K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2018

Khi những tia nắng đầu tiên sau cơn mưa xuất hiện, bóng tối tan đi .Một ngày mới bắt đầu. Những hạt mưa còn đọng trên lá lấp lánh dưới ánh ban mai . Trong căn phòng ấy, từng hơi thở đều đều của những con người đang say giấc trên giường .Từng tia nắng rọi qua mặt kính, chiếu sáng quanh phòng. Trên giường, có 3 người đang ngủ rất say. Không gian lúc này thật yên tĩnh!

18 tháng 3 2018

Thời gian cứ thế trôi đi.........

..........1 phút ......................

...........5 phút.....................

..........................................

..............30 phút sau .................

- Cộc ....cộc ....cộc............-Tiếng gõ cửa.

-......................................

Tham khảo:

1.

     Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.

   

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

 

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

 

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

 

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

 

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

7 tháng 3 2021

Tham khảo:

Câu 1:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Câu 2:

Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ýKhổ 5 là hình ảnh thự tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưaTâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

 

2 tháng 2 2021

1, Thơ cũ giam mình trong lốt hổ, nhà thơ tả hổ sa cơ bằng bút pháp và kích cỡ vung ngang, chém dọc rất tự nhiên, ngẫu hứng, sắc bén bằng tố chất mới lạ của Thơ Mới?

Nếu trước đó, nhà thơ miền Nam Đông Hồ đã ví thơ cũ như "Chiếc áo năm xưa đã cũ rồi", cũ về màu sắc đặt định, cũ cả về kích thước của cảm xúc… thì giờ đây Thế Lữ không muốn chỉ ra hết tất thảy nhược điểm của thơ cũ. Trái lại, chừng như ông nhìn thấy hồn thơ cũ vẫn còn âm vang trong Thơ Mới, có điều nó được diễn đạt thoải mái hơn, tự do hơn. Con hổ bị giam nhưng vẫn cố ánh lên thứ khí phách phi thường bằng đặc chất của chủ nghĩa lãng mạn qua những ngôn từ cực mạnh của của "gió rừng", của "giọng nguồn hét núi", của những động từ dữ dội: "thét, dõng dạc, cuộn, quắc…":

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi.

Ta biết ta chúa tể muôn của loài

Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.

"Đâu… đâu… đâu…?" điệp động liên hồi về một quyền năng chỉ còn trong hoài niệm của hổ. Sự khuôn định, niêm luật khắt khe chưa hẳn là thế mạnh của thơ cũ, ngược lại nó gò bó thơ cũ. Nhưng tính súc tích, cô đọng về ngôn từ của thơ cũ vẫn có thể vận dụng để làm giàu đẹp cho Thơ Mới. Yêu tự do, muốn vượt mọi khuôn định, nhưng sự dài dòng, khuynh hướng viết "thoải mái", "tràng giang" nhất địng không thể là thế mạnh của Thơ Mới, mà nó đã vấp phải trong giai đoạn sơ khai.

Phải chăng ngoài sự thắng lợi của Thơ Mới, vị chủ tướng Thế Lữ vẫn còn rất trân trọng với thơ cũ về năng lực đậm đặc và súc tích của nó? Nếu như vậy, "Nhớ rừng" của Thế Lữ đã mở ra triển vọng cho Thơ Mới về cả hai cực: tiến tới sự phóng khoáng của ngày mai trong sự kế thừa, chắt lọc bao tinh túy của cái hôm qua?

2.

21 tháng 5 2017

- Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.

- Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước. Hình tượng người chí sĩ hiện lên thật hào hùng, khí phách ngang tàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách, gian nan có thể đe dọa đến tính mạng. Coi thường những thử thách, gian nan trước mắt và lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước.

- Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, không

- Có khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.

- Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.

