K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2021

Tham Khảo 
-     Con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này. Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều.
 Có nên vì lợi ích riêng mà đánh mất bạn bè và đánh mất lòng tự trọng của chính mình

   => Không vì , như đã nói (Phần trên) không dễ để kiếm được một tình bạn đẹp và lòng tự trọng còn thể hiện ở việc con người ý thức được mình, không bị tha hóa bởi các yếu tố tiêu cực . 

15 tháng 10 2016

Ý kiến của em cũng giống nhưu họ thôi.Vua Hùng thiện vị Sơn Tinh là bởi vì: Vua ta đang đau đầu về trị thủy, sông Hồng hằng năm gây nên cảnh lũ lụt , dân tình lâm vào cảnh lầm than, hỏi là người thương dân thương nước thì làm sao lòng dạ an vui cho đành, gả con cho người có tài dẹp được cảnh lầm than thì thử hỏi có vị vua nào biết yêu dân thương nước không làm theo. Sơn Tinh có thể coi là hình ảnh " Ông tổ " của ngành thuỷ lợi bây giờ, biết ngăn sông, đắp lũy đê bảo vệ dân lành, thử hỏi làm sao mà không thiên vị cho được, Vua đã làm thì phải làm sao cho thắng mà không mất đi sự uy quyền của mình. Chỉ tội cho anh chàng sông nước , cứ u mê mà chấp nhận cái thua... 

15 tháng 10 2016

    Em đồng ý với vua vì chỉ có như vậy có thể chứng minh ai hơn ai. Nếu chọn ra thì rất khó vì ai cũng tài sức ngang nhau không ai kém cũng không ai hơn. Vì thế quy định vua ban là đúng. Để chứng tỏ khả năng của 2 người.

23 tháng 11 2017

nói hay quá

Kì nghỉ hè năm nay, tôi được bố mẹ cho về quê thăm ông bà ngoại. Và tôi đã có một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ.​Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi cùng với ông nội đi dạo trên cánh đồng lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới. Tôi cũng được thưởng thức bữa cơm ngon lành mà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà. Hay được dạo chơi cùng đám...
Đọc tiếp

Kì nghỉ hè năm nay, tôi được bố mẹ cho về quê thăm ông bà ngoại. Và tôi đã có một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ.​

Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi cùng với ông nội đi dạo trên cánh đồng lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới. Tôi cũng được thưởng thức bữa cơm ngon lành mà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà. Hay được dạo chơi cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, bắt cá ngoài đồng. Những trải nghiệm mới mẻ mà tôi chưa từng làm trong đời.

Nhưng trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi không chỉ có vậy. Tôi còn nhớ, buổi chiều hôm đó, chúng tôi rủ nhau ra bờ sông chơi. Tôi cùng anh Tùng - anh trai của tôi thì ngồi câu cá. Mấy bạn khác lại rủ nhau xuống sông thi đấu bơi lội với nhau. Cuộc thi đấu dường như diễn ra rất sôi nổi. Tôi ngồi câu cá nhưng vẫn nghĩ về trận đấu cách đó không xa. Cuối cùng, tôi quyết định chạy lại tham gia cùng nhóm bạn. Cả nhóm hào hứng đồng ý ngay.

Sơn - trọng tài của cuộc thi hô to để bắt đầu hiệp đấu. Tôi và Hoàng sẽ thi đấu với nhau. Trong tư thế chuẩn bị, chúng đã nhanh chóng vào cuộc đua. Hoàng đưa mắt nhìn tôi đầy thách thức. Trước đó, cậu đã thắng được phần lớn những người tham gia thi đấu. Nên cậu tự tin có thể đánh bại tôi. Còn tôi thì tự tin mình có thể giành chiến thắng. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con sông. Chúng tôi là những đối thủ ngang sức, không ai chịu kém ai vẫn đang bơi song song nhau. Bỗng nhiên Hoàng bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Hoàng bị chuột rút rồi”. Mọi người ở trên bờ lo lắng dõi theo Hoàng. Tôi không nghĩ ngợi gì nhiều, bợi thật nhanh đến cứu Hoàng.

