Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hay ta chu cong nhan dang xay nha di, cai de nay tuy se kho hon de kia nhung ma no co the de noi, ke,ta hon ay chu.
Noi duoc su quan trong cua chu ay trong xa hoi, cuc kho ra sao? tao nen bai van tuong doi la hay:-)
nhưng bn ơi, chép trên mạng thì cx ik như là mik lm thôi mak ?_?
a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:
+ Kể một câu chuyện
+ Bằng lời văn của em
b, Lập ý
+ Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề
c, Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể
+ Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra
+ Kết bài: Kết quả của sự việc
d, Cách làm bài văn tự sự
- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề
- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện
- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.
- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.
2. Thân bài:
* Diễn biến của truyện :
- Hai vợ chổng già không có con.
- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.
- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.
- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.
- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.
- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.
- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.
- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.
- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.
3. Kết bài:
* Kết thúc truyện:
- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.
- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.
- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.
- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.
- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.
I. Mở bài
Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.
II. Thân bài
1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng
- Hai ông bà đã già, chưa có con.
- Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.
- Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.
- Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.
2. Thánh Gióng nói được và lớn nhanh nhưthổi
- Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.
- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roisắt.
- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.
3. Thánh Gióng đánh giộc và bay về trời
- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.
- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.
- Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.
- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cdi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.
- Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.
III. Kết bài
Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.
Chọn mk nha ^_^
Một buổi sáng trong lành rung rinh sắc nắng, không gian ấp ủ hương đất trời thơm thảo. Có cái gì xôn xao hứng khởi,có cái gì hân hoan khoan khoái. “Phải rồi tôi là hạt ngọc của đất trời mà, có một lần tôi đã nghe được hai chị em nhà bướm nói chuyện về tôi mà tôi cứ vui âm ỉ mãi (“-Chị ơi vì sao/ Hoa hồng lại khóc? / -Không phải đâu em/ Đấy là hạt ngọc/ Người gọi là sương/ Sao đêm gửi xuống/ Tặng cô hoa hồng..).
Giọt sương tôi đây thật kiều diễm long lanh, tôi không đẹp không xinh thì làm gì được chạm tới “ngọc thể” của chúa tể các loài hoa. Cái lóng lánh quyến rũ của tôi đã làm thi vị cho cuộc sống biết bao nhiêu. Tôi tự ngắm mình mà cũng đã thấy hài lòng viên mãn lắm rồi: đẹp hơn cả kim cương, óng ánh bạc, lấp lánh vàng, rực rỡ xanh đỏ, biêng biếc tím hồng…; lại còn biết chuyển động đẹp theo góc nhìn của người chiêm ngưỡng: như vậy tôi có hồn chứ đâu vô hồn như kim cương. Này nhé! Thiên nhiên trở nên hữu tình nên thơ cũng nhờ có giọt sương ta. Cứ đọc bài tản văn “Đà Lạt sương” của nhà văn Phong Thu sẽ thấy hết cái đẹp đáng được tôn vinh của tôi. Ngay buổi sáng nay thôi, khi bình minh tươi mới khoe màu, tôi đã nhảy nhót trên cây lá muôn hoa, tôi soi gương trong ánh hào quang chói đỏ thấy mình góp phần làm nên sắc điệu thiên nhiên.
Giọt sương tôi đang tự ngợi ca bản thân thì chị Cỏ Mật chẳng biết điều chút gì cả, giữa đám đông bao cây lá,ôm lấy vai tôi nói ra điều thân thiết lắm:
- Nàng Sương ơi! Ban mai rực rỡ, đất trời tưng bừng hoan ca, chúng mình cùng đi đến xóm cỏ nghèo chân đê rủ các bạn cùng chơi và cùng chuẩn bị công việc tối nay đi!
- Chị phải biết mình là ai chứ, chị tưởng chị xinh đẹp, chị lung linh xinh sắc lắm à mà còn muốn ra mắt mọi người, không có tôi đậu trên mi mắt chị thì chị có ra hồn gì đâu.
Vừa nói, Sương tôi vừa nguýt dài tự đắc khiến chị Cỏ Mật đuối lí chỉ biết thở dài.
