Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Truyền tải thông điệp về sự hy sinh và những điều tốt đẹp mà mẹ dạy và dành cho các con của mình, làm cho câu thơ trở nên giàu sức biểu cảm.
Đồng thời, biện pháp tu từ giúp nhấn mạnh và ngợi ca sự hy sinh cao đẹp và tình cảm giản dị, những điều tốt đẹp mà mẹ dành cho các con.
Tham khảo
Câu 1 biểu cảm
Câu 2
Nói giảm nói tránh "Mẹ đã lìa xa cõi đời"
Tham khảo
Câu 3:
Khi con đã thành đóa hoa thơm
Đời mẹ lay lắt chiếc bóng
Hai câu thơ nói về những nhọc nhằn, vất vả của mẹ để con có thể thành công, có thể thành đóa hoa ngát hương đời. Người con lớn lên chính là từ những nhọc nhằn, vất vả của mẹ để rồi mẹ chỉ còn là chiếc bóng lay lắt - gắn với hi sinh và yêu thương vô bờ. Hai câu thơ cũng cho thấy sự kính trọng, sự biết ơn sâu sắc và chua xót của người con khi nghĩ về nhọc nhằn của mẹ. Gợi nhắc mỗi người về lòng biết ơn ,về tình yêu thương dành cho mẹ của mình.
Câu 4:
Ở khổ thơ thứ hai, ta thấy được muôn vàn hi sinh của mẹ. So sánh sự nghèo khó của mẹ với hoa sen, tác giả làm ta thêm thương những tần tảo, nhọc nhằn của người mẹ. Tuy mẹ nghèo khó thế đấy nhưng mẹ mãi yêu thương, mãi dành cho con những điều tốt đẹp, thiêng liêng nhất. Hương đời mẹ ướp cho con là bao hi sinh cao thượng. Tấm lòng người mẹ âm thầm, lặng lẽ mà lớn lao vô cùng, vô tận.
- Hình ảnh người mẹ Tà-ôi gắn với hoàn cảnh công việc cụ thể trong từng đoạn thơ:
• mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến
• mẹ làm công việc lao động sản xuất của người dân ở chiến khu: Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lư bất chấp gian khổ ở nơi rừng núi mênh mông heo hút
• mẹ cùng anh trai chị gái tham gia chiến đấu bao vệ căn cứ di chuyển lực lượng để kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tâm và lòng tin vào thắng lợi
⇒ Những công việc và tấm lòng: bền bỉ trong lao động quyết tâm trong chiến đấu, thắm thiết yêu con và nặng tình yêu buôn làng của người mẹ trên chiến khu kháng chiến gian khổ
- Đời sống chiến đấu của nhân dân trong vùng chiến khu miền tây: đó là cuộc sống gian khổ, cuộc chiến đấu kiên trì anh dũng cùng sự gắn bó thủy chung của họ với cách mạng
Người mẹ Tà Ôi được miêu tả trong bài thơ
Người mẹ ru con ngủ, và làm đồng thời công việc kháng chiến, của kháng chiến, của cách mạng
- Mẹ ru con trong khi giã gạo, tỉa bắp, khi chuyển lán, đạp rừng
- Tình thương con luôn gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng, tình yêu đất nước
→ Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước, điều làm nên sự vĩ đại của người mẹ Tà Ôi
Người cha nhắc cho đứa con nhớ về tình cảm gia đình. Cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành.
Con lớn lên hằng ngày trong sự thương yêu, trong sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ.
- Bằng cách nói cụ thể, bốn câu thơ đầu tạo được không khí gia đình ấm áp, tràn đầy tiếng nói, tiếng cười và niềm hạnh phúc của cha mẹ khi nâng đỡ, dìu dắt đứa con
- Các điệp ngữ chân phải – chân trái; một bước – hai bước; tới cha – tới mẹ, tiếng nói - tiếng cười vừa diễn tả được bước đi chập chững của con, vừa diễn tả được tình cảm nâng niu, chở che của cha mẹ.
- Đứa con còn được lớn lên trong sự nuôi dưỡng, đùm bọc của quê hương: “Người đồng mình yêu lắm con ơi – Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”.
- Người cha hãnh diện, ngập tràn hạnh phúc khi nói về ngày “hạnh phúc nhất trên đời” - ngày cưới - của mình, và con, chính là kết quả của hạnh phúc đó.
- Người cha nhắc cho con biết quê hương mình không chỉ cần cù, chăm chỉ lao động mà còn là tài hoa, khéo léo, gửi cả tâm hồn vào việc làm, những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày của họ.
→ Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, người cha muốn nhắc con nhớ tới cội nguồn sinh dưỡng của mình. Thông qua các hình ảnh cụ thể, tác giả muốn gợi không khí ấm áp, quấn quít của gia đình.
