Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu. TRong khổ thơ đầu :
"Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ"
Những vần thơ mở đầu bằng bối cảnh hết sức bình dị, khi người chiến sĩ đi qua một xóm nọ, ngồi nghĩ chân đang lúc nắng trưa mỏi mệt,bỗng từ đâu cất lên những âm thanh quen thuộc, đó là tiếng gà nhảy ổ” cục tác cục ta”.mọi cảm xúc kỉ niệm của tuổi thơ cứ theo âm thanh đó mà vang vọng về người chiến sĩ, nó không chỉ gợi ra hình ảnh tuổi thơ đẹp đẽ, mà còn xóa tan nỗi mệt nhọc trên con đường hành quân. Cảm xúc của người chiến sĩ có sự chuyển biến theo cường độ ngày một tăng dần. Đầu tiên là với thứ âm thanh quen thuộc, khi phát hiện được âm thanh đó, anh cảm thấy nó bắt đầu làm thay đổi không khí xung quanh anh” xao động nắng trưa” rồi đến bàn chân đỡ mỏi , và sức lay động mãnh liệt nhất dó chính là “ gọi về tuổi thơ”.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Tham khảo nhé !
a, Câu thơ gợi cho tôi nhiều cảm xúc nhất là câu " Cục...cục tác cục ta". Khiến cho chúng ta không thể không nhớ đến tiếng gà trưa mỗi lần cất lên là một kỉ niệm gọi về. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ. Âm thanh của tiếng gà trưa rất bình dị nhưng mà thiêng liêng vô cùng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Đó còn chính là âm thanh của quê hương, đất nước. Tiếng gà trưa cứ vậy mà kéo những đòn hồi ức của người lính về tuổi thơ, là những kí ức tươi đẹp, trong sáng đã theo cháu suốt một đời. Đoạn thơ đầy dịu dàng mà xúc động thiêng liêng vì nó gắn với tình bà cao cả.
b, "Tiếng gà trưa" là tác phẩm nói về bà cháu. Tác giả đẫ đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Dựa vào đó, tâm hồn người chiến sĩ cũng được nhấn mạnh. Tâm hồn yêu nước, yêu xóm làng, yêu bà, yêu tiếng gà,.... Tác giả là một người lính trẻ yêu tổ quốc, khi bước đến bên một xóm nhỏ thì nghe thấy tiếng gà, tác giả đã nhớ ngay đến những lần ngắm gà, những lần bà mắng,.... Ký ức của người lính trẻ rất phong phú, tuy đã lớn đến chừng ấy tuổi rồi nhưng cậu vẫn còn nhớ những kỉ niệm bên người bà, bên ổ trứng gà này. Đó chính là tình cảm yêu thương quê hương, yêu thương gia đình mình, một cách quý trọng và tôn thờ.
Câu 2:
Không biết tự bao giờ tôi lại cảm thấy yêu tiếng trống trường. Âm thanh quen thuộc ấy đã gắn bó với tôi trong năm tháng học trò. Chỉ vang lên ba tiếng và đôi khi kết hợp một hồi dài, tiếng trống trường đã đem đến cho học sinh chúng tôi bao cảm xúc khó tả. Tiếng trống vào học, mỗi người đều hăm hở vào lớp chuẩn bị đón nhận những điều thú vị, kiến thức bổ ích. Giờ ra chơi, tiếng trống lại vang lên, những phút giây thư giản thoải mái bắt đầu. Và như thế, âm thanh ấy cứ vang lên trong suốt tuổi học trò hồn nhiên thơ mộng. Những ngày hè, thiếu tiếng trống trường, không hiểu sao trong lòng tôi lại có cảm giác buồn buồn, nhớ nhớ. Mai này xa rời trường lớp, làm sao tôi có thể quên âm thanh quen thuộc ấy trong suốt cuộc đời mình.
Đáp án
– Tìm đúng phép điệp ngữ: điệp từ “nghe” 3 lần.
– Tác dụng: Điệp ngữ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa, nghe thấy tiếng gà trưa người chiến sĩ cảm thấy xao động, đỡ mệt mỏi, gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.
Em tham khảo:
Điệp từ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa và nhấn mạnh cảm xúc của người chiến sĩ khi nhớ về những kỉ niệm. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục cục tác cục ta
Nghe xao động nắng chưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Nghệ thuật : điệp từ " nghe "
Tác dụng : biểu hiện sinh động nỗi xúc động trào dâng và như sợi giây vô hình níu giữcho âmthanh tiếng gà lắng vào chiều sâu tâm linh, ngân rung nơi nỗi nhớ, xôn xao gọi về kỷ niệm êm đềm, đầmấmđãqua.Đó là một tuổi thơ mang bao nỗi niềm, đầy thân phận:thiếu mẹ, vắng cha, sống vớibà.
a. Nghệ thuật : Điệp ngữ
Tác dụng : Nhấn mạnh kí ức tuổi thơ quay về khi nghe tiếng gà trưa.
b.Nghệ thuật : lời ăn tiếng nói giản dị.
Tác dụng : Ta thấy được lời tâm tình của anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc, vì xóm làng và về chính người thân của anh - người bà yêu dấu.
c. Nghệ thuật : so sánh.
Tác dụng : Than thân về số phận lênh đênh, chòng chành, ko biết ngày mai sẽ ra sao.
Nhớ tick cho mk nha !
Mọi người ơi giúp em với, chỉ ra tính liên kết trong đoạn cuối của bài cổng trường mở ra
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ năm chữ.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.
Câu 3: Tiếng gà trưa vọng vào tâm trí của người chiến sĩ vào thời điểm người chiến sĩ đang trên đường hành quân xa và dừng chân nghỉ ngơi tại một xóm nhỏ.
Điệp ngữ cách quãng