K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2022

Tham khảo:))

Trong tất cả các đồ vật, em thích nhất là chiếc đồng hồ báo thức bởi lẽ nó như một người bạn thân của em. Hơn thế nữa, nó còn đánh thức em vào mỗi buổi sáng, giúp em đến trường đúng giờ. 

22 tháng 5 2022

Mở bài: Reng reng reng... Reng reng reng... Một hồi chuông rộn rã vang lên. Em mở bừng mắt và nhanh nhẹn bước xuống giường, vươn vai mấy cái cho tỉnh ngủ rồi chạy xuống sân tập thể dục buổi sáng. Sau khi báo thức, bác đồng hồ lại âm thầm làm công việc đếm thời gian của mình.

Kết bài: Tuy già nua cũ kĩ thế nhưng bác đồng hồ làm việc rất cần mẫn và chính xác. Bác chẳng đòi hỏi gì nhiều. Mỗi năm, bố em lại lau dầu cho bác một lần. Cả nhà em đều coi bác là người bạn thân thiết và gắn bó.

Đây là bài văn cũ của mình ấy :v, trích cái mở bài vs kết bài ra á :v

24 tháng 10 2023

Từ khi sinh ra đến nay, em vẫn luôn gắn bó với mảnh đất quê hương yêu dấu này. Mỗi cảnh đẹp của quê hương đều gắn với những kỉ niệm tuyệt đẹp của tuổi thơ em. Trong đó, sâu sắc nhất có lẽ là dòng sông Bạch Đằng nơi mang lại chiến thắng nhờ công lao của vua Ngô Quyền (cho chị 5 sa nhoa)

