Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trường của em mang tên người chiến sĩ Cách mạng Trần Đăng Ninh. Đó là ngồi trường cấp Hai mà em đang theo học: “ Trường Trung Học Cơ Sở Trần Đăng Ninh”.
Trường em nằm trên đường Đông Mạc, phường Hạ Long thành phố Nam Định. Trường được ra đời năm 1950 với tên gọi là: “ Trường THCS Nguyễn Khuyến” . Đến năm 1960 trường đổi tên thành: “ Trường THCS Trần Đăng Ninh” và mang nhiều trọng trách trong việc nuôi dạy thế hệ học sinh nên người.
Trước năm 2012 trường toạ lạc tại số 59 đường Nguyễn Du với khuôn viên trường nhỏ. Để phục vụ cho số lượng học sinh và học tập được tiện nghi, năm 2012 cùng với kỉ niệm 45 năm thành lập trường, ngôi trường được chuyển rời ra khu mới tại đường Đông Mạc, phường Hạ Long. Khuôn viên mới rộng lớn hơn rất nhiều. Ngôi trường khang trang hơn với 3 khu nhà học xây hình chữ U. Mỗi khu nhà đều có bốn tầng học. Dãy nhà A là các phòng cho cán bộ công nhân viên chức trong trường, có phòng chờ giáo viên, phòng hiệu trưởng, hiệu phó, thư viện,… Dãy nhà C là các phòng thi nghiệm thực hành cho các bạn học sinh. Và dãy giữa là bốn tầng học được phân chia theo từng khối. Khối 6 tầng một và tiến lên trên là các khối cao theo thứ tự.
Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò vang lên đầy thích thú với nhiều hoạt động bổ ích là ở sân trường, nơi được thả mình vào niềm vui của học trò. Sân trường được xây dựng khá rộng láng xi măng và lát gạch đỏ sạch sẽ, mùa mưa không sợ sân trơn. Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứng cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng đỏ rực hoa mùa hè đến. Và những cây cọ tầm thấp ở bồn cây hai bên sân trường khiến ngôi trường thê, xanh.
Trường được coi nhận là một trong những trường cấp Hai đứng đầu của Thành phố cũng như của Tỉnh. Hàng năm trường đào tạo nhiều lứa học sinh giỏi với nhiều giải thưởng cao trong mọi kì thi của thành phố, tỉnh và toàn quốc. Nhiều bạn được giải Nhất, Nhì hay Huy chương Vàng, bằng khen trong các kì thi Hùng biện, Olympic,IOE,… Trường cũng nhiều lần được chứng nhận là trường giỏi của Tỉnh và hai lần nhận Huy chương lao động của nhà nước. Nhiều giáo viên trong trường cũng được trao thưởng và vinh danh là giáo viên giỏi của Tỉnh. Đặc biệt, trường là nơi có đào tạo được nhiều tốp học sinh thi đỗ vào các trường công lập nhiều nhất thành phố đặc biệt số lượng đỗ vào trường chuyên của Tỉnh : Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong rất lớn. Gần 50 năm thành lập đến nay trường đã tạo nên một bề dày thành tích đầy tự hào.
Trường không chỉ có một bề dày thành tích ngưỡng mộ mà bên cạnh đó nhà trường luôn thường xuyên tổ chức những hoạt động ngoài giờ đầy bổ ích. Giờ ra chơi, nhà trường tổ chức những hoạt động thể thao mang tính tập thể giúp các bạn học sinh có thêm tinh thần sau những giờ học căng thẳng như: kéo co, nhảy bao bố tiếp sức,… Những ngày lễ kỉ niệm nhà trường phát động những cuộc thi văn nghệ chào mừng như 20-11, 8-3,… Từ năm 2012 năm nào, đến mùa xuân trường cũng tổ chức Hội chợ cho các bạn học sinh tự do sáng tạo những gian hàng của mình, giúp các bạn thêm gần gũi cũng như có những kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra năm nào trường cũng tổ chức đêm Dạ hội ngoại ngữ dành cho các bạn khổi ngoại ngữ Anh, Nga , Pháp của trường thể hiện những tài năng của mình. Những hoạt động ngoại giờ của nhà trường giúp học sinh có thêm những phút giây thoải mái cũng như những kinh nghiệm thực tế quý báu.
