Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 8
- Thân hình thoi-->giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh-->quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau-->giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng-->làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp-->giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng-->làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân-->phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
Câu 1
* Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước-->giảm sức cản của nước khi bơi.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí -->giúp hô hấp trong nước.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón--.tạo thành chân bơi để đẩy nước.
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở) -->khi bơi vừa thở, vừa quan sát.
* Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ -->bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí -->giúp hô hấp
- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt -->thuận lợi cho việc di chuyển.
5000 tế bào (AB//ab) của một con ruồi giấm cái giảm phân tạo ra 5000 trứng.
Tần số hoán vị gen = 84% : 2 = 42%.
Giao tử hoán vị Ab = aB = 42% : 2 = 21% = 0,21 × 5000 = 1050.
Giao tử liên kết: AB = ab = 50% - 21% = 29% = 0,29 × 5000 = 1450.
(1), (2), (3), (6) là sai.
Chỉ có (4) và (5) đúng. --> Chọn C.
a. Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi: (0,5 điểm)
5000.20/100 = 1000 ml O2
b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng, vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng.
c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường.
Cấu trúc hóa học của phân tử ATP:
ATP (ađênôzin triphôtphat) là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Chính các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra vì thế liên kết này rất dễ bị phá vỡ
ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sinh sản và phân hủy tới 40kg ATP và mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.
Chức năng của phân tử ATP:
+ Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.
+ Vận chuyển các chất qua màng: vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.
+ Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.
Thực chất của quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng xảy ra bên trong tế bào gồm hai mặt đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình mâu thuẫn, nhưng gắn bó chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhau:
ĐỒNG HÓA | DỊ HÓA |
- Là quá trình tổng hợp các chất đặc trưng của tế bào từ các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ đơn giản và tích lũy năng lượng. - Quá trình đồng hóa đòi hỏi cung cấp năng lượng (năng lượng mặt trời hoặc năng lượng lấy từ các quá trình dị hóa). Vật chất được tổng hợp nên có tích lũy năng lượng dạng thế năng. - Không có đồng hóa thì không có vật chất để sử dụng trong dị hóa. | - Là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ được tổng hợp trong quá trình đồng hóa tạo thành những hợp chất đơn giản và giải phóng năng lượng. - Năng lượng được giải phóng dùng cho mọi hoạt động sống của tế bào, trong đó có sự tổng hợp các chất mới trong quá trình đồng hóa tiếp theo. - Không có dị hóa thì không có năng lượng cung cấp cho quá trình đồng hóa và các hoạt đột sống của tế bào. |
Như vậy, đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình đối lập, nhưng thống nhất với nhau
Thực chất của quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng xảy ra bên trong tế bào gồm hai mặt đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình mâu thuẫn, nhưng gắn bó chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhau:
ĐỒNG HÓADỊ HÓA
- Là quá trình tổng hợp các chất đặc trưng của tế bào từ các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ đơn giản và tích lũy năng lượng.
- Quá trình đồng hóa đòi hỏi cung cấp năng lượng (năng lượng mặt trời hoặc năng lượng lấy từ các quá trình dị hóa). Vật chất được tổng hợp nên có tích lũy năng lượng dạng thế năng.
- Không có đồng hóa thì không có vật chất để sử dụng trong dị hóa.- Là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ được tổng hợp trong quá trình đồng hóa tạo thành những hợp chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
- Năng lượng được giải phóng dùng cho mọi hoạt động sống của tế bào, trong đó có sự tổng hợp các chất mới trong quá trình đồng hóa tiếp theo.
- Không có dị hóa thì không có năng lượng cung cấp cho quá trình đồng hóa và các hoạt đột sống của tế bào.
Như vậy, đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình đối lập, nhưng thống nhất với nhau
Chủng tụ cầu vàng được cấy trên ba loại môi trường a, b, c các loại môi trường này sẽ là:
- Môi trường a: tuy không có vitamin B1, nhưng có nhân tố sinh trưởng là nước thịt nên tụ cầu vàng sinh trưởng được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường bán tổng hợp.
- Môi trường b: có muối khoáng, glucôzơ, vitamin, đây là môi trường có đầy đủ nhân tố sinh trưởng nên tụ cầu vàng phát triển được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường tổng hợp.
- Môi trường c: vẫn trong suốt, không thay đổi, chứng tỏ môi trường không có các nhân tố giúp sự sinh trưởng của vi sinh vật, nên tụ cầu vàng không phát triển được.
- Giải thích kết quả thí nghiệm: Tụ cầu vàng muốn phát triển chúng đòi hỏi vitamin và các hợp chất phức tạp trong nước thịt, glucôzơ nên môi trường a, b, phù hợp còn môi trường c là môi trường khoáng nên nó không phát triển được.
- Vai trò của glucôzơ, tiamin, nước thịt.
+ Glucôzơ: là hợp chất cung cấp cacbon và năng lượng cho vi khuẩn.
+ Tiamin: vai trò hoạt hóa các enzim.
+ Nước thịt: là hợp chất cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn.
- Môi trường a: tuy không có vitamin B1, nhưng có nhân tố sinh trưởng là nước thịt nên tụ cầu vàng sinh trưởng được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường bán tổng hợp.
- Môi trường b: có muối khoáng, glucôzơ, vitamin, đây là môi trường có đầy đủ nhân tố sinh trưởng nên tụ cầu vàng phát triển được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường tổng hợp.
- Môi trường c: vẫn trong suốt, không thay đổi, chứng tỏ môi trường không có các nhân tố giúp sự sinh trưởng của vi sinh vật, nên tụ cầu vàng không phát triển được.
- Giải thích kết quả thí nghiệm: Tụ cầu vàng muốn phát triển chúng đòi hỏi vitamin và các hợp chất phức tạp trong nước thịt, glucôzơ nên môi trường a, b, phù hợp còn môi trường c là môi trường khoáng nên nó không phát triển được.
- Vai trò của glucôzơ, tiamin, nước thịt.
+ Glucôzơ: là hợp chất cung cấp cacbon và năng lượng cho vi khuẩn.
+ Tiamin: vai trò hoạt hóa các enzim.
+ Nước thịt: là hợp chất cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn.
Đáp án C
Nitơ và lưu huỳnh là thành phần
của các chất hữu cơ như protein