Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thí dụ:
Fe tham gia vào quá trình tổng hợp poclirin nhân diệp lục. Mg, N tham gia vào cấu trúc của phân tử diệp lục.
Fe tham gia vào quá trình tổng hợp poclirin nhân diệp lục. Mg, N tham gia vào cấu trúc của phân tử diệp lục.
1B. Chênh lệch nồng độ ion.
2D. Cung cấp năng lượng.
3B. Miền lông hút.
B. Tự luận:
1. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?
- Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động (theo cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường đất, nơi có nồng độ chất tan thấp (môi trường nhược trướng) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chât tan cao (dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thâu cao).
- Khác với sự hẩp thụ nước, các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách chọn lọc theo hai cơ chế:
- Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất (hoặc môi trường dinh dưỡng) vào rễ theo građien nồng độ (đi từ môi trường, nơi nồng độ của ion cao vào rễ, nơi nồng độ của ion độ thấp).
- Cơ chế chủ động: Đối với một số ion cây có nhu cầu cao, ví dụ, ion kali (K+). di chuyển ngược chiều građien nồng độ. Sự di chuyển ngược chiều građien nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng sinh học ATP từ hô hẩp (phải dùng bơm ion, ví dụ, bơm natri: Na+- ATPaza, bơm kali: K+- ATPaza...).
2. Tại sao quá trình hấp thụ nước và chất khoáng lại liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?
Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ vì:
- ATP sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động chất khoáng, CO2 sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình hút bám trao đổi
- Các sản phẩm trung gian của hô hấp và sự hấp thụ các chất khoáng làm tăng ASTT của tế bào làm tăng khả năng hút nước của tế bào
3. Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ bị chết ?
Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì: ... - Thiếu ôxi sẽ phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, khônghình thành được lông hút mới. - Không có lông hút thì cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá hủy và cây bị chết.
4.Vì sao các loài cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn?
Cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn vì :
- Rễ cây không hô hấp được do đất ngập nước dẫn đến không hút được nước và muối khoáng.
- Mặt khác, đất ngập mặn có hàm lượng muối cao, nồng độ chất tan cao làm chênh lệch áp suất thẩm thấu bên ngoài lớn hơn rất nhiều so với bên trong tế bào, cây không hút được nước nên chết.
\(A\)_Trắc Nghiệm:
Câu 1:B
Câu 2:A
Câu 3:B
Câu 4:B
Câu 5:
Câu sai: B,D
Câu đúng: A,C
\(B\)_Tự Luận
Câu 1:
- Cơ chế hấp thụ của nước là: Hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động, từ môi trường nhược trương trong đất đến môi trường ưu trương trong rễ cây theo áp suất thẩm thấu.
- Cơ chế hấp thụ của ion khoáng: Có 2 cơ chế
+ Cơ chế thụ động: Khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào rễ (nơi có nồng độ ion thấp) theo gradien nồng độ
+ Cơ chế chủ động: Vận chuyển chủ động ngược chiều gradien nồng độ (nơi có nồng độ ion cao đến nơi có nồng độ ion thấp). Vận chuyển chủ động đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp.
Câu 2: Quá trình hấp thụ nước và chất khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp vì:
- ATP sản phẩm của hô hấp tham gia vào vận chuyển chủ động của chất khoáng, CO2 sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình hút bám trao đổi.
- các sản phẩm trung gian của hô hấp và sự hấp thụ của các chất khoáng làm tăng ASTT của tế bào, làm tăng khả năng hút nước của tế bào
Câu 3: Cây trên cạn ngập úng quá lâu sẽ chết vì:
- Rễ ngập trong nước làm cho chức năng hô hấp của rễ diễn ra khó khăn hơn, cũng sẽ giảm quá trình hút chất khoáng cần thiết cho cây
Câu 4: Các cây trên cạn không thể sống được trên đất ngập mặn vì: áp suất của nước ngập mặn lớn hơn nước ngọt, nên cây gặp khó khăn trong việc hút nước để nuôi cây, áp suất cao cũng làm cho miền lông hút của các cây trên cạn bị tiêu biến
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Kiểu sinh sản này đặc trưng cho cả thực vật bậc thấp lẫn thực vật bậc cao nhằm tăng nhanh số lượng cá thể mới, được thực hiện nhờ tế bào, mô, cơ quan sinh dưỡng mà không qua giai đoạn hình thành tế bào sinh sản. Trong sinh sản sinh dưỡng, cơ thể mới được tạo thành bằng sự phân chia trực phân như vi khuẩn, tảo lam. Nấm men sinh sản sinh dưỡng bằng cách nẩy chồi. Ở nhiều tảo đa bào, sự sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân đoạn, mỗi đoạn khôi phục lại cá thể mới như tảo xoắn trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm. Ở thực vật bậc cao, sinh sản sinh dưỡng rất đa dạng, các cá thể mới được hình thành từ sự phân mảnh của các cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá.