25 tháng 10 2023

thank jisoo kim nha

5 tháng 11 2023
Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ… (Ca dao) Hồ Tây là hồ lớn nhất và là thắng cảnh nổi tiếng nhất ở thủ đô Hà Nội, rộng đến 500ha. Con đường vòng quanh hồ dài gần hai chục kilômét, là con đường thơ mộng, quanh năm tươi mát, thu hút khách nhàn du. Thuở xa xưa, Hồ Tây chính là một đoạn của sông Hồng còn sót lại sau khi đổi dòng. Còn về tên gọi, Hồ Tây mang nhiều tên khác nhau qua nhiều thời kỳ dựa qua nhiều truyền thuyết. Theo truyện “Hồ Tinh” thì hồ mang tên đầm Xác Cáo, theo truyện “Không lộ đúc chuông” thì hồ mang tên Trâu Vàng, thời Hai Bà Trưng, hồ mang tên Lãng Bạc, có nghĩa là hồ có nhiều sóng lớn; thời Lý – Trần mang tên hồ Dâm Đàm vì mặt hồ có nhiều sương mù… Năm 1573, vua Lê Thế Tông vì kỵ huý tên mình là Duy Đàm cho nên đổi tên hồ thành Hồ Tây, đến thời Trịnh Tạc đến Tây Vương cũng vì chữ huý nên đổi tên hồ thành Đoái Hồ (Đoái cũng như Đoài, có nghĩa là phía Tây). Khi Trịnh Tạc mất thì hồ lại mang tên cũ là Hồ Tây, tức hồ nước nằm ở phía Tây kinh thành Thăng Long.  Năm 1620, cư dân các thôn Trúc Yên, Yên Hoa, đắp một bờ đập ngăn đôi một phần hồ gọi là “Cố Ngự Yển”, có nghĩa là đập vững chắc, về sau đọc chệch thành “Cổ Ngư”. Cổ Ngư ngày nay chính là đường Thanh Niên, đã ngăn Hồ Tây thành một cái hồ nhỏ nữa nằm ở hướng Đông Nam gọi là Hồ Trúc Bạch. Các triều đại phong kiến xưa đều lấy Hồ Tây làm trung tâm vui chơi, giải trí, nghỉ mát của các vua chúa, quần thần. Trải qua nhiều triều đại phế hưng, Hồ Tây vẫn là nơi hội tụ dân cư đông đúc. Chung quanh hồ thuở xưa có đến 21 phường, nổi tiếng nhất là phường Thuỵ Khuê, Thạch Lâm, Báo Ân, Hồ Khẩu… chung quanh hồ còn xây dựng nhiều lâu đài nguy nga, tráng lệ như cung Từ Hoa, cung Dâm Đàm, cung Thuý Hoa thời Lý, điện Hàn Nguyên, cung Ngọc Đàn thời Trần. Cảnh đẹp Hồ Tây đã từng thu hút biết bao khách làng thơ… Một thi sĩ đời Vĩnh Hựu nhà Lê đã có tập thơ “Tây Hồ Bát Cảnh”. Đến thế kỷ XVIII, Thám hoa Nguyễn Quý Đức có bài “Vịnh Tây Hồ”, nhà văn đời Tây Sơn có bài phú nổi tiếng bằng chữ nôm, đó là bài “Tụng Tây Hồ phú ”, danh nho Ngô Thì Sỹ có bài “Tây Hồ phong cảnh phú ”, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu thời nhà Nguyễn có bài “Du Tây Hồ”, Cao Bá Quát có bài “Du Tây Hồ”, “Tây Hồ ngẫu hứng”.v.v.. Mỗi nhà thơ nhìn hồ Tây mỗi người một vẻ và lúc nào cũng nhắc đến trăng và hoa, vì chung quanh hồ là những làng hoa nổi tiếng như Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Nghi Tàm, Yên Hoa, Trích Sài, Nhật Tân, Quảng Bá… Quanh hồ Tây còn nổi tiếng những làng nghề cổ truyền như lụa Trúc Bạch, giấy dó Yên Thái, Hồ Khẩu… Nhiều Di tích Lịch sử và Văn hoá nằm rải rác quanh hồ như: làng Nghi Tàm quê hương nhà thơ Bà huyện Thanh Quan, làng Nhật Tân với chùa Tào Sách, làng Xuân Đỉnh với Đền Sóc thờ bà Gióng, làng Xuân La với Chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô – thứ phi của vua Lê Thánh Tông, làng Kẻ Bưởi với đền Đồng Cổ nơi bách quan hội thề đời nhà Lý, làng Thuỵ Khuê với chùa Bà Đanh, đền Quán Thánh chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ từng nổi tiếng là thắng cảnh của Thăng Long xưa… Hồ Tây rộng và trống trải nên thường có gió lốc dậy sóng. Nước hồ màu xanh pha chút nâu bởi trong hồ có nhiều động thực vật phù du. Trước đây, Hồ Tây có nhiều sen, vào mùa hạ nở hoa, đưa hương thơm lừng, nhưng nay thì không còn nhiều như xưa. Đặc sản của Hồ Tây có chim sâm cầm, vịt trời, cốc đen, chim ngói, cá chép, tôm hồng… Theo số liệu của các nhà khoa học thì Hồ Tây có tới 58 loài chim trú ngụ, nổi tiếng là chim sâm cầm và 35 loài cá ngon. Chim sâm cầm ngày nay không còn, cá chép mình đỏ, cá trắm đen, tôm hồng cũng hiếm. Du khách đến Hà Nội thường tìm đến đường Cổ Ngư thưởng thức món bánh tôm, bánh bột rán có điểm mấy con tôm hồ Tây ăn với rau sống, nước mắm ớt thì thật không sao quên được. Rồi những quán cóc bên lối vào phủ Tây Hồ như ốc luộc, ốc nấu thả, ốc hấp, bún ốc… dư vị cũng đậm đà.  Với bề dày lịch sử, Hồ Tây có nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn, cảnh quan thiên nhiên thật tuyệt vời đã trở thành điểm tham quan du lịch lý tưởng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
30 tháng 9 2021

Ai giúp mik với

 

 

30 tháng 9 2021

Mẹ thường bảo em trời mưa hay nắng đều có ích cho cây cối, mọi sinh vật trên đời. Riêng em, em lại thích những cơn mưa vì lúc đó em có thể ngồi bên cửa sổ để ngắm nhìn cảnh vật. Một buổi trưa nọ, trời đang nắng bỗng có đám mây đen kéo đến che kín bầu trời, tiếng sấm chớp vang lên. Em thích thú reo lên: “A! Mưa rồi!”