Cuộc thi đã kết thúc bằng một tiết mục cứu người đầy ngoạn mục. Khi tôi đưa Hoàng lên bờ, mọi người đều vỗ tay khen ngợi. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì đã cứu được Hoàng. Riêng Hoàng, cậu đã nói cảm ơn với tôi. Điều đó khiến tôi cảm thấy vui hơn cả việc giành được chiến thắng.

Một kỉ niệm thật đáng nhớ mà tôi được chứng kiến đã giúp cho tôi nhận ra bài học to lớn về tình bạn. Tôi sẽ còn nhớ mãi kỉ niệm này như một kí ức đẹp trong cuộc đời. HAY KO

3
4 tháng 11 2021

ĐỪNG TỐ CÁOundefined
 

11 tháng 12 2023

Như thằng đớ kkkk

 

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:                                        Thỏ và rùa          Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ sống trong một khu rừng xinh đẹp và yên tĩnh. Ngày ngày chúng vui chơi với nhau như hai người bạn thân. Một hôm Thỏ và Rùa cãi nhau xem ai nhanh hơn. Và rồi chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua....
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
                                        Thỏ và rùa
          Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ sống trong một khu rừng xinh đẹp và yên tĩnh. Ngày ngày chúng vui chơi với nhau như hai người bạn thân. Một hôm Thỏ và Rùa cãi nhau xem ai nhanh hơn. Và rồi chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xê lá bên vệ đường và nghỉ thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Vì quá tự tin vào khả năng giành chiến thắng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi dưới gốc cây mát. Rùa chạy mãi rồi cũng đến nơi, thấy Thỏ đang ngủ ngon giấc Rùa từ từ vượt qua Thỏ và về đích trước Thỏ.
          Khi Thỏ thức dậy thì Rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng. Lúc này Thỏ biết mình đã thua cuộc vì quá tự tin vào khả năng của mình, còn Rùa chiến thắng vì kiên trì bám đuổi mục tiêu và làm việc hết sức trong khả năng của mình.

a) Nêu nội dung câu chuyện trên

b) Tìm 2 danh từ có trong câu văn: "Ngày xửa, ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ sống trong một khu rừng xinh đẹp và yên tĩnh". Đặt hai câu có hai danh từ vừa tìm được 

c) Vì sao nhân vật Thỏ lại thua, còn nhân vật Rùa giành chiến thắng? (Trả lời bằng một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu)

2
12 tháng 10 2019

1. Câu chuyện gửi đến chúng ta bài học: không được chủ quan, coi thường người khác. 

2. 2 danh từ: con Rùa, con Thỏ, khu rừng.

Đặt câu: Con Rùa tuy chậm chạp nhưng kiên trì.

Con Thỏ tuy nhanh nhẹn nhưng chủ quan nên cuối cùng đã thất bại.

3.

Thỏ nhởn nhơ, chủ quan. Rùa kiên trì, không ngừng nỗ lực.

12 tháng 10 2019
a)Trong cuộc sống, khi chúng ta tiếp xúc và giao lưu với mọi người xung quanh thì luôn có thái độ điềm đạm, khiêm tốn, không nên coi thường người khác. Bạn hãy luôn cởi mở chân thành, luôn nở những nụ cười tươi khi gặp người khác bạn sẽ được mọi người yêu quý và giúp đỡ mình. Khả năng của con người thì luôn có hạn hãy làm hết khả năng của mình và thực lực của chính bạn, không nên ham danh,chuộc lợi mua quan bán chức, dựa vào quyền thế mà bắt nạt, chèn ép người yếu thế hơn. Khi trong công việc bạn hãy tự thi và xin việc đúng khả năng và thực lực không dùng tiền để có chỗ đứng mà trong khi không có khả năng. b)danh từ là Rùa và Thỏ. c)
18 tháng 3 2019

Câu 1 :

Bài làm :

Ai sinh ra và lớn lên cũng cần phải có mẹ . Mẹ đã mang công " chín tháng mười ngày " để sinh ra chúng ta . Đối với người mẹ , đứa con như một thứ quà tặng vô giá mà trời đã ban cho , không thể nào mà so sánh cũng như đo đếm tình cảm của người mẹ dành cho đứa con được . Có thể người con làm nhiều việc sai trái , mọi người xung quanh không thể tha thứ được nhưng người mẹ thì ngược lại , có thể mở lòng vị tha , sẵn sàng chấp nhận và bỏ qua hết những lỗi lầm mà người con đã gây ra . Người mẹ vứt bỏ hết cả thanh xuân và quãng đời còn lại để nuôi dạy và chăm sóc đứa con , đến khi đứa con có thể đứng vững trên con đường đời của mình thì người mẹ mới hết lo lắng cho đứa con . Từ khi đứa con mới chào đời , người mẹ luôn nâng niu , thậm chí là thức khuya cả đêm chỉ để canh giấc ngủ cho đứa con . Đến khi con bước vào cái tuổi đi học , người mẹ lại lo lắng khi con phải thức khuya để học tập . Mỗi khi ở trên lớp có điều gì ấm ức hay vui , người mẹ đều luôn chia sẻ và trò chuyện với đứa con như một người bạn " thân " và làm cho đứa con cảm thấy khá hơn . Để có tiền nuôi con ăn học cũng không phải chuyện dễ , người mẹ phải cạm cụi làm việc vất vả , đổ cả mồ hôi và nước mắt để có được đồng tiền bát gạo nuôi cho con . Qua trên , ta thấy được tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng và cao cả , nó là thứ tình cảm không gì có thể so sánh cũng như đo đếm được . Con cái phải hiểu được sâu sắc , thấm thía điều đó thì mới có thể hoàn thành bổn phận của đạo làm con . Phải có ý chí học tập từ khi ngồi trên ghế nhà trường , cần cù trong học tập thì sau này mới trở thành người có ích ,xứng đáng với kì vọng của người mẹ đã dành vào người con .

Chúc bn học tốt ^_^ !

Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng chomỗi câu hỏi:Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bébán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có nhữngước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trởnên năng động một...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho
mỗi câu hỏi:

Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé
bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những
ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở
nên năng động một cách sáng tạo. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện
thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện mơ ước … Tất cả chúng ta đều phải hành
động nhằm biến mơ ước của mình thành hiện thực.
[…] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết mơ ước
là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không
bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn-ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ
những giấc mơ diệu kì là điều tốt nhất một người có thể làm”.
Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền
đáp. Vì lẽ đó, hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.

(Quà tặng cuộc sống – Thu Quỳnh, Hạnh Nguyên dịch NXB Tổng hợp thành phố HCM, 2016)
Câu 1: Câu nào sau đây nêu đúng vấn đề chính của văn bản?
A. Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý
B. Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình.
C. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo
D. Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến mơ ước của mình thành hiện thực.

Câu 2: Tại sao văn bản trên được coi là văn bản nghị luận?
A. Vì nêu được ý kiến và làm sáng tỏ ý kiến bởi lí lẽ và bằng chứng.
B. Vì nêu được tầm quan trọng của mơ ước với mỗi người.
C. Vì nêu được hậu quả của việc sống mà không có ước mơ.
D. Vì đã khuyến khích mọi người sống có ước mơ.

Câu 3: Câu văn nào nêu bằng chứng cụ thể của người viết?
A. Những người biết mơ ước là những người đang sống cuộc
B. Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền
đáp.
C. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái
nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của
tỷ phú Bill Gates.

Trường THCS Đoàn Thị Điểm Bổ trợ kiến thức – Ngữ văn 6- Tri thức và Kết nối
Tài liệu lưu hành nội bộ - Tổ Ngữ văn – Đoàn Thị Điểm

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Theo tác giả ước mơ chỉ có thể trở thành hiện thực khi:
A. con người có khao khát mãnh liệt thực hiện mơ ước.
B. con người có niềm tin vào những mơ ước của bản thân.
C. ước mơ đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện mơ ước
D. Cả A và B, C đều sai