Sương tôi vui sướng tung tăng hát: “Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay…”. Quả thật tôi thấy mình vui quá đi mất bởi rất nhiều lần định nói điều này cho họ nhà Cỏ biết mà chưa có cơ hội, thành thử ra tôi cứ hào phóng ban phát sắc đẹp cho họ một cách uổng công tốn sức… Ơ mà đâu chỉ có nguyên họ nhà Cỏ nhỉ, tôi còn hào phóng làm đẹp cho biết bao loài cây, loài hoa khác nữa, nhất định từ hôm nay mình sẽ phải ra một tuyên bố về giá trị và “bản quyền” cái đẹp của mình cho muôn loài biết mà nể trọng. Đẹp đi đôi với quý với hiếm, vậy mà mình lại không biết coi trọng mình thì thiên hạ ai còn coi trọng mình nữa… Đầu óc tôi đang tập trung cho sáng kiến đầy danh giá thì vô ý vấp một cái trời giáng vào chị Nấm. Bị cắt dòng suy nghĩ tôi liền được thể “nhân bản” cái sự kiêu kì đắc ý đang ấp ủ:
- Chị Nấm, chị không biết tôi là ai sao mà không tránh lại còn vô lễ chạm vào thân thể trắng trong lộng lẫy của tôi nữa.
- Ôi em Sương à, em đi đâu mà vội vàng thế,chị cũng đang muốn đến gặp em để bàn về buổi lễ hội hóa trang tối nay ở xứ hoa cỏ nghèo chân đê nhằm gây quỹ từ thiện đây…
- Thôi đi. Chị đừng lợi dụng sắc đẹp của tôi nữa, xưa nay tôi khờ khạo ngây thơ nên toàn làm những việc vô bổ. Chị muốn làm người nổi tiếng thì làm đi đừng nhờ vả gì tôi nữa.
- Chị có nhờ vả em gì đâu, chẳng qua chúng ta cùng chung tay đoàn kết chia sẻ, cùng làm điểm tựa đắp xây cho thiên nhiên tươi đẹp thôi mà.
-Úi dào ui, sao chị khéo mồm từ khi nào thế? Chị đừng thấy bở mà đào mãi nhé, chị xem lại mình đi, thô kềnh kệch mà còn đòi biểu diễn thời trang, không có tôi đánh đu trên vành nón chị thì chị đâu có đẹp, đâu có ai xem,ai vỗ tay nữa… thật vô duyên.
- Em hiểu lầm rồi,mục đích mà chúng ta hướng tới là thiên nhiên thân thiện chứ không phải là thi ai đẹp hơn ai…
Các chị em nhà Cỏ nghe thế cũng đồng thanh:
- Đúng rồi đấy Sương ơi, thiếu em thì buổi lễ làm sao thành công được, buổi lễ này ý nghĩa lắm đấy.
Tôi chẳng cần nghe làm gì. Chị Nấm nói là việc của chị ấy, tôi không nghe là việc của tôi… Và thế là tôi nghiễm nhiên tự cho mình là người đẹp nhất. Không một ai khuyên bảo được tôi, không một ai buồn tranh chấp với tôi cả. Tôi cứ đắm mình trong hào quang ảo, trong sự huyễn hoặc chính mình, thật hả hê hạnh phúc… Bác Thông già ở gần đó, nghe thấy câu chuyện của tôi, bác liền gọi tôi lại nhẹ nhàng nói:
- Cháu à, trong thế giới thiên nhiên kì diệu này mỗi vật, mỗi loài đều mang những vẻ đẹp khác nhau. Sống đoàn kết yêu thương nhau, cùng làm điểm tựa nâng đỡ nhau thì cái đẹp mới tỏa sáng. Không thể so sánh ai hơn ai… Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, vả lại cái đẹp lặng lẽ tỏa hương, lặng lẽ dâng đời đó mới là cái đẹp chân chính.
- Bác không thấy cháu rõ ràng là đẹp nhất sao, hay mắt bác kém quá rồi đấy.
- Mắt bác có kém nhưng bác biết nhìn bằng lí trí và trái tim. Cháu có thấy hạnh phúc khi không được mọi người yêu quý không?
Ôi! Thật là lắm chuyện. Tôi phải tìm cách rút nhanh thôi.
- Cháu chào bác, cháu đang có cuộc hẹn ạ.