Rễ của nhiều loại cây tạo ra chồi phụ. Từ những chồi đó, phát triển thành những cây mới, sống độc lập như cây ngấy, cây cọ phèn, rễ củ khoai lang. Từ lá cây cũng mọc ra chồi phụ. Những lá cây này rụng xuống hoặc có khi đang còn trên cây, mọc các chồi mới như cây thuốc bỏng, lá thu hải đường... Sinh sản sinh dưỡng bằng các đoạn thân hay những dạng biến thái của thân như thân củ, hành, thân rễ ... Ví dụ như thân xương rồng bà, thân cây hoa quỳnh, cỏ tranh, cỏ gấu, rễ củ khoai lang, thân củ khoai tây, thân hành, thân bò. Cơ sở tế bào học của sự sinh sản sinh dưỡng là phân bào nguyên nhiễm ở tế bào soma, nên chương trình thông tin di truyền được sao chép y hệt từ cơ thể mẹ sang cơ thể con, ít khi xẩy ra tái tổ hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các tế bào soma khi phân bào nguyên nhiễm cũng có thể xảy ra sự trao đổi chéo, mặc dù tần số rất thấp.
Sự sinh sản sinh dưỡng nhân tạo
Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo là những hình thức sinh sản do con người thực hiện, dựa vào khả năng tái sinh của cây như giâm, chiết, ghép cành, nuôi cấy mô ... để duy trì giống tốt và nhân giống có hệ số cao.
Ngày nay, người ta sử dụng các hoocmon cũng như vitamin nhằm tăng nhanh quá trình phân bào và sự phân hoá lại để hình thành mô, cơ quan, cơ thể mới, vì vậy, hệ số nhân giống tăng lên rất cao, đặc biệt là đối với những cây không có khả năng tái sinh trong điều kiện tự nhiên. Hoocmon thực vật - đó là những hợp chất hữu cơ, chúng gây tác dụng mạnh mẽ với một số lượng vô cùng bé, lên trao đổi chất và sinh trưởng tế bào. Hoocmon thực vật được hình thành chủ yếu trong các mô đang sinh trưởng mạnh, đặc biệt là trong mô phân sinh của đỉnh sinh trưởng thân, rễ. Hoocmon thực vật có tác dụng trong các miền cách xa với nơi hình thành chúng và có tác dụng khác nhau đến trao đổi chất và phân bào:
- Chúng điều khiển sự sinh trưởng tế bào theo chiều dài trong các phần cây đang sinh trưởng.
- Hình thành rễ mới.
- Chuyển cây sang ra hoa kết quả
- Kích thích sự phân bào trong tượng tầng
- Ức chế sự phát triển của chồi nách
- Kìm hãm sự hình thành tầng cách ly, nhờ vậy ngăn ngừa sự rụng lá hay quả.
Trong tự nhiên, có ba nhóm chất được tinh chế về mặt hoá học, chúng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển của thực vật có hoa: auxin chứa indon, xitokin, giberelin.
Sự sinh sản vô tính bằng bào tử ở thực vật
Bào tử là tế bào sinh sản vô tính được tạo ra bằng phân bào giảm nhiễm ở trong cơ quan sinh sản vô tính là túi bào tử, được gọi là bào tử giảm nhiễm (đơn bội). Tuy nhiên, cũng có bào tử đơn bội được tạo ra bằng phân bào nguyên nhiễm và gọi là bào tử nguyên nhiễm đơn bội và cũng có bào tử lưỡng bội được hình thành trong chu trình phát triển cá thể lưỡng bộ kép của một số loài tảo đỏ.
Khác với giao tử, bào tử có vách xenluloza dày. Thể nguyên sinh của chúng giàu tế bào chất, nhân, ti thể, tiền lạp thể, lạp thể ... Ngoài ra, còn có thể vùi như tinh bột, giọt dầu, protit. Bào tử của tảo ở nước có roi, bơi lội được trong nước gọi là động bào tử. Bào tử của thực vật ở cạn thường không có roi, phát tán nhờ nước, gió, động vật và được gọi là bào tử bất động. Ở thực vật đơn bào, đơn bội đến thời kì sinh sản, toàn bộ cơ thể đơn bào biến đổi thành túi bào tử đơn bào, trong chúng xảy ra sự phân bào nguyên nhiễm, tạo ra bốn bào tử hoặc nhiều hơn ([link]). Các bào tử này phát triển thành các cơ thể đơn bào, đơn bội. Ở thực vật tản đa bào, các cơ quan sinh sản vô tính cũng là túi bào tử đơn bào một ngăn và tiến hoá hơn là túi bào tử đơn bào nhiều ngăn như ở một số Tảo nâu. Ở thực vật bậc cao, túi bào tử đa bào mà chúng được hình thành từ nguyên bào tử lưỡng bội và sau một số lần phân bào nguyên nhiễm, tạo ra tế bào mẹ bào tử lưỡng bội, chúng phân bào giảm nhiễm tạo ra bào tử đơn bội, do có sự trao đổi chéo, khi phân bào giảm nhiễm, nên có 50% bào tử có các tổ hợp gen của bố và mẹ. Có ba loại bào tử:
- Đẳng bào tử (isospora) hay còn gọi bào tử lưỡng tính. Trong túi bào tử chỉ có một loại bào tử.
- Đồng bào tử (homospora) hay bào tử đơn tính. Trong túi bào tử có hai loại bào tử giống nhau về hình dạng, kích thước, nhưng khác nhau về giới tính: Đồng bào tử đực và đồng bào tử cái.
- Dị bào tử (heterospora) bào tử đơn tính, nhưng khác nhau về hình thái, kích thước và giới tính. Bào tử bé hay bào tử đực được tạo ra trong túi bào tử bé. Bào tử lớn hay bào tử cái được tạo ra trong túi bào tử lớn.
Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với con cái là tập tính sinh sản.
Đáp án cần chọn là: A