Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu hỏi 1. Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đốì với đời sông con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận. Gợi ý - Tóm tắt hệ thông luận điểm: + Văn nghệ phản ánh thực tại khách quan, là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi lác phẩm văn nghộ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm "thay đổi hắn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. + Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiên đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến. + Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim. - Nhận xét về bố cục: Các luận điểm trong tiểu luận vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nôi tiếp tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ. Nhan đề bài viết Tiếng nói của văn nghệ vừa có tính khái quát lí luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Nó bao hàm được cả nội dung lẫn cách thức, giọng điệu tiếng nói của văn nghệ. Câu hỏi 2. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? Gợi ý - Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ riêng của minh. Nội dung của tác phẩm văn nghệ dâu chỉ là câu chuyện, con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính nhân văn của nghệ sĩ. - Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho mỗi chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đà rất quen thuộc. - Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem. Như thế, nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học xã hội khác như dân tộc học, xã hội học, luật học, lịch sử, địa lí,... Những bộ môn khoa học này khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Câu hỏi 3. Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? Gợi ý Qua dẫn chứng các tác phẩm, các câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thìa sự cần thiết của văn nghẹ đối với con người: - Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn về phương diện tinh thần. "Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiêu toả lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hán mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. - Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi. - Văn nghệ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta đẹp đẽ, đáng yêu, "đời cứ tươi" hơn. Trong cuộc đời lắm vất vả, cực nhọc, tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người lạc quan hơn, biết rung cảm trước cái đẹp và biết ước mơ hướng tđi những điều tốt đẹp. Câu hỏi 4. Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?) Gợi ý - Sức mạnh riêng của vãn nghệ bắt đầu từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, do đó một tác phẩm lớn thường chứa chan tình cảm của người viết. Nghệ thuật là tư tưởng nhưng tư tưởng ở đây đã được nghẹ thuật hoá. Do đó, tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, năng nề, trừu tượng mà cụ thể, sinh động, lắng sâu, nhẹ nhàng và kín đáo bởi tư tưởng ấy được người nghệ sĩ trình bày qua hình tượng nghệ thuật, bằng những cảm xúc, nỗi niềm của con người. - Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui, buồn, đợi chờ,... cùng các nhân vật và nghệ sĩ. Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thứq, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm. "Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy". Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp con người tự nhận thức mình, tự hoàn thiện mình. Như vậy, văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc. Câu hỏi 5. Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, đẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế,...). Gợi ý Vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi: - về bố cục của tiểu luận: chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt vấn đề một cách tự nhiên. - Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng sinh động được lấy từ thơ văn, từ đời sống thực tế để khẳng định thuyết phục các ý kiến, nhận định đưa ra, đồng thời cũng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm. - Giọng văn chân thành, thể hiện được niềm say mê, bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của người viết.
1)
Bài viết bao gồm các luận điểm như:
- Nội dung của văn nghệ
- Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người
- Con đường đến với người tiếp nhận , tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
Bố cục của bài nghị luận này có thể chia làm hai phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”: Trình bày nội dung của văn nghệ.
- Phần 2: Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.
Các đoạn văn được liên kết với nhau không hề rời rạc mà gắn kết bổ sung với nhau. Những luận điểm kế thừa và mở rộng hơn luận điểm trước, tạo cho bài nghị luận một kết cấu chặt chẽ, đầy tính thuyết phục.
5)
- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.
- Giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.
Nét đặc biệt: Tác giả đã biến bài thuyết minh thành kể chuyện ( một vụ xử án) có đối thoại, có tự thuật và sử dụng biện pháp nhân hoá loài vật.
b) -nét đặc biệt: văn bàn có sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật, yêu tố thuyết minh và nghệ thuật kết hợp chặt chẽ.
-tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật : nhân có và có tình tiết
c) các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh
Kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh hạt nhân chính thức bắt đầu, loài người hằng ngày bị đặt trước nguy cơ tuyệt diệt.
Chiến tranh và hoà bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con người và sự còn mất của môi quốc gia. Lịch sử loài người gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc khiến nhân loại bao phen rơi vào cảnh máu chảy đầu rơi, nồi da nấu thịt. Nguy cơ chiến tranh luôn đe doạ sự sống trên khắp hành tinh. Đặc biệt, ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hạt nhân đã trở thành mối hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ toàn bộ sự sống, loài người trên Trái Đất.
Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và nhiều cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc khác, làm thiệt mạng hàng trăm triệu người, làm bánh xe lịch sử quay chậm lại hàng trăm năm. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc cách đây sáu mươi năm, nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, đó cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp hạt nhân mà sự tiến bộ ghê gớm của nó đã có tầm quan trọng quyêt định đối với vận mệnh thế giới sau này. Năm 1945 cũng là năm Mĩ đã ném xuống Nhật Bản hai quả bom nguyên tử làm hơn 40 vạn người chết, biên hai thành phố đông dân Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki thành đống đổ nát, gây kinh hoàng cho toàn thế giới.
Kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh hạt nhân chính thức bắt đầu, loài người hằng ngày bị đặt trước nguy cơ tuyệt diệt.
Chỉ cần một vài ví dụ và làm một phép tính đơn giản như nhà văn Cô-lôm-bi-a, Gác-xi-a Mác-két, chúng ta đã có thể hình dung loài người đang ở trên bờ vực thẳm như thế nào. Theo Mác-két, tính đến ngày 8/8/1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bốtrí khắp hành tinh. Nói một cách nôm na, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người trên Trái Đất, không trừ người già, trẻ con, mỗi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Chỉ cần bấm một cái nút, tất cả khối thuốc nổ độ nỗ tung lên, làm tiêu biến hết thảy không phải một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên Trái đất, tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời và bốn hành tinh khác nữa, phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.
Sự sống được nhen nhóm và tồn tại trên Trái đất này không hề dễ dàng. Cũng theo G. Mác-két, chưa nói những gì to lớn, chỉ lấy những sự vật, sự việc nhỏ bé làm bằng chứng, chúng ta đã thấy rất rõ. Từ khi có sự sống trên Trái Đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 năm nữa hoa hồng mới nờ chỉ đểlàm đẹp cho đời. Theo nhà văn Nguyễn Tuân, một giọt mật mà con ong làm ra là kết quả của 2.700.000 chuyến bay đi tìm hoa hút mật, một nửa lít mật ong là kết quả của dặm đường lao động miệt mài 8.000.000 cây số mới có được... Huống hồnhững toà nhà chọc trời, những cánh đồng xanh mát, những cây câu vững chãi là mồ hôi công sức của hàng triệu người... Vậy mà, chỉ trong tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó có thể biến thành tro bụi.
Đã có nhiều thảm hoạ hạt nhân như các vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Nga (Tréc-nô-bưn), Ấn Độ... làm hàng nghìn người chết, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng tiếc là sau những thảm hoạ ấy, cuộc chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục, các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng mọc lên trên thế giới; các loại vũ khí hạt nhân như tàu ngầm, tên lửa, máy bay tối tân hiện đại vẫn không ngừng được bổ sung... Nhân loại vẫn từng ngày, từng giờ phải đối mặt với nguy cơ bị huỷ diệt bởi vũ khí hạt nhân.
Thế giới cũng đã có những cố gắng để giảm bớt mối đe doạ này, chẳng hạn các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô (trước đây) với Mĩ. Nhưng chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn là mối đe doạ to lớn và thường xuyên đối với các dân tộc, các quốc gia và toàn thể loài người. Xung đột và chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới, gần đây nhất là cuộc chiến của Mĩ, Anh ở I-rắc, cuộc xung đột đẫm máu kéo dài giữa I-xa-en và Pa-le-xtin, chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nhiều nơi. Các nhà máy hạt nhân ở ấn Độ, Pa-ki-xtan, I-ran, Triều Tiên, Trung Quốc... luôn là nguyên nhân của những cuộc tranh cãi, đàm phán gay gắt, không kết quả. Vì vậy, nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân trên hành tinh.
Chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Song, chúng ta cũng đang phải từng giây, từng phút đối mặt với chiến tranh hạt nhân có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, con người không thể thờ ơ trước vận mệnh của chính mình và toàn thể nhân loại. Điều chúng ta có thể làm được là, mỗi người cần phải ý thức sâu sắc được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết đấu tranh ngăn chặn nó, vì một thế giới hoà bình và hạnh phúc.
Thể loại của văn bản: văn bản nhật dụng