Chẳng ngoái lại nhìn tôi cũng biết cái đầu lắc lắc, cái miệng chẹp chẹp ngao ngán của bác… Kệ! “Ta là người đẹp nhất trần gian, ta là người đẹp nhất… là lá la, là lá la… Sao trời lại sinh ra mình duyên dáng thế này?”. Mỗi bước đi, tôi lại nhún một cái để soi gương trong cái nắng vàng rực rỡ và thấy mình càng lộng lẫy xinh tươi khi được ánh bình minh chiếu vào. Mãi đắm mình trong niềm vui vô bờ ấy thì bỗng … Ơ kìa sao toàn thân tôi lại bủn rủn, rã rời. Nóng quá! Khó chịu quá! Cơ thể tròn trịa đầy đặn của tôi bỗng trở nên méo mó dị dạng kì quái lạ thường… Tôi…tôi…tôi đang tan chảy…
Đề bài : Dựa vào bài thơ "giọt sương kiều diễm" của Nguyễn trọng Hoàn, hãy viết một câu chuyện tưởng tượng về các nhân vật đó.
Một buổi sáng trong lành rung rinh sắc nắng, không gian ấp ủ hương đất trời thơm thảo. Có cái gì xôn xao hứng khởi,có cái gì hân hoan khoan khoái. “Phải rồi tôi là hạt ngọc của đất trời mà, có một lần tôi đã nghe được hai chị em nhà bướm nói chuyện về tôi mà tôi cứ vui âm ỉ mãi
(“-Chị ơi vì sao
Hoa hồng lại khóc?
-Không phải đâu em
Đấy là hạt ngọc
Người gọi là sương
Sao đêm gửi xuống
Tặng cô hoa hồng..).
Giọt sương tôi đây thật kiều diễm long lanh, tôi không đẹp không xinh thì làm gì được chạm tới “ngọc thể” của chúa tể các loài hoa. Cái lóng lánh quyến rũ của tôi đã làm thi vị cho cuộc sống biết bao nhiêu. Tôi tự ngắm mình mà cũng đã thấy hài lòng viên mãn lắm rồi: đẹp hơn cả kim cương, óng ánh bạc, lấp lánh vàng, rực rỡ xanh đỏ, biêng biếc tím hồng…; lại còn biết chuyển động đẹp theo góc nhìn của người chiêm ngưỡng: như vậy tôi có hồn chứ đâu vô hồn như kim cương. Này nhé! Thiên nhiên trở nên hữu tình nên thơ cũng nhờ có giọt sương ta. Cứ đọc bài tản văn “Đà Lạt sương” của nhà văn Phong Thu sẽ thấy hết cái đẹp đáng được tôn vinh của tôi. Ngay buổi sáng nay thôi, khi bình minh tươi mới khoe màu, tôi đã nhảy nhót trên cây lá muôn hoa, tôi soi gương trong ánh hào quang chói đỏ thấy mình góp phần làm nên sắc điệu thiên nhiên.
Giọt sương tôi đang tự ngợi ca bản thân thì chị Cỏ Mật chẳng biết điều chút gì cả, giữa đám đông bao cây lá,ôm lấy vai tôi nói ra điều thân thiết lắm:
- Nàng Sương ơi! Ban mai rực rỡ, đất trời tưng bừng hoan ca, chúng mình cùng đi đến xóm cỏ nghèo chân đê rủ các bạn cùng chơi và cùng chuẩn bị công việc tối nay đi!
- Chị phải biết mình là ai chứ, chị tưởng chị xinh đẹp, chị lung linh xinh sắc lắm à mà còn muốn ra mắt mọi người, không có tôi đậu trên mi mắt chị thì chị có ra hồn gì đâu.
Vừa nói, Sương tôi vừa nguýt dài tự đắc khiến chị Cỏ Mật đuối lí chỉ biết thở dài.
