K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2018

con nguoi

13 tháng 5 2018

Truyện kể dân gian chủ yếu do nhân dân sáng tác và được truyền miệng từ đời này sang đời khác .

1 tháng 5 2016

 

Truyện kể dân gian chủ yếu do những "người lao động bình dân"  và lưu truyền

 

1 tháng 5 2016

do nhân dân sáng tác và lưu truyền

6 tháng 5 2016

a) A  

b) D

6 tháng 5 2016
  1. A
  2. D
29 tháng 10 2021

C

29 tháng 10 2021

c

22 tháng 12 2023

Tham khảo
- Thay vì vào bài trực tiếp, chúng ta có thể mở bài gián tiếp

+ Trong chuyến đi: Nhân một chuyến du lịch đến làng Gióng,…. tôi đã được chú/cô hướng dẫn viên kể lại câu chuyện về sự tích nơi này.

+ Khi làm bài tập: Khi được yêu cầu viết một bài văn kể lại câu chuyện truyền thuyết ưa thích, tôi đã nghĩ ngay đến Thánh Gióng.

+ Trong sinh hoạt gia đình: Cha mẹ tôi luôn dạy tôi phải trân trọng lịch sử. Tôi đã được nghe không biết bao nhiêu câu chuyện truyền thuyết, cổ tích trong những bữa ăn/buổi đi chơi. Tối qua, tôi được mẹ kể về Thánh Gióng.

....

- Sau đó dẫn vào câu chuyện:

Đó là câu chuyện từ thời Hùng Vương thứ 6, tại làng Gióng. Có một đôi vợ chồng già vô cùng chăm chỉ, đức hậu nhưng mãi chưa có được mụn con nào. Thế rồi một hôm, bà lão trông thấy một vết chân rất to trên nền đất nên tò mò ướm thử chân vào. Nào ngờ không lâu sau bà mang thai. Điều kì lạ chưa dừng ở đó. Bà lão mang thai đến 12 tháng mới sinh được cậu con trai rất khôi ngô, tuấn tú. Thế nhưng, cậu bé lên 3 rồi mà vẫn chưa thấy nói, thấy cười hay thấy đi, cứ đặt đâu thì nằm đó. Thời đó, giặc Ân hung bạo sang xâm lược nước ta. Nhân dân rơi vào cảnh lầm than, chiến tranh liên miên. Thấy vậy, nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi. Nghe vậy, cậu bé lên 3 ấy liền cất những câu nói đầu tiên trong cuộc đời ''Mẹ ra mời sứ giả vào đây''. Khi sứ giả vào, cậu bé bảo ''Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.''. Nhà vua nghe vậy liền cho thợ làm gấp những vật mà cậu bé dặn dò. Lạ hơn là, sau ngày hôm đó, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mãi không no, áo vừa mặc đã đứt chỉ. Hai vợ chồng làm lụng bao nhiêu cũng không đủ nuôi người con nên phải đành nhờ cậy hàng xóm. Bà con xung quanh đều  vui lòng góp gạo nuôi chú bé vì ai cũng muốn quân giặc sớm bị tiêu diệt. Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến cũng là lúc thế nước đang rất nguy vì giặc đã đến gần chân núi Trâu Sơn. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc để đón đầu chúng. Người tráng sĩ lúc này đánh hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Roi sắt gãy thì nhanh trí nhổ cụm tre cạnh đường mà quật giặc đến tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau mà tháo chạy, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đó, người cởi áo giáp sắt, một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Cảnh ấy mới thật tráng lệ, hùng vĩ làm sao. Sự góp sức chống giặc của người tráng sĩ được vua nhớ công mà phong là Phù Đổng Thiên Vương. Vua ban lệnh lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng (hay còn gọi là làng Gióng). Mỗi năm khi đến tháng Tư, làng mở hội to. Nhiều người kể rằng, những bụi tre đằng ngà vì ngựa phun bị cháy mới ngả sang màu vàng óng như vậy, còn những vết chân ngựa lại thành những ao hồ liên tiếp Người ta còn truyền nhau rằng, khi ngựa thét ra lửa đã thiêu cháy một làng cho nên gọi đó là làng Cháy. 