Trường Trần Đăng Ninh của em đã và đang tiếp tục phấn đấu trong mọi công tác dạy và học, phấn đấu xây dựng giữ vững là trường tốp đầu của thành phố cũng như của tỉnh Nam Định. Và thế hệ học trò chúng em sẽ không ngừng nỗ lực học tập mang lại những thành tích vẻ vang cho trường.
“Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”
Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.
Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.
Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.
Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.
Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.
Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.
Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
Ở lớp 6A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.
Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bộ đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.
Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng em cần học hỏi.
Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là một đứa ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sách vở đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy…
Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là hội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trọng học tập hay trong việc giúp đỡ mọi người mà em biết.
Trước đây, em thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện xảy ra tuần trước đã khiến em hiểu là không phải như vậy. Em đã được chứng kiến một tấm gương người tốt việc tốt ngay trên đường phố.
Hôm ấy, trên đường đi học về, ngang qua một ngã tư, em đứng chờ ở phần đường dành cho người đi bộ. Vừa đói, vừa mệt, em chỉ mong đèn đỏ bật lên cho dòng xe cộ dừng lại để qua đường. Chăm chú nhìn vào cột đèn tín hiệu, em chẳng để ý gì đến những người xung quanh. Bỗng có tiếng: Bà ơi, khoan đã, chưa sang được đâu bà ạ! Em quay lại thì thấy một bà cụ đang định bước xuống lòng đường. Dòng xe cộ vẫn ào ào lướt tới. May quá, một bàn tay đã kịp kéo bà đứng lại. Đèn đỏ bật lên, em bước nhanh qua.
Ngoái lại, em thấy một bạn thiếu niên đang dắt bà cụ qua đường. Sang đến nơi, bạn ấy chỉ đường cho bà cụ đi xuôi xuống cuối phố. Bà cụ chống gậy dò dẫm từng bước. Còn bạn thiếu niên ấy đã hòa lẫn trong dòng người đông đúc.
Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong em sự quan tâm đến mọi người, dù là những người mình thoáng gặp trên đường. Em chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu.
Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trọng học tập hay trong việc giúp đỡ mọi người mà em biết.
Ở lớp 6A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.
Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bô đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.
Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng tôi cần học hỏi.
Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là mội đứa con ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sách vờ, đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy…
Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Mở bài:
– Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
– Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.
Thân bài:
– Kể những điểm nội bật về người bạn của em.
+ Hoàn cảnh gia đình.
+ Thành tích học tập.
+ Lối sống.
+ Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?
– Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.
– Học được điều gì kho chơi với người bạn đó?
Kết bài:
– Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).
– Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
Ánh bình minh đã ló dạng từ lúc nào, tôi cuống cuồng chạy đến trường. Nhưng đến nơi, các dãy lớp học vẫn còn tờ mờ ngái ngủ. Thì ra lo lắng về bài kiểm tra toán hôm nay mà tôi đến sớm hơn lệ thường.
Đi dọc theo hành lang trên dãy lầu hai, tôi lẩm nhẩm những công thức, mường tượng những bài giải… Và cuối cùng mải mê ngắm những bông phượng nở từ lúc nào cũng không biết nữa.
Sau lưng nghe có tiếng người nói bằng một cái giọng kì kì, ảo ảo, là lạ. Tôi quay lại, nhìn vào lớp học trống trơn. Không một bóng người. Vậy mà tiếng thì thầm to nhỏ vẫn cứ đến tai tôi. Dường như ai đó không hề chú y đến xung quanh, và cũng chẳng hề bận tâm đến sự hiện diện của một kẻ khác đang nghe câu chuyện của họ.
– Tôi không ngờ số phận của tôi lại run rủi như thế này. Ôi, mới năm ngoái kia thôi, tôi còn nguyên lành, trơn tru và đẹp đẽ, chân cẳng tôi… Ôi, giờ không biết nó đã ở đâu rồi?… Tiếng của ai thều thào rên rỉ như nói một mình cho mình nghe vậy.
– Đừng buồn nữa Bàn à, có buồn thì sự cũng đã rồi. Tôi mới được chuyển từ dãy ghế bên kia sang, nên tình hình ở đây cũng còn lạ lẫm lắm. Mà cậu chắc còn có nhiều tâm sự đau khổ hơn tôi. Không biết rồi ngày mai đời tôi ở đây sẽ ra sao?
