Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung 1
Vị trí địa lý
Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50" đến 18°43’38" vĩ độ Bắc, từ 105°56’30" đến 105°49’50" kinh độ Đông. Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên. Thành phố Vinh cáchthủ đô Hà Nội 295 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây.
Địa hình
Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của biển Đông. Sau này sông Lam đổi dòng chảy về mạn Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần. Địa hình bằng phằng và cao ráo nhưng không đơn điệu, có núi Dũng Quyết hùng vĩ và dòng sông Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoáng đạt.
Nội dung 2: Nghề nghiệp ở thành phố Vinh
Công nghiệp, dịch vụ, thương mại
Những thuận lợi của công việc đó:
+ tăng thêm tiền nong
+ thành phố hiện đại
+ ....
Khó khăn của công việc :
+ Ô nhiễm tiếng ồn
+ Ô nhiễm không khí độc
+ ...
Quá trình hoạt động của một số nghề đó rất thuận lợi nhưng đôi lúc cũng gặp khó khăn trong cuộc sống
Ví dụ, người nhà quê làm nông lên thành phố để làm công nghiệp sẽ rất khó khăn trong quá trình làm công việc và phải chờ một thời gian ngắn hoặc dài tùy thuộc vào người làm.....
Nội dung 3:
Di tích lịch sử: Khu di tích Kim Liên, Làng VẠc, đền Cuông-An Dương Vương, Hoành Sơn,...
Di tích văn hóa và lễ hội: Dân ca xứ Nghệ, Văn hóa ẩm thực,...
mk chỉ bik bao nhiu í thui, bn bik thêm thì bn thêm zào nha
Sau hi lên ngôi Lí Bí đã cho lập ra hai ban văn võ. Phạm Tu đứng đầu ban võ. Phạm Tu đứng đàu ban văn. Ông cho dựng điện Vạn Xuân làm nơi triều hội, dựng chùa Khai Quốc.
SAU KHI LÊN NGÔI LÍ BÍ LẤY HIỆU LÀ LÍ NAM ĐẾ ĐẶT TÊN NC LÀ VẠN XUÂN, NIÊN HIỆU LÀ THIÊN ĐỨC XÂY DỰNG TRIỀU ĐÌNH THÀNH LẬP HAI BAN VĂN,VÕ.PHẠM TU ĐỨNG ĐẦU BAN VÕ,TINH THIỀU ĐỨNG ĐẦU BAN VĂN
Cách này bạn thử nhé:
1. Hiểu rõ nội dung vấn đề bạn cần học thuộc
Đây là vấn đề đầu tiên và tiên quyết giúp bạn thuộc bài nhanh hơn. Nếu bạn không hiểu vấn đề thì bạn thuộc bài cũng chỉ như “học vẹt” mà thôi, suốt ngày cứ ê a “rắn là một loại bò, sát không chân” thì không những không đạt hiệu quả mà còn mất thời gian. Chính vì vậy, khi ở trên lớp, hãy cố gắng tiếp thu kiến thức được thầy cô truyền đạt, nắm rõ, hiểu đúng bản chất, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay và ghi chép cẩn thận. Làm như thế là bạn đã tiết kiệm được 50% thời gian học thuộc bài rồi đấy.
2. Trước khi học, hãy đọc một lượt nội dung từ trên xuống dưới, gạch dưới những từ, những ý quan trọng, có thể soạn lại bài và trình bày theo sở thích của bạn sao cho dễ học, dễ nhớ
Nắm được nội dung bài học một cách toàn diện và khái quát như thế sẽ giúp bạn học bài nhanh thuộc hơn rất nhiều vì trong đầu bạn đã hình dung ra được kết cấu, những kiến thức trọng tâm cần nắm.
3. Chia nội dung bài học thành những mục nhỏ
Có một điều chắc chắn rằng việc bạn phân bài học thành những mục nhỏ tương ứng với nội dung cụ thể sẽ giúp bạn học thuộc bài nhanh hơn và tập trung được nhiều thời gian cho những phần khó thuộc, khó nhớ. Đây chính là phương pháp “chia nhỏ mục tiêu”, bạn sẽ thấy sau khi học thuộc được 1 mục, 1 ý bạn sẽ có thêm động lực, sự hào hứng để học tiếp những phần khác.
4. Vừa học vừa liên hệ thực tế để khắc sâu kiến thức
Đặc biệt là những sự kiện, ngày tháng năm trong các môn lịch sử hay những đặc trưng cơ bản của các vùng địa lý. Bạn có thể liên tưởng các sự kiện lịch sử gắn với những sự kiện mà bản thân bạn đã thuộc nằm lòng, hay nhớ về những chuyến du lịch, những ấn tượng mạnh mẽ của bạn về một vùng đất nào đó, nếu bạn ở Huế thì những đặc điểm về khí hậu, kinh tế, con người của vùng Bắc Trung Bộ là quá đơn giản với bạn rồi phải không nào, thêm vào đó những liên hệ thực tế còn cho bạn những ví dụ minh họa sinh động và sắc nét trong quá trình vận dụng làm bài nữa đấy.
5. Kết hợp vừa học vừa ghi
Đây là phương pháp giúp bạn nhớ bài vừa nhanh, vừa sâu, vừa có hệ thống, vừa tăng cường khả năng tập trung. Đối với những đoạn dài bạn vừa nhẩm bài vừa ghi ra nháp những chữ mang tính chất nội dung trọng tâm thôi nhé. Riêng những công thức, những định nghĩa bạn nên ghi lại từ 2-3 lần, có thể nhiều hơn để nhớ lâu, nhớ sâu hơn nhé.
6. Tưởng tượng lại toàn bộ nội dung bài học sau khi học xong
Một khi đã thuộc bài bạn sẽ nhớ được rất rõ những đặc điểm về thứ tự cách sắp xếp các ý, thậm chí cả dấu chấm, dấu phẩy, ngắt câu nữa đấy. Chính vì vậy, việc bạn tưởng tượng lại toàn bộ nội dung bài học chỉ lấy đi của bạn vài phút nhưng lại giúp bạn nhớ kiến thức một cách sâu sắc hơn, đây chính là cứu cánh rất hữu hiệu trong những trường hợp do bạn quá hồi hộp khi làm bài thi, bài kiểm tra mà quên mất đi những gì đã học. Một khi đã nhớ ra được hình ảnh bài học trong tưởng tượng ấy bạn sẽ lần lượt nhớ lại từng câu từng chữ trong bài rất hiệu quả.
7. Không gian học đóng vai trò rất quan trọng
Đối với những môn học bài, một không gian học tập trung, không có người ra vào, yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ đóng một vai trò rất quan trọng. Để học bài nhanh thuộc bạn cần có sự tập trung cao độ, vừa nắm nội dung chính toàn bài, vừa nhẩm bài, vừa ghi chép, vừa khắc sâu những kiến thức quan trọng, nếu không gian học quá ồn ào, người ra vào liên tục, thiếu ánh sáng bạn sẽ mất tập trung và học mãi…nhưng chẳng thuộc chữ nào.
Cơ bản là bạn phải có trí nhớ tốt ,tập trung khi học thuộc và có thể liên tưởng ra cái gì đó có thật trong ngoài đời .Nên học ở chỗ yên tĩnh để có sự tập trung tốt hơn
Đó là kinh nghiệm của mình , bạn có thể tham khảo .Chúc bạn học tốt và làm bài kiểm tra đạt điểm tối đa nha !
Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng là :
+ Kết thúc 1000 năm Bắc Thuộc .
+ Tiêu biểu cho tinh thần quyết tâm , ý chí quật cường chống quân xâm lược .
+ Đập tan âm mưu xâm lược nước ta của nhà Hán .
+ Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho Tổ Quốc .
+ Ngô Quyền trở thành anh hùng của dân tộc được nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn .
Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
Võ Nguyên giáp là nhà chỉ huy quân sự tài ba, nhà hoạt động chính trị lồi lạc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến trong thời kì từ năm 1945 đến năm 1954 và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi kết thúc chiến tranh. Ông là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các chiến dịch mà ông đã từng tham gia với tư cách Tư lệnh chiến dịch trong giai đoạn 1945 - 1954: chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch Biên giới (1950), chiến dịch Trung Du (12/1950), chiến dịch Đông Bắc (1951), chiến dịch Đồng Bằng (5/1951), chiến dịch Tây Bắc (1952), chiến dịch Thượng Lào (1953), chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Như các danh tướng trong lịch sử Việt Nam, Võ Nguyên Giáp chú trọng chiến thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lây thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông là chiến tranh Nhân dân được kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa đánh giặc của Tổ tiên và tri thức quân sự thế giới, tất cả những điểm ấy luôn được cập nhật qua mỗi cuộc chiến.
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.
+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.
+ Các công trình thủy lợi được xây dựng.
⟹ Năng suất cây trồng tăng hơn trước.
- Thủ công nghiệp, thương mại:
+ Kĩ thuật rèn sắt phát triển.
+ Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.
+ Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…
+ Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.
* Về văn hóa, xã hội:
- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự.
- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
* Nguyên nhân của sự chuyển biến: là do các chính sách cai trị, bóc lột của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta.
*Những chuyển biến về kinh tế và văn hóa ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc:
1:Tình hình kinh tế ở nước ta có gì thay đổi ?
Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.
- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)
Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)
- Nông nghiệp:
+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.
+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.
+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.
+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.
Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
- Thủ công nghiệp:
+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt.
+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.
+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.
- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.
+ Hình thành các làng.
+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.
+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.
2. Những biến chuyển về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỉ I - VI
THỜI VĂN LANG – ÂU LẠC |
THỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ |
Vua |
Quan lại đô hộ |
Quý tộc |
Hào trưởng Việt- Địa chủ Hán |
Nông dân công xã |
Nông dân công xã - Nông dân lệ thuộc |
Nô tì |
Nô tì |
Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.
Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...
Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình
Chùa Tiên:
Chùa Tiên - Mẫu Đầm Đa (hay còn được người dân gọi là Chùa Tiên - Đầm Đa) là một quần thể du lịch thuộc địa phận xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Trong quần thể có một ngôi chùa tên là Chùa Tiên, được Bộ văn hóa - Thông tin Việt Nam cấp bằng di tích lịch sử văn hóa tháng 9 năm 1989.
Khu Du lịch Chùa Tiên - Đầm Đa là một quần thể du lịch bao gồm nhiều hang động, đền chùa tuyệt đẹp, nằm bên kia sườn dãy núi Hương Sơn Chùa Hương. Ngoài ra quần thể danh thắng Chùa Tiên là di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia.
Nhà máy Thủy điện Hoà Bình:
Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Trước khi nhà máy thủy điện Sơn La khánh thành thì đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành.
Công trình khởi công xây dựng ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994. Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 megawatt, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240 MW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kilowatt giờ (KWh).
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán đã diễn ra như thế nào?
Mã Viện là một viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam, được vua Hán phong làm Phục ba tướng quân, chỉ huy đạo quân xâm lược gồm hai vạn quân tinh nhuệ), hai nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu. Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả rồi rút lui.
Mã Viện chiếm được Hợp Phô, liền chia quân thanh hai đạo thuỷ, bộ tiên vào Giao Chỉ. Đạo quân bộ men theo bờ biển, đẵn câv mỏ' đường mà đi, chúng lẻn qua Quy Môn Quan (Tiên Yên - Quảng Ninh), xuống vùng Luc Đầu. Đạo quân thuỷ từ Hợp Phố vượt biển vào sông Bạch Đằng, rồi ngược lên vùng Lục Đầu. Tại đây, hai cánh quân thuỷ, bộ hợp lại ở Lãng Bạc.
Hai Bà Trưng kéo quân đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
Quân ta lùi về giữ cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (thuộc vùng Ba Vì - Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất. Cuối cùng, tháng 3 năm 43 (ngày 6 tháng Hai âm lịch), Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt trên đất Cẩm Khê.
Sau khi Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11 năm 43. Mùa thu năm 44, Mã Viện thu quân trở về Trung Quốc. Quân đi mười phần, khi về chỉ còn bốn, năm phần.
Mã Viện là một viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam, được vua Hán phong làm Phục ba tướng quân, chỉ huy đạo quân xâm lược gồm hai vạn quân tinh nhuệ), hai nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu. Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả rồi rút lui.
Mã Viện chiếm được Hợp Phô, liền chia quân thanh hai đạo thuỷ, bộ tiên vào Giao Chỉ. Đạo quân bộ men theo bờ biển, đẵn câv mỏ' đường mà đi, chúng lẻn qua Quy Môn Quan (Tiên Yên - Quảng Ninh), xuống vùng Luc Đầu. Đạo quân thuỷ từ Hợp Phố vượt biển vào sông Bạch Đằng, rồi ngược lên vùng Lục Đầu. Tại đây, hai cánh quân thuỷ, bộ hợp lại ở Lãng Bạc.
Hai Bà Trưng kéo quân đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
Quân ta lùi về giữ cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (thuộc vùng Ba Vì - Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất. Cuối cùng, tháng 3 năm 43 (ngày 6 tháng Hai âm lịch), Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt trên đất Cẩm Khê.
Sau khi Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11 năm 43. Mùa thu năm 44, Mã Viện thu quân trở về Trung Quốc. Quân đi mười phần, khi về chỉ còn bốn, năm phần.
- Về kinh tế :
+ Nhà công cụ bằng được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thuỷ lợi được xây dựng nên năng suất lúa cao hơn trước
+ Nhờ sự phát triển thủ công nghiệp và hệ thông giao thông thủy , bộ phát triển nên buôn bán mở rộng ra các nước khác
- Văn hóa : một mặt nhân dân ta đã tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa, nhưng mặt khác vẫn bảo tồn nền văn hoá truyền thống dân tộc.
— Xã hội : do những chính sách cai trị tàn bạo, vơ vét nặng nề của các triều đại phương Bắc đã làm xuất hiện mâu thuẫn mới giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ
-