- Có thể kết thúc ở đó hoặc mở rộng thêm một số ý như sau:

+ Ý nghĩa truyền thuyết: Truyền thuyết “Thánh Gióng” mang theo ước mơ về người anh hùng chống giặc của nhân dân ta. Đồng thời cũng cho thấy tinh thần kiên cường, bất khuất, không ngại chiến đấu để bảo vệ bờ cõi dân tộc.

+ Kết lại hoàn cảnh mở câu chuyện: Đi du lịch (Buổi thăm quan đến đó là kết thúc, sau khi về nhà trong đầu tôi vẫn không thôi hiện lên hình ảnh Thánh Gióng); trong sinh hoạt (Khi ăn xong bữa cơm, vì quá hứng thú trước câu chuyện mẹ kể mà tôi đã lên mạng tìm hiểu ngay về nó. Càng tìm hiểu, tôi lại càng yêu mến lịch sử, văn hóa nước mình. Tôi đã đề nghị mẹ cho mình một chuyến đi tham quan đến làng Gióng nếu như đợt tới điểm kiểm tra của tôi đạt 9.0.)....

+ Bài học bản thân/Liên hệ bản thân: Qua câu chuyện, tôi hiểu được sự nghiệp gian khổ bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, với trách nhiệm của một người công dân nói chung và người học sinh nói riêng, em tự nhắc nhở bản thân phải không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức để góp phần nhỏ bé xây dựng đất nước.

20 tháng 11 2021

A

20 tháng 11 2021

Khái niệm chính xác nhất về truyện truyền thuyết?

A. Loại truyện dân gian, kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc, sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.

B. Những câu chuyện hoang đường, li kì

C. Những câu chuyện kể hiện thực thông qua hình tượng nghệ thuật

D. Những câu chuyện có thật

26 tháng 9 2019

- Nhắc đến đời vua Hùng thứ 18

- Yếu tố tưởng tượng kì ảo

- Thể hiện thái độ của nhân dân: ca ngợi Sơn Tinh, vị thần giúp nhân dân chống bão lụt.

- Lí giải hiện tượng mưa lũ ở miền Bắc nước ta vào mùa thu "năm năm báo oán đời đời đánh ghen".

2 tháng 12 2021

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Các xã hội trước khi biết chữ, theo định nghĩa, không có văn học viết, nhưng có thể sở hữu những truyền thống truyền miệng — chẳng hạn như sử thi dân gian, truyện kể dân gian (kể cả truyện cổ tích và ngụ ngôn), kịch dân gian, tục ngữ và các bài hát dân gian — tạo thành một nền văn học truyền miệng. Ngay cả khi chúng được các học giả như các nhà văn học dân gian và nhà viết sách thu thập và xuất bản, kết quả vẫn thường được gọi là "văn học truyền miệng". Các thể loại khác nhau của văn học truyền miệng đặt ra thách thức phân loại đối với các học giả vì tính năng động của văn hóa trong thời đại kỹ thuật số hiện đại.[3]

Các xã hội có chữ viết có thể tiếp tục một truyền thống truyền miệng - đặc biệt là trong gia đình (ví dụ: những câu chuyện trước khi đi ngủ) hoặc các cấu trúc xã hội không chính thức. Việc kể về các truyền thuyết đô thị có thể được coi là một ví dụ của văn học truyền miệng, cũng như truyện cười và thơ truyền miệng bao gồm cả các cuộc thi thơ vốn là một tính năng được truyền hình trên kênh Def Poetry của Russell Simmons; thơ trình diễn là một thể loại thơ cố tình không dùng hình thức viết một cách có ý thức.[4]

Văn học truyền miệng hình thành một thành phần cơ bản hơn của văn hóa, nhưng hoạt động theo nhiều cách khác với cách thức văn học có chữ viết được phổ biến. Học giả người Uganda , Pio Zirimu, đã đưa ra thuật ngữ orature trong một nỗ lực để tránh lặp từ, nhưng từ văn học truyền miệng vẫn phổ biến hơn cả trong văn học hàn lâm và văn học bình dân.[5] Từ điển Bách khoa toàn thư về Văn học Châu Phi, do Simon Gikandi (Routledge, 2003) biên tập, đã đưa ra định nghĩa này: “Ngôn ngữ có nghĩa là điều gì đó được truyền lại qua lời nói, và bởi vì nó dựa trên ngôn ngữ nói nên nó chỉ tồn tại trong một cộng đồng sống. Khi đời sống cộng đồng mất dần, tính truyền miệng mất dần chức năng và chết. Tính truyền miệng cần mọi người trong một bối cảnh xã hội sống động: nó cần chính cuộc sống."