Câu 1:Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX có phải một xã hội cũ trong một thế giới mới?Câu 2: So sánh 3 trường học Duy tân cuối thế kỷ XIX của Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc.Câu 3: Chủ nghĩa lãnh thổ quốc gia thiêng liêng đã được khẳng định và giữ gìn như thế nào trong lịch sử dân tộc? Nhà Nguyễn đã lần lượt đánh mất chủ quyền lãnh thổ qua các hiệp ước kí kết với Pháp ra sao?...
Đọc tiếp

Câu 1:Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX có phải một xã hội cũ trong một thế giới mới?

Câu 2: So sánh 3 trường học Duy tân cuối thế kỷ XIX của Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc.

Câu 3: Chủ nghĩa lãnh thổ quốc gia thiêng liêng đã được khẳng định và giữ gìn như thế nào trong lịch sử dân tộc? Nhà Nguyễn đã lần lượt đánh mất chủ quyền lãnh thổ qua các hiệp ước kí kết với Pháp ra sao? Những sai lầm của nhà Nguyễn làm cho đất nước trở thành thuộc địa của Pháp?

Câu 4: Bài học rút ra từ những sai lầm đó cho hiện nay là gì?

Câu 5: Về phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX: nêu tên, vì sao thất bại, ý nghĩa, sự kiện em ấn tượng nhất.

Câu 6: Làm rõ vì sao Pháp mất 1 thời gian dài mới hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam

1
11 tháng 8 2021

Câu 1:Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX có phải một xã hội cũ trong một thế giới mới?

Câu 2: So sánh 3 trường học Duy tân cuối thế kỷ XIX của Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc.

Câu 3: Chủ nghĩa lãnh thổ quốc gia thiêng liêng đã được khẳng định và giữ gìn như thế nào trong lịch sử dân tộc? Nhà Nguyễn đã lần lượt đánh mất chủ quyền lãnh thổ qua các hiệp ước kí kết với Pháp ra sao? Những sai lầm của nhà Nguyễn làm cho đất nước trở thành thuộc địa của Pháp?

Câu 4: Bài học rút ra từ những sai lầm đó cho hiện nay là gì?

Câu 5: Về phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX: nêu tên, vì sao thất bại, ý nghĩa, sự kiện em ấn tượng nhất.

Câu 6: Làm rõ vì sao Pháp mất 1 thời gian dài mới hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam

21 tháng 2 2021

104 đúng chứ bạn ;))

2 tháng 11 2018

Ý nghĩa:
-Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền tư sản .
-Lập nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản.


Bài học kinh nghiệm:
Muốn thắng lợi cần:
+ Phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo.
+ Phải liên minh với nông dân.
+ Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù

2 tháng 11 2018

Nhằm giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức. Pháp tuyên chiến với Phổ
Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phố nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp.
Trái với Phổ, quân Pháp chuẩn bị chu đáo để tham gia chiến tranh : quân đội chưa được huấn luyện kĩ càng, thiếu sự chỉ huy thống nhất, thiếu vũ khí. trang thiết bị. ngay cả kế hoạch tác chiến cũng không có.
Ngày 2 - 9 - 1870. Hoàng đế nước Pháp là Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ quân chủ lực gồm 10 vạn người bị quân Phổ bắt làm tù binh tại thành Xơ-đăng (gần biên giới Pháp - Bỉ).
Được tin đó, ngày 4 - 9 - 1870, nhân dân Pa-ri, phần lớn là công nhân và tiểu tư sản, đã đứng lên khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III. đòi thành lập chế độ cộng hòa và bảo vệ “Tổ quốc lâm nguy”. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập? mang tên “Chính phủ vệ quốc”.
Theo đà chiến thắng, quân Phổ tiến sâu vào đất Pháp và bao vây Pa-ri. Chính phủ tư sản vội vã xin đình chiến. Bất chấp thái độ đầu hàng và hành động đàn áp phong trào đấu tranh của chính phủ tư sản, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/su-thanh-lap-cua-cong-xa-c83a13566.html#ixzz5VhXsF0uo