Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên khẳng định quan điểm của mình là đúng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái.
Bai hoc:Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên khẳng định quan điểm của mình là đúng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái.
- Truyện giúp cho chúng ta bài học về cách nhìn nhận, đánh giá trong cuộc sống: Phải nhìn nhận sự việc ở phương diện tổng thể, chứ không nên lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho toàn thể.
- Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, vừa nghe vừa kết hợp với phân tích, đánh giá, tổng hợp của riêng mình để có được một cái nhìn chính xác, toàn diện và đầy đủ nhất.
- Muốn đánh giá một sự việc hiện tượng được chính xác cần phải có sự kết hợp nhiều yếu tố tai nghe, mắt thấy và suy nghĩ kĩ càng, không nên đánh giá vội vàng, phiến diện.
Treo biển : có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu bản lĩnh, thiếu suy nghĩ độc lập khi làm việc, cũng như khi nghe người khác góp ý, nhận xét.
Thầy bói xem voi :
- Khi xem xét một sự vật (hoặc sự việc) cần kết hợp các giác quan (tai nghe, mắt thấy…).
- Nếu không có điều kiện xem xét bằng đầy đủ các giác quan thì phải xem xét một cách toàn diện, không lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho cái toàn thể.
- Cần phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, vừa nghe vừa kết hợp với phân tích, đánh giá, tổng hợp của riêng mình để có được một cái nhìn chính xác, toàn diện và đầy đủ nhất.
ruyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo về chuyện của loài người. Từ cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua Cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, các tác giả dân gian ngầm phê phán những kẻ với sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn nhưng lại hay tỏ vẻ ta đây. Đồng thời, truyện cũng ngầm khuyên nhủ mọi người nên cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết; không nên chủ quan, kiêu ngạo. Đừng để thiên hạ đánh giá mình là loại: “Ếch ngồi đáy giếng”.Ý nghĩa của truyện không dừng ở mức hài hước, trào lộng để mua vui, Cao hơn thế, các tác giả dân gian muốn phê phán cái “mù” trong nhận thức của không ít người. Bài học bổ ích chứa đựng trong truyện chính là: Trong cuộc sống, sự vật nào, vấn đề nào bản thân chưa hiểu biết tường tận, thấu đáo thì chớ nên bày tỏ ý kiến một cách nông nổi, hồ đổ. Muốn có được một nhận xét chính xác thì phải tìm hiểu toàn diện, kĩ càng. Những hiểu biết sơ sài, nông cạn, những suy đoán chủ quan, thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Ngoài ra, truyện còn ngầm chỉ trích loại người có trình độ hiểu biết thấp kém nhưng lại hay làm ra vẻ thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi”.Đọc để hiểu thêm về bản thân, về môi người quanh ta, từ đấy có hướng sửa chữa những thói hư, tật xấu và tự hoàn thiện nhân cách nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo về chuyện của loài người. Từ cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua Cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, các tác giả dân gian ngầm phê phán những kẻ với sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn nhưng lại hay tỏ vẻ ta đây. Đồng thời, truyện cũng ngầm khuyên nhủ mọi người nên cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết; không nên chủ quan, kiêu ngạo. Đừng để thiên hạ đánh giá mình là loại: “Ếch ngồi đáy giếng”.
Ý nghĩa của truyện không dừng ở mức hài hước, trào lộng để mua vui, Cao hơn thế, các tác giả dân gian muốn phê phán cái “mù” trong nhận thức của không ít người. Bài học bổ ích chứa đựng trong truyện chính là: Trong cuộc sống, sự vật nào, vấn đề nào bản thân chưa hiểu biết tường tận, thấu đáo thì chớ nên bày tỏ ý kiến một cách nông nổi, hồ đổ. Muốn có được một nhận xét chính xác thì phải tìm hiểu toàn diện, kĩ càng. Những hiểu biết sơ sài, nông cạn, những suy đoán chủ quan, thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Ngoài ra, truyện còn ngầm chỉ trích loại người có trình độ hiểu biết thấp kém nhưng lại hay làm ra vẻ thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi”.
Kĩ năng giao tiếp: Năm ông thầy bói vì không biết lắng nghe nhau, ai cũng cho là mình đúng và người khác sai nên cuối cùng đánh nhau toác đầu chảy máu mà hình thù con voi vẫn chưa tường tận.