Trong cuốn sách Songs and Polis in Eastern Africa (Bài hát và Chính trị ở Đông Phi), do Kimani Njogu và Hervé Maupeu (2007) biên tập, có nêu (trang 204) rằng Zirimu, người đặt ra thuật ngữ này, định nghĩa khẩu ngữ là "việc sử dụng lời nói như một phương tiện biểu đạt thẩm mỹ" ( theo Ngũgĩ wa Thiong'o, 1988). Theo cuốn sách Defining New Idioms and Alternative Forms of Expression, do Eckhard Breitinger biên tập (Rodopi, 1996, trang 78): "Điều này có nghĩa là bất kỳ 'xã hội truyền miệng' nào cũng phải phát triển các phương tiện để làm cho lời nói được tồn tại, ít nhất là trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng ta có xu hướng coi tất cả các thể loại của văn học truyền miệng là thuộc về một phức hợp thuần nhất của văn học dân gian."

Dựa trên khái niệm orature của Zirimu, Mbube Nwi-Akeeri giải thích rằng các lý thuyết phương Tây không thể nắm bắt và giải thích hiệu quả văn học truyền miệng, đặc biệt là những văn học mang tính bản địa ở các khu vực như châu Phi. Lý do là ở những nơi này có những yếu tố truyền khẩu không thể nắm bắt được bằng lời nói như sự tồn tại của cử chỉ, điệu nhảy và sự tương tác giữa người kể chuyện và khán giả.[6] Theo Nwi-Akeeri, văn học truyền miệng không chỉ là một câu chuyện kể mà còn là một màn trình diễn.

Đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm văn học dân gian được lưu giữ bằng phương thức truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ địa phương này sang địa phương khác.

Tính truyền miệng làm nên nhiều bản, gọi là dị bản.

Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: Đầu tiên 1 người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó, những người khác tiếp tục lưu truyền & sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần, hoàn thiện & phong phú thêm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Văn học dân gian là tài sản chung của mỗi tập thể, mỗi cá nhân đều có thể sửa chữa, bổ sung tác phẩm Văn học dân gian theo quan điểm & khả năng nghệ thuật của mình.

Tính hiện thực của văn học dân gian thể hiện rõ nét nhất ở những bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động,... gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.

Hệ thống thể loại của văn học dân gian[sửa | sửa mã nguồn]

Thần thoại[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Thần thoại

Thần thoại là loại hình tự sự dân gian thường kể về các vị thần, xuất hiện ở thời công xã nguyên thủy nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của con người. Một số ví dụ: Thần thoại Hy Lạp

Sử thi[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Sử thi

Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại. Nhân vật của sử thi mang cốt cách của cộng đồng, tượng trưng cho sức mạnh, niềm tin của cộng đồng.

Xem thêm về một số bộ sử thi nổi tiếng: Sử thi Đẻ đất đẻ nước (Mường), sử thi Đăm San, sử thi Uylixơ (Hy Lạp)…

Truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Truyền thuyết

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyện thể hiện cách đánh giá và thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.

Trong truyền thuyết, nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng không phải là nhân vật lịch sử. Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hoá: nhân dân gửi vào đó ước mơ, khát vọng của mình. VD: Khi có lũ lụt, họ ước mơ có thần trị thuỷ (Sơn Tinh), khi có giặc, họ ước mơ có người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm không màng danh lợi (Thánh Gióng), khi hoà bình, họ ước mơ có thần sáng tạo văn hoá (Lang Liêu),…

Nhân vật của truyền thuyết chủ yếu là người hoặc bán thần (thần nhưng có khát khao, ước mong, nguyện vọng giống con người, hay còn gọi là ‘’nửa thần nửa người’’). Cốt truyện thường xoay quanh nhiều nhân vật, thậm chí có thể xây dựng thành 2 hệ thống nhân vật đối lập nhau.