Thì ra cái bàn nằm chỏng chơ ở góc phòng đang nói chuyện với cái ghế đứng xiêu xọ ở bên cạnh. Cả hai đang than ngắn thở dài. Tôi đã nghĩ rằng mình nên rút lui vì nghe trộm là điều xấu hổ. Nhưng lời của bàn ghế khiến tôi tò mò và muốn hiểu cho ra chuyện.
Bàn và ghế tâm sự với nhau về hoàn cảnh khốn khổ của mình
– "Coi bộ mấy "ông tướng" ở lớp này quậy phá nhiều hơn ở lớp bên kia. Anh Bàn ạ, anh cứ dòm kĩ chiếc chân bên phải của tôi mà coi. Cả hai năm liền ở bên lớp kia tôi không hề bị một vết thương nào. Thế mà vừa được chuyển sang đây là các ông trời con này đã cầm lấy tôi một đầu mà kéo lê tôi trên sàn nhà bằng xi măng có nhiều hố lồi lõm. Đến sắt thép còn chẳng chịu nổi huống hồ chân cẳng nhà tụi mình chỉ làm bàng gỗ!".
– Ôi, đừng nói nữa chị Ghế à, nhớ đến cái hôm đó, tôi vẫn còn rợn gai ốc. Chân tôi bị gãy rồi mà tôi vẫn như thấy điều kinh khủng ấy diễn ra lần thứ hai. Ôi, chị kể mới khiếp chứ. Tôi nhìn chân chị cố nhón lên và thân chị run bần bật cùng với tiếng lồ rồ, kèn kẹt, tôi cũng muốn như ngất lịm.
Bàn hồi tưởng những giây phút kinh hoàng và xót xa cho bạn mình… Ghế trầm ngâm một lúc rồi chua chát nói:
– "Cứ nhìn cái cách tụi chúng xếp tôi không ngay hàng thẳng lối thế này, cứ nhìn đôi chân hụt hẫng cua tôi trên sàn nhà lỗ chỗ này… Tôi nghĩ đến một ngày mai chẳng có gì sáng sủa hơn anh đâu, Bàn ạ. Anh nghĩ coi, chỉ cần một chút nữa, cái cậu bé mập đùng và hay nô giỡn ngồi ở đây nó đứng một đầu và phía kia một kẻ khác nhảy lên mình tôi thì… Ôi, tôi không dám nghĩ tiếp nữa đâu…
Tiếng thở dài thườn thượt không biết là của Bàn hay Ghế. Chỉ nghe Bàn nói một câu gọn lỏn nhưng tuyệt vọng.
– Số phận chúng mình cũng tiêu đời thôi…
Rồi Bàn buông lời oán thán và kể lể, trong lúc Ghế chừng như rất muốn theo dõi câu chuyện:
– Tôi nghĩ từ lúc tôi còn là một cây xanh trên rừng với muôn tiếng chim ca, rồi sau đó chấp nhận vui vẻ cái nghĩa vụ phục vụ mọi người, tôi đã bị đốn để đưa về nhà máy gỗ. Chúng tôi được xẻ ra thành bao nhiêu là phiến. Anh em chúng tôi chia tay nhau. Phiêu dạt mãi mới đến xưởng mộc. Thấy bác thợ bào đục và trau chuốt cho tôi thành Bàn tôi đã rất mừng. Mừng hơn là đượe về với các bạn nhỏ và công việc học hành. Năm đầu những cô bé chào đón tôi bằng những bàn tay thon và với lời khen nức nở – "Ôi bàn mới quá, thơm mùi gỗ quá". Các cô dường như không bao giờ động nhẹ đến tôi. Mỗi lúc trực nhật để quét rác dưới chân, tôi cũng được khiêng nhẹ.