Cơn mưa đến bất chợt như một đứa trẻ chơi trò trốn tìm. Bầu trời trước đó rất trong xanh, nắng cũng vàng rực, em đang ngồi làm bài bên cạnh khung cửa sổ. Vậy mà chỉ một lát sau bầu trời đã tối sầm, u ám. Cơn gió mang hơi nước lành lạnh thổi đến khiến cả căn phòng em mát mẻ hơn. Chú mèo mun đang nằm cuộn tròn ngoài gốc cây nghe tiếng sấm hốt hoảng nhảy qua khung cửa sổ, sà vào lòng em. Những chú chim trên cành lúc nãy còn hát véo von giờ đã bay về tổ. Em thấy thương tổ chim sâu nhỏ dưới tán lá me, biết mẹ chúng có về kịp trời mưa không. Gió mỗi lúc một mạnh hơn và lạnh buốt mang theo những hạt mưa rào. Rồi mưa mỗi lúc nặng hạt, mưa trắng xóa khung cảnh phía trước. Ngoài đường những chiếc xe chạy thật nhanh để tìm chỗ trú. Các cô chú đi đường mặc vội áo mưa. Cơn mưa hơn nên con đường chẳng còn bóng xe nào qua lại. Chú gà trống ham chơi nên không tìm chỗ nấp, chú ướt lướt thướt kêu chim chíp tìm mẹ. Em cầm dù chạy ra gốc cây lấy lá che cho chú khỏi ướt. Trong tổ chim sâu, chim mẹ đã về kịp trời mưa để giữ ấm cho con. Em vui sướng như được chính mẹ mình ủ ấm.

 

Mưa rơi lộp bộp mái nhà, chảy thành dòng xuống máng hứng nước của ba. Những cành cây cam, cây khế xòe rộng ra để hứng những dòng nước mát lành. Luống rau muống của mẹ trồng cười hả hê thích thú. Chỉ có những nụ hoa mười giờ là cụp mặt xuống buồn rầu.

Một lát sau mưa tạnh, mưa tạnh nhanh bất chợt như khi đến. Chỉ còn gió ở lại cuốn những đám mây đen đi mất như người nghệ sĩ vén bức màn sân khấu. Ánh mặt trời dần hiện ra chiếu những tia nắng ấm áp khắp mọi nơi. Mọi người vui vẻ tiếp tục đi trên đường. Chú gà con tìm được mẹ nên kêu chim chíp vui mừng. Cây cối rung rinh theo cơn gió như cảm ơn cơn mưa đến đúng lúc. Sau cơn mưa bầu trời trong xanh trở lại, em ngước mắt nhìn qua khung cửa sổ chợt thấy chiếc cầu vồng thật đẹp. Chiếc cầu vồng bắc ngang bầu trời như chiếc cầu vô tận của thiên nhiên.

Em thích những cơn mưa bất chợt như thế, mưa làm sạch sẽ đường phố, khiến cây tươi tốt hơn. Không chỉ thế mưa còn gợi cho em nhiều kỉ niệm đẹp về tuổi thơ tắm mưa cùng các bạn.

1 tháng 10 2023

Đừng là bài cop trên mạng mà phải tự làm

Cô e có cái máy gì mà biết được bài tự làm hay trên mạng á

1 tháng 10 2023

Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.

Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ:" Trường tiểu học Hoàn Long" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ luôn sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trơn trượt. Hai hàng cây xanh xòe tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học để chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em có thể đọc những quyển truyện hay. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa, những tấm ảnh lớp được treo trên tường. 

Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỷ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một mái trường mới nhưng trường tiểu học Hoàn Long vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.

Cho 1 xin 1 like nhé!

30 tháng 10 2021

Tham khảo 
 

I. Mở bài (Giới thiệu khái quát về Hồ Gươm)

Em đã được nghe nhiều câu chuyện về Hồ Gươm.Trong chuyến tham quan vừa rồi, em được cùng các bạn tới thăm khu di tích lịch sử Hồ Gươm.Hồ Gươm không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước mà còn là một di tích lịch sử thiêng liêng, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

II. Thân bài

1. Tả cảnh bao quát

Từ xa xa, Hồ Gươm hiện ra trước mắt đầy vẻ uy nghiêm và tráng lệ.Đường phố xung quanh tấp nập người qua lại, trên những chiếc ghế đá những du khách đã ngồi kín hết các chỗ.Xung quanh hồ, những hàng cây lộc vừng, cây liễu rủ bóng xuống dưới mặt hồ. Chúng khiến cho Hồ Gươm thêm đẹp hơn, thêm mềm mại hơn.

