Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Nguyễn Du khắc họa nhân vật Kiều trong tình huống éo le, việc phải lựa chọn giữa “hiếu” với “tình”
+ Về mặt lí trí, Kiều nhận thức được tính tất yếu của việc trao duyên cho Vân
+ Về mặt tình cảm, nàng yêu tình yêu sâu sắc, mãnh liệt
Kiều thuyết phục Vân nhận lời, trong lòng Kiều vẫn không ngăn được nỗi thổn thức, đau đớn
Mâu thuẫn giữa tình cảm với lí trí chính là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức thời phong kiến
- Kiều hành động thiên về bổn phận nên khi phải từ bỏ tình yêu, Kiều day dứt, đau đớn
- Thúy Kiều cả lí trí và tình cảm đều sâu nặng, tạo nên nhân cách trong sáng, đẹp đẽ của nàng.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Đoạn trích Trao duyên biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ và cũng chính là bi kịch của số phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội cũ. Đây là một trong những đoạn thơ ứa máu của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Trong đoạn trích, nhà thơ đã thể hiện thành công mối quan hệ giữa lí trí và tình cảm, Từ đó bộc lộ nhân cách và thân phận của nhân vật chính trong truyện.
Trong hoàn cảnh gấp gáp cứu cha và em, Kiều đã nhanh chóng quyết định bán mình. Khi Việc nhà đã tạm thong dong, đêm trước khi đi theo chàng họ Mã, Kiều đã thức nhẫn tàn canh để nghĩ về mốì nợ tình. Và Kiều đã quyết, định đem duyên chị buộc vào duyên em. Về mặt lí trí, Kiều nhận thức được việc trao duyên cho em là vì chữ nghĩa: Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai (nghì là nghĩa). Nhưng về tình cảm, tình yêu của nàng đối với Kim Trọng là bất diệt:
Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan
Vì vậy, Kiều cố gắng thuyết phục Vân bằng được. Trao duyên cho em, lòng Kiều đầy xót xa. Kỉ niệm của tình yêu trỗi dậy, nàng thổn thức, đau đớn, trái tim rớm máu. Tay trao nhưng lòng cố giữ. Trao được duyên nhưng tình vẫn bùng cháy mãnh liệt. Đó chính là sự mâu thuẫn giữa lí trí và tinh cảm mà thực chất là mâu thuẫn giữa vấn đề đạo đức (cụ thể là chữ hiếu, chữ nghĩa với tình yêu, tâm hồn con người). Điều đó đã làm sáng lên nhân cách cùa Kiều. Hiếu, nghĩa đều trọn vẹn và tâm hồn vô cùng cao đẹp, sâu sắc. Nỗi đau của Kiều không chỉ là nỗi đau duyên. Vì vậy, ta thấy Kiều gần với con người thực, con người tự nhiều chiều chứ không phải là một tấm gương đạo lí đơn giản, một chiều.
Nguyễn Du khắc họa hình ảnh Kiều qua nhiều tình huống mâu thuẫn. Mâu thuẫn hiếu - tình nàng chấp nhận hi sinh tình yêu trong trắng của mình. Đứng giữa tình và nghĩa, Kiều nhận thức được sự tất yếu phải nhờ em trả nghĩa chàng Kim. Có lúc Kiều hành động thiên về bổn phận có khi nàng ứng xử nghiêng về nghĩa tình. Kiều tỉnh táo để chấp nhận mệnh bác. Kiều day dứt đớn đau vì sống không trọn vẹn với tình yêu đầu đời. Kiều được sống chân thực và tự nhiên với tất cả đời sống tình cảm của con người. Nguyễn Du không biến Kiều thành một tấm gương đạo đức đơn giản.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
- Đoạn trích ghi lại một đoạn đời bi kịch của Thúy Kiều.
+ Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, + Nguyễn Du thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều ngời lên giữa một bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ
- Đoạn trích thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm
+ Lời Kim Trọng nói với Kiều tái ngộ xác nhận chữ “trinh” của nàng.
+ Chữ “hiếu”, nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, mười lăm năm sống phiêu bạt, trải qua tay của nhưng của Mã Giám Sinh, Sở Khanh, rồi làm vợ Thúc Sinh, Từ Hải nhưng Nguyễn Du vẫn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.
Nguyễn Du không né tránh cuộc đời nghiệt ngã, “lời ong tiếng ve” mà ông vẫn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Giữa con người và thiên nhiên, loài vật có mối quan hệ có thể tác động lên nhau. Ở đây chính là cái cảm xúc. Cảm xúc của con người sẽ quyết định cái nhìn, hành động của họ đối với thiên nhiên, loài vật. Con vật cũng vậy, cảm xúc của chúng sẽ được quyết định từ hành động của con người. Ví dụ như là việc con chim thằng chài “vươn vai, hót mấy tiếng như muốn cảm ơn tôi”.
