K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2020

* Vận tốc của máu chảy :

- Về mao mạch : Máu chảy với vận tốc nhỏ nhất ( chậm hơn so với tĩnh mạch và động mạch )

- Về tĩnh mạch : Máu chảy với vận tốc nhỏ ( vận tốc chậm )

- Về động mạch : Máu chảy với vận tốc lớn ( vận tốc nhanh )

* Ý nghĩa :

- Về mao mạch thì máu đi chậm nhất để có thể thực hiện được quá trình trao đổi khí và chất

- Về tĩnh mạch lại có máu đi chậm vừa phải để trả máu lại cho tim, tránh việc bị nhồi máu cơ tim

- Về động mạch máu đi nhanh để nuôi sống các tế bào

TL
27 tháng 1 2022

a, Một chu kì tim ở người là khoảng 0,8s gồm 3 pha : thất co , nhi co và giãn chung .

   Nếu chu kì tim / phút cao thì tức là tim đang làm việc quá sức -> gây nên suy tim , gây hại cho tim .

b, Tham khảo nhé bạn :

- Ở động mạch, máu chảy nhanh nhất :do ở gần tim, và cần nhanh chóng đưa máu đi nuôi cơ thể.

- Ở mao mạch, vận tốc máu bị giảm mạnh do:

+ Diện tích bề mặt mỗi mao mạch quá nhỏ, có nơi chỉ đủ cho 1 tế bào máu đi qua.
---> máu không thể chảy nhanh khi đi qua một mạch có tiết diện nhỏ được.
+ Tổng số mao mạch ở các cơ quan rất nhiều ---> với cùng một lượng máu, do số mao mạch nhiều nên lượng máu dồn vào một mao mạch không nhiều, áp suất không đủ lớn để đẩy cho vận tốc máu nhanh hơn (nếu áp suất đủ mạnh, máu có thể "phun" qua mạch). Lực ma sát với thành mạch cũng rất lớn.
- Ở tĩnh mạch, máu được dẫn về tim nhờ hệ van, hệ cơ, áp suất do lượng máu dồn từ mao mạch qua, lực hút của tâm nhĩ tim nên vận tốc tăng dần (nhanh hơn vận tốc trong mao mạch, chậm hơn vận tốc trong động mạch)  

 

16 tháng 1 2021

Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch là: 

- Do tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch của mỗi loại mạch khác nhau.

Ý nghĩa:

- Vận tốc cao nhất ở động mạch: giúp đẩy máu đi nhanh đi xa tới các nơi trong cơ thể 

- Vận tốc máu thấp nhất ở mao mạch: giúp thực hiện quá trình trao đổi các chất được diễn ra từ từ và triệt để 

- Vận tốc máu tăng dần ở các tĩnh mạch: giúp đưa máu về tim để tiếp tục thực hiện vòng tuần hoàn

  

*sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch:do tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu mạch của các loại mạch khác nhau.-vận tốc máu thay đổi trong hệ mạch giảm dần từ đông mạch đến mao mạch(0.5m/s ở động mạch-> xuống 0.001m/s ở mao mạch sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch ý nghĩa của việc thay đổi đó: -máu vận chuyển nhanh ở động mạch để đpá ứng nhu cầu tạo năng lượn cho tế bào hoạt động(đặc biệt khi lao động nặng)-chậm dần ở mao mạch để tạo điểu kiện cho sự trao đổi chất diễn ra hiệu quả- nhanh dần ở tĩnh mạch để kịp thời đưa máu về tim.NHƯ V CHẮC ĐẦY ĐỦ HƠN BẠN NHÉ!

16 tháng 2 2022

TK :
- Vận tốc máu trong hệ mạch: Máu chảy nhanh nhất trong động mạch; máu chảy chậm nhất tại mao mạch, chảy trung bình tại tĩnh mạch. - Tổng tiết diện của mạch: Động mạch > mao mạch > tĩnh mạch. - Vận tốc máu phụ thuộc vào tiết diện của mạch, tiết diện càng lớn thì vận tốc càng lớn (nguyên lý động lực học chất lỏng).

16 tháng 2 2022

tham khảo vào

16 tháng 12 2016

- Ở động mạch, máu chảy nhanh nhất :do ở gần tim, và cần nhanh chóng đưa máu đi nuôi cơ thể.

- Ở mao mạch, vận tốc máu bị giảm mạnh do:

+ Diện tích bề mặt mỗi mao mạch quá nhỏ, có nơi chỉ đủ cho 1 tế bào máu đi qua.
---> máu không thể chảy nhanh khi đi qua một mạch có tiết diện nhỏ được.
+ Tổng số mao mạch ở các cơ quan rất nhiều ---> với cùng một lượng máu, do số mao mạch nhiều nên lượng máu dồn vào một mao mạch không nhiều, áp suất không đủ lớn để đẩy cho vận tốc máu nhanh hơn (nếu áp suất đủ mạnh, máu có thể "phun" qua mạch). Lực ma sát với thành mạch cũng rất lớn.
- Ở tĩnh mạch, máu được dẫn về tim nhờ hệ van, hệ cơ, áp suất do lượng máu dồn từ mao mạch qua, lực hút của tâm nhĩ tim nên vận tốc tăng dần (nhanh hơn vận tốc trong mao mạch, chậm hơn vận tốc trong động mạch)
 
 
30 tháng 11 2017

- Đông máu là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương.

- Đông máu liên quan tới hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu.

- Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ búi tơ máu được hình thành ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu dông bịt kín vết rách ở mạch máu.

- Trong quá trình đông máu, các tiểu cầu đóng vai trò: Khi cơ thể bị chảy máu, máu đã chảy sẽ được đông lại để ngãn chặn máu trong cơ thể chảy, tránh cho cơ thể không bị mất máu. Để thực hiện được chức năng đó là nhờ tiểu cầu. Tiểu cầu có vai trò bảo vệ cho cơ thể chống mất máu bằng các cơ chế sau:

-Tiểu cầu:

+ Chất xúc tác → Làm co mạch máu.

+ Dính vào vết rách → Hình thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách.

+ Chất xúc tác → Tơ máu → Hình thành khối máu đông bịt kín vết thương. Như vậy, tiểu cầu có vai trò bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách. Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông.

 

 

14 tháng 10 2016

1) Sự đông máu giúp cơ thể không bị mất máu

2) Sự đông máu liên quan đến tiểu cầu là chủ yếu và có sự tham gia của ion \(Ca^{2+}\) trong huyết tương

3) Nhờ búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách ở mạch máu

14 tháng 10 2016

1. Giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất nhiều máu khi bị thương.

2. Hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu.

3. Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.

Máu gồm:
+Các tế bào máu (chiếm 45% thể tích) và có -hồng cầu,bạch cầu,tiểu cầu
+Huyết tương(chiếm 55% thể tích)
và có nước (90%),protein,lipit,glucose,vitamin,muối khoáng,chất tiết,chất thải
_Chức năng của các thành phần:
+Hồng cầu:thành phần chủ yếu của hồng cầu là Hb có khả năng liên kết lỏng lẻo với O2 và Co2 giúp vận chuyển O2 và Co2 trong hô hấp tế bào
+Bạch cầu:có chức năng bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh
+Tiểu cầu:đễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu
+Huyết tương:duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan
 

1 tháng 11 2016

1.Thành phần cấu tạo của máu bao gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%).Các tế bào máu gồm hồng cầu ,bạch cầu và tiểu cầu.

Nếu cơ thể bị mất nhiều nước thì sẽ mệt mỏi,máu không thể lưu thông dễ dàng trong mạch.tim đập nhanh,..

Lúc đó ta cần phải uống nhiều nước ,nghỉ ngơi,uống nước đường,..

2. bộ xương của người có nhiều đặc điểm tiến hóa ,thích nghi với tư thế thẳng đứng và lao động .hộp sọ phát triển, lồng ngực nở rộng sang hai bên,cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở,xương đùi lớn ,bàn chân hình vòm,xương gót phát triển,tay có khớp linh hoạt ngón cái đối diện với 4 ngón kia.

3.để cơ xương phát triển phải chú ý rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên và lao động vừa sức .khi mang vac va khi ngồi học cần lưu y chống cong vẹo cột sống.

4 tháng 11 2021

Tham khảo 
 

Cơ thể ta có cơ chế đông máu khi trời nóng, tuyến mồ hôi sẽ hoạt đọng mạnh, chân lôg nở ra, mạch máu nở ra để nó giải nhiệt ra bên ngoài. Ngược lại khi trời lạnh, chân lông co lai ( hiện tượng nổi da gà ), mạnh máu co lại ( giải thích vì sao, trời lạnh những phần cở thể tiếp xúc không khí thường đỏ lên, là do máu tụ đẻ giữ ấm, chẳng hạn dẽ thấy nhất là mặt và tay) --> để giảm thải nhiệt ra bên ngoài.

vì có 1 khối máu đông bít kín vết thương đây gọi là sự đông máu và nó có ý nghĩa chống mất máu, bảo vệ cơ thể

15 tháng 11 2021

Tham khảo:

Tiểu cầu có chức năng giải phóng ra enzim, enzim làm chất sinh tơ máu trong huyết thanh biến thành tơ máu → tơ máu tạo thành mạng lưới ôm các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.

- Đông máu là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương.

- Đông máu liên quan tới hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu.

- Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ búi tơ máu được hình thành ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách ở mạch máu.

 

15 tháng 11 2021

Ngay sau khi xảy ra chấn thương làm tổn hại đến nội mạc mạch máu, phản ứng đông máu được kích hoạt. Quá trình cầm máu ban đầu diễn ra khi tiểu cầu tạo nút chặn cầm máu tại vết thương. Các yếu tố đông máu trong huyết tương đáp ứng chuỗi phản ứng để tạo các sợi huyết đóng vai trò củng cố nút chặn tiểu cầu, đây chính là quá trình cầm máu thứ phát.

Máu được cầm bởi chỗ bị tổn thương được che phủ bởi cục máu đông có chứa tiểu cầu và sợi huyết, khi thành mạch máu bị tổn thương. Tình trạng rối loạn máu đông có thể gây nên hiện tượng huyết tắc hoặc tăng nguy cơ chảy máu.

 

Trong quá trình đông máu, các tiểu cầu đóng vai trò:

- Làm chất xúc tác giúp co mạch máu.

- Dính vào vết thương hình thành nút tiểu cầu tạm thời bịt vết thương.

- Giải phóng enzim làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.

 

- Trong quá trình đông máu tiểu cầu đóng vai trò:

+ Bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo nên nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách

+ Giải phóng chất xúc tác giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.