2. Tả cảnh chi tiết

Bốn mùa, nước Hồ Gươm lúc nào cũng xanh tươi.Trước đây, những cụ rùa sống ở trong hồ. Nhưng giờ đây, các cụ rùa đã chết cả. Hiện tại, Hồ Gươm đang có thí điểm nuôi thiên nga trắng và thiên nga đen trong hồ.Trong lòng hồ có hai đảo nổi lên trên mặt nước. Chúng ta vẫn quen gọi đó là đảo Ngọc và đảo Rùa.Hồ Gươm khác biệt hoàn toàn với những hồ khác bởi lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Thêm vào đó là những cụm di tích lịch sử khiến những du khách khi đến đây đều háo hức ghé thăm.Cụm di tích đầu tiên chính là Tháp Bút và Đài Nghiên.

+ Đúng như tên gọi Tháp Bút, di tích lịch sử này có hình dáng giống như một chiếc bút lông mà các sĩ tử thời xưa hay dùng. Các du khách đến đây đặc biệt là học sinh, sinh viên đều muốn được chạm tay vào Tháp Bút để cầu may.

+ Đài Nghiên chính là tượng trưng cho nghiên mực dùng để đựng mực viết thời xưa.

Cầu Thê Húc: cầu được làm bằng gỗ, được sơn màu đỏ nỗi bật lên giữa trời. Chiếc cầu được xây cong cong như hình con tôm và là lối đi dẫn đến đền Ngọc Sơn.Đền Ngọc Sơn được xây dựng trên Đảo Ngọc. Ngôi đền này được xây dựng dựa theo lối kiến trúc mới. Đền có hai ngôi nối liền với nhau. Ở phía Bắc là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Ở phía Nam là đình Trấn Ba.Tháp Rùa: được xây dựng trên Đảo Rùa. Đứng từ cầu Thê Húc thể nhìn thấy rõ Tháp Rùa nằm giữa sông nước mênh mông. Tháp Rùa mang một dáng vẻ rêu phong và là biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

III. Kết bài

Nhắc đến Hồ Gươm là mọi người sẽ nhớ ngay về Sự tích Hồ Gươm với truyền thuyết vua Lê Lợi trả lại gươm báu cho rùa vàng.Nhắc đến Hồ Gươm là nhắc đến truyền thống hiếu học, là niềm tự hào của dân tộc.Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh thiêng liêng của Tổ quốc mà ai đã một lần đặt chân tới đây đều sẽ nhớ mãi.
30 tháng 10 2021

Tham khảo

 

I. Mở bài (Giới thiệu khái quát về Hồ Gươm)

Em đã được nghe nhiều câu chuyện về Hồ Gươm.Trong chuyến tham quan vừa rồi, em được cùng các bạn tới thăm khu di tích lịch sử Hồ Gươm.Hồ Gươm không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước mà còn là một di tích lịch sử thiêng liêng, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

II. Thân bài

1. Tả cảnh bao quát

Từ xa xa, Hồ Gươm hiện ra trước mắt đầy vẻ uy nghiêm và tráng lệ.Đường phố xung quanh tấp nập người qua lại, trên những chiếc ghế đá những du khách đã ngồi kín hết các chỗ.Xung quanh hồ, những hàng cây lộc vừng, cây liễu rủ bóng xuống dưới mặt hồ. Chúng khiến cho Hồ Gươm thêm đẹp hơn, thêm mềm mại hơn.

2. Tả cảnh chi tiết

Bốn mùa, nước Hồ Gươm lúc nào cũng xanh tươi.Trước đây, những cụ rùa sống ở trong hồ. Nhưng giờ đây, các cụ rùa đã chết cả. Hiện tại, Hồ Gươm đang có thí điểm nuôi thiên nga trắng và thiên nga đen trong hồ.Trong lòng hồ có hai đảo nổi lên trên mặt nước. Chúng ta vẫn quen gọi đó là đảo Ngọc và đảo Rùa.Hồ Gươm khác biệt hoàn toàn với những hồ khác bởi lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Thêm vào đó là những cụm di tích lịch sử khiến những du khách khi đến đây đều háo hức ghé thăm.Cụm di tích đầu tiên chính là Tháp Bút và Đài Nghiên.

+ Đúng như tên gọi Tháp Bút, di tích lịch sử này có hình dáng giống như một chiếc bút lông mà các sĩ tử thời xưa hay dùng. Các du khách đến đây đặc biệt là học sinh, sinh viên đều muốn được chạm tay vào Tháp Bút để cầu may.

