K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 5 2018

Trung bình nhân là: Căn số bậc hai của tích của hai số. VD: + ở BĐT Cô-si: căn ab là trung bình nhân của a và b

                                                                                                + 6 là trung bình nhân của 4 và 9 vì 6 = \(\sqrt{4.9}\) 

11 tháng 3 2020

A B C N M G E F I

a, xét tứ giác BICG có : 

M là trung điểm cuả BC do AM là trung tuyến (gt)

M là trung điểm của GI do I đx G qua M (gt)

=> BICG là hình bình hành (dh)

+ G là trọng tâm của tam giác ABC (gt)

=> GM = AG/2 và  GN = BG/2 (đl)

E; F lần lượt là trung điểm của  GB; GA (gt) => FG = AG/2 và GE = BG/2 (tc)

=> FG = GM và GN = GE 

=> G là trung điểm của FM và EN 

=> MNFE là hình bình hành (dh)

b, MNFE là hình bình hành (câu a)  

để MNFE là hình chữ nhật

<=> NE = FM 

có : NE = 2/3BN và FM = 2/3AM

<=> AM = BN  mà AM và BN là trung tuyến của tam giác ABC (Gt)

<=>  tam giác ABC cân tại C (đl)

c, khi BICG là hình thoi 

=> BG = CG 

BG và AG là trung tuyến => CG là trung tuyến

=> tam giác ABC cân tại A 

25 tháng 7 2018

Gọi K là trung điểm của AC

Ta có \(EF\le KF+KE\)

Mà KF là đg trung bình của tam giác ABC nên: \(KF=\frac{1}{2}AB\)

Tương tự: \(EK=\frac{1}{2}CD\)

Suy ra: \(EF\le\frac{AB+CD}{2}\)

Dấu bằng xảy ra khi E,F,K thằng hàng

Suy ra: AB//CD

10 tháng 11 2018

a) Ta có: \(AB//CD\left(hbhABCD\right)\Rightarrow AM//DN\)

\(AB=CD\left(hbhABCD\right)\Rightarrow AM=DN=\dfrac{1}{2}AB=\dfrac{1}{2}CD\)

Tứ giác AMND có: \(AM//DN;AM=DN\left(cmt\right)\)

\(\Leftrightarrow AMND\) là hbh ( dấu hiệu)

b) Ta có: \(AB//CD\left(hbhABCD\right)\Rightarrow MB//DN\)

\(AB=CD\left(hbhABCD\right)\Rightarrow BM=DN=\dfrac{1}{2}AB=\dfrac{1}{2}CD\)

Tứ giác MBND có: \(MB//DN;MB=DN\left(cmt\right)\)

\(\Leftrightarrow MBND\) là hbh ( dấu hiệu) \(\Rightarrow DM//BN\left(t/c\right)\)
10 tháng 11 2018

Hình đâu ạ?

22 tháng 5 2015

a) Tam giác ABC có MA=MC; NA=NB nên MN là đường trung bình của tam giác ABC

=> MN//BC; MN=1/2BC (1).

    Tam giác BGC có PG=BP; QG=QC nên PQ là đường trung bình của tam giác BGC

=> PQ//BC; PQ=1/2BC (2). 

từ (1) và (2) suy ra MN//PQ; MN=1/2PQ.

Tứ giác MNPQ có MN//PQ; MN=1/2PQ.

vậy MNPQ là hình bình hành.

b) câu này là dạng tìm điều kiện là dạng khó nhất trong ba dạng là dễ nhất là chứng minh tứ giác là hình gì, mình chỉ cần thuộc lí thuyết dò sẽ ra; tiếp theo là tứ giác này là hình gì, mình phải tự tìm; cuối cùng là dạng tìm điều kiện để trở thành hình khác thì mình phải giả sử một đặc điểm để trở thành hình đó rồi tìm mối tương quan. 

c1:Để hình bình hành MNPQ là hình chữ nhật, ta cần có thêm Một góc vuông.

