Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bộ máy nhà nước cấp cơ sở có 2 cơ quan là: HĐND xã và UBND xã
Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan
Hội đồng nhân dân: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra và được nhân dân địa phương giao nhiệm vụ:
- Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
Ủy ban nhân dân: Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm 2 cơ quan đó là: HĐND xã (phường, thị trấn) và UBND xã (phường, thị trấn)
- HĐND có nhiệm vụ:
+ Chịu trách nhiệm trước nhân dân về phát triển kinh tế, xã hội
+ Ổn định, nâng cao đời sống nhân dân.
+ Đảm bảo an ninh quốc phòng ở địa phương
+ Gíam sát hoạt động thường trực HĐND, UBND xã (phường, thị trấn)
- UBND có nhiệm vụ:
+ Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương mình trong mọi lĩnh vực
+ Kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND xã
+ Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam phân thành 4 cấp:
- Bộ máy nhà nước cấp trung ương.
- Bộ máy nhà nước cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).
- Bộ máy nhà nước cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
- Bộ máy nhà nước cấp xã (phường, thị trấn).
Câu 1)
-Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa:
+Là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ Quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
- Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa:
+Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
+Nhà nước bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa.Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
+Nghiêm cấm hành vi:Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấm chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Câu 2)Vai trò của môi trường và tài nguyên, thiên nhiên:
+Có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
-Biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
+Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường
+Rèn thói quen biết tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên
+Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
+Tố cáo, hành vi phá rừng.
Nhận xét của em là sự dùng tiền không đúng cách, dùng sai mục đích ban đầu.
Nếu em là A, em sẽ dùng tiền để mua máy tính phục vụ cho việc học mà mình đã định. Nói tóm lại, việc tiêu tiền là phải có mục đích ngay ban đầu.
Bài làm
Việc tiêu tiền cũng phải có mục đích. Từ tình huống trên, quản lý tiền của mình rất quan trọng. Chúng ta nên có mục tiêu chuẩn nhất trong việc dùng tiền để mua thứ gì đó. Nên mua những thứ quan trọng trong học tập và giải trí, không dùng tiền để mua đồ không cần thiết. Biết tiết kiệm tiền, không nên dùng nhiều hay dùng quá ít. Dùng tiền đúng cách, hợp lý. Nói tóm lại, suy nghĩ của em về việc tiêu tiền là rất quan trọng và cần xử lý đúng chủ đích.
-Nhận xét: Vốn dĩ mục đích lúc đầu của A rất tốt nhưng vì tò mò với món đồ chơi lạ mà bạn đã quên mất dự định ấy, máy tính sẽ là món đồ hữu ích phục vụ cho việc và mang mục đích lâu dài. Đồ chơi chỉ là ham muốn nhất thời nhưng do không tự chủ được mà A đã phạm một sai lầm nghiêm trọng. Hành động của A là không nên và đã làm tốn một khoản tiền lớn.
-Nếu là bạn em sẽ: Khuyên A suy nghĩ kĩ lại trước khi quyết định mua món đồ đó, phân tích cho bạn thấy rằng máy tính vẫn nên là lựa chọn lâu dài. Tốn tiền để mua một món đồ chơi thay vì một món đồ hữu ích cho việc học quả là không nên. Nhắc nhở A cần tỉnh táo trước những cám dỗ vì còn nhiều thứ đô hữu ích hơn.
-Viết văn: Tiền bạc là một thứ rất quan nên trước khi tiêu vào bất cứ việc gì đều phải tính toán cẩn thận, ta chỉ nên mua những món đồ thật sự cần thiết và có lợi ích lâu dài. Cần tỉnh táo trước mọi trường hợp, giữ cho bản thân luôn ở vị trí trung lập trước những món đồ có sức cám dỗ cao. Quản lí tiền chặt chẽ không phải là ki bo, thi thoảng cũng nên trích một phần tiền nhỏ coi như tự thưởng cho bản thân sau một thời gian vất vả. Đồng tiền cần được sử dụng và tiêu xài đúng cách nếu không sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
☘ Những câu ca dao, tục ngữ nói về sự giản dị:
✽ Ca dao:
" Hay quần, hay áo, hay hơi
Mà chẳng hay người là của bỏ đi."
" Đi đâu mà chẳng ăn dè
Đến khi ăn hết lại ghè chẳng ra."
" Tiết kiệm sẵn có đồng tiền
Phòng khi túng lỡ khồng phiền lụy ai."
✽Tục ngữ:
" Tốt gỗ hơn tốt nước sơn."
" Tích tiểu thành đại."
" Áo vải cơm rau."
Đặc điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân và đôi khi ở một số nước tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ, nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất là thiêng liêng được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản loại trừ quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất.
Về kinh tế: tư bản chủ nghĩa các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động lực lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Ngược lại, Chủ nghĩa xã hội bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế-xã hội mà trong đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằng trong xã hội và trong kinh tế cũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn[1]. Quyền điều khiển có thể là trực tiếp qua một tập thể như hình thức công đoàn hay gián tiếp qua hình thức nhà nước. Nhìn theo khía cạnh kinh tế thì chủ nghĩa xã hội có đặc tính là sự sở hữu của các phương tiện sản xuất đã được "cộng đồng hóa".
Kết quả thưc tế tại Liên xô và Đông Âu sau 70, 80 năm áp dụng chính sách kinh tế tập trung của xã hội chủ nghđã phủ nhận giá trị của chủ nghĩa này. Các nước như Trung quốc hay VN biết biến cải, đổi qua nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản có những tiến bộ kinh tế phi thường. Điều này xác minh CNTB dẫu không hoàn hảo vẫn mang lại thịnh vượng cho xã hội, vượt xa sự bế tắc của CNXH như Triều tiên và Cuba đang áp dụng.
CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!