Sương tôi vui sướng tung tăng hát: “Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay…”. Quả thật tôi thấy mình vui quá đi mất bởi rất nhiều lần định nói điều này cho họ nhà Cỏ biết mà chưa có cơ hội, thành thử ra tôi cứ hào phóng ban phát sắc đẹp cho họ một cách uổng công tốn sức… Ơ mà đâu chỉ có nguyên họ nhà Cỏ nhỉ, tôi còn hào phóng làm đẹp cho biết bao loài cây, loài hoa khác nữa, nhất định từ hôm nay mình sẽ phải ra một tuyên bố về giá trị và “bản quyền” cái đẹp của mình cho muôn loài biết mà nể trọng. Đẹp đi đôi với quý với hiếm, vậy mà mình lại không biết coi trọng mình thì thiên hạ ai còn coi trọng mình nữa… Đầu óc tôi đang tập trung cho sáng kiến đầy danh giá thì vô ý vấp một cái trời giáng vào chị Nấm. Bị cắt dòng suy nghĩ tôi liền được thể “nhân bản” cái sự kiêu kì đắc ý đang ấp ủ:
- Chị Nấm, chị không biết tôi là ai sao mà không tránh lại còn vô lễ chạm vào thân thể trắng trong lộng lẫy của tôi nữa.
- Ôi em Sương à, em đi đâu mà vội vàng thế,chị cũng đang muốn đến gặp em để bàn về buổi lễ hội hóa trang tối nay ở xứ hoa cỏ nghèo chân đê nhằm gây quỹ từ thiện đây…
- Thôi đi. Chị đừng lợi dụng sắc đẹp của tôi nữa, xưa nay tôi khờ khạo ngây thơ nên toàn làm những việc vô bổ. Chị muốn làm người nổi tiếng thì làm đi đừng nhờ vả gì tôi nữa.
- Chị có nhờ vả em gì đâu, chẳng qua chúng ta cùng chung tay đoàn kết chia sẻ, cùng làm điểm tựa đắp xây cho thiên nhiên tươi đẹp thôi mà.
-Úi dào ui, sao chị khéo mồm từ khi nào thế? Chị đừng thấy bở mà đào mãi nhé, chị xem lại mình đi, thô kềnh kệch mà còn đòi biểu diễn thời trang, không có tôi đánh đu trên vành nón chị thì chị đâu có đẹp, đâu có ai xem,ai vỗ tay nữa… thật vô duyên.
- Em hiểu lầm rồi,mục đích mà chúng ta hướng tới là thiên nhiên thân thiện chứ không phải là thi ai đẹp hơn ai…
Các chị em nhà Cỏ nghe thế cũng đồng thanh:
- Đúng rồi đấy Sương ơi, thiếu em thì buổi lễ làm sao thành công được, buổi lễ này ý nghĩa lắm đấy.
Tôi chẳng cần nghe làm gì. Chị Nấm nói là việc của chị ấy, tôi không nghe là việc của tôi… Và thế là tôi nghiễm nhiên tự cho mình là người đẹp nhất. Không một ai khuyên bảo được tôi, không một ai buồn tranh chấp với tôi cả. Tôi cứ đắm mình trong hào quang ảo, trong sự huyễn hoặc chính mình, thật hả hê hạnh phúc… Bác Thông già ở gần đó, nghe thấy câu chuyện của tôi, bác liền gọi tôi lại nhẹ nhàng nói:
- Cháu à, trong thế giới thiên nhiên kì diệu này mỗi vật, mỗi loài đều mang những vẻ đẹp khác nhau. Sống đoàn kết yêu thương nhau, cùng làm điểm tựa nâng đỡ nhau thì cái đẹp mới tỏa sáng. Không thể so sánh ai hơn ai… Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, vả lại cái đẹp lặng lẽ tỏa hương, lặng lẽ dâng đời đó mới là cái đẹp chân chính.
- Bác không thấy cháu rõ ràng là đẹp nhất sao, hay mắt bác kém quá rồi đấy.
- Mắt bác có kém nhưng bác biết nhìn bằng lí trí và trái tim. Cháu có thấy hạnh phúc khi không được mọi người yêu quý không?
Ôi! Thật là lắm chuyện. Tôi phải tìm cách rút nhanh thôi.
- Cháu chào bác, cháu đang có cuộc hẹn ạ.