Hiện thực trong truyền thuyết là hiện tượng xã hội loài người nhưng được bó hẹp trong phạm vi từ bộ tộc đến bộ lạc, rồi tiến dần đến nhà nước có xã hội chuyên chế. Nhân dân thường dùng yếu tố tưởng tượng kì ảo để thể hiện tính tưởng tượng trong truyền thuyết. Những yếu tố ấy không có thật ngoài đời nhưng có thật trong tâm tình của nhân dân với lịch sử.

Ngôn ngữ cô đọng, ít miêu tả, chủ yếu là thuật lại hành động của nhân vật, kể những hoàn cảnh xuất thân của nhân vật. Lời thoại của nhân vật là lời thể hiện lòng nhiệt huyết của nhân vật đối với đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy. Không gian được sử dụng trong truyền thuyết là không gian đời thường – xã hội – chiến trường – đất nước.

Những truyền thuyết dân gian thường có cái cốt lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta, qua nhiều thế hệ, đã lý tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của trí tưởng tượng dân gian, làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người còn ưa thích.[7]

Cổ tích[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Cổ tích

Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.[8]

Trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố của thực tế, nhưng những yếu tố ấy lại được hư cấu kì ảo để xây dựng nên một thế giới khác với thế giới hiện tại - thế giới cổ tích, mà trong thế giới ấy, mọi điều đều có thể xảy ra.

Trong cổ tích, người ta bay trên không trung, ngồi lên tấm thảm biết bay, đi hia bảy dặm,..., và nói chung, truyện cổ tích đã mở ra trước mắt con người ta cánh cửa sổ để trông vào một cuộc sống khác, mơ tưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.[9]

Ngụ ngôn[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Ngụ ngôn

Loại truyện được kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của đồ vật, con vật,... hoặc về chính con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

Một phần lớn của truyện ngụ ngôn bắt nguồn từ truyện loài vật do sự gần gũi giữa con người với tự nhiên nên con người đã "gán" cho con vật tính cách của con người. Khi đó, truyện ngụ ngôn dần xuất hiện. Ngụ ngôn thường có nhiều nội dung: tôn giáo thần linh, triết lý dân gian, đả kích...

Kết cấu truyện ngụ ngôn thường ngắn, ít tình tiết. Phần truyện kể thì nổi lên, phần ý nghĩa thì lắng đọng, người đọc tự rút ra. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn rất đa dạng, được xây dựng đối lập nhau để tạo sức hấp dẫn cho truyện (thông minh với ngu ngốc, tốt bụng với xấu xa, to lớn với nhỏ bé,...). Tác giả dân gian còn dùng biện pháp phủ định và biện pháp ẩn dụ để xây dựng truyện ngụ ngôn.

Nói ngay hay trái tai.

"Cứ nói thuần luân lý, thì dễ sinh lòng chán nản;

Cứ mượn truyện kể ra, thì luân lý mới trôi chảy."[10]

Một số thể loại khác[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Truyện cười: được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống, làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích mua vui giải trí & phê phán thói hư tật xấu.
  2. Tục ngữ: là những câu nói ngắn gọn, hàm xúc, có hình ảnh, nhịp, vần, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được đúc kết qua thực tiễn đời sống hằng ngày.
  3. Câu đố: là những câu nói, câu văn có vần dùng để mô tả một vật, một khái niệm, một hiện tượng,… buộc người đọc, người nghe đưa ra đáp án hoặc lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy & cung cấp những tri thức về đời sống.
  4. Ca dao: là những bài thơ trữ tình dân gian thường là những câu hát có vần, có điệu nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
  5. Vè: là tác phẩm tự sự dân gian có lời thơ mộc mạc kể về những sự kiện diễn ra trong xã hội nhằm thông báo & bình luận.

Ngoài ra, VHDG còn có một số thể loại khác như truyện thơ, chèo,...

2 tháng 12 2021
Giúp mình với mọi người
14 tháng 12 2018

các nhân vật

lịch sử

kì ảo

thái độ

nhân vật

14 tháng 12 2018

     Truyển thuyết là loại truyện dân gian kể về .. nhân vật...... và sự việc có liên quan đến ...lịch sử..... thời quá khứ , thường có yếu tố hoang đường ...kì ảo...... . Truyền thuyết thể hiện ....thái độ........ và cách đánh giá của ....nhân dân...... đối với các sự kiện và nhân vật được kể .