm trong nước và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Ma-lai-xi-a giai đoạn 1990 - 2010
b) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Tổng sản phẩm trong nước của Ma-lai-xi-a tăng liên tục từ 44 tỷ USD (năm 1990) lên 247 tỷ USD (năm 2010), tăng 203 tỷ USD (tăng gấp 5,6 lần).
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Ma-lai-xi-a tăng liên tục (tăng 461,4%).
- Tổng sản phẩm trong nước và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Ma-lai-xi-a tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng sản lượng phân hóa học, xi măng, phôi thép của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng phân hóa học, xi măng, phôi thép của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2010
b)Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Sản lượng phân hóa học, xi măng, phôi thép của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục, nhưng tăng không đều qua các giai đoạn.
+ Phân hóa học tăng 236,9%.
+ Xi măng tăng 759,7%.
+ Phôi thép tăng 862,7%.
- Tốc độ tăng trưởng sản lượng phân hóa học, xi măng, phôi thép của Trung Quốc không đều nhau. Sản lượng phôi thép có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tăng chậm nhất là sản lượng phân hóa học.