Vậy mà năm sau những cô bạn thân thiết ấy chuyển sang học phòng khác, tôi được giao phó cho một lũ quậy phá nghịch ngợm. Chúng viết lên mặt tôi chi chít những câu tục tĩu, rồi chúng cự nhau, lấy dao sắc rạch chàng chịt vào mặt tôi những hình vẽ lố bịch. Đến giờ ra chơi chúng ngồi lên tôi đến bốn năm đứa xô đẩy nhau, đập ầm ầm vào mặt tôi và hát những bài hát không phách điệu gì cả. Tôi đau đớn, căm giận và lo sợ vô cùng. Tôi linh cảm mình sẽ bị trọng thương. Và quả thực, trong một lần đuổi bắt nhau, mấy ông trời con ấy nhảy rầm rầm trên mặt tôi. Tôi cố gắng giữ bốn chân mình cho vững đề phòng thảm họa. Nhưng rồi chịu không nổi, tôi ngã rầm đập cạnh mặt xuống nền nhà. Và ngay lúc đó một sức nặng ghê gớm nhảy lên thanh ngang nối hai chân trước và chân sau của tôi. Thanh ngang gãy rắc và tôi nhói đau khắp cả bốn chân. Khi tỉnh lại thì đã thấy mình nằm một xó, buổi học đã tan và một chân tôi bị téc ra như muốn rời khỏi thân. Nghe nói rằng tụi chúng cũng có kiểm điểm nhau. Nhưng rồi đâu lại vào đó. Ngày hôm kia một đứa bỗng đề nghị: "Cái chân Bàn này hay làm tụi mình bị vướng, hãy bẻ nó đi". Tưởng là một lời đùa tinh quái, ai ngờ buổi học tan, phòng vắng, cái chân tôi bị ba tên sát nhân ấy bẻ mất và không biết nó vứt chân ấy ở đâu. ?
Tiếng bước chân rầm rập lên cầu thang của học sinh đã náo động sự yên tĩnh. Tôi xuống lầu, còn nghe tiếng la hốt hoảng của Ghế: – "Anh Bàn ơi, làm sao bây giờ?".
Tham khảo
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có hai vợ chồng nông dân nghèo đi ở cho một phú ông. Họ đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có được một mụn con cho vui cửa vui nhà.
Một hôm, hai vợ chổng vào rừng kiếm củi cho chủ. Trời nắng to, người vợ khát nước mà không tìm thấy suối, đành uống nước đọng trong một chiếc sọ dừa ở dưới gốc cổ thụ. Thế rồi bả có thai.
Sau khi chồng mất, bà sinh ra một đứa bé dị dạng, chỉ có cái đầu tròn lông lốc mà không có chân tay. Buồn.rầu và sợ hãi, bà toan đem vứt đi thì đứa bé bỗng cất tiếng van xin:
-Mẹ ơi, con là người đấy! Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp!
Thấy thương, bà đành để con lại nuôi và đặt tên là Sọ Dừa. Từ đó, hai mẹ con sớm tối có nhau.
Ngày qua tháng lại, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng đỡ đần được việc gì cho mẹ. Một hôm, bà mẹ than rằng:
-Con nhà người ta bảy tám tuổi đã biết chăn bò. Còn mày thì chẳng được tích sự gì!
Sọ Dừa nói :
-Con có thể chăn bò được. Mẹ cứ xin với phú ông cho con đến chăn bò.
Bà mẹ ngạc nhiên lắm nhưng vì Sọ Dừa giục mãi nên bà đành tới nhà phú ông. Nghe bà nói, phú ông ngần ngại, băn khoăn. Thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy làm thế nào mà chăn dắt cả đàn bò đông như vậy? Nhưng lòng tham lại khiến ông ta nghĩ: “Nó bé thế, chắc là ăn ít, khỏi tốn cơm, công sá lại chẳng là bao. Thôi, cứ thử xem sao!”.
Thế là Sọ Dừa đi ở chăn bò cho nhà phú ông. Ngày nào cũng thế, nắng cũng như mưa, sáng Sọ Dừa lăn theo đàn bò ra đồng, tối lại lăn sau đàn bò về chuồng. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng, lông bóng mượt. Nhìn đàn bò béo tốt, phú ông mừng lắm.
Ngày mùa, lúa đã chín vàng. Tôi tớ trong nhà ra đồng gặt lúa hết cả. Phú ông đành sai ba cô con gái thay nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị thấy Sọ Dừa xấu xí thì cười chê, hắt hủi. Riêng cô út hiền lành tốt bụng, đối xử với Sọ Dừa rất tử tế.
Một hôm, đến lượt cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Vừa tới chân đồi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von, trầm bổng. Cô nhẹ nhàng nấp sau bụi cày rình xem thì thấy trước mắt hiện ra cảnh tượng lạ lùng: một chàng trai khôi ngô tuấn tú ngồi trên chiếc võng đào mắc giữa hai thân cây đang say mê thổi sáo. Xung quanh chàng, đàn bò ung dung gặm cỏ.
