K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2018

Chọn đáp án: A.

20 tháng 7 2018
  • Mở bài:

Hát quốc ca vào lễ chào cờ thứ hai hàng tuần là hoạt động bắt buộc tại các trường học. Bài quốc ca hùng tráng vang lên trong buổi lễ chào cờ trang nghiêm nhắc nhở chúng ta về một thời kì đấu tranh anh dũng, đau thương và bất khuất của dân tộc bảo vệ nền độc lập nước nhà. Bài quốc ca khơi gợi trong ta tinh thần yêu nước, ý thức giữ gìn và bảo vệ nền độc lập trong thời đại mới. Thế nhưng, ngày nay, học sinh ngày càng không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Hành động ấy làm mất đi sự nghiêm trang trong buổi lễ chào cờ.

  • Thân bài:

Hiện trang hát quốc ca của học sinh hiện nay

Ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng tồi tệ. Trước hết là vấn đề giữ trật tự trước khi hát quốc ca. Học sinh thiếu nghiêm túc, không chịu thực hiện theo hiệu lệnh của người điều khiển chào cờ, gây mất trật tự. Người điều khiển chào cờ phải mất một thời gian mới ổn định được trật tự trong sân trường.

Khi bắt đầu hát quốc ca, nhiều học sinh không hát, hoặc hát nhỏ, hát nhép lấy lệ cho có. Không những thế, có học sinh cười đùa, trêu chọc nhau ngay khi cả trường đang hát quốc ca. Hành đông ấy khiến cho sân trường lộn xộn, mất trật tự. Buổi lễ chào cờ và việc hát quốc ca trở nên thiếu nghiêm túc.

Nhiều học sinh không hát, hoặc hát quá nhỏ, nên chỉ nghe giọng bè, rề rà, kéo dài, uể oải không đúng với giọng điệu nghiêm trang, hùng tráng của bài quốc ca. Lúc mới bắt đầu còn nghe rõ. Sau nhỏ dần hoặc lạc nhịp hoặc ê a lấy lệ. Cuối cùng chỉ còn những tiếng xì xào rồi dừng hẳn. Người điều khiển buổi lễ chào cờ gần như độc diễn trong tiếng loa vang vang.

Hầu hết học sinh hát sai nhiệp, không khớp với nền nhạc. Bài quốc ca trở nên rời rạc, không còn khí thế. Việc hát quốc ca mất đi ý nghĩa tôn nghiêm.

Đâu chỉ có thế, ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Nhiều học sinh không hề thuộc lời bài quốc ca. Thậm chí, có học sinh tự “chế” lời bài hát. Việc hát quốc ca trong mỗi buổi lễ chào cờ bị xem thường.

Nguyên nhân của hiện tượng hát quốc ca hiện nay

Đầu tiên là do bởi việc sinh hoạt dưới cờ không diễn ra thường xuyên. Tại nhiều trường học, việc ấy không được tiến hành một cách nghiêm túc. Việc quán triệt tư tưởng, ý thức giữ trật tự và hát quốc ca nghiêm túc, khí thế, đồng đều không được nhắc nhở thường xuyên. Nhà trường không đủ thời gian để hướng dẫn, tập dợt và kiểm tra việc hát quốc ca của học sinh ở từng lớp học. Thậm chí nhiều trường học còn không quan tâm đến công tác này. Sự lơ là của nhà trường khiến cho học sinh xem thường việc hát quốc ca và ý nghĩa của buổi lễ chào cờ đầu tuần.

Học sinh không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Nhiều học sinh cho rằng hát quốc ca chỉ là hình thức, không có gì quan trọng. Cho nên, học sinh không hát, hoặc hát một cách miễn cưỡng, đối phó. Từ một vài học sinh kéo theo nhiều học sinh không chịu thực hiện hát quốc ca nghiêm túc.

Ở nhiều trường học, hoạt động chào cờ thường kéo dài khiến học sinh chán nản, mệt mỏi. Các hoạt động nhàm chán cứ lặp đi, lặp lại, học sinh không còn hứng thú nữa. Có khi, học sinh phải thực hiện buổi lễ chào cờ dưới sân trường nắng gắt. Điề kiện bất lợi khiến học sinh không thể tập trung giữ trật tự đến hết buổi lễ được.

Nhiều học sinh không hiểu hết ý nghĩa của hoạt động chào cờ và việc hát quốc ca. Từ đó thiếu lòng tôn trọng, không tuân thủ hiệu lệnh, không thực hiện hát quốc ca một cách nghiêm túc.

Gia đình và xã hội không thường xuyên nhắc nhở học sinh về ý thức trách nhiệm hát quốc ca. Trong đời sống thường ngày, việc hát quốc ca ít diễn ra trong cộng đồng. Phụ huynh cũng không thường cùng các em tham gia các buổi tưởng niệm nhằm rèn luyện ý thức hát quốc ca và trách nhiệm đối với cộng đồng. Người lớn không gương mẫu, trở thành tấm gương xấu cho học sinh làm theo.

Nhiều học sinh cảm thấy mắc cỡ, xấu hổ khi hát trước tập thể khiến việc hát quốc ca trong buổi lễ chào cờ diễn ra hết sức khó khăn.

Hậu quả của việc hát quốc ca thiếu nghiêm túc

Hậu quả đầu tiên là buổi lễ chào cờ ở các trường học diễn ra chậm chạp, nặng nề, mất đi khí thế. Ý nghĩa giáo dục của hoạt động chào cờ và hát quốc ca cũng mất đi.

Nếu không được chấn chỉnh, nghiêm khắc nâng cao ý thức việc hát quốc ca của học sinh, lâu dần, hoạt đông hát quốc ca không còn được tôn trọng và nghiêm túc thực hiện.

Hát quốc ca thiếu nghiêm túc làm mất đi ý nghĩa trọng thể của hoạt động chào cờ và tính thiêng liêng của bài ca tổ quốc. Lòng tự tôn dân tộc và tình yêu tổ quốc cũng bị phai mờ, ảnh hưởng đến ý thức, trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ tổ quốc của học sinh.

Giải pháp khắc phục hiện trạng hát quốc ca hiện nay

Trước hết, nhà trường phải quyết liệt chấn chỉnh hoạt động chào cờ đầu tuần. nhắc nhở, xử phạt, kỉ luật để giữ gìn tính tôn nghiêm của hoạt động thiêng liêng này.

Nhà trường phải có hoạt động hướng dẫn, tập luyện và kiểm tra thường xuyên hoạt động hát quốc ca của học sinh. Nên quy định hát quốc ca tại lớp mỗi tuần. Đưa bài quốc ca vào chương trình học tập để nâng cao ý nghĩa của bài quốc ca và tầm nhận thức của học sinh. Từ đó khắc sâu ý thức trách nhiệm và lòng yêu tổ quốc đối với từng học sinh.

Gia đình và xã hội phải quan tâm hơn nữa đến hoạt đông hát quốc ca của học sinh. Hãy giải thích ý nghĩa của bài ca tổ quốc và cách hát quốc ca một cách nghiêm trang, hùng hồn thể hiện được khí thế và âm điệu của bài hát.

Mỗi học sinh phải có ý thức nghiêm túc khi hát bài quốc ca. Quốc ca phải được hát lên bằng lời, hát một cách chân thật, hùng hồn, thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, gửi gắm tình yêu và niềm kì vọng lớn lao vào tương lai đất nước. Mỗi học sinh thực hiện hát quốc ca nghiêm túc sẽ truyền cảm hứng cho nhiều học sinh khác làm theo.

Bài học nhân thức:

Thực hiện hát quốc ca nghiêm túc là thể hiện ý thức tôn trọng bản thân. Hát quốc ca nghiêm túc thể hiện trách nhiệm cao cả đối với dân tộc, đối với đất nước.

Cảm xúc thiêng liêng, niềm tự hào sâu sắc trong buổi lễ chào cờ nghiêm trang sẽ tạo một niềm tin tưởng vững chắc vào tương lai đât nước.Nó cỗ vũ tinh thần học tập và ý thức trách nhiệm dựng xây đất nước.

  • Kết bài:

Đối với mỗi dân tộc, quốc ca là bài ca thể hiện sức mạnh dân tộc và niềm tin chiến thắng. Đó là lời ca vang lên từ sâu thẳm con tim, là ý chí, nguyện vọng và sự gắn kết thiêng liêng của cả dân tộc. Và mỗi khi đất nước lâm nguy, nền hòa bình bị đe dọa, bài quốc ca là tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc thúc giục ta tiến bước lên đường bảo vệ non sông.

