Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau đây là ý cho bạn chỉ tham khảo thôi nha, có gì thêm ý vào nữa ạ:
- Nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly lập nghiệp chưa được bao lâu thì giặc Minh xâm lược. Khi cha bị bắt, Nguyễn Trãi muốn làm tròn chữ hiếu nhưng nghe lời cha, ông trở về báo thù nước, rửa nhục cho cha.
- Bị giam ở thành Đông Quan, Nguyễn Trãi trốn sang cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi để dâng Bình Ngô sách
- Nguyễn Trãi trở thành người cố vấn đắc lực của Lê Lợi, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh kéo dài mười năm đến thắng lợi.
Nguyễn Trãi là một người nghệ sĩ đa tài hay nói đúng hơn, ông được coi như một thiên tài ở nhiều lĩnh vực. Một con người vừa có khả năng chính trị tài tình, vừa sáng tác thơ văn đạt đến độ kiệt xuất thật hiếm ai được như Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc trên nhiều loại hình văn học: văn học chức năng và văn học nghệ thuật, văn chính luận và trữ tình, văn xuôi và thơ, chữ Hán và chữ Nôm,... Có thể nói, Nguyễn Trãi chính là người làm giàu cho vốn văn học, văn hoá của dân tộc.
- Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này.
+ Về Bình Ngô đại cáo: ghi đậm giá trị văn chương ở sự sáng tạo hình tượng và hình ảnh trong tác phẩm, chính nhờ yếu tố này mà chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn sâu sắc trong văn bản có sức lay động mạnh mẽ, sự trường tồn bất diệt theo thời gian và trong lòng người.
+ Về Bảo kính cảnh giới – Bài 43: Bài thơ không chỉ vẽ nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè mà còn là tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. Về nghệ thuật, bài thơ có từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. Đồng thời, bài thơ sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.
Tom tat:Truyện cổ tích là thể loại tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận của những con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần lạc quan, nhân đạo của nhân dân lao động. Truyện cổ tích được phân loại thành truyện cổ tích sinh hoạt, truyện cổ tích loài vật và truyện cổ tích thần kì. Truyện cổ tích thần kì xuất hiện nhiều nhất, yếu tố kì ảo có vai trò quan trọng trong phát triển cốt truyện, tác động đến cuộc sống của nhân vật chính. Nhân vật trong truyện cổ tích thần kì thường là người mồ côi, người con riêng, người em, người xấu xí mà có tài, người thông minh, người lao động giỏi... Truyện Tấm Cám thuộc thể loại truyện cổ tích thần kì. Đây là truyện cổ tích tiêu biểu, quen thuộc với nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Chúng ta thương cho cô Tấm xinh đẹp, hiền lành, chăm chỉ, đồng thời căm ghét mẹ con Cám xấu xa, ích kỉ. Cuối cùng, cái thiện cũng chiến thắng cái ác, cô Tấm đã có một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn tóm tắt truyện Tấm Cám bằng sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám
Câu 1. Phân tích diễn biến truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào (lưu ý các đoạn kể về cái yếm đỏ, con bống, thử giày, cái chết của Tấm, chim vàng anh, chiếc khung cửi).
- Câu chuyện được diễn biến qua 2 chặng chính:
+ Chặng 1: Tấm ở với dì ghẻ.
+ Chặng 2: Tấm trở thành Hoàng hậu đến hết truyện.
- Chặng 1: Tấm ở với dì ghẻ.
+ Cái yếm đỏ - mâu thuẫn quyền lợi vật chất.
Tấm chăm chỉ, còn Cám lười biếng, lừa chị để lấy giỏ tép về lĩnh dải yếm đỏ. Hành động của Cám chứng tỏ mâu thuẫn về quyền lợi vật chất giữa những người con trong gia đình – con của dì ghẻ luôn được chiều chuộng, thiên vị, được mẹ dành cho những của ngon, đồ tốt còn con riêng lại chịu cảnh làm lụng, vất vả nhưng không được hưởng quyền lợi.
+ Con bống - mâu thuẫn quyền lợi tinh thần.
Là người bạn duy nhất chia sẻ buồn vui với Tấm trong gia đình, nhưng lại bị mẹ con Cám giết thịt. Họ không muốn cho Tấm có một người bạn nào, không cho cô được hưởng một chút hạnh phúc, thú vui tinh thần nào.
+ Đi xem hội – mâu thuẫn quyền lợi tinh thần.
Nhà vua mở hội, đáng ra Tấm cũng được đi xem nhưng mụ dì ghẻ lại bày kế hành hạ, không cho Tấm đi. Những người dì ghẻ cay độc không bao giờ muốn cho con riêng của chồng được thảnh thơi, vui vẻ dù là một giây phút nhỏ nhoi.
+ Thử giày- mâu thuẫn cả về vật chất và tinh thần.
“Chuông khánh còn chả ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”.
⟹ Câu nói cho thấy sự khinh bỉ của dì ghẻ, vừa coi thường nhân phẩm của Tấm vừa nhằm chê bai sự không xứng đáng của cô.
⟹ Tóm lại, chặng 1 phản ánh mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình thường ngày.
- Chặng 2: Tấm trở thành Hoàng hậu đến hết truyện.
+ Cái chết của Tấm:
Tấm về giỗ cha, bị dì ghẻ âm mưu chặt cây ngã xuống ao mà chết với mục đích đưa Cám vào làm Hoàng hậu. Mâu thuẫn được đẩy lên cao trào khi nguy hại đến tính mạng của Tấm, mẹ con Cám quyết tranh giành quyền lực đến cùng.
+ Chim vàng anh:
Là con vật nhà vua quý mến nhưng bị Cám giết thịt. Họ quyết tâm không để lại mầm mống liên quan đến Tấm.
+ Cây xoan:
Là nơi vua yêu thích để hóng mát nhưng cũng bị chặt làm khung cửi.
+ Khung cửi:
Cất lên tiếng nói của Tấm về nỗi uất ức nhưng cũng bị Cám đem đốt ra tro.
⟹Tóm lại, chặng 2 phản ánh mâu thuẫn cao hơn, đó là về quyền lợi xã hội.
Nhìn chung, ở tác phẩm này mâu thuẫn bao trùm là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong xã hội.
Câu 2: Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Qúa trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?
- Tấm có 4 lần biến hóa:
+ Lần 1: Chim Vàng Anh
Chim vàng anh là loài chim cao quý, có giọng hót hay có lẽ vậy mà Tấm đã hóa kiếp thành con chim để được quấn quýt bên vua. Cũng chính vàng anh đã hót mắng Cám để trút nỗi hận.
+ Lần 2: Hai cây xoan
Một lần nữa bị hãm hại, nhưng Tấm không từ bỏ, nàng hóa thân vào hai cây xoan xanh mát và lại chiều được ý vua.
+ Lần 3: Khung cửi
Lần biến hóa này là do Cám làm nên, chặt cây làm khung cửi nhưng Cám lại bị Tấm dọa cho một phen hú vía.
+ Lần 4: Qủa thị
Đây là lần hóa thân cuối cùng, mang lại cái kết có hậu cho cuộc đời Tấm. Đây cũng là chi tiết mang tính thẩm mĩ cao. Qủa thị rất gần gũi với mỗi người dân Việt, hơn thế nó mang trong mình hương thơm dịu ngọt, mang lại cảm giác vô cùng dễ chịu. Tấm bước ra từ quả thị như một lời tuyên bố về sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện.
Bốn vật mà Tấm hóa thân đều là những vật bình dị, gần gũi quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Ở đây có sự hóa thân từ xa tiến đến gần, từ bên ngoài vào bên trong, từ xa đến gần gũi với con người.
- Ý nghĩa của quá trình biến hóa:
+ Thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của Tấm cũng như của cái thiện trước cái ác.
+ Đó là sức mạnh, sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện trước cái ác.
Câu 3: Anh(chị) suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?
- Xét về góc độ đạo đức: Hành động của Tấm có phần trái với bản chất hiền lành, lương thiện. Tuy nhiên, đây là hành động trả thù xứng đáng cho những con người độc ác, vô nhân trong xã hội.
- Xét về vấn đề thể loại: Hành động trả thù của Tấm đã thể hiện đúng yêu cầu thể loại về truyện cổ tích.
Câu 4: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện (Tấm và mẹ con Cám đại diện cho các lực lượng đối lập nào, trong gia đình hay ngoài xã hội)?
Các lực lượng đối lập trong truyện:
- Trong gia đình:
+ Dì ghẻ - con chồng
+ Con chung - con riêng
- Ngoài xã hội:
+ Người thiện - kẻ ác
- Bản chất của mâu thuẫn và xung đột:
+ Mâu thuẫn gia đình: nguyên nhân là do vấn đề thừa kế gia sản, những quyền lợi vật chất của các thành viên gia đình.
+ Mâu thuẫn xã hội: thiện - ác: nguyên nhân do xung đột giữa các lực lượng đối lập trong xã hội nhằm khẳng định quyền lợi và địa vị mới.
LUYỆN TẬP CHUYỆN TẤM CÁM
Căn cứ vào định nghĩa truyện cổ tích ở bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” và mục Tiểu dẫn của bài này, hãy tìm trong Tấm Cám những dẫn chứng để phân tích, làm rõ các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.
- Các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì:
+ Có các yếu tố thần kì (tiên, Bụt, sự biến hóa thần kì, những vật có phép màu,...).
+ Kết cấu: Nạn nhân phải trải qua nhiều hoạn nạn nhưng cuối cùng cũng tìm được hạnh phúc, sự công bằng.
- Phân tích: Các yếu tố thần kì trong truyện “Tấm Cám”:
+ Các nhân vật thần kì:
- Bụt – chính là Phật, có phép lực vô biên, hiền từ.
- Tấm – sự biến hóa thần kì thông qua những lần bị giếtCon gà: biết nói, biết bới xương cho Tấm.
- Chim sẻ: biết nhặt riêng thóc và gạo.
- Xương bống: biến thành quần áo đẹp, đôi giày và con ngựa đẹp.
- Chim vàng anh: do Tấm hóa thân, biết hót lời đe dọa Cám, biết làm vui lòng vua.
- Hai cây xoan: biết vươn mình che mát cho vua.
- Khung cửi: biết chửi rủa Cám.
- Quả thị: bên trong là một cô Tấm, hằng ngày chui ra chui vào.
⟹ Các yếu tố thần kì trên thường được xuất hiện trong truyện cổ tích, mang những phép lạ; ẩn chứa bên trong sức mạnh phi thường có thể giúp đỡ những người nghèo khổ, đồng thời làm cho câu chuyện cổ tích trở nên li kì, hấp dẫn người đọc hơn.
+ Kết cấu:
Tấm phải trải quan hoạn nạn từ khi ở chung với dì ghẻ đến khi trở thành Hoàng hậu.
Khi ở với dì ghẻ thì bị bắt làm lụng vất vả, chịu lời cay nghiệt, thua thiệt so với Cám.
Khi trở thành Hoàng hậu lại bị giết hại vô cùng tàn độc, phải trải qua 4 lần biến hóa để có thể tồn tại.
Nhưng đến cuối cùng lẽ phải, cái tốt cũng chiến thắng. Cái kết thể hiện được ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội.