K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bắc Ninh, vùng đất với bề dày lịch sử, nổi tiếng với những giai điệu ngọt ngào của quan họ, cùng với những di tích chùa, đình, miếu, và mạo nguy nga, được xem là những ngọc bội quý giá của đất nước. Trong danh sách này, ngoài chùa Phật Tích, một trong những di tích cổ xưa nhất và mang ý nghĩa sâu sắc đối với tâm hồn người dân Bắc Ninh, chúng ta không thể không nhắc đến chùa Dâu, một ngôi chùa cổ tự truyền thống Phật giáo nổi tiếng đã tồn tại từ xa xưa cho đến tận ngày nay trên vùng đất này. Chùa Dâu, còn được biết đến với các tên gọi khác như chùa Cả, Cổ Châu Tự, Diên Ứng Tự, là ngôi chùa đầu tiên xuất hiện và phát triển tại Việt Nam, đánh dấu sự ra đời sớm của Phật giáo trên đất nước này. Chùa Dâu hiện nay được xem như một danh lam nổi bật ở vùng Bắc kinh xưa, với kiến trúc kỳ diệu gồm hàng trăm gian chùa, tháp chín tầng, và cầu chín nhịp. Ngôi chùa này được xây dựng vào thời kỳ đầu Công Nguyên, khoảng từ năm 187 đến năm 226, và nó đã tồn tại và gắn bó mật thiết với lịch sử văn hóa và Phật giáo Việt Nam suốt hàng ngàn năm. Từ thời kỳ sơ khai đến ngày nay, chùa Dâu đã trải qua nhiều lần phục dựng và trùng tu để đối phó với thử thách của thời gian và chiến tranh. Chùa Dâu cũng là nơi trung tâm của phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi tại Việt Nam, kết hợp sự ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Hoa, thu hút nhiều cao tăng từ Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc đến nghiên cứu, biên soạn, phiên dịch các kinh Phật, và đào tạo tăng ni. Một thời, nơi đây được xem như trung tâm của Phật giáo trong nước. Giống như nhiều ngôi chùa khác trên lãnh thổ Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc", với bốn dãy nhà hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Trong tiền đường của chùa Dâu, bạn có thể thấy các tượng Hộ pháp và tám vị Kim Cương; Gian thiêu hương trưng bày tượng Cửu Long, cùng với các tượng Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi ở hai bên. Thượng điện chứa tượng Bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), cùng với các thần tiên. Các tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phía sau chùa chính. Ở giữa khu vực thờ cúng chùa là tượng Bà Dâu, còn được gọi là nữ thần Pháp Vân, với vẻ uy nghi và trầm mặc. Với chiều cao gần 2m, tượng này có gương mặt đẹp và nổi bật với nốt ruồi lớn giữa trán, gợi nhớ đến vẻ đẹp của những nàng vũ nữ Ấn Độ và quê hương Tây Trúc. Bên cạnh tượng Bà Dâu, có các tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Phía trước có một hộp gỗ đặt Thạch Quang Phật, được cho là em út của Tứ Pháp. Bên trái của thượng điện, bạn có thể thấy tượng thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, người sáng lập phái thiền tông ở Việt Nam, đã từng đến và kiết trụ thiền định tại chùa Dâu. Bức tượng này được đặt trên một kệ gỗ hình sư tử đội tòa sen và có thể đã được tạo vào thế kỷ 14. Ở trung tâm sân chùa trải rộng, bạn có thể thấy tháp Hòa Phong. Tháp này được xây dựng bằng loại gạch lớn thủ công, mang màu sắc sẫm già của vại sành. Mặc dù thời gian đã làm mất đi sáu tầng trên cùng của tháp, nhưng tháp vẫn tỏ ra uy nghi và vững chãi, vẹn nguyên sau hàng ngàn năm. Tầng 2 của tháp có bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp" ở mặt trước. Tháp vuông vức, với mỗi cạnh dài gần 7m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Bên trong tháp, bạn có thể thấy một quả chuông đồng đúc vào năm 1793 và một cái khánh đúc vào năm 1817. Bốn tượng Thiên Vương có chiều cao 1,6m được đặt ở bốn góc của tháp. Phía trước tháp, bên phải có một tấm bia vuông được dựng vào năm 1738, bên trái có một tượng cừu đá dài 1,33m và cao 0,8m. Tượng cừu đá là dấu vết duy nhất còn tồn tại từ thời nhà Hán. Sự phát triển của chùa Dâu còn kể đến truyền thuyết về phật mẫu Man Nương, tạo nên sự độc đáo và thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian độc đáo của người dân Bắc Ninh. Mỗi năm, lễ hội tôn vinh các vị Tứ Pháp, Man Nương lại được diễn ra, thể hiện lòng sùng bái và tín ngưỡng sâu sắc của cư dân vùng đất lúa nước Bắc. Lễ hội được tổ chức với nghi lễ trang nghiêm và theo truyền thống để kỷ niệm ngày Phật mẫu Man Nương sinh nữ nhi. Lễ hội bao gồm nhiều hoạt động dân gian và biểu diễn sôi động, thu hút du khách từ khắp nơi, cũng như các tăng ni và đạo hữu tham gia để cúng lễ, dâng hương và tham gia lễ hội. Mặc dù hàng ngàn năm đã trôi qua, phần "lễ hội" của lễ hội Dâu có thể đã mất đi một phần, nhưng vẻ đẹp và giá trị văn hóa truyền thống vẫn còn nguyên trong lòng người dân. Di tích lịch sử của chùa Dâu đã gắn bó với đời sống dân gian suốt hàng thế kỷ. Mặc dù ngày nay, di tích chùa Dâu có thể không còn như trước, nhưng ý nghĩa và giá trị của nó vẫn sống mãi trong trái tim của con người.

11 tháng 12 2021

tham khao:

Quê hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Quê hương, xứ sở như một mảnh tình con theo ta đến suốt cuộc đời. Dù có đi đâu thì quê hương cũng luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm thức của mỗi người. Quê hương - hai tiếng đơn sơ mà cũng thật ấm áp và gần gũi vô ngần. Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. Có một điều không thể phủ nhận rằng bất kể đi tới đâu người ta cũng luôn nhớ về quê hương và hướng về mái ấm gia đình. Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành dần từ những ngây thơ, vụng dại của ngày bé. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. Đó cũng chính là lí do vì sao quê hương trở nên thân thương và ấm áp đến lạ thường. Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình và rồi trở thành dòng suối mát lành tắm mát và gột rửa tâm hồn ta trước những muộn phiền, lo toan của cuộc sống.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/suy-nghi-ve-nghia-tinh-que-huong-doi-voi-moi-con-nguoi

10 tháng 12 2021

link tham khảo:

https://pnrtscr.com/kprkc7

10 tháng 12 2021

mấy anh ctv ban acc này đi 

8 tháng 12 2023

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

21 tháng 5 2021

Tham khảo dàn ý nha em:

I. Mở bài

- Giới thiệu về di tích lịch sử đền Hùng.

II. Thân bài

1. Lịch sử hình thành

- Vua Hùng lựa chọn để đóng đô.

2. Đặc điểm

- Vị trí: nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.

- Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.

- Đền Hạ: xây vào thế kỷ 17 - 18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.

- Chùa Thiên Quang: nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.

- Đền Trung: tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý - Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.

- Ðền Thượng: nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.

- Lăng vua Hùng: là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.

 

- Đền Giếng: nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.

3. Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích

- Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

- Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.

III. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của khu di tích đền Hùng.

12 tháng 5 2021

- Thấy dừa thì nhớ Bến Tre

Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười.

- Nhất cao là núi Ba Vì

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

- Cần Thơ có bến Ninh Kiều

Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân.

- Bánh tráng Mỹ Lồng,

Bánh phồng Sơn Đốc,

Măng cụt Hàm Luông.

- Bến Tre biển cá sông tôm

Ba Tri Muối mặn, Giồng Trôm lúa vàng.

12 tháng 5 2021

tk 

Bắc Cạn có suối đãi vàng. Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh​ ...Bình Định có núi Vọng Phu. Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh. ...Cổ Đô tốt đất cao nền. Ai đi đến đó cũng quên ngày về.​ ...Cổ Loa là đất Đế Kinh. ...Chẳng vui cũng thể hội Thầy. ...Chuồn chuồn bay thấp bay cao. ...Bóng đèn là bóng đèn hoa. ...Cát Chính có cây đa xanh
8 tháng 5 2019

Tháp Bình Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV với nhiều nét độc đáo cả về kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, kỹ thuật xây dựng. Trước đây, Tháp có 15 tầng nhưng hiện chỉ còn 12 tầng. Tháp cao 14 thước 70, hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, và được xây từ 13.200 viên gạch nung. Phần ruột Tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân Tháp lên ngọn. Xung quanh Tháp được ốp một lớp gạch vuông, phủ kín thân Tháp. Mặt ngoài của lớp gạch ốp này được trang trí hoa văn phong phú mang đặc trưng của nghệ thuật thời Lý – Trần.  

 Tương truyền ngôi tháp có 15 tầng nhưng nay chỉ còn 11 tầng. Tháp cao 16 mét, lòng tháp rỗng. Bệ tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 4,45 mét thu nhỏ dần lên đỉnh, tầng trên cùng mỗi cạnh dài 1,55 mét. Tháp Bình Sơn được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm. Dấu vết hoa văn trang trí trên thân tháp hiện còn là những họa tiết hoa cúc, cánh sen, cánh đề, sư tử hí cầu, rồng chạm nổi… Trải qua nhiều thế kỷ mưa nắng dãi dầu, lại thường bị lũ lụt tràn về tàn phá, đã có lúc tháp bị nghiêng lệch và sụt lở.

Điều đáng ghi nhận là vào đầu thập niên 1970, mặc dầu trong hoàn cảnh chiến tranh, Bộ Văn hóa Thông tin kết hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú đã chỉ đạo và phối hợp với nhiều ban ngành như: Xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương, Hợp tác xã cao cấp gốm sành Hương Canh cùng các nghệ nhân bỏ nhiều công sức để phục dựng, cứu vãn ngôi tháp tồn tại đến ngày nay. Trong các lần trùng tu, mặc dầu đã chọn đất rất kỹ, chọn phương pháp nung tối ưu nhưng chất lượng gạch mới vẫn không thể sánh với gạch nung nguyên thủy của tháp nên đã bị rêu đóng.

Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch, mà người ta thường gọi là giếng. Tương truyền đất của giếng là một ngôi tháp, được gọi là tháp Xanh. Một hôm, ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay?

Thông thường nếu là giếng thì miệng giếng phải tròn đều, đằng này miệng giếng hình hơi thuẫn (đường kính dài khoảng 4 mét và đường kính ngắn khoảng 3 mét). Còn nếu là tháp thì chân tháp cũng phải hình vuông hay hình chữ nhật, nền móng phải có độ dày. Phải chăng cái giếng là một ngôi mộ cổ đã được bốc dỡ?

Ngoài ra, trước chánh điện chùa Vĩnh Khánh (giữa ngôi tháp và giếng) có một cây sứ khá đẹp, tương truyền cây sứ đó đã trên 500 năm tuổi. Cần xác định niên đại, nếu quả thật cây sứ ấy trên 500 năm thì thật quý giá, cần phải bảo tồn.

Đại đức Thích Kiến Nguyệt, Trưởng ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng ban Hưng công Thiền phái Trúc Lâm được Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (chủ đầu tư) đề cử thi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Bình Sơn cho biết: “Tôi được biết tháp Bình Sơn là một trong 5 tháp quý có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo, đó là tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Tường Long (Hải Phòng), tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Ân và tháp Bình Sơn. Trong đó, tháp Bình Sơn có hoa văn khác hẳn, kiến trúc không hẳn của Chàm, có pha lẫn nét Ấn Độ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để Phật tử hiểu biết thêm về nét văn hóa đời Trần”.

Được biết, tháp Bình Sơn nằm trong tuyến du lịch tâm linh tham quan thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chỉ cách thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khoảng 20 cây số). Vì thế, ngôi tháp cổ Bình Sơn cần được bảo tồn, nghiên cứu bài bản để giới thiệu cho du khách, nhất là du khách Phật giáo.

8 tháng 5 2019

cảm ơn bạn nha!

14 tháng 4 2024

Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà em biết là : Hồ Gươm , Lăng Bác , đền ngọc sơn , hoàng thành thăng long, hồ tây ,chùa trần quốc ,...

 

  Em sẽ làm những điều sau để bảo vệ , giữ gìn danh lam thắng cảnh đó là : 

+ Không nên vứt rác bừa bãi . 

+ Không hút thuốc ở các nơi công cộng . 

+ Đi thăm quan , tìm hiểu các di tích lịch sử . 

+ Báo cáo với bảo vệ khi thấy người ăn cắp cổ vật .