Chẳng ngoái lại nhìn tôi cũng biết cái đầu lắc lắc, cái miệng chẹp chẹp ngao ngán của bác… Kệ! “Ta là người đẹp nhất trần gian, ta là người đẹp nhất… là lá la, là lá la… Sao trời lại sinh ra mình duyên dáng thế này?”. Mỗi bước đi, tôi lại nhún một cái để soi gương trong cái nắng vàng rực rỡ và thấy mình càng lộng lẫy xinh tươi khi được ánh bình minh chiếu vào. Mãi đắm mình trong niềm vui vô bờ ấy thì bỗng … Ơ kìa sao toàn thân tôi lại bủn rủn, rã rời. Nóng quá! Khó chịu quá! Cơ thể tròn trịa đầy đặn của tôi bỗng trở nên méo mó dị dạng kì quái lạ thường… Tôi…tôi…tôi đang tan chảy…
Sau đám cưới của Sọ Dừa với cô út, hai cô chị xấu hổ quá nên bỏ đi biệt xứ. Sau bao biến cố, cả hai vợ chồng Sọ Dừa đều muốn có một cuộc sông yên bình, hạnh phúc. Vì vậy, Sọ Dừa quyết định trả mũ áo, ấn tín cho triều đình, cáo quan về quê cày ruộng. Họ chăm chỉ làm ăn, chẳng bao lâu sau đã có của ăn của để, xây được cái nhà to và đẹp hơn nhà của phú ông. Các con họ đã lớn, thông minh và khoẻ mạnh. Dân làng ai cũng mừng cho Sọ Dừa. Khi không còn gì để lo lắng nữa. Sọ Dừa rước mẹ từ nhà phú ông về nhà mình. Thấm thoắt, đã mười năm trôi qua.
Một ngày nọ, trong lúc hai vợ chồng đang mải miết làm vườn, lũ trẻ đang chơi đùa với nhau thì có một người đàn bà gầy gò đen nhẻm, ăn vận xác xơ đến trước cửa nhà, sợ sệt nép mình vào tường, tay chìa bát xin ăn. Sẵn lòng thương người, lũ trẻ ngưng chơi, chạy vào nhà lấy gạo biếu bà. Vừa cầm cái bát, bà bỗng ngã vật xuống đất. Chắc là đói và mệt. Cả nhà Sọ Dừa vội khiêng bà vào nhà. Vợ Sọ Dừa vội vã nấu cháo, các con thì ngồi quạt cho bà… Sau khi húp vài thìa cháo, bà hồi tỉnh. Không hiểu sao, bà cứ len lén nhìn vợ chồng Sọ Dừa. Một lúc, bà kêu lên:
– Đúng rồi. Có phải vợ chồng chú Sọ Dừa không? Chị đây mà. Các em không nhận ra chị sao?
Cả gia đình Sọ Dừa sống hạnh phúc cùng nhau
– Chị là… là… – Cô Út ngạc nhiên.
– Chị là chị Cả của các em đây. Chị đây. – Bà vừa nức nở vừa giơ hai tay về phía vợ chồng Sọ Dừa.
– Ôi, chị ơi. Mười năm rồi. Chị khác xưa nhiều quá, em không nhận ra chị. – Cô Út mừng rỡ, nước mắt giàn giụa ôm lấy bà.
Bà chị Cả lấy tay quệt nước mắt:
– Chị biết mình mắc tội với cô chú nhiều quá, có trốn cũng không trốn cả đời được. Chị về để tạ tội với cô chú
Cô Út vội an ủi:
– Thôi, chuyện qua lâu rồi, chị nhắc lại làm gì. Thế chị Hai em đâu?
– Bọn chị đi đâu cũng bị xua đuổi. Hôm vừa rồi, gặp phải kẻ ác xua chó ra đuổi. Chị Hai ngã gãy chân. Một người tốt bụng cho cô ấy ở nhờ còn chị tìm về đây.
Nghe chuyện, vợ chồng Sọ Dừa rất đau lòng. Họ cùng gia nhân mang võng đi đón chị Hai về. Người chị thứ hai này cũng không khác gì chị Cả: người gầy quắt, má hóp sâu, da đen nhẻm, quần áo rách bươm,…
Gặp vợ chồng người em út, cô Hai quay mặt đi, nức nở. Sọ Dừa cảm ơn người đã cưu mang chị Hai rồi mời chị lên võng.
Chị Hai khóc hu hu như trẻ nhỏ:
– Chị không tốt nên trời phạt chị. Các em không phải làm vậy.