Câu 5: Theo em tại sao tác giả cho rằng “Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết
ý nghĩa.”?
A. Vì mơ ước sẽ khiến bạn có động lực để cố gắng mỗi ngày.
B. Vì mơ ước sẽ giúp bạn có niềm tin và hi vọng tốt đẹp vào cuộc đời
C. Vì có mơ ước sẽ là nền tảng để bạn luôn kiếm tìm cơ hội và đạt được thành công
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Ý nghĩa của câu văn “Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện
cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay
đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates
” là gì?
A. Ước mơ dù nhỏ bé hay lớn lao thì đều có ý nghĩa với bản thân người nuôi dưỡng ước mơ.
B. Có những ước mơ thành hiện thực, có những ước mơ thì vĩnh viễn không thành.
C. Ước mơ sẽ làm cho con người trở nên mạnh mẽ và bản lĩnh khi đối mặt với khó khăn.
D. Ai cũng có ước mơ của riêng mình, quan trọng là ước mơ của bạn có thành hiện thực không
mà thôi.

Câu 7: Câu văn nào sau đây chứa từ Hán Việt?
A. Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình.
B. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ.
C. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn
D. Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền
đáp.

Câu 8: Nhận xét đúng với câu “Vì lẽ đó, hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.”
là:
A. Câu văn có trạng ngữ “Vì lẽ đó”, đây vừa là trạng ngữ chỉnguyên nhân, vừa để liên kết với
câu trước.
B. Câu văn không sử dụng trạng ngữ.
C. Câu văn sử dụng trạng ngữ chỉ cách thức “Vì lẽ đó”.
D. Cả A, B, C đều sai

 

P/s: Mọi người làm được câu nào thì làm giúp mình với

0
Câu 1:Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1:Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay?

Câu 4. Theo bạn, việc tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” có ý nghĩa như thế nào trong dịp kỷ niệm 255 năm Ngày sinh và tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820)?

Mình đang cần gấp trong ngày hôm nay, ai nhanh mình k cho nha

11
29 tháng 8 2020

Không chép mạng nha

29 tháng 8 2020

1.Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên sinh ngày 3-1-1766 mất năm 1820. Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự nghiệp văn học của ông gồm những tác phẩm có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như "Thanh Hiên thi tập", "Đoạn trường tân thanh",...

 Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:

+ Giúp chúng ta hình dung rõ nét về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du, đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.

+ Hơn thế nữa, các tác phẩm mà đặc biệt là Truyện Kiều đều thể hiện tư tưởng nhân đạo rõ nét.

+ Qua đó, chúng ta hiểu được sâu sắc nguyên nhân tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho bạn đọc đều thu hút và thành công đến thế.

2.Một vấn đề then chốt trong nghiên cứu Truyện Kiều hiện nay là xác định tính sáng tạo của Truyện Kiều của Nguyễn Du, một tác phẩm sáng tác dựa vào cốt truyện và nhân vật của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, nhưng lại trở thành một kiệt tác nghệ thuật vô song.

Con đường duy nhất để giải quyết vấn đề là khám phá cái thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du được xây dựng trên một cốt truyện có sẵn đó. Truyện Kiều của Nguyễn Du mang quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du, một quan niệm thể hiện cách nhìn, cách cảm, hệ thống giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của ông gắn liền với truyền thống văn hoá dân tộc.

