Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo ở đây nheeee :
Kiến trúc chùa Nôm - Ngôi đại tự hoành tráng thuộc miền Kinh Bắc
- Kiểm soát được dòng chảy của nước: tạo ra một nguồn cung nước ổn định trong mùa khô hoặc kiểm soát lũ lụt trong thời kỳ mưa lớn.
- Hồ giữ lại nước và giúp duy trì mức nước ổn định cho các hệ sinh quyển xung quanh. Điều này quan trọng đối với việc duy trì độ ẩm của đất đai và hỗ trợ sự sống của các sinh vật trong khu vực.
- Hồ có thể là nơi lọc và làm sạch nước. Nước từ hồ thường có chất lượng tốt hơn do quá trình lọc tự nhiên, giúp kiểm soát chất lượng nước trong hệ sinh quyển xung quanh.
- Hồ tạo ra môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. Nó cung cấp nguồn nước, thức ăn và nơi sinh sản cho động, thực vật sống trong và xung quanh hồ.
- Hồ có thể ảnh hưởng đến khí hậu bởi việc tạo ra hơi nước. Sự bay hơi từ mặt nước của hồ có thể góp phần vào quá trình tạo ra mây và kiểm soát nhiệt độ xung quanh.
- Một số hồ có thể được sử dụng để sản xuất năng lượng như năng lượng thủy điện từ việc tận dụng sức mạnh dòng nước.
TK:
a) Khí hậu
- Biển Đông làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịn nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô….
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có
+ Hệ sinh thái rừng nước mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.
+ Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.
c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
-Tài nguyên khoáng sản:
+ Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu-Mã Lai và Sông Hồng có trữ lượng đáng kể.
+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp.
+ Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển.
- Tài nguyên hải sản:
+ Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
+ Ven các đảo, nhất là tại quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.
d) Thiên tai
- Bão: Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bãi xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3-4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển nước ta.
- Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.
- Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai.
Hãng tin infox.ru của Nga vừa đăng bài viết về quan hệ Nga-Việt Nam, trong đó đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn bài viết trên cho biết Nga bắt đầu tích cực thúc đẩy chính sách hướng Đông vào nửa cuối thập kỷ đầu tiên thế kỷ 21. Nếu như ở Đông Bắc Á, đối tác chiến lược chính của Nga là Trung Quốc thì ở Đông Nam Á, Việt Nam giữ vị trí này.
Mối quan hệ đặc biệt giữa Nga và Việt Nam được thiết lập vào năm 2012, khi hai bên nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Sau ba năm, cũng chính Việt Nam là quốc gia đầu tiên ký hiệp định về thành lập khu vực thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU, gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan) và thỏa thuận này đã có hiệu lực cách đây hơn một năm.
Mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa Nga và Việt Nam ngày càng được khẳng định khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bốn lần đến Việt Nam, trong đó gần đây nhất là chuyến đi của ông Putin đến Đà Nẵng để tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra trong hai ngày 10-11/11 vừa qua.
Về mức độ mối quan hệ với Việt Nam cũng được chứng minh bằng mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu ý kiến xã hội toàn Nga (VTsIOM), trong ASEAN, người dân Nga biết nhiều nhất tới Việt Nam. Giám đốc Trung tâm VTsIOM Valery Fedorov nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia được người Nga biết đến nhiều nhất trong số các quốc gia ASEAN và đây là điều không phải bàn cãi.
Theo ông Fedorov, để đưa ra nhận định này, Trung tâm VTsIOM đã đánh giá tất cả các yếu tố như du lịch, hàng hóa, văn hóa, mối liên hệ giữa con người và vai trò chính trị trên thế giới. Trong khi đó, theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center), 83% người dân Việt Nam có tình cảm với nước Nga, một trong những mức cao nhất trong số các quốc gia trên thế giới.
Bài viết cũng cho biết trong bối cảnh áp lực của các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ và phương Tây, Nga đã tăng cường chính sách kinh tế hướng Đông của mình. Và cầu nối cho sự hợp tác kinh tế của Nga với các quốc gia Đông Nam Á chính là Việt Nam. Theo bài viết, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đã nhiều lần nhấn mạnh sẵn sàng đóng vai trò cầu nối và điều này là hoàn toàn có khả năng bởi vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong khối ASEAN.
Sau khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong khối. Điều đặc biệt quan trọng là bước đột phá về kinh tế của Việt Nam sau khi thực hiện chính sách “Đổi mới” từ hơn 30 năm trước và điều này đã giúp Việt Nam duy trì mức tăng trưởng GDP trung bình trên 6%/năm, đưa Việt Nam từ một nước nghèo thành một lực lượng kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á.
Việt Nam cũng theo đuổi chính sách hội nhập kinh tế trong hệ thống khu vực. Hiện các quốc gia ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Nếu trước đây, Việt Nam gần như không xuất khẩu vốn thì hiện nay, đầu tư từ Việt Nam sang các quốc gia khác trong hiệp hội đã đạt mức độ đáng kể. Đặc biệt, thị trường Việt Nam đang hoạt động tích cực ở các nước láng giềng như Campuchia, Lào và Myanmar. Bài báo nhận định vai trò của Việt Nam cả về chính trị và góc độ kinh tế đã gia tăng đáng kể trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây.
Tuy nhiên, trong khi các mối quan hệ chính trị và nhân đạo giữa Việt Nam và Nga đạt mức độ rất cao thì hợp tác kinh tế lại chưa đáp ứng được mong đợi của hai bên, điều đã được lãnh đạo hai nước nhiều lần nhắc tới. Phó Thủ tướng thứ nhất Liên bang Nga Igor Shuvalov cho rằng hai nước cần phát triển hơn nữa mối quan hệ kinh tế. Hồi tháng Sáu vừa qua, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới Liên bang Nga, hai bên đã nhất trí về hơn 20 chương trình đầu tư chung với tổng trị giá khoảng 10 tỷ USD.