Cô Út quàng tay chị Hai qua vai mình:
– Chị Hai à, chúng ta là người một nhà. Phải biết tha thứ cho nhau, yêu thương nhau. Vả lại, đã hơn mười năm rồi còn gì.
Chị Hai vẫn nức nở:
– Chị cảm ơn các em. Chị xin lỗi các em.
Từ đó, chị Cả và chị Hai sống cùng gia đình Sọ Dừa. Sáng sáng, họ vui vẻ cùng nhau ra đồng, chiều chiều, họ cùng nhau quây quần bên mâm cơm… Mọi lỗi lầm đã được xoá bỏ. Khi phú ông bệnh nặng, qua đời, bao nhiêu tài sản của phú ông, vợ chồng Sọ Dừa giao lại cho hai người chị cai quản.
Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.
Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?
Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:
Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:
– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả
Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.
Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.
2/ Phương pháp: Kiểu văn bản biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
3/ Dàn ý: 3 phần
a/ Mở bài:
- Giới thiệu chung về anh chị em (hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp)
b/ Thân bài:
- Kể và miêu tả những đặc điểm, phẩm chất tốt đẹp anh chị em (tính tình; tác phong sinh hoạt, làm việc; cách đối xử với em và mọi người trong gia đình, tâm hồn tình cảm đối với người thân và đối với riêng em, …), mỗi chi tiết khơi gợi tình cảm yêu thương.
c/Kết bài:
- Những suy nghĩ cảm xúc trực tiếp của em đối với họ
1. MỞ BÀI
Gia đình em có bốn người, bố, mẹ, em và cậu em trai lém lỉnh của em. Em trai em tên là Khánh, là một cậu bé hiểu động và rất thông minh.
2. THÂN BÀI
- Ngoại hình của em trai
- Tính cách em trai
- Đặc điểm em trai
- Kỉ niệm với em trai
- Tình cảm bản thân
3. KẾT BÀI
Em rất yêu quý em trai của mình. Dù sau này có lớn lên, em tin tình cảm chúng em vẫn sẽ không bao giờ thay đổi.
A) MỞ BÀI:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Nội dung bài thơ.
B) THÂN BÀI:
- Thơ của bà hay nói về hoàng hôn, giọng điệu du hương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp & lưu luyến.
- Trên đường vào Phú Xuân, bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc đâng trào, tác giả đã sáng tác nên thơ " Qua Đèo Ngang".
- Đây là lần đầu tiên, tác giả bước tới Đèo Ngang đứng dưới chân con đèo.
*) 2 câu đề: "cỏ cây chen đá, lá chen hoa"( điểm nhìn gần)
- Nơi đây chỉ có hoa rừng and cỏ dại. Cảnh vật haong sơ đến não lòng.
*) 2 câu thực:
- BP nghệ thuật đối & đảo ngữ sử dụng rất điêu luyện & ấn tượng, âm điệu du hương khi đọc lên ta thấy thật thú vị.
- Điểm nhìn của tác giả đã thay đổi, đứng từ trên cao nhìn xuống & nhìn ra xa. Thế giới con người ở đây là "vài chú tiều". Hoạt động cảu các chú đang "lom khom" vác củi xuống núi. Cảnh vật nơi đây chỉ có mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác.
=> Như vậy cảnh & người đều ít ỏi, cảnh thì hoang vắng, heo hút, nơi con đèo hoang sơ lúc bóng xế tà.
*) 2 câu luận:
- 2 câu thơ tiếp theo tác giả tả âm thanh tiếng chim rừng gọi là bầy lúc hoàng hôn. Điểm âm "quốc quốc, gia gia" tạo âm hương du dương cảu khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người. Tác giả đã lấy cái đông của tiếng chim rừng để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm của Đèo Ngang.
- kà 1 nữ sĩ nên nỗi nhớ nước, nhớ khinh kì Thăng long, nhớ nhà, nhớ chồng con, nhớ làn Nghi Tàn thân thuộc ko thể nào kể xiết.
*) 2 câu kết:
- 4 chữ "dừng chân đứng lại" thể hiện niềm xúc động đến bồn chồn của tác giả. Tác giả nhìn xen ra nhìn gần nhìn 4 phía thấy vô cung buồn đau "ta với ta".