- Cuộc sống lao động cần cù tươi vui của người đồng mình được tác giả gợi lên thông qua các câu thơ thật đẹp:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
+ Đan lờ cài nan hoa: dụng cụ bắt cá của người miền núi.
+ Vách nhà ken câu hát: cuộc sống hòa với niềm vui.
+ Các động từ “cài, ken” diễn tả cụ thể khéo léo hoạt động lao động của con người, cũng là sự lạc quan trong lao động.
- Con lớn lên trong sự đùm bọc, che chở của quê hương và núi rừng.
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
+ Hình ảnh thiên nhiên, rừng quê thơ mộng, trữ tình, nuôi dưỡng tâm hồn và lối sống của đứa con.
+ Thiên nhiên nuôi dưỡng, che chở con người cả về tâm hồn, lối sống.
+ Rừng mang lại vẻ đẹp ban tặng cho con người.
+ Con đường cho những tấm lòng là vẻ đẹp của tình người.
→ Người cha muốn nhắc con nhớ về quê hương là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa và nghĩa tình.
⇒ Người cha muốn con nhớ rằng con không chỉ lớn lên bằng tình yêu của cha mẹ, làng quê mà con còn lớn lên giữa thiên nhiên bao la, giàu truyền thống văn hóa, giàu tình nghĩa.
Con người ta sẽ có những lúc tìm thấy cho mình một điều gì đó mà tác động và ảnh hưởng đến bản thân một cách tích cực, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ta, và với tôi, đó chính là hai chữ “Mái trường”. “Mái trường” trong bạn là gì? Còn mái trường trong tôi đó là nơi đã đem lại cho tôi biết bao kiến thức, giá trị sâu sắc về đời sống, dạy tôi những bài học làm người, đó cũng là nơi lưu giữ biết bao những kỷ niệm thân thương và đáng nhớ nhất của tuổi học trò, cái lứa tuổi đẹp nhất của đời người mà không thể phai mờ. Phải chăng, với ai cũng vậy, ai cũng sẽ bỡ ngỡ, lạ lẫm khi lần đầu bước vào cái thế giới mộng mơ và đầy tri thức ấy phải không? Tôi cũng vậy, tôi còn nhớ như in ngày đầu tiên, được mẹ nắm lấy bàn tay, đi qua cánh cổng trường, nhìn thấy biết bao gương mặt xa lạ , ngại ngùng trước nụ cười thắm thiết của cô giáo thân yêu và một áp lực nhỏ khi bước vào lớp học trang nghiêm. Ngày đầu tiên đi học của tôi cứ thế mà trôi qua trong cái cảm giác hồi hộp mà lo lắng vậy, để rồi sau này, từng ngày trôi qua cũng giống như những trang giấy vẽ mà đầy màu sắc , đầy hình ảnh. Cuốn sách học trò ấy của tôi vào cái ngày mà bước đến trang cuối cùng, đó cũng là lúc mà một đứa trẻ ngây thơ đã trưởng thành biết bao nhiêu thoe dòng chạy của bánh xe thời gian. Tôi nhận ra, một phần cuộc đời này của mình thì ra đã gắn với hai từ “mái trường” lâu đến vậy. Dường như, đó là cái thế giới mà đôi khi con người ta chưa hẳn đã muốn bước vào bởi sự gò bó hay kỷ luật nhưng lại không nỡ bước ra khi phải rời xa thầy cô, bạn bè, rời xa cái môi trường đã cho ta biết bao kiến thức. N.Mandela đã từng nói “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”, và trường học, theo một khía cạnh nào đó, chính là nơi sản sinh ra thứ vũ khí uy lực ấy. Sau này, khi con người ta trưởng thành, đạt được những thành công nhất định, hãy đừng bao giờ quên đi cội nguồn đã cho ta những hành trang để ta đi đến được cái đích ấy. Mái trường có thể không bao la tình yêu thương của gia đình, người thân, nhưng nó lại cho ta những niềm vui, kỷ niệm, dạy ta cách sống và hơn hết là tri thức. Mái trường trong cuộc đời của mỗi người sẽ được định nghĩa khác nhau nhưng đều giống nhau ở cách ta tiếp thu được bao kinh nhiệm, bài học đáng quý. Ngôi trường thân yêu của tôi, đã sắp đến lúc tôi phải xa nơi đây rồi, cũng sắp đến lúc tôi phải cởi lớp áo chắn mà gia đình và nhà trường đã khoác cho mình, để tiếp tục vững bước trên con đường tương lai của chính tôi sau này, không còn là một sự bảo bọc nữa mà phải cất cao đôi cánh của chính bạn để bay xa hơn về những chân trời kia, để trở thành một con người mà mái trường của bạn có thể tự hào. Trường học, một ký ức đẹp mà không bao giờ có thể phai nhòa.