Một số câu hỏi gợi ý làm bài:
- Thiên nhiên là gì?
+ Thiên nhiên hay còn được gọi là tự nhiên, thế giới vật chất vũ trụ bao la. Nó bao gồm tất cả các dạng vật chất cũng như năng lượng tồn tại từ cấp độ bé đến lớn: ví dụ như hạt nguyên tử đến ngôi sao, thiên hà, ngân hà
- Vai trò của thiên nhiên với cuộc sống con người?
+ Thiên nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người.
- Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên?
+ Con người và thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết tác động tới nhau chính vì vậy con người cần bảo vệ, xây dựng và giữ gìn thiên nhiên
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Con người, thiên nhiên và cảnh vật là những yếu tố có mối quan hệ gần gũi với nhau bởi tất cả đều luôn hiện hữu xung quanh nhau. Bởi vậy, không có lí do gì để con người phá vỡ mối quan hệ đó. Hãy đón nhận và xem đó giống như một đại gia đình, và những người trong gia đình luôn biết yêu thương và không hãm hại nhau.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Như ta đã biết, trong tiếp nhận văn bản Truyện Kiều, việc cho Kiều là trinh hay dâm không phải hoàn toàn thống nhất với nhau (tham khảo thêm phầu những kiến thức cần lưu ý), cần căn cứ vào văn bản để minh định. Nguyễn Du thể hiện rất rõ điều này qua tác phẩm mà đoạn trích Nỗi thương mình là một ví dụ. Ở phần Đoàn viên, Nguyễn Du tỏ thái độ của mình qua lời Kim Trọng:
Như nàng lấy hiếu làm trinh,
Bụi nào cho đục được mình ấy vay?
Dù rất thương yêu, mến mộ Thúy Kiều song thực tế đầy phũ phàng (và do phải trung thành với cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân) nên Nguyễn Du không thể không để cho Kiều phải vào lầu xanh. Nguyễn Du không né tránh thực tế nhưng cũng chính từ sự việc này, nhà nhân đạo chủ nghĩa lại có điều kiện để cho nhân cách của Kiều ngời sáng, nghĩa là Kiều không dâm, không một chút vui thú trong chốn bùn nhơ. Nàng đau đớn xót xa, bàng hoàng ngỡ ngàng trước những cuộc say, trận cười:
Giật mình / mình lại / thương mình xót xa.
Câu thơ bị ngắt vụn ra như sự tan nát trong cõi lòng nàng. Nàng lấy làm chán chường tủi hổ, chứ không vui thú gì, nàng lãnh đạm, thờ ơ trước khách làng chơi:
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì.
Không cưỡng lại được trước thế lực tàn bạo, nàng Kiều đã chống lại bằng thái độ. Tâm hồn của Kiều hoàn toàn trong trắng, nhân cách, phẩm giá của Kiều hoàn toàn cao thượng. Đúng như Kim Trọng nói: Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.
Đoạn trích ghi lại một đoạn đời đầy bị kịch của Thuý Kiều. Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ. Đoạn trích góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.
Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh" của nàng. Vì chữ "hiếu", nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải qua mười lăm năm sống cuộc đời gió bụi, qua tay Mã Giám Sinh, làm vợ Thúc Sinh rồi Từ Hải, hết rơi vào lầu xanh của Tú Bà lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh nhưng "bụi nào cho đục được mình ấy vay?", tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của Kiều vẫn trong trắng, cao thượng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình" là một đoạn tiêu biểu.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh:
- Hình ảnh lầu Hoàng Hạc (thắng cảnh, biểu tượng sự chia li)- thành Châu Dương (nơi bạn nhà thơ sắp tới, phồn hoa)- dòng Trường Giang mênh mông, hun hút
+ Lí Bạch tiễn bạn tới chốn phồn hoa vẫn không giấu nổi nỗi buồn
+ Lầu Hoàng Hạc càng gợi khoảng cách xa cách nghìn trùng giữa bản thân với bạn còn buồn hơn
- Mối quan hệ thời gian: Tháng ba- mùa hoa khói
+ Lúc đó dòng Trường Giang nhộn nhịp khói mùa xuân
+ Hoa khói tượng trưng cho sự phồn hoa của Dương Châu- nơi Mạnh Hao Nhiên sắp tới
+ Cảnh vào lúc ấy tuy gợi một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không lấn được nỗi buồn chia ly
- Mối quan hệ giữa hai con người: cố nhân, sự gắn bó thân thiết, thấu hiểu giữa những người bạn với nhau
→ Khi giải mã được những mối quan hệ này, chúng ta cảm nhận rõ và sâu sắc tình cảm sâu sắc, tế nhị của nhà thơ