30 tháng 9 2016

"Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
Câu thơ mở ra một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với hình ảnh cỏ non xanh mướt tới tận chân trời và hoa lê đang bắt đầu nở khi xuân sang. Bức tranh có sự hài hòa đến tuyệt diệu. Màu trắng tinh khôi của hoa lê hòa cùng với màu xanh non mỡ màng của cỏ. Không gian rộng lớn bạt ngàn ngút ngàn với những bãi cỏ “rợn chân trời” kết hợp với không gian thu nhỏ trên một cành hoa xuân. Tất cả gợi lên một sức sống tràn đầy, một bầu khí quyển trong trẻo, nên thơ, dịu nhẹ của tiết thanh minh. Xuân về khoác áo xanh cho cỏ, mặc áo trắng cho hoa. Cỏ và hoa bừng dậy sau giấc ngủ đông dài lạnh lẽo để rồi cỏ non nối tiếp chân trời xanh, và hoa lê bừng sắc trắng trên cành. Còn gì đẹp hơn thế, còn gì trong trẻo hơn thế! Câu thơ của Nguyễn Du làm ta chợt nhớ tới câu thơ của thi nhân Ức Trai ngay trước :
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
(Độ đầu xuân thảo lục như yên
Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên)
(Bến đò xuân đầu trại – Nguyễn Trãi)
Cùng đặc tả màu xanh của cỏ nhưng mỗi thi nhân lại có cảm nhận rất khác nhau. Nếu đến với thơ Nguyễn Trãi, cỏ dưới làn mưa xuân giăng nhè nhẹ “xanh như khói” thì trong thơ của Nguyễn Du màu xanh của cỏ vẫn vẹn nguyên có cảm giác như cỏ nối liền chân trời tạo làm không gian được mở rộng tới vô cùng. Đó phải chăng chính là sức hấp dẫn của thơ ca, cùng viết một hình ảnh nhưng ở mỗi một bài thơ, qua những lăng kính nhìn khác nhau sẽ đem đến những cách cảm nhận riêng biệt, không trộn lẫn.
Câu thơ của Nguyễn Du được lấy tứ từ câu thơ cổ Trung Hoa:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa)
Câu thơ mở ra một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp có màu sắc, có đường nét đặc biệt lại có cả hương thơm. Đó là hương thơm của cỏ non “phương thảo”. Đó là màu xanh mướt của cỏ nối liền với trời xanh “liên thiên bích”. Đó còn là đường nét của cành lê điểm nhẹ vài bông hoa mới nở “sổ điểm hoa”. Câu thơ của Nguyễn Du rất gần với tứ của câu thơ này. Nhưng chúng có nét giống nhau chứ không hề đồng nhất. Nguyễn Du đã có những sáng tạo của riêng mình để đem lại sức hấp dẫn cho câu thơ của Truyện Kiều. Nếu như câu thơ cổ Trung Hoa chỉ miêu tả một cách đơn thuần: cành lê có một vài bông hoa thì câu thơ trong Truyện Kiều lại nhấn mạnh màu sắc của hoa “trắng điểm”. Ở đây tính từ “trắng” đã được động từ hóa, câu thơ không chỉ nói lên màu sắc của hoa mà còn cho thấy được cả một sức sống mãnh liệt đang bừng dậy. Câu thơ không hề tĩnh tại mà có tính chất động. Chúng ta không chỉ cảm nhận được một màu trắng tinh khôi của hoa lê mà còn dường như thấy được cả những mạch sống đang cựa mình trỗi dậy theo bước chuyển mình của mùa xuân. Hai câu thơ cổ Trung Quốc chỉ gợi mà không tả, còn hai câu thơ của Nguyễn Du tả rõ màu sắc khiến câu thơ sinh động, có hồn. Từ câu thơ ngũ ngôn mang phong vị Đường thi, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du thành câu thơ lục bát uyển chuyển mang đậm hồn thơ dân tộc. Chỉ đôi câu thơ nhưng cũng đủ cho ta thấy sự sáng tạo, sức bút kì diệu của thiên tài Nguyễn Du. Đó phải chăng chính là một trong những yếu tố làm nên sức sống bất diệt của Truyện Kiều,Truyện Kiều của Nguyễn Du nằm ngoài sự “băng hoại” của thời gian.