1. Mở bài:
Bức thư mẹ En-ri-cô gửi cho con đã khẳng định vai trò to lớn của trường học đối với mỗi con người. Đó là, cái nôi nuôi dưỡng cho mỗi chúng ta khôn lớn trưởng thành.
2. Thân bài:
a. Vai trò của trường học đối với con người:
+ Đem lại sự khỏe mạnh, rèn luyện thân thể cho mỗi chúng ta.
+ Giáo dục đạo đức cho mỗi con người, để chúng ta trở thành người tốt.
+ Đem lại tri thức, để chúng ta trở thành con người có ích.
+ Trường học là nơi lưu giữ những kỉ niệm êm đềm, đẹp đẽ của tuổi thơ mỗi người.
b. Là một học sinh cần phải làm gì ở nhà trường:
+ Cần xác định mục tiêu học tập đúng đắn, nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu đã đề ra.
+ Kết hợp hài hòa giữa học và chơi.
+ Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, sức khỏe.
+ Thân thiện, hòa đồng với bạn bè.
c. Liên hệ bản thân: Em đã nhận được những gì từ nhà trường trong suốt những năm học vừa qua.
3. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa nghị luận.
Người cha nhắc cho đứa con nhớ về tình cảm gia đình. Cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành.
Con lớn lên hằng ngày trong sự thương yêu, trong sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ.
- Bằng cách nói cụ thể, bốn câu thơ đầu tạo được không khí gia đình ấm áp, tràn đầy tiếng nói, tiếng cười và niềm hạnh phúc của cha mẹ khi nâng đỡ, dìu dắt đứa con
- Các điệp ngữ chân phải – chân trái; một bước – hai bước; tới cha – tới mẹ, tiếng nói – tiếng cười vừa diễn tả được bước đi chập chững của con, vừa diễn tả được tình cảm nâng niu, chở che của cha mẹ.
- Đứa con còn được lớn lên trong sự nuôi dưỡng, đùm bọc của quê hương: “Người đồng mình yêu lắm con ơi – Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”.
- Người cha hãnh diện, ngập tràn hạnh phúc khi nói về ngày “hạnh phúc nhất trên đời” – ngày cưới – của mình, và con, chính là kết quả của hạnh phúc đó.
- Người cha nhắc cho con biết quê hương mình không chỉ cần cù, chăm chỉ lao động mà còn là tài hoa, khéo léo, gửi cả tâm hồn vào việc làm, những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày của họ.
→ Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, người cha muốn nhắc con nhớ tới cội nguồn sinh dưỡng của mình. Thông qua các hình ảnh cụ thể, tác giả muốn gợi không khí ấm áp, quấn quít của gia đình.
- Cuộc sống lao động cần cù tươi vui của người đồng mình được tác giả gợi lên thông qua các câu thơ thật đẹp:
Người đồng mình thương lắm con ơiĐan lờ cài nan hoaVách nhà ken câu hát
+ Đan lờ cài nan hoa: dụng cụ bắt cá của người miền núi.
+ Vách nhà ken câu hát: cuộc sống hòa với niềm vui.
+ Các động từ “cài, ken” diễn tả cụ thể khéo léo hoạt động lao động của con người, cũng là sự lạc quan trong lao động.
- Con lớn lên trong sự đùm bọc, che chở của quê hương và núi rừng.
Rừng cho hoaCon đường cho những tấm lòng
+ Hình ảnh thiên nhiên, rừng quê thơ mộng, trữ tình, nuôi dưỡng tâm hồn và lối sống của đứa con.
+ Thiên nhiên nuôi dưỡng, che chở con người cả về tâm hồn, lối sống.
+ Rừng mang lại vẻ đẹp ban tặng cho con người.
+ Con đường cho những tấm lòng là vẻ đẹp của tình người.
→ Người cha muốn nhắc con nhớ về quê hương là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa và nghĩa tình.
⇒ Người cha muốn con nhớ rằng con không chỉ lớn lên bằng tình yêu của cha mẹ, làng quê mà con còn lớn lên giữa thiên nhiên bao la, giàu truyền thống văn hóa, giàu tình nghĩa.
Tham khảo nha em:
Khổ thơ nói về tấm lòng ,về công lao của mẹ với con.Thật vô cùng đặc biệt, thấm thía và tính nghệ thuật rất cao.
Mẹ nghèo nhưng tấm lòng rất giàu ,sự hi sinh thì vô bờ bến, hi sinh tất cả vì con. Thật vô cùng cảm động.