Chợt một cành khô gãy dưới chân. Nghe tiếng động chàng trai giật mình biến mất. Chỉ còn Sọ Dừa lăn lóc ở đấy. Mấy lần đều như thế, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường. Từ đó, cô thầm yêu Sọ Dừa, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng.
Hết hạn chặn bò, Sọ Dừa trở về nhà. Chàng giục mẹ đến hỏi con gái phú ông cho chàng. Bà mẹ sửng sốt tưởng mình nghe nhầm. Sau thấy con năn nỉ mãi, bà đành chiều ý, kiếm buồng cau mang tới nhà phú ông. Phú ông vuốt râu cười khẩy:
-Ừ, được! Bà hãy bảo còn trai bà rằng muốn cưới được con gái ta thì phải sắm cho đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, một con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây!
Ngẫm thân phận nghèo hèn, bà mẹ tủi thân lủỉ thủi ra về. Bà kể lại lời phú ông cho Sọ Dừa nghe, nghĩ rằng con minh sẽ thôi không đòi lấy vợ nữa. Ai ngờ chàng bảo rằng mình sẽ lo đủ những lễ vật trên.
Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên trước những lễ vật quý giá bỗng dưng xuất hiện cùng với mười gia nhân khoẻ mạnh đang chuẩn bị khiêng lễ vật sang nhà phú ông. Không thể nuốt lời hứa, phú ông bèn nói:
-Để ta hỏi xem trong ba đứa con gái của ta, có đứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa không đã!
Hai cô chị bĩu môi chê bai, khinh bỉ Sọ Dừa rồi cười chế giễu. Riêng cô út cúi đầu e thẹn, tỏ ý bằng lòng làm vợ chàng.
Ngày cưới được tổ chức thật linh đình nhưng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu cả. Bỗng nhiên, từ phòng cô dâu, cô út sánh vai với một chàng trai khôi ngô tuấn tú bước ra tươi cười chào mọi người. Ai nấy đều sửng sốt và mừng rỡ. Còn hai cô chị vợ thì vừa tiếc rẻ vừa ghen tức.
Vợ chồng Sọ Dừa sống hạnh phúc bên nhau. Cô út chăm chỉ, siêng năng lo việc nhà; còn Sọ Dừa miệt màỉ đèn sách chờ khoa thi và chàng đã đỗ Trạng nguyên. Mẹ chàng và vợ chàng mừng vui khôn xiết.
Ít lâu sau, vua sai chàng đi sứ. Khi chia tay, chàng trao cho vợ hai hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà; lại dặn nàng luôn mang theo các thứ đó bên mình, phòng khi cần dùng đến.
Sau khi cô út thành vợ Trạng nguyên, hai cô chị đem lòng ganh ghét, rắp tâm làm hại em để thay làm bà Trạng. Nhân lúc quan Trạng đì sứ vắng nhà, hai cô chị rủ em chèo thuyền ra biển rồi đẩy em ngã xuống nước. Một con cá kình nuốt cô út vào bụng, sẵn có con dao, cô đâm chết nó. Xác cá dạt vào một đảo hoang. Cô út lấy dao khoét bụng cá chui ra rồi chặt cây, cắt tranh dựng một túp lều nhỏ trú thân. Cô lấy hai hòn đá cọ mạnh vào nhau lấy lửa rồi xẻ thịt con cá nướng ăn qua ngày, chờ có thuyền nào đi qua thì kêu cứu. Hai quả trứng nở thành đôi gà trống mái quấn quýt làm bạn với cô.
Một hôm, có chiếc thuyền cắm cờ quan Trạng chạy ngang qua đảo. Bỗng nhiên chú gà trống vươn cao cổ gáy một tràng dài: Ò ó o.. Phải thuyền quan Trạng rước cô tôi về !Thấy sự lạ lùng, quan Trạng ra lệnh ghé thuyền vảo đảo. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi; Quan Trạng đưa vợ về nhà và giấu kín trong buồng.
Chàng mở tiệc đãi dân làng. Hai cô chị cũng được mời dự. Hai ả thi nhau khóc lóc, tỏ vẻ thương tiếc cô em bạc phận. Quan Trạng không nói gì, bước vào buồng dắt vợ ra chào hỏi mọi người. Hai cô chị độc ác xấu hổ, không thốt nên lời. Chúng bỏ quê trốn đi biệt xứ. Từ đó trở đi, không ai nhìn thấy chúng đâu. Có người kể rằng chúng đã bỏ xác chốn rừng sâu.