Giả sử GÓc N=90 độ

Nối AG. Vì NA=NB;PQ=PB nên NP là đường trung bình của tam giác ABG=> NP//AG

                                                                                     mà                          NP vuông góc với MN. từ hai điều này suy ra AG cũng vuông góc với MN.

lại có MN//BC(cmt) từ hai điều này lại suy ra AG vuông góc với BC.

tam giác ABC có AG vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao nên tam giác ABC cân tại A

Vậy khi tam giác ABC cân tại A thì hình bình hành MNPQ là hình chữ nhật.
C2: Để hình bình hành MNPQ là hình chữ nhật, ta cần có thêm hai đuognừ chéo bằng nhau

 Giả sử MP=NQ (1)

ta có: MNPQ là hình bình hành nên GN=GQ; GP=GM

 G là trọng tâm của tam giác ABC nên BP=1/3BM; CQ=1/3CN. từ hai điều này suy ra: BP=1/2MP; CQ=1/2QN (2)

Từ (1) và (2) suy ra MP+BP=NQ+CQ hay BM=CN

Tam giác ABC có hai đuognừ trung tuyến bằng nhau nên tam giác ABC cân tại A( điều này đã được chứng minh ở lớp 7, bạn không cần chứng minh lại)

Vậy khi tam giác ABC cân tại A thì hình bình hành MNPQ là hình chữ nhật.

Bởi vì cách 2 nó có cái điều mà mình tự cm ở lớp 7 nên nhiều khi không hay

c)Nếu BM và CN vuông góc với nhau hay PM và QN cũng vuông góc với nhau.

Hình bình hành MNPQ có hai đuognừ chéo PM và QN vuông góc với nhau, nên MNPQ là hình thoi,.

Vậy nếu Nếu BM và CN vuông góc với nhau thì MNPQ là hình thoi

8 tháng 9 2016

Răng chi mà dài dòng dữ rứa

19 tháng 11 2022

a: Xét tứ giác AMND có

AM//ND

AM=ND

AM=AD

DO đó: AMND là hình bình hành

b: Xét tứ giác BMDN có

BM//DN

BM=DN

Do đó: BMDN là hình bình hành

=>DM//BN

Xét ΔMDC có

MN là đườg trung tuyến

MN=DC/2

Do đó: ΔMDC vuông tại M

=>MD vuông góc với MC

c: Xét ΔNAB có 

NM là trung tuyến

NM=AB/2

Do dó: ΔNAB vuông tại N

Vì AMND là hình thoi

nên AN vuông góc với MD tại P

Xét tứ giác MPNQ có

góc MPN=góc PMQ=góc PNQ=90 độ

nên MPNQ là hình chữ nhật

Để MNPQ là hình vuông thì MP=PN

=>AN=MD

=>AMND là hình vuông

=>góc BAD=90 độ

8 tháng 11 2018

(1)Đường trung bình của tam giác:

Định nghĩa: Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

Định lí 1: Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm của cạnh thứ ba,

Định lí 2: Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

(2) Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song

Định nghĩa: Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là khoảng cách từ một điểm tùy ý trên đường thẳng này đến đường thẳng kia. h là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b.

8 tháng 11 2018

1 . Định nghĩa: Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.

Định lí 1: Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm của cạnh thứ ba,

Định lí 2: Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

∆ABC, AD = DB, AE = EC => DE // BC, DE = 1212BC

2. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là khoảng cách từ một điểm tùy ý trên đường thẳng này đến đường thẳng kia. h là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b.

3.

- Nếu các đường thẳng song song cách đều cắt một đường thằng thì chúng chắn trên đường thẳng đó các đoạn thẳng liên tiếp bằng nhau.

- Nếu các đường thẳng song song cắt một đường thẳng và chúng chắn trên đường thẳng đó các đoạn thẳng liên tiếp bằng nhau thì chúng song song cách đều.