+ Đài Nghiên chính là tượng trưng cho nghiên mực dùng để đựng mực viết thời xưa.

Cầu Thê Húc: cầu được làm bằng gỗ, được sơn màu đỏ nỗi bật lên giữa trời. Chiếc cầu được xây cong cong như hình con tôm và là lối đi dẫn đến đền Ngọc Sơn.Đền Ngọc Sơn được xây dựng trên Đảo Ngọc. Ngôi đền này được xây dựng dựa theo lối kiến trúc mới. Đền có hai ngôi nối liền với nhau. Ở phía Bắc là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Ở phía Nam là đình Trấn Ba.Tháp Rùa: được xây dựng trên Đảo Rùa. Đứng từ cầu Thê Húc thể nhìn thấy rõ Tháp Rùa nằm giữa sông nước mênh mông. Tháp Rùa mang một dáng vẻ rêu phong và là biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

III. Kết bài

Nhắc đến Hồ Gươm là mọi người sẽ nhớ ngay về Sự tích Hồ Gươm với truyền thuyết vua Lê Lợi trả lại gươm báu cho rùa vàng.Nhắc đến Hồ Gươm là nhắc đến truyền thống hiếu học, là niềm tự hào của dân tộc.Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh thiêng liêng của Tổ quốc mà ai đã một lần đặt chân tới đây đều sẽ nhớ mãi. 

 

17 tháng 1 2022

Tham khảo:

Mở bài :

  Từ nhỏ em là một cô bé hướng nội, ít giao tiếp với mọi người và luôn ngại ngùng khi ra nơi đông người vì thế nên em có ít bạn lắm. Tuy vậy, sau một lần xuống bà ngoại chơi, em đã có bên mình một người bạn thân thiết, một người bạn tri kỉ, tuyệt vời và bạn ấy tên là Liên.

Kết bài : 

  Bạn Liên là người đã sưởi ấm tâm hồn em, giúp em vượt qua những ngày khó khăn khi ba má ly hôn,..., giúp em vượt qua bao thăng trầm trong cuộc sống. Dù cách xa nhau, không được gắn bó như bao đôi bạn thân nhưng mà bạn đã giúp em trải qua những sóng gió tuổi mới lớn, những điều chưa từng trải qua. Mỗi ngày tuy chỉ đọc được tin nhắn, những lời chúc phúc an ủi từ bạn ấy qua điện thoại nhưng trong lòng em hiểu rằng, người bạn ấy vẫn luôn hướng về em, đỡ đần em hết sức có thể. Cảm ơn thượng đế đã cho em làm bạn và hơn cả là bạn thân của Liên.

17 tháng 1 2022

tham khảo 

1

Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà em sắp sửa tròn 10 tuổi. Chỉ mười năm ấy, em đã có rất nhiều người bạn. Nhưng có lẽ thân nhất chính là bạn Hằng , người bạn cạnh nhà cách nhau một bức tường rào với hàng dây leo.

2

Em yêu quý Hằng lắm. Đối với em, cậu ấy không chỉ là một người bạn, mà còn như một người chị gái thân thiết. Nhờ có Hằng mà ngày tháng học sinh của em trở nên vui vẻ với nhiều màu sắc rực rỡ. Em mong rằng, dù tương lai có điều gì xảy ra, thì chúng em vẫn mãi là bạn thân của nhau.

23 tháng 3 2022

refer

Cạnh sân chào cờ là một bác trống trường to lớn và đường bệ. Thân bác hình dáng như một chiếc thùng rỗng ruột, được làm từ gỗ cứng. Người ta sơn lên đó lớp sơn màu đỏ và trang trí các họa tiết đường viền, ngôi sao, hình thoi… màu vàng nổi bật. Hai mặt trống được bịt lại bằng một lớp da chắc chắn. Trên lớp da đó được trang trí những họa tiết xinh xắn và bắt mắt. Thân trống được đặt trên phần trụ bốn chân chắc chắn. Phía dưới là bốn bánh xe giúp dễ di chuyển trống đi các vị trí khác nhau. Phần trên cùng của chân được làm trũng xuống vừa với thân trống, để giúp cố định trống không bị lung lay. Cạnh đó là một cái khay dài hình chữ nhật để bỏ dùi trống. Dùi trống thon dài hình chữ nhật, được buộc vải đỏ rất xinh. Em rất thích chiếc trống của trường mình.