- Tác giả đã lấy cái bao la vô tận của vũ trụ tương phản với cái nhỏ bé để tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người khách trên đỉnh Đèo Ngang lúc chiều tà, tâm trạng nhớ quê, nhà của nữ sĩ Thanh Quan.
C) KẾT BÀI:
"Qua Đèo Ngang" & bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt cú. Cảnh sắc Đèo Ngang hữu tình thấm 1 nõi buồn man mác. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với tình yêu đất nước, quê hương đậm đà qua 1 hồn thơ trang nhã. E rất yêu thích bài thơ naykf. Ngày nay & mai sau bài thơ vẫn là lời tâm sự của biết bao người.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
– Đèo Ngang là ranh giới tự nhiên ngăn cách giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đây cũng là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng.
– Rất nhiều thi sĩ đã làm thơ tả cảnh đèo Ngang, trong đó nổi tiếng nhất là bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
– Tác giả sáng tác bài thơ này trong dịp từ Thăng Long vào Huế để nhậm chức Cung trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ).
– Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng cô đơn và hoài niệm về một thời đại phong kiến huy hoàng đã qua, không bao giờ trở lại.
2. Thân bài:
* Hai câu đề:
+ Câu thứ nhất: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.
– Thời điểm nữ sĩ đặt chân tới đèo Ngang là lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống.
– Cảnh vật rất dễ gợi buồn trong lòng người lữ thứ.
+ Câu thứ hai: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
– Miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tràn đầy sức sống của đèo Ngang qua điệp từ chen và hai vế đối: cỏ cây chen đá lá chen hoa.
– Cảnh đẹp nhưng vẫn nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu của một miền sơn cước.
* Hai câu thực:
+ Câu thứ ba: Lom khom dưới núi tiều vài chú.
– Đảo ngữ trong câu đặc tả dáng vẻ mấy tiều phu kiếm củi sườn núi, nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi của con người trước thiên nhiên hùng vĩ.
+ Câu thứ tư: Lác đác ven sông chợ mấy nhà.
– Hình ảnh ngôi chợ là bộ mặt của cuộc sống một vùng nhưng ở đây, chợ chỉ là vài túp lều tranh xiêu vẹo ven sông.
– Không khí vắng vẻ, quạnh hiu bao trùm lên cảnh vật.
* Hai câu luận:
+ Câu thứ 5: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc.
– Tiếng cuốc kêu khắc khoải lúc chiều buông càng làm cho không gian thêm tĩnh lặng.
– Có thể là tiếng cuốc kêu mà cũng có thể là tiếng vọng từ trong tâm tưởng hoài cổ của nữ sĩ đang nuối tiếc thời đại huy hoàng đã qua, thể hiện nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.
– Nghệ thuật đối câu (câu 5 >< câu 6) rất chỉnh, kết hợp với lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình (cuốc cuốc = quốc quốc); gia gia = quốc gia (nước nhà), tô đậm ý nghĩa tượng trưng của hai câu luận.
– Điều băn khoăn lớn nhất của nữ sĩ không ngoài chuyện của quốc gia, của thời đại.
* Hai câu kết:
+ Câu thứ 7: Dừng chân đứng lại, trời, non, nước.
– Cảnh đẹp của đèo Ngang thật hùng vĩ, khiến nữ sĩ phải đừng chân để chiêm ngưỡng, để thu nhận vẻ đẹp kì diệu ấy vào tâm hồn.
– Giữa cảnh vật và lòng người có nét tương phản: thiên nhiên cao rộng >< con người nhỏ bé.
+ Cậu thứ 8: Một mảnh tình riêng ta với ta.
– Nét tương phận càng tô đậm sự cô đơn, buồn bã trong lòng người.
– Nỗi buồn không thể san sẻ nên kết tụ lại trong lòng thành mảnh tình riêng, chỉ có ta với ta mà thôi.
– Âm hưởng, nhịp điệu câu thơ giống như một tiếng thở dài ngậm ngùi, nuối tiếc.
3. Kết bài:
– Qua đèo Ngang được đánh giá là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ.
– Thể thơ Đường luật sang trọng đã trở nên gần gũi, dễ hiểu bởi ngôn ngữ trong sáng và những hình ảnh dân dã, quen thuộc.
– Bài thơ có sức sống vĩnh cửu trước thời gian và trong lòng nhiều thế hệ yêu thơ.