15 tháng 6 2017

- Lực: tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác

- Xâm thực: quá trình phá hủy lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân như gió, sóng biển, băng hà, nước chảy…

- Hiện tượng hóa học: hiện tượng sinh ra chất mới

- Di chỉ: dấu vết người xưa đã cư trú và sinh sống

- Thu phấn: hiện tượng hạt tiếp xúc với nhị hoa

- Lưu lượng: lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ

- Trọng lực: lực hút của trái đất

- Khí áp: sức nén của khí quyển lên bề mặt trái đất

- Thị tộc phụ hệ: dòng họ trong đó người đàn ông có quyền hơn người phụ nữ

- Đường trung trực: đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại điểm giữa đoạn ấy

15 tháng 12 2018

Chọn đáp án: A.

7 tháng 9 2021

4. 

- Trong sinh học từ mắt biểu hiện khái niệm: cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người

- Trong ngôn ngữ thông thường từ mắt có các nghĩa sau:

   + bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả: mắt dứa,mắt na

   + lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan: mắt lưới, mắt võng

   + mấu tròn nhỏ lồi ra ở cổ chân, chỗ đầu dưới xương cẳng chân: mắt cá chân

   + khu vực ở trung tâm cơn bão, có bán kính hàng chục kilomet, nơi gió thường yếu và trời quang mây: mắt bão

5. - Các thuật ngữ toán học có tiếng góc và khái niệm chúng biểu hiện:

   + Góc nhọn : góc mà độ lớn của nó dao động từ 0 độ đến 90 độ

   + Góc vuông : góc có giá trị bằng 90° , tương đương với một phần tư của vòng tròn

   + Góc tù: góc lớn hơn 90° nhưng nhỏ hơn 180°

   + Góc phản: góc có giá trị lớn hơn 180° nhưng nhỏ hơn 360°

7 tháng 9 2021

So sánh nghĩa của thuật ngữ mắt trong sinh học với nghĩa của từ mắt trong ngôn ngữ thông thường trong nhũng tổ hợp sau: mắt cá chân, mắt na, mắt dứa, mắt võng, mắt lưới, mắt bão

Trả lời:

- Trong sinh học từ mắt biểu hiện khái niệm: cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người

- Trong ngôn ngữ thông thường từ mắt có các nghĩa sau:

+ Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả: mắt dứa, mắt na

+ Lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan: mắt lưới, mắt võng

+ Mấu tròn nhỏ lồi ra ở cổ chân, chỗ đầu dưới xương cẳng chân: mắt cá chân

+ Khu vực ở trung tâm cơn bão, có bán kính hàng chục kilomet, nơi gió thường yếu và trời quang mây: mắt bão

5. Tìm các thuật ngữ toán học chỉ các loại góc khác nhau và xác định các khái niệm mà chúng biểu hiện.

Trả lời:

- Các thuật ngữ toán học có tiếng góc và khái niệm chúng biểu hiện:

+ Góc nhọn: góc mà độ lớn của nó dao động từ 0 độ đến 90 độ

+ Góc vuông: góc có giá trị bằng 90°, tương đương với một phần tư của vòng tròn

+ Góc tù: góc lớn hơn 90° nhưng nhỏ hơn 180°

+ Góc phản: góc có giá trị lớn hơn 180° nhưng nhỏ hơn 360°

HT

12 tháng 9 2018

Mình rất vui vì có người lạ hiểu mình về việc quay trở lại trường học :

Mình thấy rất vui vì có nhiều trai đẹp trong trường từ lp 6 đến 9 .

Mình thấy hãm hãm mấy bọn con trai hay giơ ngón giữa , điều đấy làm mình ghét họ hơn .

Mình chọ ý kiến 2 , cho xin . 

12 tháng 9 2018

Mình chọn đáp án 1 : Em cảm thấy vui vì em đã bước vào một năm học mới đầy niềm vui và bất ngờ.

Đáp án 1 là Liệt kê thực tế!

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi. 1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó? 2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì? 3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những...
Đọc tiếp

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi.

1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó?

2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì?

3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những khổ thơ trên?

*Hình ảnh người chiến sĩ lái xe

1/Hình ảnh người chiến sĩ lái xe được miêu tả như thế nào về thế ? Biện pháp nghệ thuật nào dùng để thể hiện điều đó?

2/Cách dùng từ và nghệ thuật diễn đạt trong hai khổ thơ 3,4  trên có gì đặc biệt?

3/ Em cảm nhận như thế nào về tình cảm đồng đội trong bài thơ, đặc biệt là khổ thơ 5,6.

 

 

 giả đã phản ánh được điềnh ảnh những chiếc xe trên, tác giả đã phản ánh được điều gì?

 

 

1
1 tháng 12 2021

loading...loading...loading...loading...