Truyện Kiều của Nguyễn Du bảo tồn được phần lớn tinh hoa của nguyên bản tiểu thuyết Trung Quốc tuy có tăng giảm về nội dung và nghệ thuật của nguyên tác, song phần nhiều vẫn bảo tồn được, vì vậy có cống hiến cho sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và Việt Nam. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm đáng được khẳng định. Truyện Kiều của Trung Quốc bị mai một, thậm chí bị đánh giá thấp trong thời gian dài. Hiện tượng kỳ lạ đó chứng tỏ chúng ta vẫn còn thiếu nhận thức đầy đủ về kho báu văn học nghệ thuật phong phú mà tổ tiên để lại cho chúng ta; công tác nghiên cứu văn học cổ đại về cơ bản vẫn dừng ở một số ít tác giả và tác phẩm nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn mà chưa hứng thú bao nhiêu với tác giả và tác phẩm loại hai. Việc nghiên cứu cô lập đó không thể thích hợp với tình hình phát triển của học thuật hiện nay. Vì vậy, việc đi sâu vào công tác nghiên cứu tiểu thuyết quý giá cuối đời Minh đầu đời Thanh có tác dụng gợi mở quan trọng nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu toàn bộ văn học cổ điển của nước ta. Tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân cần được đánh giá lại ảnh, hưởng quan trọng của nó trong lịch sử văn học Trung Quốc và lịch sử văn học thế giới cần được thừa nhận và đánh giá công bằng. Mệnh đề “tiểu thuyết tài tử giai nhân” không thể khái quát một cách khoa học tất cả tiểu thuyết bạch thoại của các văn nhân mà tuyến cốt truyện là tình yêu và hôn nhân. Cần phân tích so sánh nhiều tác phẩm với nhau, nhận thức lại bộ mặt vốn có của số tiểu thuyết này, bổ sung những đoạn còn yếu trong lịch sử tiểu thuyết truyền thống. Chúng ta thấy rất rõ hai tác phẩm này có cùng một cốt truyện, cùng một hệ thống nhân vật và cả kết cấu tự sự. Thế nhưng Nguyễn Du đã đem tài năng của mình vào để thay đổi số phận của tác phẩm. Ông biến nó thành viên ngọc sáng của phương Đông, trải qua bao thế kỉ vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học.Nguyễn Du thực sự đã thay một tấm áo mới cho tác phẩm. Những cái mới trong Truyện Kiều mà Thanh Tâm Tài Nhân đã không làm được trong Kim Vân Kiều truyện của mình có phải là nguyên nhân chính của sự khác biệt? Một bên là văn xuôi tự sự một bên là truyện thơ – thể loại khác nhau thì thông điệp nghệ thuật làm sao có thể giống nhau? Rõ ràng truyện thơ có nhiều ưu thế hơn hẳn trong việc thể hiện cảm xúc, đồng thời nó cũng dễ chạm vào trái tim bạn đọc hơn là ngôn ngữ của một cuốn tiểu thuyết. Không chỉ thế Nguyễn Du đã đem thiên nhiên vào trong tác phẩm của mình – một thiên nhiên thực nhưng cũng có khi là thiên nhiên của cảm xúc, tâm tưởng. Trong khi đó Kim Vân Kiều truyện hoàn toàn vắng bóng thiên nhiên. Nguyễn Du xây dựng lại các tình tiết cũng như hình tượng nhân vật của nguyên tác cho phù hợp với suy nghĩ, cảm nhận của mình. Đó là cái riêng và cũng là cái sáng tạo làm nên sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm. Công lao của Thanh Tâm Tài Nhân không nhỏ. Không có Thanh Tâm Tài Nhân thì ắt hẳn không thể có Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhưng cũng lại phải nói cho công bằng, chính nhờ Truyện Kiều của Nguyễn Du ngày một nổi tiếng, vượt ra khỏi biên giới nước mình, mới là một động cơ để những học giả như ông Đồng Văn Thành cố gắng làm cho Kim Vân Kiều truyện được độc giả trong và ngoài Trung Hoa quan tâm tới lại. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tác phẩm tiểu thuyết chương hồi thuộc thể tài văn xuôi, kết cấu theo thời gian, theo trình tự diễn biến của các sự kiện, theo quá trình hành động của các nhân vật. Nó thiên về mô tả sự kiện, đi sâu miêu tả thực tại, khắc họa chân dung nhân vật một cách cụ thể - điều mà đôi khi ta cảm thấy hơi khó chịu. Cũng như các tiểu thuyết chương hồi khác, tác phẩm gần như không đề cập đến diễn biến tâm lý nhân vật mà chỉ có các biến cố, hành động của nhân vật. Tác phẩm lại đặc biệt coi trọng mâu thuẫn xung đột, tập trung mô tả nhiều chi tiết để tô đậm một tính cách nào đấy của nhân vật. Diện mạo nhân vật gần như chỉ là những nét chấm phá chứ không miêu tả cụ thể. Trong tác phẩm, tác giả cũng đã đưa vào những đoạn thơ, bài phú miêu tả thiên nhiên, nhưng thiên nhiên ấy lại bị tách rời khỏi cốt truyện và đôi khi lại không gắn bó gì với tâm trạng của nhân vật. Trong khi đó, Truyện Kiều lại là một cuốn truyện thơ, một tác phẩm văn học vừa cổ điển vừa hiện đại, có sự hài hòa giữa hình thức và nội dung. Các nhân vật trong tác phẩm, các vấn đề xã hội không đợi tác giả tự thuật lại nhiều mà tự nó có thể tự hiện diện, tự bộc lộ một cách tinh vi. Nguyễn Du đã biến thể loại tiểu thuyết khô khan thành thơ lục bát - thể thơ của riêng dân tộc ta,mục đích là để thơ ca đi vào đời sống con người, thân thuộc, giản dị.Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng tất cả những gì gần gũi nhất để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ. Nguyễn Du chỉ dựa vào cái sườn của cốt truyện văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân mà sang tạo ra hẳn một thi phẩm của riêng mình. Cần phải nói rõ ràng rằng, trong lao động nghệ thuật thì sự sáng tạo của người nghệ sĩ là điều quan trọng hơn cả, không chỉ sáng tạo ở số liệu mà cái quan trọng hơn là cách nhào nặn dữ liệu để tạo nên những hình tượng nghệ thuật, những nhân vật điển hình có cá tính và có ý nghĩa khái quát. Trải qua hàng trăm năm, với biết bao thăng trầm của cuộc sống, Truyện Kiều vẫn nóng bỏng hơi thở của nó, vẫn trường tồn sức sống trong lòng mọi thế hệ độc giả.Đóng góp của Thanh Tâm Tài Nhân là không nhỏ, nhưng chúng ta cũng không thể không thừa nhận rằng chính Nguyễn Du mới là người mang đến thành công rực rỡ cho Truyện Kiều, nâng Truyện Kiều lên trở thành tiếng nói của dân tộc. .

3. Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều được ra đời cách đây rất lâu nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến con người ta vô tình quên đi những giá trị tinh hoa của các tác phẩm văn học, thơ ca thì "Truyện Kiều" vẫn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của "Truyện Kiều" không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà nó còn ở cả khắp các nước trên thế giới.

- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay:

+ Phát huy giá trị của "Truyện Kiều" ra khắp các nước trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiêng khác nhau.

+ Tuyên truyền ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại.

+ Gìn giữ nó, tuyệt đối không để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi bụi thời gian.

4.

 Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh sinh viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động kỉ niệm 255 năm Ngày sinh, tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820), khẳng định công lao của ông cho đất nước và nhân loại, từ đó giáo dục truyền thống yêu nước.

- Cuộc thi làm chúng ta nhớ đến công lao to lớn của Nguyễn Du trong công cuộc đóng góp lớn về phát triển và sáng tác đặt nền móng cho thơ ca Việt Nam

- Việc tổ chức cuộc thi có thể làm cho chúng ta có thể tìm hiểu sâu rộng hơn về Nguyễn Du và những tác phẩm nổi tiếng của ông, sau đó có thể học hỏi và chỉ dạy cho những người khác về kĩ thuật làm thơ của ông, và nó có thể đem lại ấn tượng mạnh cho những thế hệ đời sau về và hình tượng cao cả của ông.

28 tháng 7 2016

Câu 1:

Khôngbanh

Câu 2:

Khôngbanhqua

Câu 3:

mk chịu

28 tháng 7 2016

1. ko

    2. ko

    3. ko

18 tháng 12 2018

nếu là em thì em em sẽ làm như vậy

18 tháng 12 2018

Câu nói của nhà tâm lí học nói quả là chính xác. Mẹ là người nuôi dưỡng từ nhỏ đến lớn chúng ta. Mẹ là người chịu xương gió để ta có cuộc sống này. Mẹ dành cả cuộc đời để đánh cược cuộc sống để có chúng ta. Mặc dù lòng mẹ đã mệt nhưng vì con mà mẹ có thêm động lực...Vì vậy, ta mới có câu : Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. Nếu thực sự người mẹ có lòng yêu con như vậy thì tại sao nhân ngày sinh nhật chúng ta, chúng ta không tặng mẹ bó hoa ? Và hãy biết cảm ơn những gì mẹ cho ta ngày hôm qua và hôm nay..