Bài học Kĩ năng sống rút ra đó là khi giao tiếp cần biết lắng nghe, chia sẻ,bày tỏ quan điểm của mình nhưng khi trao đổi, tranh luận cần tránh xung đột mới đạt được kết quả giao tiếp tốt.
Kĩ năng làm chủ bản thân: Trong cuộc tranh luận và miêu tả con voi, thầy bói nào cũng cho là “con voi” của mình là đúng, vì không kiềm chế được bản thân nên cuộc xô xát đã diễn ra.
Bài học Kĩ năng đó là cần kiềm chế bản thân, tích cực học hỏi để nâng cao tri thức cho tương xứng với công việc, biết giữ mình để tạo ra sự đoàn kết và đồng thuận từ mọi người.
Kĩ năng hợp tác: truyện Thày bói xem voi là một trong những bài học về sự hợp tác. Rõ ràng, mỗi thầy chỉ xem có một bộ phận của con voi, nếu biết “ ghép” lại với nhau thì sẽ ra một con voi hoàn chỉnh, nhưng vì thiếu sự hợp tác nên không đạt được mục tiêu là biết con voi, lại còn dẫn đến mất đoàn kết.
Bài học Kĩ năng sống là cần bắt tay nhau trong công việc, vì một mục đích chung, biết đưa ra ý tưởng của bản thân nhưng cũng cần lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng lẫn nhau, không ích kỉ, cố chấp.
Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng: Sự căng thẳng sẽ làm người ta mất tập trung vào công việc hoặc hủy diệt một phần cuộc sống.
Trong truyện năm ông thầy bói cố chấp, tranh cãi nhau dẫn tới căng thẳng và cuối cùng là xô xát, đánh nhau.
Bài học Kĩ năng sống rút ra được đó là cần có cái nhìn tích cực hơn, biết kiềm chế bản thân, suy nghĩ tích cực để giảm bớt căng thẳng, thậm chí có thể lựa chọn cách rút lui, chuyển hướng suy nghĩ, thương lượng, tâm sự với người khác …để giải tỏa.
Kĩ năng thương lượng: Sự cố chấp, ai cũng cho là mình đúng còn các thầy khác đều không đúng, không phải nên năm ông thầy bói cuối cùng vẫn chả biết được con voi.
Kĩ năng thương lượng rút ra qua truyện đó là cần biết lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người đối diện, cần có thái độ mềm mỏng, sáng suốt và trong từng trường hợp cụ thể cũng cần có tính quyết đoán.
Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên khẳng định quan điểm của mình là đúng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái.
- Bài học về kinh nghiệm cuộc sống :
+ Mỗi một sự vật, hiện tượng bao giờ cũng có nhiều mặt, nhiều phương diện khác nhau. Nếu chỉ biết một mà cho rằng đó là toàn bộ sự thật thì sẽ rơi vào sai lầm.
+ Muốn có kết luận đúng về đối tượng thì phải xem xét kĩ lưỡng từng bộ phận, từng khía cạnh của đối tượng đó.
+ Muốn xem xét đầy đủ thì phải không ngừng học tập, trau dồi nhận thức và có phương pháp nhận thức đúng.
- Bài học cách ứng xử với bạn bè :
+ Biết lắng nghe ý kiến bạn bè nói từ đó biết bổ sung chỗ thiếu sót, biết được cái đung của ý kiến bạn mình.
+ Không đánh nhau, gây gổ với bạn bè mà biết cách giảng hòa để lắng nghe nhau.
- Bài học về học tập :
+ Biết nhìn xa trông rộng, mày mò, tìm kiếm để mở rộng vốn kiến thức. Khi xem xét phải biết xem xét kĩ lưỡng, cẩn thận.
Khi dạy bài: “Thày bói xem voi”, ở phần luyện tập, củng cố, giáo viên có thể cho học sinh làm một bài tập như sau:
Đứng trước một vấn đề mà mỗi người có một ý kiến khác nhau, ai cũng cho là mình đúng như tình huống trong chuyện, em sẽ làm gì để vừa có thể giải quyết được mục đích của vấn đề, vừa kìm chế được bản thân, lắng nghe ý kiến của người khác và thống nhất kết quả?
Bằng một số câu hỏi gợi mở, giáo viên có thể giúp học sinh rút ra được những kĩ năng như: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng.